Âm nhạc cho thiếu nhi
Diệp Minh Tâm
2020
- A Spoonful of Sugar – Walt Disney
- Ah, vous dirai-je, Maman – Mozart
- All the Pretty Little Horses – khúc ru Mỹ
- Alouette – dân ca Pháp-Canada
- Bà Mẹ Quê – Phạm Duy
- Em Bé Quê – Phạm Duy
- Ba Ơi Con Muốn Hát Ba Nghe – Yên Lam
- Bài ca đất phương Nam – Lư Nhất Vũ & Lê Giang
- Beautiful Dreamer – Stephen Foster
- Bengawan Solo – Gesang Martohartono
- Billy Boy – dân ca Mỹ
- Bông Hồng Cài Áo – Thích Nhất Hạnh & Phạm Thế Mỹ
- Camptown Races – Stephen Foster
- Chiều Lên Bản Thượng – Lê Dinh
- Clementine – dân ca Mỹ
- Colors of the Wind – Walt Disney
- Cotton Fields – Creedence Clearwater Revival (CCR)
- Daisy Bell / Bicycle Built for Two – Harry Dacre
- Do Re Mi – Julie Andrews
- Down in the Valley – dân ca Mỹ
- Edelweiss – Julie Andrews
- Five Little Ducks – đồng dao
- Frère Jacques – đồng dao Pháp
- Gánh Lúa – Phạm Duy
- Hái Hoa – dân ca Việt Nam
- Home on the Range – dân ca Mỹ
- Hội Trùng Dương – Phạm Đình Chương
- Hush, Little Baby – khúc ru Mỹ
- I Went to School One Morning – đồng dao
- If You’re Happy and You Know It – đồng dao
- It’s a Small World – Robert B. Sherman & Richard M. Sherman
- Itsy Bitsy Spider – đồng dao
- La Cucaracha – dân ca Tây Ban Nha
- Lavender’s Blue – dân ca Anh quốc
- Làng Tôi – Chung Quân
- Long, Long Ago – Thomas Haynes Bayly
- Lullaby – Brahms
- Mary Had a Little Lamb – đồng dao Mỹ
- Michael Row the Boat Ashore – dân ca Mỹ
- My Bonnie – dân ca Scotland
- My Favorite Things – Julie Andrews
- My Old Kentucky Home – Stephen Foster
- Một Đàn Chim Nhỏ – Phạm Duy
- Nắng Lên Xóm Nghèo – Phạm Thế Mỹ
- Nhạt nắng – Xuân Lôi & Y Vân
- Oh! Susanna – Stephen Foster
- Old Folks at Home – Stephen Foster
- Old MacDonald Had a Farm – đồng dao
- Old Texas – dân ca Mỹ
- Over the Rainbow – Judy Garland
- Ông Trăng Xuống Chơi – đồng dao & Phạm Duy
- Pokarekare Ana – dân ca New Zealand
- Polly Wolly Doodle – đồng dao Mỹ
- Puff, the Magic Dragon – Peter, Paul and Mary
- Quê hương tuổi thơ tôi – Từ Huy
- Red River Valley – dân ca Canada
- Rock-a-Bye, Baby – khúc ru
- Row, Row, Row, Your Boat – đồng dao Anh quốc
- Rước Đèn Tháng Tám – Đức Quỳnh
- Sáng Rừng – Phạm Đình Chương
- She’ll Be Coming Round the Mountain – dân ca Mỹ
- Sleep My Baby (Suo-Gân) – khúc ru Xứ Wales
- Ten Little Indians – đồng dao Mỹ
- Thằng Cuội – Lê Thương
- The Circle of Life – Sir Elton John & Tim Rice
- The Farmer in the Dell – dân ca Đức
- The Lion Sleeps Tonight – Solomon Linda
- There’s a Little Wheel a Turnin’ in My Heart – dân ca Mỹ
- This Old Man – đồng dao Anh quốc
- Three Blind Mice
- Tiếng Dân Chài – Phạm Đình Chương
- Tiếng Sáo Thiên Thai – Thế Lữ & Phạm Duy
- Trống Cơm – dân ca
- Trường Làng Tôi – Phạm Trọng Cầu
- You Are My Sunshine – Jimmie Davis
- You Raise Me Up – Josh Groban
- Waltzing Matilda – Christina Macpherson & Banjo Paterson
- We Are The World – USA for Africa
- What a Wonderful World – Louis Armstrong
- Whatever Will Be Will Be / Que Sera Sera – Doris Day
- Yankee Doodle – dân ca Châu Âu
Dẫn nhập
Tổng hợp ở đây là những bài trình diễn có mục đích chính là để các cháu thiếu nhi giải trí. Các cháu thiếu nhi ở tuổi nào cũng có thể thưởng thức những bài hát ở đây. Ngay cả người tổng hợp bài này, đã già rồi, nhưng xem và nghe lại các bài trình diễn này vẫn thấy thích! Tôi đưa vào đây những bài hát của Anh quốc, Canada, Indonesia, Mỹ, New Zealand, Pháp, Scotland Tây Ban Nha, Úc… và dĩ nhiên Việt Nam để giúp các cháu mở rộng tâm hồn mà đón nhận tinh hoa tâm nhạc từ bốn phương.
Trước nhất, các cháu thiếu nhi chỉ thưởng thức giai điệu mà chưa cần tìm hiểu ý nghĩa bài trình diễn. Âm nhạc tức là giai điệu, vì thế hãy mở lòng mà lấy làm vui qua tiếng hát và tiếng đàn trước đã. Một ví dụ điển hình là bài dân ca New Zealand có tựa Pokarekare Ana. Ai nghe qua bài này cũng lấy làm thích thú tuy chẳng hiểu ý nghĩa nội dung gì cả, cho thấy sức lôi cuốn của âm nhạc khi đưa con người từ các nơi xa lạ đến gần với nhau.
Kế tiếp, các cháu thiếu nhi có thể học hoặc ôn tập Anh văn qua những bài hát nước ngoài có ngôn từ giản dị. Sau đó, khi thấy ca từ hiện lên màn hình, tùy ý thích các cháu có thể lẩm nhẩm hát theo một vài bài hát nào đó. Không cần hát hay, mà nên hay hát để mình làm vui cho mình. Ví dụ như những bài hát có lời đơn giản:
- Down in the Valley
- Edelweiss
- Home on the Range
- Long, Long Ago
- My Bonnie
- Red River Valley
- You Are My Sunshine
Nên biết là người phương Tây không để ý lắm đến nội dung. Vì thế mà họ vẫn hát cho con trẻ nghe – hoặc tập cho con trẻ hát – những bài hát có cái kết buồn, như Clementine hoặc Waltzing Matilda. Vậy thì, các cháu thiếu nhi hãy tập như người phương Tây: đừng bận lòng vì nội dung; chỉ nghe hát hoặc hát cho vui!
Một nhóm bài hát có công dụng quan trọng là những khúc ru để người lớn hoặc cháu lớn ru cháu nhỏ ngủ. Nhiều bài hát không phải là khúc ru đúng nghĩa, nhưng nếu hát chậm rãi và nhẹ nhàng thì người nghe sẽ buồn ngủ! Các khúc ru ở đây gồm có:
- All the Pretty Little Horses
- Bà mẹ quê
- Bài ca đất phương Nam
- Down in the Valley
- Edelweiss
- Frère Jacques
- Home on the Range
- Hush, Little Baby
- Khúc Ru
- Làng Tôi
- Brahms’s Lullaby
- Một Đàn Chim Nhỏ
- My Bonnie
- Nhạt Nắng
- Old Folks at Home
- Red River Valley
- Rock-a-Bye Baby
- Sleep My Baby (Suo-Gân)
- Thằng Cuội
- There’s a Little Wheel a Turnin’ in My Heart
- This Old Man
- Trường Làng Tôi
- Whatever Will Be Will Be.
Như thế, ta có bài hát Việt diễn tả tình tự quê hương và bài hát nước ngoài cống hiến những giai điệu du dương, êm đềm. Tất cả giúp làm giàu tâm hồn cho các cháu.
Tiếp theo một bước, các cháu nên tìm hiểu thêm về nội dung một vài bài hát để có thể thấm nhuần ý nghĩa của âm nhạc. Ví dụ như các bài hát:
- Home on the Range
- Long, Long Ago
- You Raise Me Up
- What a Wonderful World.
Cần nhận ra là ca từ thường thay đổi tùy người trình diễn. Vì thế, ca từ được ghi ở đây thể hiện phiên bản thông dụng.
Bài hát tuyển chọn
Việc tuyển chọn là theo chủ quan của người tổng hợp. Dĩ nhiên là có nhiều bài hát khác mà các cháu được tập hát ở trường mầm non và trường tiểu học, thế nên tôi không đưa tất cả những bài hát đó vào đây.
Tôi cũng không đưa vào đây những bài trình diễn đi kèm động tác của các cháu, bởi vì có một số cháu thiếu nhi (kể cả các con tôi khi còn nhỏ!) không thích những bài trình diễn như thế. Hơn nữa, việc tập luyện các động tác nên dành cho các trường mầm non và trường tiểu học thiết kế và chỉ đạo.
Ưu tiên lựa chọn ở đây dành cho chất lượng âm thanh và có ca từ, còn chất lượng hình ảnh phải không quá tệ.
Cũng nên xem thêm bài:
Nhạc cổ điển cho thiếu nhi – https://tamdiepblog.wordpress.com/2019/12/03/nhac-co-dien-cho-thieu-nhi/
A Spoonful of Sugar – Walt Disney
Bài hát A Spoonful of Sugar do hai anh em Robert B. Sherman và Richard M. Sherman sáng tác cho hãng Disney rồi được nữ diễn viên kiêm ca sĩ Julie Andrews trình bày trong phim Mary Poppins (1964).
Nội dung đưa ra ý kiến rằng trong mỗi công việc đều có cái gì đó giúp cho ta vui, và nếu ta tìm được niềm vui thì công việc sẽ trở nên dễ dàng. Giống như một muỗng đường có thể giúp ta uống được thuốc đắng. Cũng giống như con chim bận bịu ấp trứng và kiếm awb nhưng vẫn cất tiếng hót, hoặc con ong tất bật bay đi bay về kiếm phấn hoa nhưng vẫn ăn nơi này một tí và nơi kia một tí.
Trích đoạn phim_Mary Poppins:
https://www.youtube.com/watch?v=_L4qauTiCY4
Video âm thanh, Julie Andrews, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=k6o0WuaZOLo
Video âm thanh, Kacey Musgraves:
https://www.youtube.com/watch?v=eWsj9wC9zMU
Ah, vous dirai-je, Maman – Mozart
Ah, vous dirai-je, Maman có nghĩa “Mẹ ơi, ước gì con có thể nói với mẹ”, là bài hát cho trẻ em phổ biến ở Pháp, có nhiều ca từ khác nhau.
Khoảng năm 1781-1782, Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) cải biên thành 12 biến tấu (variation) dành cho độc tấu piano. Cả bài nhạc gồm có 13 đoạn: đoạn đầu là chủ đề và 12 đoạn còn lại là Biến tấu (Variation).
Dựa trên bài nhạc nêu trên, sau này có những bài ca cho trẻ em như
- The Alphabet Song
- The ABC Song
- Twinkle, Twinkle, Little Star.
Video trình diễn sống_Ah, vous dirai-je, Maman, bé Elena Ivanina 11 tuổi:
https://www.youtube.com/watch?v=Ezvj-De6bxY
Video hoạt hình_The Alphabet Song, Super Simple Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=vD98OvvDNEs
Video hoạt hình_The ABC Song, CoComelon, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=d603l1JVzgc
Video hoạt hình_Twinkl,e Twinkle, Little Star, CoCoMelon, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=n38kGst16sI
All the Pretty Little Horses – khúc ru Mỹ
All the Pretty Little Horses (còn có tên Hush-a-bye) là một bài dân ca dùng làm khúc ru của Mỹ. Không rõ chính xác xuất xứ của bài hát này. Người ta đoán có lẽ bài hát có xuất từ người Mỹ gốc Phi.
Nội dung khuyên em bé đừng khóc, hãy ngủ đi, rồi khi thức dậy bé sẽ có mọi loại ngựa nhỏ nhắn xinh xinh: ngựa đốm, ngựa xám, ngựa vá, ngựa nâu – đủ thứ.
All the Pretty Little Horses – theo whatadizzydance
Hush you bye, don’t you cry
Go to sleep, my little baby
When you wake, you shall have
All the pretty little horses.
Dapples and greys, pinto’s and bays
All the pretty little horses.
Way down yonder, in the meadow
Poor little baby crying mamma
Birds and the butterflies, flutter round his eyes
Poor little baby crying mamma
Hush you bye, don’t you cry
Go to sleep, my little baby
When you wake, you shall have
all the pretty little horses.
Dapples and greys, pinto’s and bays
All the pretty little horses.
Video âm thanh, whatadizzydance, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=OV0ia_wCS64
Video hoạt hình, Little Fox, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=x6p_JWYOhGQ
Alouette – dân ca Pháp-Canada
Alouette là bài hát có nguồn gốc Pháp-Canada, được xuất bản lần đầu vào năm 1879 ở Montreal, Canada. Ban đầu, bài hát được hát bởi những người Pháp đi săn tìm lông thú ở Canada. Họ hát bài hát này trong khi chèo thuyền để quên nỗi mệt nhọc trong công việc.
Nội dung bài hát nói về việc vặt lông một con chim alouette, tức sơn ca có sừng, vì người đi săn tìm lông thú phải bắt thú rừng mà ăn để sinh tồn.

Nhiều binh sĩ Đồng Minh (Anh, Mỹ…) tham gia Thế chiến I (1914-1918) ở Pháp, nghe được bài hát Alouette rồi mang bài hát này về nhà phổ biến cho con cháu của họ.
Dần dà, Alouette trở thành bài hát thiếu nhi ở nhiều nước mà không còn có ý nghĩa bạo lực hoặc sát hại động vật hoang dã. Các trường mẫu giáo và thậm chí các sơ tôn giáo ở nước ngoài vẫn tập cho các em hát Alouette để dạy các em tên các bộ phận cơ thể bằng tiếng Pháp: tête (đầu), bec (mỏ), yeux (mắt), cou (cổ), aile (cánh), pattes (chân), queu (đuôi), dos (lưng).
Video hoạt hình, Veevid4u, với ca từ và phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=2uWLR-6Zbks
Video hoạt hình, tialela99, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=L_hFw_cWg9U
Video hoạt hình, Baby Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=qNhIcfszeDQ
Bà Mẹ Quê – Phạm Duy
Phạm Duy cho biết vào năm 1949 ông sáng tác bài hát mở đầu cho một bộ ba (trilogie) về con người Việt Nam. Đó là ba bài Bà mẹ quê, Vợ chồng quê, Em bé quê.
Video trình diễn sống_ Bà mẹ quê, Quang Linh, trong đêm nhạc “Ngày trở về” (2006), với lời giới thiệu của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=jIMrwc3ORd8
Bản thu thanh_Bà mẹ quê, Jacqueline Thuy Tram:
https://www.youtube.com/watch?v=v6_SbU5nfrk
MV_Bà mẹ quê, Hoàng Yến Bolero, âm thanh tuyệt vời, dàn dựng hình ảnh công phu:
https://www.youtube.com/watch?v=EAYCbhRre-U
Video trình diễn sống_Bà mẹ quê, Nguyên Phượng, trong Liveshow “Nguyên Phượng – Tí tách ngày xưa”:
https://www.youtube.com/watch?v=U4NmDPzaxcY
Video trình diễn sống_Liên khúc Em bé quê & Bà mẹ quê, Ngọc Khuê, trong chương trình “Giai điệu tự hào”, hai bài hát đan xen thật nhuần nhuyễn, phong cách và nhạc đệm mới lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=ZtdGabiCMsU
Em Bé Quê – Phạm Duy
Phạm Duy cho biết vào năm 1949 ông sáng tác bài hát mở đầu cho một bộ ba (trilogie) về con người Việt Nam. Đó là ba bài Bà mẹ quê, Vợ chồng quê, Em bé quê. Bài Em bé quê là tiền thân của loại bé ca sau này, những huyền thoại tuổi thơ, lúc nào cũng chỉ muốn nhắc nhở tới sự trong trắng vốn rất cần thiết cho con người trong xã hội phức tạp.
Video trình diễn sống_Em bé quê, trong đêm nhạc “Ngày trở về” (2006), với lời giới thiệu của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=jIMrwc3ORd8
Video trình diễn sống_Em bé quê, Kim Anh và Hồng Ân, trong chương trình “Đấu trường âm nhạc nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=UNqPU8X3FoA
Video trình diễn sống_Em bé quê, bé Bảo Ngọc:
https://www.youtube.com/watch?v=0ekqGaLd1oo
Video trình diễn sống_Liên khúc Em bé quê & Bà mẹ quê, Ngọc Khuê, trong chương trình “Giai điệu tự hào”, hai bài hát đan xen thật nhuần nhuyễn, phong cách và nhạc đệm mới lạ:
https://www.youtube.com/watch?v=ZtdGabiCMsU
Ba Ơi Con Muốn Hát Ba Nghe – Yên Lam
Phần trình bày dưới đây nghe thật sảng khoái! Thiếu nhi hát bài hát thiếu nhi đúng chất thiếu nhi!
Bản thu âm, Bé Bào Ngư & Quách Tuấn Du:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ba-oi-con-muon-hat-ba-nghe-quach-tuan-du-ft-be-bao-ngu.jhE58Iafi0VP.html
Video trình diễn sống, Bé Bào Ngư & Quách Tuấn Du:
https://www.youtube.com/watch?v=gjZ-hlu5Gq0
Bài ca đất phương Nam – Lư Nhất Vũ & Lê Giang
Bài ca đất phương Nam là bài hát do Lư Nhất Vũ (1936- ) viết nhạc, vợ ông, nhà thơ Lê Giang, tên thật là Trần Thị Kim (1930- ), phổ lời. Bài hát tạo nên chủ đề của bộ phim truyền hình Đất phương Nam được sản xuất năm 1997, chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi (1925-1989).

Lư Nhất Vũ là nhạc sĩ dân ca, nhà sưu tầm nghiên cứu âm nhạc dân gian Nam Bộ. Ông thành công trong việc làm nội dung bài hát thể hiện được hình ảnh ông cha vượt qua bao hiểm nguy, gian khổ đi mở đất từ ba thế kỷ trước, với giai điệu bài hát mang đậm âm hưởng thiết tha, sâu lắng của dân ca Nam Bộ.
MV, Quốc Đại:
https://www.youtube.com/watch?v=LYivx8ARjQQ
Video trình diễn sống, Phương Mỹ Chi, trong chương trình “Gala Giai điệu Tự hào”, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=80O5hr6hbzQ
Video trình diễn sống, Nguyễn Tuấn Hoàng, trong chương trình “Solo cùng bolero”:
https://www.youtube.com/watch?v=DPUX9U1fGRo
Video trình diễn sống, bé Bảo Ngọc, trong chương trình “Sinh ra để tỏa sáng”:
https://www.youtube.com/watch?v=CWSHgVSUklo
Beautiful Dreamer – Stephen Foster
Beautiful Dreamer là một trong những ca khúc hay nhất của nhà soạn nhạc người Mỹ Stephen Foster (1826-1864). Ca khúc này được sáng tác khoảng 6 tháng trước khi tác giả mất và chỉ được xuất bản sau đó.
Bài hát có âm điệu du dương như là lời một người cất tiếng ca nhắn nhủ một người khác như còn đang mê ngủ.
Beautiful Dreamer – lời phỏng dịch
Người mộng tươi đẹp ơi, hãy thức dậy cùng tôi
Sao trời và giọt sương, đang chờ đợi người thôi.
Âm thanh cõi trần ai, đang vang xa trong ngày
Được ánh trăng dẫn dắt, tất cả đều tan ngay.
Người mộng tươi đẹp ơi, nữ hoàng bài hát tôi
Hãy nghe tôi đi nào, qua giai điệu ngọt ngào.
Video âm thanh, Mandy Barnett, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=NpR9gl3-gic
Video âm thanh, Raul Malo:
https://www.youtube.com/watch?v=5g9zZ0ylrxM
Video âm thanh, The Irish Tenors:
https://www.youtube.com/watch?v=EiFrPL-iYYI
Video trình diễn sống, Dàn Đồng ca Đại học Quốc gia Đài Loan:
https://www.youtube.com/watch?v=ZI9whBr0fYE
Bengawan Solo – Gesang Martohartono
Bengawan Solo là ca khúc do Gesang Martohartono sáng tác năm 1940, theo thể điệu dân ca phổ biến của Indonesia chịu ảnh hưởng của Bồ Đào Nha. Ca khúc nói về Sông Solo chảy qua miền trung và đông của Đảo Java thuộc Indonesia, và là con sông dài nhất ở đảo này. Ca khúc diễn tả con sông huyền thoại một cách thi vị với niềm nhung nhớ, nói về những ngọn núi bao quanh, dân chúng hai bên bờ, thành phố Surakarta, cửa sông đổ ra biển…
Theo thời gian, ca khúc ngày càng phổ biến đến mức nhiều người lầm tưởng đó là một bài dân ca của Indonesia. Trong khi chiếm đóng Indonesia thời Thế chiến 2, lính Nhật rất thích ca khúc này, rồi sau chiến tranh mang ca khúc về phổ biến trên đất Nhật Bản với ca từ tiếng Nhật. Ở Hongkong, một phiên bản tiếng có tựa đề By the River of Love (có nghĩa: “Bên sông tình yêu”) được phát hành vào thập niên 1960s. Một số ca sĩ viết ca từ tiếng Hoa cho riêng họ, và ca khúc lan truyền thêm trong thế giới Hoa ngữ.
Video âm thanh, Lagusaya2, ca từ gốc và tiếng Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=Fl-EXVt-slI
MV, WayangTokek, với ca từ gốc:
https://www.youtube.com/watch?v=_oYZegCSyvk
Video trình diễn sống,The Bohemians Band, trình diễn theo điệu jazz:
https://www.youtube.com/watch?v=0NqKAY0m0B4
Video trình diễn sống,Esther Helen, trong Đại hội Dân ca Thế giới, Nam Ninh, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=g8-gBryKFbw
Billy Boy – dân ca Mỹ
Đây là một bài dân ca với nội dung ngộ nghĩnh khi có người hỏi Billy Boy từng câu và Billy Boy trả lời. Các câu hỏi xoay quanh một cô gái và Billy Boy luôn trả lời với lời kết rằng cô ấy còn quá nhỏ nên chưa thể rời xa mẹ cô ấy (cũng có ý nói rằng mẹ cô ấy không muốn cô ấy rời xa). Có những câu trả lời ngộ nghĩnh, như bảo rằng cô ấy có thể làm một chiếc bánh nhân anh đào nhanh như con mèo chớp mắt, cô ấy có thể dọn giường khi dựng đầu xuống, cô ấy cao như cây thông và người thẳng như dây bí ngô, tuổi cô ấy là 3 nhân 6 và 4 nhân 7, 27 và 11 (lúc này Billy Boy quá bối rối nên trả lời lung tung!)
Billy Boy – ca từ theo Muffin Songs
– Oh, where have you been, Billy Boy, Billy Boy?
Where have you been, charming Billy?
– I have been to seek a wife, she’s the joy of my life
She’s a young thing and cannot leave her mother
– Did she ask you to come in, Billy Boy, Billy Boy?
Did she ask you to come in, charming Billy?
– Yes, she asks me to come in, there’s a dimple in her chin
She’s a young thing and cannot leave her mother.
– Can she make a cheery pie, Billy Boy, Billy Boy?
Can she make a cheery pie, charming Billy?
– She can make a cheery pie quick as a cat can wink an eye
She’s a young thing and cannot leave her mother.
– How old is she, Billy Boy, Billy Boy?
How old is she, charming Billy?
– 3 times 6 and 4 times 7, 28 and 11
She’s a young thing and cannot leave her mother.
Billy Boy – thêm ca từ theo phiên bản khác
– Can she make a feather bed, Billy Boy, Billy Boy?
Can she make a feather bed, charming Billy?
– She can make a feather bed while a-stanging on her head
She’s a young thing and cannot leave her mother.
– How tall is she, Billy Boy, Billy Boy?
How tall is she, charming Billy?
– She is as tall as any pine, and as straight as a pumkin vine
She’s a young thing and cannot leave her mother.
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Oh5gU3_sMZg
Video hoạt hình, Kids-Songs.TV, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=nyobhf9NEhU
Video âm thanh, ListenAndReadAlong, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=_fuJz2u7oCM
Bông Hồng Cài Áo – Thích Nhất Hạnh & Phạm Thế Mỹ
Năm 1962, khi thiền sư Thích Nhất Hạnh đi nghỉ hè cùng với các sinh viên tại Camp Ockanickon ở Medford thuộc tiểu bang New Jersey, Mỹ, ông viết một số đoản văn gửi cho đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn. Một trong số những bài được chép tay, lưu truyền nhiều nhất của ông là Bông hồng cài áo. Tiêu đề bài viết là do cảm hứng từ tập tục mà nhà sư gặp khi sang Nhật Bản. Sinh viên Nhật cài một hoa hồng trắng lên áo ông sau khi hỏi ý kiến người bạn đồng hành của thầy. Sau này, thiền sư mới biết trong Ngày của Mẹ theo lịch phương Tây, người Nhật cài hoa trắng lên áo những ai không còn mẹ, và cài hoa đỏ cho những người may mắn còn có mẹ.

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tình cờ đọc được bài văn của thầy Thích Nhất Hạnh. Năm 1967, ông sáng tác bài hát Bông hồng cài áo, trở thành một trong những nhạc phẩm bất hủ về tình mẫu tử, đặc biệt được yêu thích trong dịp Vu Lan báo hiếu. Tập tục cài hoa hồng lên áo trong ngày rằm Tháng Bảy cũng được phổ biến, trở thành nét văn hóa đẹp của người Việt.
Ý nhạc được giải thích rõ trong đoản văn của thiền sư Thích Nhất Hạnh:
Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế này. Chiều nay, khi đi học về, hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: ‘Mẹ ơi, mẹ có biết không?” Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: “Biết gì?” Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: “Mẹ có biết là con thương mẹ không?”
Video trình diễn sống, Hồ Văn Cường, có phụ đề, trong chương trình “Vietnam Idol Kids”, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=MD6dhOq_Gws
Video trình diễn sống, Lưu Ánh Loan:
https://www.youtube.com/watch?v=1yUXd0MmPiA
Video trình diễn sống, Bằng Kiều, trong chương trình “Paris by Night 113”:
https://www.youtube.com/watch?v=N3hjKbKAg2A&pbjreload=10
MV, Kyo York, với phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=3aNA3gE0Yk8
Camptown Races – Stephen Foster
Camptown Races là bài hát do Stephen Foster sáng tác năm 1850.
Giai điệu vui tươi kể về cuộc đua ngựa.
Video hoạt hình, Mother Goose Club Rhymes for Kids, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=tTqy32-vwKA
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=sqysqfjoT8M
Chiều Lên Bản Thượng – Lê Dinh
Lê Dinh có tên thật là Lê Văn Dinh (1934- ), người Gò Công, là nhạc sĩ hoạt động từ giữa thập kỷ 1950s tại miền Nam Việt Nam và tiếp tục sau này tại hải ngoại.
Chiều lên bản Thượng là bài hát phổ biến nhất của Lê Dinh. Bài hát thường được dùng làm nhạc nền cho những cách dàn dựng và phối khí khác nhau với trang phục người thiểu số và vũ điệu đa dạng tạo nhiều hứng thú cho người xem.
Các cháu thiếu nhi nên nghe và xem hết những bản trình diễn dưới đây để cảm nhận sự đa dạng trong bài hát độc đáo này của Lê Dinh.
MV, bé Phương Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=J2-co-jagiQ
Video trình diễn sống, điệu múa của sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành HUTECH:
https://www.youtube.com/watch?v=G5U7s8DOA4Y
Video trình diễn sống, điệu múa của học sinh Trường Bùi Thị Xuân:
https://www.youtube.com/watch?v=jm6noh0u-70
Video trình diễn sống, điệu múa của học sinh Trường THPT Thanh Hòa, Bù Đốp, Bình Phước:
https://www.youtube.com/watch?v=_Rrk-aK-57Q
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=wZLvFg1YoQw
Clementine – dân ca Mỹ
Clementine (tên đầy đủ: Oh My Darling, Clementine) là một bài dân ca (folk ballad) rất quen thuộc của Mỹ, thường được cho là sáng tác bởi Percy Montrose (1884), hay đôi khi là Barker Bradford. Bài hát này được cho là bắt nguồn từ một bài hát khác mang tên Down by the River Live’d a Maiden do H. S. Thompson sáng tác năm 1863.
Bài hát là lời của “người năm 49” (“49er”, tức là người trong cơn sốt tìm vàng California năm 1849) thương tiếc cho đứa con gái bé nhỏ Clementine qua đời do chết đuối trong một lần đùa chơi ven sông. Tuy có cái kết buồn, người Mỹ thường trình bày với cung cách nhẹ nhàng, nhất là trong bài hát dành cho trẻ em như Clementine.
Cũng có một bài học trong bài hát này: trẻ em nên được tập bơi lội để tự bảo vệ mình.
Clementine – Lời Việt: Phạm Duy
Nơi hang sâu đầy, trên non cao này
Mỏ vàng ấy có dân di cư
Và trong đám đó có một gia đình
Đẻ gái xinh là Clementine.
Điệp khúc: Ôi em yêu kiều! Ôi em yêu kiều!
Người yêu dấu, hỡi Clementine!
Em đã khuất núi, em đã qua đời
Buồn gớm ghê rồi Clementine!
Trông em huy hoàng như tiên trên trần
Làn tóc sáng với đôi chân to
Giầy cao ống mới ôm cổ chân dài
Giầy rất oai của Clementine!
Điệp khúc
Ra nơi sông đầy, em đi chăn bầy
Bầy gia súc, sáng sớm em vui
Rồi em vấp ngã, chân nặng đôi giầy
Chìm xuống sông rồi Clementine!
Điệp khúc
Trôi trên sông đầy, trôi trên sông dài
Nhìn lớp sóng, sóng cuốn em trôi
Này em hỡi hỡi, không tập bơi lội
Đành mất em rồi Clementine!
Điệp khúc
Khi hoa trong vườn, khi bông hoa hường
Nở to tướng cuốn dưới gác chuông
Tôi tin chắc chắn hoa được vun trồng
Bởi nắm xương nàng Clementine.
Điệp khúc
Video âm thanh, Connie Francis:
https://www.youtube.com/watch?v=Dhv3vVNTd6w
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=uHTVh2XfNc4
Video âm thanh, ListenAndReadAlong, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=ebyiyntVQNM
Colors of the Wind – Walt Disney
Pocahontas là cuốn phim hoạt hình do hãng Walt Disney sản xuất năm 1995, dựa theo một câu chuyện có thật. Chuyện kể về chàng thuyền trưởng John Smith đưa con tàu từ Luân Đôn đi tìm vàng ở vùng Bắc Mỹ xa xôi khoảng thập niên 1610. Smith gặp Pocahontas, là nàng công chúa con tộc trưởng một bộ tộc người bản địa ở vùng Virginia. Hai người vượt qua mâu thuẫn giữa hai bên – những con người văn minh đi tìm vàng mà không màng gì đến việc bảo vệ thiên nhiên và những người bản địa chiếm giữ vùng đất này luôn xem thiên nhiên gắn kết mật thiết với con người.
Pocahontas là cô gái thổ dân hồn nhiên, hoạt bát và rất yêu thiên nhiên – vùng đất sinh trưởng của mình. Những lần gặp ban đầu với chàng thuyền trưởng dũng cảm, tử tế để lại trong lòng cô một ấn tượng sâu sắc, và họ tiếp tục gặp nhau nhiều lần sau đó dưới sự che chở của cây thần (the sacred tree–grandmother), cho đến khi một mâu thuẫn xảy ra và John bị bộ tộc bắt kết án tử hình. Pocahontas liều mình xin cha tha tội cho John và giúp hóa giải hiểu lầm giữa đôi bên.
Bài hát Colors of the Wind do nhà thơ Stephen Schwartz và nhà soạn nhạc Alan Menken sáng tác riêng cho phim hoạt hình Pocahontas (1995). Bài hát mang nội dung sâu sắc khi nói về phân biệt chủng tộc, sự tôn trọng thiên nhiên và kêu gọi con người sống hòa hợp với các sinh vật trên Quả Đất.
Ca từ của bài hát thể hiện tâm tình của cô Pocahontas, chứa nội dung sâu xa mà nếu lần đầu xem qua có lẽ các cháu không hiểu nhiều. Hãy từ từ suy nghĩ, rồi theo thời gian dần dà các cháu sẽ hiểu thêm.
Colors of the Wind – Lời dịch
Anh nghĩ tôi là kẻ hoang dã ngu dốt
Và anh đã đi qua nhiều nơi, tôi đoán là thế
Nhưng tôi vẫn không hiểu được
Nếu tôi là kẻ hoang dã
Làm thế nào có nhiều việc anh không biết?
Anh không biết đâu.
Anh nghĩ anh làm chủ mọi vùng đất anh đặt chân đến hay sao?
Quả Đất chỉ là một cõi chết mà anh có thể chiếm lĩnh
Nhưng tôi biết mọi tảng đá, ngọn cây, và sinh vật
Có cuộc sống, có linh hồn, có tên gọi.
Anh nghĩ con người là giống loài duy nhất
Là những người nhìn và nghĩ giống anh
Nhưng nếu anh đi bằng bước chân của kẻ xa lạ
Anh sẽ học được những điều anh chưa từng biết, chưa biết đến bao giờ.
Anh có bao giờ nghe tiếng sói tru gọi trăng tròn
Hoặc hỏi chú linh miêu đang cười – tại sao nó cười?
Anh có thể nào hát với những âm giọng của núi rừng?
Anh có thể nào tô vẽ bằng những sắc màu của gió?
Có thể nào tô vẽ bằng những sắc màu của gió?
Hãy đến chạy trên những lối mòn khuất của rừng thông
Hãy đến nếm những quả dâu ngọt vì nắng của Quả Đất
Hãy đến lănn tròn giữa muôn vật phong phú quanh anh
Và hãy một lần, đừng bao giờ hỏi chúng có giá trị gì.
Dòng sông và mưa bão là anh em tôi
Chú diệc và rái cá là bạn của tôi
Tất cả chúng tôi được kết nối với nhau
Trong một vòng tròn, một vòng bất tận.
Cây tiểu huyền ấy, cao đến bao nhiêu?
Nếu chặt nó đi, anh sẽ không bao giờ biết được
Và anh sẽ chẳng bao giờ nghe được tiếng sói tru gọi trăng tròn
Bởi chúng ta – dù làn da trắng hay da đồng
Chúng ta hãy hát bằng âm giọng của núi rừng
Chúng ta hãy tô vẽ bằng những sắc màu của gió
Anh có thể làm chủ Quả Đất
Và tất cả anh làm chủ là đất
Khi nào mà anh tô vẽ bằng tất cả sắc màu của gió ngàn.
Trích đoạn phim_Pocahontas, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=O9MvdMqKvpU
MV, Vanessa Williams:
https://www.youtube.com/watch?v=IsVqO83OYow
Video trình diễn sống, Connie Talbot:
https://www.youtube.com/watch?v=G1CLhkXX4lU
Cotton Fields – Creedence Clearwater Revival (CCR)
Cotton Fields là bài hát thuộc thể loại nhạc đồng quê do Huddie Ledbetter sáng tác và thu âm năm 1940. Hai phiên bản thành công nhất là của New Christy Minstrels năm 1965 và của CCR năm 1969.
Cotton Fields – Lời dịch ca từ
Khi tôi còn là em bé tí xíu
mẹ đong đưa tôi trong chiếc nôi
giữa những đồng bông xa xưa ở quê nhà.
Nhà nằm ở Bang Louisiana
chỉ khoảng một dặm từ Texarkana
giữa những đồng bông xa xưa ở quê nhà.
Và khi những chùm bông thối vữa
bạn không thể hái được nhiều bông
giữa những đồng bông xa xưa ở quê nhà.
Video âm thanh, The New Christy Minstrels, 1965:
https://www.youtube.com/watch?v=eAq4quw6jwo
Video âm thanh, CCR, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=AlSjx6F5Pl8
MV, Playing for Change | Song Around the World:
https://www.youtube.com/watch?v=lQK5RKqXIYY
Daisy Bell / Bicycle Built for Two – Harry Dacre
Daisy Bell (còn có tên Bicycle Built for Two) là bài hát do nhà soạn nhạc người Anh Harry Dacre sáng tác năm 1892.
Đây là bài hát của người lớn, nhưng do âm điệu vui tươi và ý nghĩa ngộ nghĩnh người ta vẫn trình bày cho trẻ em giải trí hoặc thậm chí tập cho trẻ em hát. Vui là chính mà!
Video hoạt hình, CoComelon, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=WrPd8zL9r8Y
Video hoạt hình, evokids, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Qr6CdedJ93Y
MV, Cedarmont kids:
https://www.youtube.com/watch?v=id9YtCUfgZI
Do Re Mi – Julie Andrews
Do Re Mi là bài hát được trình bày trong vở nhạc kịch The Sound of Music từ năm 1959, rồi được nữ diễn viên Julie Andrews trình bày trong cuốn phim cùng tên năm 1965. Trong phim này, Julie Andrews thủ vai Maria làm gia sư cho gia đình Đại tá Von Trap để dạy học cho các con của ông này.
Cô gia sư Maria dạy các cháu hát bằng cách giới thiệu trước các nốt nhạc Do Re Mi Fa So La Ti dựa theo các từ đồng âm, rồi sau đó ghép chữ vào để tạo nên một bài hát.
Do Re Mi – ca từ theo Julie Andrews
Let’s start at the very beginning, a very good place to start
When you read you begin with A B C
When you sing you begin with Do Re Mi
Do Re Mi, Do Re Mi
The first three notes just happen to be
Do Re Mi, Do Re Mi
Do Re Mi Fa So La Ti…
[Oh let’s see if I can make it easier]
Điệp khúc: Doe, a deer, a female deer
Ray, a drop of golden sun
Me, a name I call myself
Far, a long, long way to run
Sew, a needle pulling thread
La, a note to follow Sew
Tea, a drink with jam and bread
That will bring us back to Do (oh-oh-oh)
Điệp khúc
Do Re Mi Fa So La Ti Do, So Do!
[Now children, Do Re Mi Fa So and so on
are only the tools we use to build a song
Once you have these notes in your heads
you can sing a million different tunes by mixing them up
[Like this:]
So Do La Fa Mi Do Re
[Can you do that?]
So Do La Fa Mi Do Re
So Do La Ti Do Re Do
So Do La Ti Do Re Do
[Now, put it all together:]
So Do La Fa Mi Do Re, So Do La Ti Do Re Do
[Good!
But it doesn’t mean anything
So we put in words
One word for every note
Like this:]
When you know the notes to sing
You can sing most anything.
[Together:]
When you know the notes to sing
You can sing most anything.
Điệp khúc
Do Re Mi Fa So La Ti Do
Do Ti La So Fa Mi Re
Do Mi Mi
Mi So So
Re Fa Fa
La Ti Ti
When you know the notes to sing
You can sing most anything.
Điệp khúc
Do . . . So Do
Re . . . La Fa
Mi . . . Mi Do
Fa . . . Re
So . . . So Do
La . . . La Fa
Ti . . . La So Fa Mi Re
Ti Do – oh – oh Ti Do — So Do
Trích đoạn phim_The Sound of Music:
https://www.youtube.com/watch?v=nhLE3UDAnGw
Video hoạt hình, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=1Gob6JK0jAE
Down in the Valley – dân ca Mỹ
Down in the Valley là bài dân ca Mỹ, vì thế không rõ tác giả là ai.
Down in the Valley – ca từ
Down in the valley, the valley so low
Hang your head over, hear the wind blow
Hear the wind blow love, hear the wind blow
Hang your head over, hear the wind blow.
Roses love sunshine, violets love dew
Angels in heaven, know I love you
Know I love you… Know I love you…
Angels in heaven, know I love you.
Writing a letter, containing three lines
Answer my question, “Will you be mine?”
“Will you be mine, dear, will you be mine?”
Answer my question, “Will you be mine?”
Video âm thanh, Belly Up To The Bar, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=LFfpuwunBjE
Video âm thanh, Burl Ives:
https://www.youtube.com/watch?v=OGxSkpqUhYw
Edelweiss – Julie Andrews
Edelweiss (hoa nhung tuyết) là một trong những loài hoa miền núi nổi tiếng ở Châu Âu. Ở Thụy Sĩ, hoa thường được sử dụng như là biểu tượng quốc gia (quốc hoa). Cũng chính vì điều này mà hoa nhung tuyết thường được coi như một loài hoa của riêng Thụy Sĩ dù thật ra là không phải thế.

Bài hát Edelweiss được Richard Rodgers và Oscar Hammerstein sáng tác năm 1959 để trình diễn trong vở nhạc kịch Broadway có tựa đề The Sound of Music bắt đầu công diễn từ 1959, và sau đó cũng được dùng trong cuốn phim cùng tên năm 1965.
Edelweiss – ca từ
Edelweiss, edelweiss
Every morning you greet me
Small and white, clean and bright
You look happy to meet me.
Blossom of snow may you bloom and grow
Bloom and grow forever
Edelweiss, edelweiss
Bless my homeland forever.
Edelweiss – Lời dịch
Edelweiss, edelweiss
Em chào tôi mỗi sáng sớm
Nhỏ nhắn, trắng trẻo, trong sáng
Trông thật hạnh phúc khi gặp tôi.
Mong hoa tuyết nở rộ và lớn lên
Nở rộ và lớn lên mãi nhé
Edelweiss, edelweiss
Hãy luôn ban phúc lành cho quê hương tôi.
Trích đoạn phim The Sound of Music:
https://www.youtube.com/watch?v=z6-P3pFhmQI
Video âm thanh, Julie Andrews, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=LUBKrxvQYhA
MV, ban tam ca GENTRI:
https://www.youtube.com/watch?v=yMJsW1rxAbQ
Video trình diễn sống, Celia Pavey, trong chương trình “The Voice Australia”, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=uJuacmbtzls
Five Little Ducks – đồng dao
Five Little Ducks là một bài đồng dao mà người ta không rõ xuất xứ/
Nội dung bài đồng dao này nói về 5 chú vịt con đi lên một ngọn đồi đến nơi xa. Vịt mẹ kêu “quack quack quack quack” nhưng chỉ có 4 chú vịt con trở về. Kế tiếp, 4 chú vịt con đi lên một ngọn đồi đến nơi xa. Vịt mẹ kêu “quack quack quack quack” nhưng chỉ có 3 chú vịt con trở về. Cứ thế lần lượt chỉ có 2 rồi 1 chú vịt con trở về, và cuối cùng không có chú vịt con nào trở về. Vịt mẹ buồn rầu đi lên một ngọn đồi đến nơi xa, kêu “quack quack quack quack”, rồi tất cả 5 chú vịt con trở về.
Video hoạt hình, Kids Songs | Super Simple Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=pZw9veQ76fo
Video hoạt hình, LooLoo Kids, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=7mPZXMkqFL8
Frère Jacques – đồng dao Pháp
Frère Jacques là một bài đồng dao có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở Pháp, cũng có thể được dùng làm khúc ru
Nội dung nói về một ông cha nhà thờ tên Jacques, có nhiệm vụ mỗi sáng dậy sớm đánh chuông. Đến một ngày ông cha ngủ quên, không đánh chuông đúng giờ, phải có người đánh thức ông dậy.
Frère Jacques – ca từ tiếng Pháp
Frère Jacques, Frère Jacques
Dormez-vous? Dormez-vous?
Sonnez les matines! Sonnez les matines!
Ding, dang, dong. Ding, dang, dong.
Brother John – ca từ tiếng Anh
Are you sleeping? Are you sleeping?
Brother John, Brother John
Morning bells are ringing! Morning bells are ringing!
Ding, dang, dong. Ding, dang, dong.
Video hoạt hình_Frère Jacques, Comptines et chansons, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=BC6rvbxdywg
Video hoạt hình_Frère Jacques, Les comptines de Gabriel, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=BC6rvbxdywg
Video hoạt hình_Brother John, CoComelon, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=BC6rvbxdywg
Gánh Lúa – Phạm Duy
Bài hát có tiết điệu vui tươi, ta có cảm tưởng như đang trông thấy quang gánh đựng lúa nhún nhẩy theo nhịp bước, âm hưởng lại mang làn điệu dân ca.
Bản thu âm, Thanh Thúy & Dzoãn Minh:
https://www.youtube.com/watch?v=lJjoNomhJ_0
Video âm thanh, Hương Lan & Quang Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=DnNCk9G-c0Q
Video trình diễn sống, Hòa Minzy, trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=OCrcigM_0u8
Hái Hoa – dân ca Việt Nam
Dựa theo một điệu hát thờ thần ở vùng Sơn Tây, nhạc sĩ Phạm Duy sưu tập và soạn thêm lời như sau.
Hái Hoa – ca từ
Hỡi bạn đường xa, hái hoa (ừ) cho khéo
Hoa nào heo héo, thì hái bỏ đi
Chớ để làm chi (ứ ư ư ừ) hoa tàn
Tinh tinh tinh tính tinh tình tang tang
Tang tang tang tính tang tình tính tính.
Gió thổi từ xa, cánh hoa (ừ) phơi phới
Yêu làn hương mới, chẳng nỡ bỏ hoa
Gió thổi từ xa, (ứ ư ư ừ) hoa cười
Tinh tinh tinh tính tinh tình tang tang
Tang tang tang tính tang tình tính tính.
Bướm đẹp vờn hoa, bướm mơn (ừ) đôi má
Hoa nào thương nhớ thì chóng già nua
Bướm chỉ nhởn nhơ, (ứ ư ư ừ) hoa sầu
Tinh tinh tinh tính tinh tình tang tang
Tang tang tang tính tang tình tính tính.
Lũ trẻ đùa hoa, ngắt hoa (ừ) không tiếc
Hoa còn trinh tiết, còn thiếu tình duyên
Chớ để vườn tiên (ứ ư ư ừ) hoang tàn
Tinh tinh tinh tính tinh tình tang tang
Tang tang tang tính tang tình tính tính.
Bản thu âm, Thái Thanh:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hai-hoa-thai-thanh.kG47Spr3Lmiw.html
Video âm thanh, Ban Phụ trách Gia đình Hưng Đạo, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=ZHpN4YGeMwA
Home on the Range – dân ca Mỹ
Home on the Range (có nghĩa: “Mái nhà trên trang trại”) là một bản dân ca miền Viễn Tây, có ca từ do Brewster M. Higley (1823-1911) viết năm 1872. Sau đó, một người bạn của Higley làm nghề mộc tên Daniel E. Kelley (1808-1905) phổ nhạc cho bài thơ thành bài hát Home on the Range hoặc Western Home. Do sự phổ biến rộng rãi bài hát qua nhiều thế hệ công nhân nông trại, dân cao bồi, người khai phá miền Viễn Tây… Home on the Range được xem là bài dân ca dù tác giả được biết rõ.
Năm 1947, bài hát này được chọn là bài ca chính thức của Bang Kansas.
Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi Home on the Range vào danh sách 100 bài hát miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.
Home on the Range – ca từ theo Roy Rogers
Điệp khúc: Home, home on the range
Where the deer and the antelope play
Where seldom is heard a discouraging word
And the skies are not cloudy all day
Điệp khúc
Oh, give me a home where the buffalo roam
Where the deer and the antelope play
Where seldom is heard a discouraging word
And the skies are not cloudy all day
Điệp khúc
How often at night when the heavens are bright
With the light from the glaring stars
Have I stoodd there amazed and asked as I gazed
If their glory exceeds that of love
Điệp khúc
The red man was pressed from this part of the west
It’s not likely he’ll ever return
To the banks of Red River where seldom if ever
His flickering campfires still burn
Điệp khúc
Home on the Range – Lời dịch đoạn đầu
Điệp khúc: Mái nhà, mái nhà trên trang trại
Nơi nai và linh dương chạy nhảy
Nơi hiếm khi nghe lời nói nản lòng
Và bầu trời cả ngày luôn trong sáng.
Hãy cho tôi một mái nhà nơi bò rừng phóng bước
Nơi nai và linh dương chạy nhảy
Nơi hiếm khi nghe lời nói nản lòng
Và bầu trời cả ngày luôn trong sáng.
Video âm thanh, Roy Rogers:
https://www.youtube.com/watch?v=sRRZ-XxZR8E
Video âm thanh, ListenAndReadAlong, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=qgfQSSnzDLI
Video hoạt hình, Little Fox, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=yY99EZQn5RY
Hội Trùng Dương – Phạm Đình Chương
Hội Trùng Dương là bản trường ca bất hủ về ba con sông lớn, tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Sông Hồng, Sông Hương và Sông Cửu Long. Tác giả Phạm Đình Chương (1929–1991) muốn nói lên tâm tư Bắc Nam là một và những dòng sông rồi cũng xuôi về biển Mẹ.
Trường ca Hội Trùng Dương gồm một đoạn mở đầu và ba phiên khúc. Mỗi phiên khúc là tiếng nói của một dòng sông tiêu biểu cho mỗi miền. Miền Bắc có Sông Hồng đại diện, vào đến miền Trung có Sông Hương lên tiếng, xuôi miền Nam có Sông Cửu Long góp mặt. Tác giả nhân cách hóa ba dòng sông Bắc Trung Nam là “ba chị em” ở ba miền, hẹn cùng gặp nhau ở vùng Biển Đông của Tổ quốc. Tâm sự của mỗi dòng sông cũng là tâm sự của người dân địa phương về dân sinh, về nỗi khó khăn trong sự khuất phục với thiên nhiên, về sự can trường tranh đấu với nạn ngoại xâm.
Video trình diễn sống, Ngô Quốc Dương với Ngọc Mai, Hà Vân và Vân Khánh cùng nhóm bè Sunright và Vũ đoàn Phương Việt trong chương trình “Thử tài siêu nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=_alRps-3oNo
Video trình diễn sống, Duyên Quỳnh, Trọng Khương, Trương Diễm, Minh Sang, trong chương trình “Người kể chuyện tình”:
https://www.youtube.com/watch?v=Ib9Le3LhksA
Hush, Little Baby – khúc ru Mỹ
Hush, Little Baby hoặc Hush, Little Baby, Don’t You Cry là bài dân ca được dùng làm khúc ru. Giống như phần lớn các bài dân ca, người ta không biết về tác giả và năm sáng tác, chỉ biết bài hát có xuất xứ lâu đời từ miền Nam Hoa Kỳ.
Nội dung hứa hẹn mọi món quà cho bé nếu bé chịu nằm yên, và nếu một món quà hư hỏng thì bé sẽ có một món quà khác. Các món quà được tuần tự hứa hẹn gồm có một con chim nhại, một chiếc nhẫn kim cương, một chiếc gương soi, một con dê đực, một xe goòng và bò kéo, một con chó tên Rover, một con ngựa và xe kéo. Các món quà nghe kỳ lạ như thế chỉ vì người ta tìm từ ngữ thích hợp để tạo cho ca từ có vần có điệu.
Khi hát khúc ru này, thay vì “Mama” người hát có thể đổi thành “Papa” hoặc “Uncle” hoặc đơn giản là “I”.
Tiếng Anh “Hush” nhằm nhắc cho đứa trẻ giữ im lặng, giống như người Việt kêu “Suỵt”.
Hush, Little Baby – theo EFlashApps
Hush, little baby, don’t say a word
Mama’s gonna buy you a mockingbird
And if that mockingbird won’t sing
Mama’s gonna buy you a diamond ring
And if that diamond ring turns to brass
Mama’s gonna buy you a looking glass
And if that looking glass gets broke
Mama’s gonna buy you a billy goat
And if that billy goat won’t pull
Mama’s gonna buy you a cart and bull
And if that cart and bull turn over
Mama’s gonna buy you a dog named Rover
And if that dog named Rover won’t bark
Mama’s gonna buy you a horse and cart
And if that a horse and cart fall down
You’ll still be the sweetest little baby in town!
Video hoạt hình, EFlashApps, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=NOCx4D7KoGo
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=VW5KqRFP00w
Video âm thanh, ListenAndReadAlong, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=VtdC4If0tyM
I Went to School One Morning – đồng dao
I Went to School One Morning là bài đồng dao mà người ta không rõ xuất xứ.
Theo ca từ, một đứa trẻ kể lại trên đường đến trường đi như thế này, thấy một con chim cổ đỏ nhảy nhót như thế này, thấy một dòng sông tươi sáng và đứa trẻ vọc nước như thế này, thấy một chú ngựa non chạy như thế này, thấy một cụ bà đi khập khiễng như thế này, thấy một chú cảnh sát cao lớn đứng như thế này, rồi nghe tiếng chuông trường kêu vang và đứa trẻ chạy như thế này.

Bài hát này có thể dùng để trẻ tập vận động tùy theo trí tưởng tượng: ở mỗi câu “như thế này” trẻ phải làm bộ dạng đó là như thế nào.
I Went to School One Morning – ca từ
I went to school one morning and I walked like this
Walked like this, walked like this
I went to school one morning and I walked like this
All on my way to school.
I saw a little robin and he hopped like this
Hopped like this, hopped like this
I saw a little robin and he hopped like this
All on my way to school.
I saw a shiny river and I splashed like this
Splashed like this, splashed like this
I saw a shiny river and I splashed like this
All on my way to school.
I saw a little pony and he galloped like this
Galloped like this, galloped like this
I saw a little pony and he galloped like this
All on my way to school.
I saw a poor old lady and she hobbled like this
Hobbled like this hobbled like this
I saw a poor old lady and she hobbled like this
All on my way to school.
I saw a tall policeman and he stood like this
Stood like this, stood like this
I saw a tall policeman and he stood like this
All on my way to school.
I heard the schoolbell ringing and I ran like this
Ran like this ran like this
I heard the schoolbell ringing and I ran like this
All on my way to school.
Video hoạt hình, Kids Songs English, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=GTTs22wypoA
Video hoạt hình, Nursery Rhyme, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=zwPLhqVEGv4
If You’re Happy and You Know It – đồng dao
If You’re Happy and You Know It là bài đồng dao có xuất xứ không rõ ràng, phổ biến ở Anh và Mỹ.
Tùy theo phiên bản ca từ, bài đồng dao này kêu gọi vỗ tay, dậm chân, xoay người, v.v… Vì thế, đây là bài hát thích hợp cho hoạt động tập thể.
Trong một buổi đi dã ngoại của lớp thạc sĩ mà tôi theo học, một anh bạn sinh viên tập cả lớp cùng hát và thực hiện những động tác theo ca từ. Ý tưởng hóa ra thú vị bởi vì giúp nhóm sinh viên già bọn tôi sống lại thời thơ ấu!
If You’re Happy and You Know It – ca từ
If you’re happy and you know it, clap your hands (clap clap)
If you’re happy and you know it, clap your hands (clap clap)
If you’re happy and you know it, then your face will surely show it
If you’re happy and you know it, clap your hands. (clap clap)
If you’re happy and you know it, stomp your feet (stomp stomp)
If you’re happy and you know it, stomp your feet (stomp stomp)
If you’re happy and you know it, then your face will surely show it
If you’re happy and you know it, stomp your feet. (stomp stomp)
If you’re happy and you know it, shout “Hurray!” (hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, shout “Hurray!” (hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, then your face will surely show it
If you’re happy and you know it, shout “Hurray!” (hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, do all three (clap-clap, stomp-stomp, hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, do all three (clap-clap, stomp-stomp, hoo-ray!)
If you’re happy and you know it, then your face will surely show it
If you’re happy and you know it, do all three. (clap-clap, stomp-stomp, hoo-ray!)
Video hoạt hình, Barefoot Books Singalong, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=71hqRT9U0wg
Video hoạt hình, Dave and Ava, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=mHLLclRQ10o
It’s a Small World – Robert B. Sherman & Richard M. Sherman
Bài hát It’s a Small World do hai anh em Robert B. Sherman và Richard M. Sherman sáng tác cho hãng Disney. Bài hát được trình bày bằng nhiều ngôn ngữ ở nhiều nước trên thế giới.
Ca từ dễ hiểu, đơn giản:
Đây là thế giới của tiếng cười, thế giới của nước mắt
Thế giới của hy vọng và thế giới của sợ hãi
Có thật nhiều điều mà chúng ta chia sẻ cho nhau
Như thế, đã đến lúc ta nên nhận ra.
It’s a small world – Ca từ
It’s a world of laughter, a world of tears
It’s a world of hopes and a world of fears
There’s so much that we share
That it’s time we’re aware.
It’s a small world after all
It’s a small world after all
It’s a small world after all
It’s a small world after all
It’s a small, small world.
Video âm thanh, Fun English, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=AUdA2qBUDKM
Video hoạt hình, Disney Land Paris, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=7jiaU0xbOKs
Itsy Bitsy Spider – đồng dao
Bài đồng dao Itsy Bitsy Spider nói về một con nhện bé xíu bò lên một ống xối, khi mưa xuống, ống xối xả nước thì nó bò xuống, rồi khi nắng ráo nó lại bò lên. “Itsy bitsy” xuất xứ từ tiếng Hungari “ici-pici”, có nghĩa bé tí xíu.
Itsy Bitsy Spider – ca từ
The itsy bitsy spider climbed up the waterspout
Down came the rain and washed the spider out
Out came the sun and dried up all the rain
And the itsy bitsy spider climbed up the spout again.
Video hoạt hình, Dave & Ava, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=q0cFhtcSaEM
Video hoạt hình, Little Angel:
https://www.youtube.com/watch?v=TRcDPd3VY0M
La Cucaracha – dân ca Tây Ban Nha
La Cucaracha là một bài dân ca của Tây Ban Nha rất phổ thông ở Mexico. Nguồn gốc của ca khúc này không rõ ràng. Nội dung nói về một con gián bị mất một chân, phải bò với 5 chân còn lại.
Video hoạt hình, Daria:
https://www.youtube.com/watch?v=Yfka9m6NhzE
Video trình diễn sống, Petre Geambasu Show Band:
https://www.youtube.com/watch?v=bJ55huW_JJ8
Video cho trẻ em, Muffin Songs, ca từ Anh ngữ khác với phiên bản gốc:
https://www.youtube.com/watch?v=o480zNYFMJ0
Lavender’s Blue – dân ca Anh quốc
Lavender’s Blue (có nghĩa: Màu lam của hoa oải hương) là bài dân ca xuất xứ trong giai đoạn 1672-1679 ở Anh quốc, dần dà được phổ biến và yêu thích ở Anh quốc và Mỹ thời hiện đại.
Giai điệu chì gồm những đoạn hai câu du dương, ngọt ngào. Ca từ là những lời đối đáp dễ thương giữa hai bên nam nữ: anh chàng nói khi ta là vua thì cô sẽ là hoàng hậu, rồi nàng hỏi ai bảo chàng như thế? và chàng đáp con tim ta bảo ta như thế, rồi nàng bảo khi tôi là hoàng hậu thì chàng sẽ là vua.
Lavender’s Blue – ca từ:
Lavender’s blue (dilly dilly), lavender’s green
When I am king (dilly dilly), you shall be queen.
Who told you so (dilly dilly), who told you so?
‘Twas my own heart, dilly, dilly that told me so.
Call up your men (dilly dilly), set them to work
Some to the plough, dilly, dilly some to the fork
Some to make hay (dilly dilly), some to cut corn
While you and I (dilly dilly), keep ourselves warm.
Lavender’s green (dilly dilly), lavender’s blue
If you love me, dilly, dilly I will love you
Let the birds sing (dilly dilly), and the lambs play
We shall be safe (dilly dilly), out of harm’s way
I love to dance (dilly dilly), I love to sing
When I am queen (dilly dilly), you’ll be my king.
Who told me so (dilly dilly), who told me so?
I told myself (dilly dilly), I told me so.
Nội dung như thế thích hợp để đưa vào cuốn phim Cinderella (2015).
Khi trở thành bài hát cho trẻ em, nội dung thể hiện óc tưởng tượng của trẻ về thế giới thần tiên.
Trích đoạn phim_Cinderella, Official Video:
https://www.youtube.com/watch?v=W1Aqr0ume_M
Video hoạt hình, HooplaKidz, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=V7e1ACqWMFY
Video trình diễn sống, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=3bDZegxRwqc
Làng Tôi – Chung Quân
Làng tôi là một nhạc phẩm đẹp từ giai điệu đến ca từ.
Chung Quân tên thật là Nguyễn Đức Tiến, sinh năm 1936. Năm 1952, khi mới 16 tuổi, bản Làng tôi của ông giành được giải của công ty điện ảnh, tuồng cải lương Kim Chung ở Hà Nội để làm bản nhạc nền cho phim Kiếp hoa, một trong số ít những phim Việt Nam được thực hiện trong thời kỳ này.
Video âm thanh, Hương Lan, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=oyTjs3wq9Vg
Video trình diễn sống, Vũ Đình Tri Giao:
https://www.youtube.com/watch?v=PGdCyBRc_KA
Video trình diễn sống, Thiên Kim:
https://www.youtube.com/watch?v=vOsTgApRFrk
Long, Long Ago – Thomas Haynes Bayly
Long, Long Ago là ca khúc do nhà soạn nhạc người Anh Thomas Haynes Bayly sáng tác năm 1833.
Giai điệu êm đềm và thánh thót, trong khi ca từ kể về ngày xa xưa.
Long Ago – ca từ theo Twins
Tell me the tales that to me once so dear
Long, long ago – long, long ago
Sing me the songs I delighted to hear
Long, long ago – long ago.
Điệp khúc: Now you have come, all my grief is removed
Let me forget just as long as I could
Let me believe that you always be near
Long, long ago – long ago.
Do you remember that path where we met
Long, long ago – long, long ago
Oh, yes you told me you ne’er would forget
Long, long ago – long ago.
Into our love is my smile your prefer
Laugh when you spoke with a joy to each word
Still my heart treasures the praises I heard
Long, long ago – long ago.
Điệp khúc
Long, Long Ago – lời dịch
Hãy kể tôi nghe những câu chuyện một thời thân thương
Từ rất lâu – lâu rồi
Hãy hát cho tôi những bài hát tôi rất thích nghe
Từ rất lâu – lâu rồi.
Điệp khúc: Giờ bạn đã đến, mọi đau buồn của tôi biến mất
Hãy giúp tôi quên đến chừng nào mà tôi có thể
Hãy giúp tôi tin bạn luôn ở bên tôi
Từ rất lâu – lâu rồi.
Bạn có nhớ đoạn đường nơi chúng ta đã gặp nhau?
Từ rất lâu – lâu rồi
Vâng, bạn bảo bạn không bao giờ quên
Từ rất lâu – lâu rồi.
Trong tình yêu của chúng ta là nụ cười mà bạn yêu mến
Tiếng cười khi bạn nói với niềm vui trong từng lời
Con tim tôi vẫn trân trọng những lời khen ngợi được nghe
Từ rất lâu – lâu rồi.
Điệp khúc
MV, Twins, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=5NRzwssprKc
Video hoạt hình, Donny & Mary, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=AS6F76GyAzM
Video hoạt hình, Vintage Nursery Rhyme, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=wk_ZOZjQQeM
Video trình diễn sống, Jennifer Jeon (violin):
https://www.youtube.com/watch?v=OjQULLp_W1I
Lullaby – Brahms
Bài hát này có tựa nguyên tác là Wiegenlied, trong tiếng Anh là Brahms’s Lullaby (Bản ru của Brahms) hoặc Cradle Song (Bài hát bên nôi). Bài hát do Johannes Brahms (1833-1897) sáng tác vào năm 1868 cho giọng hát và piano. Với một giọng hát nhẹ nhàng, du dương, đơn giản chứ không cần luyến láy, đây là bài ru nổi tiếng ở phương Tây.
Brahms’s Lullaby – ca từ theo Jewel
Lullaby, and good night, in the skies stars are bright
May the moon, silvery beams, bring you with dreams
Close your eyes, now and rest, may these hours be blessed
Till the sky’s bright with dawn, when you wake with a yawn.
Điệp khúc: Lullaby and good night, you are mother’s delight
I’ll protect you from harm, and you’ll wake in my arms.
Sleepyhead, close your eyes, for I’m right beside you
Guardian angels are near, so sleep without fear
Lullaby, and good night, with roses be-dight
Lilies o’er head, lay thee down in thy bed.
Điệp khúc
Lullaby, and sleep tight, my darling sleeping
On sheets white as cream, with the head full of dreams
Sleepyhead, close your eyes, I’m right beside you
Lay thee down now and rest, may you slumble the best
Go to sleep, little one, think of puppies and kittens
Go to sleep, little one, think of butterflies in spring
Go to sleep, little one, think of sunny bright mornings
Hush, darling one, sleep through the night.
Bản ghi âm_Brahms’s Lullaby, Jewel, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Y0eASoAXTx0
Video hoạt hình_Lullaby and Goodnight, Nursery Rhymes by EFlashApps, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=ijd3bcRX_K0
Bản ghi âm_Brahms’s Lullaby, Nursery Rhymes | Kids Songs | Kids Cartoon, có ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=oDcGZlpsimw
Bản ghi âm_Brahms’s Lullaby, Céline Dion, hát tiếng Anh và tiếng Pháp (Official Audio):
https://www.youtube.com/watch?v=Z2HR0VR5X2Q
Mary Had a Little Lamb – đồng dao Mỹ
Bài hát Mary Had a Little Lamb được xuất bản lần đầu tiên ở Mỹ năm 1830, dựa trên một bài thơ của một cô giáo lớp sơ cấp tên Sarah Josepha Hale. Một ngày, cô giáo Sarah rất ngạc nhiên khi thấy một em học trò tên Mary dắt một con cừu đi vào lớp học. Con cừu khiến cho tất cả các em trong lớp thiếu tập trung học hành, vì thế cô Sarah yêu cầu Mary dẫn nó ra ngoài. Con cừu đứng quanh quẩn bên ngoài, chờ cho đến giờ tan học nó chạy ngay vào tìm Mary. Các em hỏi cô Sarah tại sao con cừu làm thế, và cô trả lời rằng bởi vì Mary rất yêu thương con cừu. Từ câu chuyện này, cô giáo Sarah nói với các cháu rằng nếu các cháu thương yêu loài vật thì loài vật sẽ thương yêu các cháu.
Ca từ bài hát thuật lại câu chuyện trên.
Mary Had a Little Lamb – ca từ
Mary had a little lamb
Little lamb, little lamb
Mary had a little lamb
Its fleece was white as snow.
And everywhere that Mary went
Mary went, Mary went
Everywhere that Mary went
The lamb was sure to go.
It followed her to school one day
School one day, school one day
It followed her to school one day
Which was against the rules.
It made the children laugh and play
Laugh and play, laugh and play
It made the children laugh and play
To see a lamb at school.
And so the teacher turned it out
Turned it out, turned it out
And so the teacher turned it out
But still it lingered near.
And waited patiently about
Patiently about, patiently about
And waited patiently about
Till Mary did appear.
“Why does the lamb love Mary so?
Love Mary so? Love Mary so?
Why does the lamb love Mary so?”
The eager children cry.
“Why, Mary loves the lamb, you know
Loves the lamb, you know, loves the lamb, you know
Why, Mary loves the lamb, you know”
The teacher did reply.
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=krM-oM6EpTk
Video hoạt hình, CoComelon Nursery Rhymes, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=aTrtKikAW6E
Michael Row the Boat Ashore – dân ca Mỹ
Bài hát Michael Row the Boat Ashore thuộc thể loại dân ca đức tin, lần đầu được biết đến trong cuộc Nội chiến Nam-Bắc Mỹ (1861-1865) ở Đảo St. Helena thuộc Bang South Carolina. Bài hát do người nô lệ hát khi những người chủ của họ bỏ mặc họ trên đảo. Charles Pickard Ware (1840–1921) là người thuộc phe ủng hộ giải phóng nô lệ, có nhiệm vụ giám sát các đồn điền trên Đảo St. Helena trong giai đoạn 1862-1865. Ông ghi chép bài hát khi nghe các nô lệ được giải phóng hát. Bài hát được xuất bản lần đầu tiên năm 1867.
Michael có lẽ là tên tổng lãnh thiên thần (tên tiếng Do Thái: Micae, tên tiếng Latin: Michael hoặc Míchaël), có chức năng giúp đưa linh hồn người chết lên thiên đường. Bài hát nói về việc vượt qua Sông Jordan, là nơi Jesus được rửa tội và có ý nghĩa về sự cứu rỗi, cũng được xem là ranh giới giữa miền Đất Hứa và cái chết.
Michael Row the Boat Ashore cũng là bài hát phổ thông cho trẻ em do ca từ dễ nhớ và giai điệu ngọt ngào. Vì thế, nhiều thế hệ người Mỹ nghe và hát bài hát này từ thuở đầu đời.
Video âm thanh, The Highwaymen:
https://www.youtube.com/watch?v=jRv-fgfLFTk
Video âm thanh, Brothers Four:
https://www.youtube.com/watch?v=Bv5jlHFgeio
Video âm thanh, Peter, Paul & Mary:
https://www.youtube.com/watch?v=oQK1SE47HCk
My Bonnie – dân ca Scotland
“Bonnie” là từ ngữ ở Scotland có nghĩa xinh xắn, đẹp người; “My Bonnie” là “Người đẹp của tôi”. Riêng “Bonnie” trong ca từ đặc biệt chỉ Hoàng tử Charles Edward Stuart(1720-1788), sinh ra và qua đời ở Rome, nước Ý.
My Bonnie hoặc My Bonnie Lies Over the Ocean là bài dân ca của Scotland luôn được yêu thích qua thời gian. Năm 1975 ban dân ca The Watersons ghi âm bản My Barney Lies over the Ocean có giai điệu tương tự, được cho là bài hát tiền thân của My Bonnie.
Ca từ đơn giản, nhiều câu được lặp đi lặp lại nên dễ nhớ. Vì lý do này mà My Bonnie trở thành bài hát cho trẻ em, và cho hướng đạo sinh cũng như giới trẻ hoạt động xã hội hát khi tổ chức lửa trại. Riêng các cháu đang học Anh văn cũng nên tập hát bài này.
My Bonnie – ca từ
My Bonnie lies over the ocean
My Bonnie lies over the sea
My Bonnie lies over the ocean
Oh bring back my Bonnie to me.
Điệp khúc: Bring back, bring back
Oh bring back my Bonnie to me, to me
Bring back, bring back
Oh bring back my Bonnie to me.
Last night as I lay on my pillow
Last night as I lay on my bed
Last night as I lay on my pillow
I dreamed that my Bonnie was dead.
Điệp khúc
Video hoạt hình, Nursery Rhymes Songs With Lyrics | Kids Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=pYpK9UiAA-A
Video hoạt hình, HooplaKidz Nursery Rhymes & Kids Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=Hp_vkZkMQNU
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=Hp_vkZkMQNU&t=8s
My Favorite Things – Julie Andrews
My Favorite Things là bài hát được trình bày trong vở nhạc kịch The Sound of Music từ năm 1959, rồi được nữ diễn viên Julie Andrews trình bày trong cuốn phim cùng tên năm 1965. Trong phim này, Julie Andrews thủ vai Maria làm gia sư cho gia đình Đại tá Von Trap để dạy học cho các con của ông này.
Nội dung nói về những thứ mà cô Maria nghĩ đến trong những lúc gặp khó khăn. Cô Maria kể ra liên miên nhiều thứ không liên quan với nhau để làm ví dụ cho các cháu biết cách trấn áp nỗi sợ hãi khi có sấm chớp ngoài trời. Cũng như khi cô Maria gặp chó cắn, bị ong chích, hoặc khi cảm thấy buồn, cô nghĩ về những thứ mình yêu thích để vượt qua.
My Favorite Things – ca từ
Giọt mưa trên cánh hồng và sợi râu của mèo con
Ấm đun nước bằng đồng sáng bóng và găng tay len ấm áp
Túi giấy nâu buộc bằng chuỗi dây
Đó là một ít thứ mà tôi yêu thích.
Chú ngựa con lông màu kem và bánh nhân táo giòn tan
Chuông cửa và chuông xe trượt tuyết, món sườn bê với mì
Ngỗng hoang tung cánh lượn dưới ánh trăng
Đó là một ít thứ mà tôi yêu thích.
Cô nàng trong váy trắng với khăn choàng sa tanh lam
Bông tuyết vương trên mũi và mi mắt tôi
Ngày đôngtrắng bạc chuyển sang xuân
Đó là một ít thứ mà tôi yêu thích.
Khi bị chó cắn, khi bị ong đốt, khi tôi cảm thấy buồn
Tôi chỉ hồi tưởng lại tất cả những thứ tôi yêu thích
Và rồi tôi cảm thấy chẳng đến nỗi tệ hại.
Trích đoạn phim_The Sound of Music:
https://www.youtube.com/watch?v=0IagRZBvLtw
Video hoạt hình, Kids’ Channel, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=06JmQ43hmAo
Video trình diễn sống, tyotto MUSIC, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=yoWKJ7hhXWU
My Old Kentucky Home – Stephen Foster
My Old Kentucky Home hoặc My Old Kentucky Home, Good-night là ca khúc do nhà soạn nhạc người Mỹ Stephen Foster sáng tác và được phát hành năm 1852. Bài hát nhanh chóng được yêu thích khi được phổ biến bởi các nhóm du ca và các chương trình tạp kỹ thời ấy. (Du ca là những người đi từ nơi này qua nơi khác để kiếm sống bằng cách ca hát, chơi nhạc, kể truyện…, còn tạp kỹ kết hợp ca khúc, hòa tấu, ảo thuật, kịch ngắn kể cả hài kịch… trên sân khấu nhỏ.)
Nội dung bài hát nói về vẻ đẹp của bang Kentucky khiến cho người bang này khi đi xa mang nỗi nhớ quê hương.
My Old Kentucky được công nhận là bài hát chính thức của Bang Kentucky.
My Old Kentucky – Lời dịch theo Charles E. Szabo
Ôi, mặt trời sáng rọi trên ngôi nhà Kentucky ngày xưa của tôi
Mùa hè năm ấy, tất cả bọn trẻ đều vui vẻ
Bắp đã chín và cánh đồng đang nở hoa
Trong khi chim chóc ca hót cả ngày,
Bọn trẻ lăn lóc khắp cùng trên sàn ngôi nhà tôi
Tất cả đều hạnh phúc, tất cả đều vui tươi
Dần dà thời khắc khó khăn tới gõ cửa nhà tôi
Rồi ngôi nhà Kentucky ngày xưa của tôi, giã từ.
Nàng ơi, đừng khóc nữa
Ôi, hôm nay đừng khóc nữa
Chúng ta sẽ hát một khúc hát
Cho ngôi nhà Kentucky ngày xưa của tôi
Cho ngôi nhà Kentucky ngày xưa của tôi, nơi xa xôi.
Video âm thanh, Charles E. Szabo:
https://www.youtube.com/watch?v=y2weWaKmC44
Video âm thanh, John Prine:
https://www.youtube.com/watch?v=lYQ4WnFG_0I
Video trình diễn sống, uni’On top:
https://www.youtube.com/watch?v=q4Dv7OCl7gs
Một Đàn Chim Nhỏ – Phạm Duy
Một bài đồng dao hầu như rơi vào quên lãng trong thời hiện đại. Tôi đưa bài hát vào đây để mong nó sống lại trong giới thiếu nhi ngày nay.
Một Đàn Chim Nhỏ – ca từ
1/
Thằng Cuội yêu chị Hằng Nga
Nói dối ông bà lên tới Mặt Trăng
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Kể từ khi Cuội ra đi
Làng xóm không ngờ cũng nhớ Cuội ghê
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Cuội thì sau cuộc phiêu du
Cuội ngồi thương nhớ quê nhà xa xôi
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Cuội ngồi dưới ngọn cây đa
Để trâu ăn lúa kêu cha ời ời
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Chị Hằng thương Cuội chưa nguôi
Dù sống trên Trời chưa thoát tình quê
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Chị Hằng cho gặp trần gian
Một tháng một lần trăng chiếu tròn cao
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
2/
Một trời Nam tròn trăng thu
Em bé ra chờ xem Chú Cuội đâu
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Một đàn chim nhỏ bay đêm
Bay suốt năm liền tới cõi trần gian
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Bầy trẻ thăm hỏi cung trăng:
“Chú Cuội đâu vắng? Cô Hằng đâu xa?”
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Động lòng thương trẻ ngây thơ
Bầy chim nhỏ bé bay vô trả lời
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Từ ngày có vệ tinh bay
Bay có ba ngày lên tới Mặt Trăng
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Cuội đành đem chị Hằng Nga
Tìm xứ xây nhà không biết ở đâu
Ố tang tình tang! Ố tang tình tình!
Video âm thanh, Phương Mai, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=MRc3Iu_B8nw
Video âm thanh, Ban Phụ trách Gia đình Hưng Đạo, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=qswh3T2bNZw
Nắng Lên Xóm Nghèo – Phạm Thế Mỹ
Phạm Thế Mỹ (1930/1932? – 2009) người Bình Định, là tác giả một số tình ca và bài ca về tình tự quê hương. Anh của ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Năm 16 tuổi (chỉ 2 năm sau khi biết chơi guitar), ông nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng về âm nhạc. Giám khảo lúc bấy giờ là nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Video trình diễn sống, Kim Thoa:
https://www.youtube.com/watch?v=Qus50yQ8P1g
Video trình diễn sống, Tố My:
https://www.youtube.com/watch?v=yX8qImRZQxQ
Video trình diễn sống, Vũ Đình Chi Giao, 9 tuổi, trong chương trình “Vietnam’s Got Talent”:
https://www.youtube.com/watch?v=jqfywhk74_w
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=jqfywhk74_w&t=99s
Video trình diễn sống, Thiên Kim:
https://www.youtube.com/watch?v=vOsTgApRFrk
Nhạt nắng – Xuân Lôi & Y Vân
Tôi cho rằng đây là một trong những bài hát sâu lắng nhất về tình tự quê hương. Ca từ mộc mạc mà cảm động.
Nhạc sĩ Xuân Lôi, tên thật là Phạm Xuân Lôi (1917-2006), người Hà Nội, khi còn nhỏ đã nắm vững kỹ thuật nhạc khí Tàu và thông thuộc bài bản Tàu. Năm 10 tuổi ông học nhạc lý, học nhạc khí Tây phương như: mandoline, kèn saxo baryton, rồi kèn saxo alto, clarinette.
Nhạt nắng – ca từ
Tôi thương miền quê, nhớ hoàng hôn trên đất xưa
Nghe tiếng tiêu mơ màng chiều hè
Tôi yêu người xưa, áo nâu hương duyên thật thà
Đời mặn nồng hồng lên đôi má.
Nhưng thôi giờ đây, nắng tàn phai trên khóm tre
Bao áng mây bên trời mịt mờ
Thương ai nhạt môi, mắt sâu lắng như đêm dài
Đời cần lao khoác lên mình trai.
Hoàng hôn phai nắng, chân trời xa vắng
Còn đâu tiếng tiêu buông
Chiều tà mênh mang, thoáng bên đồi nương
Có tiếng ai thở than
Tôi thương làng xưa, mái nghèo không manh liếp che
Tia nắng phai mau ngoài đầu hè
Tôi thương miền quê, khóm tre xác xơ tiêu điều
Người buồn u uất ôm tình sâu.
Video âm thanh, Hoàng Thục Linh, tiếng hát, nhạc đệm và quay phim đều tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=GXHOGnP0sJ8
Video âm thanh, Hoàng Phương Mai:
https://www.youtube.com/watch?v=IdYCSuux1oM
Video trình diễn sống, Dư Phạm Ngọc Diệp, trong chương trình “Tuyệt đỉnh song ca nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=frYcLtSD8BA
Oh! Susanna – Stephen Foster
Oh! Susanna là một bài du ca do Stephen Foster (1826-1864) sáng tác, được xuất bản lần đầu năm 1848. Đây là một trong những bài hát được yêu thích nhất ở Mỹ đến nỗi ngay cả nhiều người Mỹ ngỡ đó là một bài dân ca, và một số tài liệu vẫn ghi như thế. Hiệp hội các nhà sáng tác nhạc đồng quê Mỹ xếp xem Oh! Susanna vào một trong Top 100 bài hát miền Tây được yêu thích nhất mọi thời đại.
Đây cũng là một bài hát cho thiếu nhi được yêu thích.
Ôi em yêu dấu – Lời Việt của Nguyễn Đức Quang
Một mình từ nơi xa, tít xa
Cây đàn xinh xắn vác trên bờ vai
Về nơi đây, lang thang phất phơ
Đi tìm cô bé trót yêu lâu rồi.
Điệp khúc: Ôi em yêu dấu
Cớ sao em không nhìn tôi?
Làm cho tôi nơi xa tít xa
Cây đàn yêu quý vẫn đeo bên người.
Trời ào mưa hôm tôi bước đi
Qua ngày sau đó nắng khô tạnh ngay
Mặt trời lên, lưng tôi chín quay
Hỡi người yêu có thấu cho thân này!
Điệp khúc
Về nơi đây tôi đi kiếm ngay
Cõi lòng khao khát nói sao vừa đây!
Tìm ra em, chao ôi ngất ngây
Vui mừng, tôi bỗng ngã quay ra đường.
Điệp khúc
Video âm thanh, Connie Francis, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=nYmvT5YoZfc
Video âm thanh, ListenAndReadAlong, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=ebyiyntVQNM
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Sio0TcSEK9g
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=c8ACyZg3oPY
Old Folks at Home – Stephen Foster
Bài hát Old Folks at Home (cũng có tên là Swanee River) do Stephen Foster sáng tác năm 1851. Kể từ năm 1935, Old Folks at Home được công nhận là bài ca chính thức của Bang Florida.
Bài hát kể về tâm tình của một người đi lang thang khắp nơi, luôn nhớ về quê hương thời thơ ấu. Anh nhớ đến những người còn ở lại quê nhà, nhớ đến trang trại nơi anh thơ thẩn khi còn nhỏ, những bài hát anh từng hát, nhớ đến khi chơi đùa với anh trai, nhớ đến mẹ già hiền hòa. Giờ đây, cho dù đi đâu anh vẫn thấy buồn chán.
Video âm thanh, The 2nd South Carolina String Band:
https://www.youtube.com/watch?v=rldAZtiXbB0
Video hoạt hình, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=ZD81g0RHc3M
Video âm thanh, Tom Roush, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Lc8V4Vyc5iA
Video âm thanh, The Qingyanzi Group, bản tiếng Hoa:
https://www.youtube.com/watch?v=HwJcodQv8fQ&list=TLPQMDcxMDIwMjBp3cK12Ce2_Q&index=3
Old MacDonald Had a Farm – đồng dao
Bài đồng dao Old MacDonald Had a Farm có xuất xứ từ thế kỷ 18.
Nội dung nói về một bác nông dân tên MacDonald nuôi nhiều loài gia súc trên trang trại của bác. Mỗi câu hát kể ra tên loài gia súc và tiếng kêu của nó (khác nhau tùy bài trình diễn):
- con gà kêu chick chick hoặc cluk cluk
- con vịt kêu quack quack (tiếng Việt: cạc cạc)
- con mèo kêu meow meow
- con chó kêu bow-wow bow-wow (tiếng Việt: ục ục)
- con cừu kêu baa baa
- con heo kêu oink oink (tiếng Việt: ục ục)
- con bò kêu moo moo
- con ngựa kêu neh neh.
Có bài trình diễn như bài của Super Simple Songs trong mỗi câu hát về sau lặp lại tiếng kêu của những câu hát trước.
Video hoạt hình, CVS 3D Rhymes & Kids Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=LIWbUjHZFTw
Video hoạt hình, Kids Academy, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=tmocNb8CYLk
Video hoạt hình, Super Simple Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=_6HzoUcx3eo
Old Texas – dân ca Mỹ
Còn có tên là Leaving Old Texas, đây là bài dân ca của người chăn bò hoặc cao bồi (cowboy) nổi tiếng nhất của Mỹ.
Hai đoạn đầu có ca từ quen thuộc đối với nhiều người Mỹ. Các trường học thường tập cho trẻ em hát bài hát này: người lớn hoặc giọng ca chính hát mỗi dòng dưới đây để các em (tốp ca) lặp lại dòng đó.
Old Texas – ca từ
I’m going to leave
Old Texas now
They’ve got no use
For the long-horn cow.
They’ve plowed and fenced
My cattle range
And the people there
Are all so strange!
I’ll take my horse
I’ll take my rope
And hit the trail
Upon a lope!
Video âm thanh, David Hudspeth, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=1Msl_f1SyWE
Video âm thanh, Charles Elmer Szabo, với ca từ, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=9RW5-ZKWYn4
Over the Rainbow – Judy Garland
Over the Rainbow (đôi khi được viết là Somewhere Over the Rainbow) là một bài hát do Harold Arlen viết nhạc, E.Y. Harburg soạn lời, và được trình diễn lần đầu năm 1939 bởi ca sĩ–diễn viên Judy Garland cho cuốn phim The Wizard of Oz.
Tác phẩm này được coi là một trong những bài hát đáng nhớ nhất của âm nhạc và điện ảnh Hoa Kỳ thế kỷ 20, được Viện phim Mỹ (American Film Institute – AFI) xếp vào hàng đầu trong danh sách 100 bài hát hay nhất của điện ảnh Hoa Kỳ tính đến năm 2004.
Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Mỹ (Recording Industry Association of America – RIAA) ghi Over the Rainbow đứng đầu trong số những Bài hát của Thế kỷ 20.
Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa Over the Rainbow vào Đăng ký Thu âm Quốc gia (National Recording Registry) vì có tầm quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử hoặc mỹ thuật.
Over the Rainbow – Lời dịch đoạn đầu
Một nơi nào đó bên trên cầu vồng
Mãi trên cao
Có một vùng đất mà tôi từng nghe đến
Một lần trong khúc ru.
Một ngày tôi sẽ nguyện cầu với một vì sao
Và thức dậy ở nơi mây bay xa sau tôi
Nơi mà khó khăn tan chảy như giọt nước chanh
Cao hơn những đỉnh ống khói
Đó là nơi
Mà bạn sẽ tìm thấy tôi.
Trích đoạn phim_The Wizard of Oz, Judy Garland:
https://www.youtube.com/watch?v=oW2QZ7KuaxA
Video trình diễn sống, Danielle, trong chương trình “Final Performance – Over The Rainbow – Episode 17 – BBC One”: https://www.youtube.com/watch?v=CI6XsjzRe2s
Video trình diễn sống, Connie Talbot, với ca từ & phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=DFZuW_OqCwo
Video trình diễn sống, Mirusia cùng dàn nhạc và ban đồng ca André Rieu:
https://www.youtube.com/watch?v=81tWAoRcngo
Ông Trăng Xuống Chơi – đồng dao & Phạm Duy
Ca từ của bài hát cho trẻ em này dựa trên đồng dao, được Phạm Duy viết thành nhạc thiếu nhi.
Ông Trăng Xuống Chơi – ca từ
Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa
Ông trăng xuống chơi nhà Vua thì nhà Vua cho lính
Ông trăng xuống chơi đền thánh thì cụ chánh cho mõ.
Ông trăng xuống chơi nồi chõ thì nồi chõ cho vung
Ông trăng xuống chơi cành sung thì cành sung cho nhựa
Ông trăng xuống chơi con ngựa thì con ngựa cho tầu
Ông trăng xuống chơi cần câu thì cần câu cho lưỡi.
Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa
Ông trăng xuống chơi vườn cà thi vườn cà cho trái
Ông trăng xuống cô gái đẹp thì gái đẹp cho chồng
Ông trăng xuống anh đàn ông thì đàn ông cho vợ.
Ông trăng trả vợ đàn ông, trả chồng cô gái, trả trái cây cà
Trả hoa cây bưởi, trả lưỡi cần câu, trả tầu cho ngựa
Trả nhựa cây sung, trả vung nồi chõ, trả mõ ông chánh
Trả lính nhà vua, trả chùa cho bụt, trả bút học trò
Trả mo cây cau, trả mo cây cau.
Video âm thanh, Thái Hiền, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=sivQSZIMBjw
Video trình diễn sống, Ca múa Thiếu nhi SiĐô:
https://www.youtube.com/watch?v=0xTeqmEKzJU
Video âm thanh, Tóc Tiên & tốp ca thiếu nhi, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=VkFgOpAsAQw
Video trình diễn sống, Bé Bào Ngư & Vũ đoàn Candy kids trong chương trình “Sao nối ngôi”:
https://www.youtube.com/watch?v=HWCCULOXEYI
Pokarekare Ana – dân ca New Zealand
Pokarekare Ana là một bản tình ca dân gian của New Zealand, có lẽ bắt nguồn từ lúc Thế chiến 1 bắt đầu, năm 1914, có lời gốc bằng tiếng bản địa Māori. Nhà soạn nhạc Paraire Tomoana chỉnh lý bài hát năm 1917 rồi cho xuất bản năm 1921, viết rằng bài hát “khởi nguồn từ vùng Bắc Auckland” và được lan truyền bởi những người lính được huấn luyện ở Auckland trước khi lên đường đi chiến đấu ở Châu Âu. Nội dung là tình cảm của một người thương nhớ người nơi xa xôi và mong gặp lại người này.
Trong cuộc chiến Nam-Bắc Triều Tiên, binh sĩ New Zealand dạy trẻ em Hàn hát bài này, từ đó bài hát lan truyền rộng rãi trong người Hàn.
Bài hát này rất phổ biến ở New Zealand đến mức được xem là quốc ca không chính thức của quốc gia này, và cũng được yêu thích ở một số nước khác.
Có nhiều cách trình bày Pokarekare Ana đa dạng và độc đáo, có lẽ vì là bản dân ca nên không có phiên bản thương mại gốc, do đó tùy nghệ sĩ trình bày theo cảm hứng của họ. Các cháu thiếu nhi nên nghe qua hết những bản trình diễn dưới đây thì mới cảm nhận tất cả nét hay đẹp của bản tình ca dân gian tuyệt vời này, đồng thời thưởng thức mọi vẻ đẹp của đất nước New Zealand. (Tôi nghe đi nghe lại vẫn không chán!)
Video âm thanh, Maisey Rika & nữ sinh bộ tộc Maori trường St Joseph:
https://www.youtube.com/watch?v=sPwtokX14gI
Video âm thanh, Sissel Kyrkjebø hát lời tiếng Māori và tiếng Na Uy, giọng hát chủ, dàn hát bè và nhạc đệm mang âm hưởng bản địa đều tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=8LGp-KrOc7U
Video âm thanh, Mirusia Louwerse cùng dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, hình ảnh đất nước New Zealand quá đẹp:
https://www.youtube.com/watch?v=u69cLCf7CU8
Video trình diễn sống, Auckland Girls’ Choir, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=TB6JLGQlCYY
Video trình diễn sống, Hayley Westenra:
https://www.youtube.com/watch?v=dQB37swBcSM
Video trực tuyến, London Humanist Choir, phát giữa trận đại dịch Covid-19, với phụ đề Anh ngữ, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=Z4KJRp-VWFk
Polly Wolly Doodle – đồng dao Mỹ
Polly Wolly Doodle là bài hát phổ biến từ thập kỷ 1840 ở Mỹ. Không rõ chính xác xuất xứ của bài ca này, có lẽ khởi phát từ người nô lệ ở miền Nam nước Mỹ. Khởi đầu, bài hát được phổ biến bởi các ban du ca Mỹ trong khi chính họ cho rằng ca từ chẳng có ý nghĩa gì cả (nonsense)! Ngay cả tựa đề “Polly Wolly Doodle” cũng chẳng có ý nghĩa gì và không có ẩn ý gì đặc biệt.
Người Mỹ cho rằng Polly Wolly Doodle là bài ca dành cho thiếu nhi trong khi họ công nhận ca từ khó hiểu và khó hát! Các cháu thiếu nhi chỉ cần nghe để biết qua.
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=7m7Bp5ZRe0s
Video hoạt hình, Little Fox, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=rrcTj212Vwc
MV, Cedarmont Kids:
https://www.youtube.com/watch?v=Uy9mwxVyOuw
Puff, the Magic Dragon – Peter, Paul and Mary
Puff, the Magic Dragon (có nghĩa: “Puff, chú rồng diệu kỳ”) là bài hát lấy lời từ bài thơ cùng tên của Leonard Lipton, một sinh viên 19 tuổi tại Đại học Cornell, và nhạc do Peter Yarrow viết. Ban tam ca Peter, Paul and Mary ghi âm bài hát năm 1963.
Truyện kể về Puff, chú rồng diệu kỳ sống cạnh biển và chơi đùa trong sương thu tại vùng đất tên Honnah Lee. Cậu bé Jackie Paper đến cho chú rồng những món quà lạ. Họ cùng nhau du ngoạn trên thuyền buồm căng gió, vua chúa cúi chào khi họ đến và tàu hải tặc hạ cờ khi Puff rống tên mình. Rồi một buổi tối mờ, Jackie Paper không đến nữa, và Puff ngừng tiếng rống anh hùng. Chú rồng gục đầu, vảy xanh rụng như mưa, buồn bã lui vào hang.
Lời dịch: Puff, chú rồng diệu kỳ
Điệp khúc: Puff, chú rồng diệu kỳ, sống nơi đại dương
Và vui chơi bay nhảy trong sương mùa thu trên mảnh đất tên Honah Lee
Chú bé Jackie Paper rất thích chú rồng ham chơi ấy
Và hay mua cho nó chỉ cùng sáp để dán và nhiều thứ lạ lùng nữa.
Cùng nhau hai đứa ngao du khắp nơi
Trên chiếc thuyền buồm căng gió
Jackie ngồi dựa trên đuôi của Puff, canh chừng mặt biển
Những vị vua và các hoàng tử cao quý phải cúi chào mỗi khi họ đi qua
Thuyền cướp biển phải kéo cờ xuống khi Puff hét lên tên mình.
Điệp khúc
Rồng có thể sống mãi nhưng trẻ con không thế
Trò chơi khác thế chỗ cho đôi cánh sơn màu hay vòng đeo khổng lồ
Một đêm xám mờ chuyện đó xảy ra
Chú bé Jackie Paper không đến nữa
Và chú rồng dũng mãnh Puff thôi không thét lên tiếng gào gan dạ.
Điệp khúc
Cúi đầu trong nỗi buồn, vảy da màu xanh rụng như mưa
Puff không còn tới chơi trên con đường cây xơ-ri
Không còn bạn chí cốt, Puff không gan dạ được nữa
Và Puff, chú rồng diệu kỳ ngày nào, buồn bã lui về hang sâu.
Điệp khúc
Video âm thanh, Peter, Paul & Mary, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=2elWJFmFpps
Video trình diễn sống, màn trình diễn từ Nhật Bản, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=J3zIWdfSiFk
Video trình diễn sống, Ban Hợp xướng Đại học Quốc gia Đài Loan, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=qn32Sc3jJXs
Quê hương tuổi thơ tôi – Từ Huy
Ca khúc Quê hương tuổi thơ tôi là một giai điệu đẹp, tràn đầy yêu thương; tiết tấu khoan thai, nhẹ nhàng; nội dung sâu lắng dễ đi sâu vào lòng người.
Bài hát nhắc đến tiếng tu hú. Tiếng chim tu hú vang vọng xa, vì vậy dù con chim này đậu trên cây cao, người ta không nhìn thấy nó nhưng vẫn nghe rõ tiếng nó kêu. Có thể xem hình dạng và nghe tiếng kêu của tu hú trong đường link dưới đây:
https://birdwatchingvietnam.net/group/asian-koel-308
Quê hương tuổi thơ tôi – ca từ
Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre
Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi
Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm
Thả diều đá bóng, nắng cháy giũa đồng
Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy
Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao.
Tôi xa quê hương, bao năm tháng qua
Nhưng trong trái tim không bao giờ xa
Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè
Mùa lụt nước lũ bắt cá giũa đường
Kỷ niệm yêu thương cho tôi ngày ấy
Biết đâu tìm lại, biết đâu mà tìm!
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ
Cho tôi tìm lại, cho tôi một ngày.
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ
Nhưng câu chuyện cổ, mẹ kể năm nào.
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
MV, Mỹ Tâm:
https://www.youtube.com/watch?v=NI1Jh4CCjv4
Video trình diễn sống, Nam Cường:
https://www.youtube.com/watch?v=-zOcHFYSl2s
Video trình diễn sống, Quỳnh Anh & Đức Vĩnh, trong chương trình “Tuyệt đỉnh song ca – Cặp đôi vàng nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=xXhbl0xODAg
Red River Valley – dân ca Canada
Red River Valley là dân ca và bài hát nhạc cowboy với nhiều tên khác như Cowboy Love Song, Bright Sherman Valley, Bright Laurel Valley, In the Bright Mohawk Valley, và Bright Little Valley, tùy nơi trình diễn.
Có chứng cứ cho thấy bài hát hiện diện ở ít nhất năm tỉnh của Canada trước năm 1896, và có lẽ bài hát được sáng tác năm 1870, liên quan đến Thung lũng Sông Red của Tỉnh Manitoba, Canada. Ca từ thể hiện nỗi thiết tha của một phụ nữ (có lẽ thuộc sắc dân Métis) khi người yêu cô là lính chiến vì nhiệm vụ phải trở về miền đông.
Năm 2010, Hiệp hội các Nhà Sáng tác Viễn Tây Hoa Kỳ (Western Writers of America – WWA) ghi Red River Valley vào danh sách 100 bài hát miền Viễn Tây hay nhất mọi thời đại tính đến thời điểm đó.
Red River Valley – ca từ
From this valley they say you are going
We will miss your bright eyes and sweet smile
For they say you are taking the sunshine
That has brightened our pathway a while.
Come sit by my side if you love me
Do not hasten to bid me adieu
Just remember the Red River Valley
And the one that has loved you so true.
Phiên bản điệu rock mang tên Red River Rock.
Video âm thanh, Marty Robbins:
https://www.youtube.com/watch?v=Of7eF1WQRj8
Video hoạt hình, Family Sing Along – Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=k1Isasx5SMI
MV_Red River Rock, Herb Kraus & The Walkin’ Shoes, 2020:
https://www.youtube.com/watch?v=aIsEDxq9_Wg
Video trình diễn sống, Corinna Lynn:
https://www.youtube.com/watch?v=cd1OPT6rgmU
Rock-a-Bye, Baby – khúc ru
Với âm điệu du dương, nhẹ nhàng, Rock-a-Bye, Baby là một trong những khúc ru được yêu thích nhất ở phương Tây.
Có câu chuyện kể rằng vào thế kỷ 17, một người Châu Âu đến lập nghiệp trên nước Mỹ bây giờ, trông thấy một bà mẹ người bản địa treo chiếc nôi đựng đứa con trên một cành cây để gió đẩy cành cây đong đưa giúp đứa trẻ ngủ ngon. Thế là bà mẹ được rảnh tay để làm việc khác. Sau khi trông thấy cảnh này, người Châu Âu ấy xúc động mà viết nên bài Rock-a-Bye, Baby.

Rock-a-Bye, Baby – ca từ:
Rock-a-bye, baby, on the treetop
When the wind blows, the cradle will rock
If the bough breaks, the cradle will fall
But mama will catch, you, cradle and all.
Baby is drowsing, cozy and fair
Mother sits near, in her rocking chair
Forward and back, the cradle she swings
And though baby sleeps, he hears what she sings.
Hush a bye baby, up in the sky
On a soft cloud, it’s easy to fly
Angels keep watch, over as you sleep
So hush-a-bye baby, don’t make a peep.
Rock-a-bye baby, do not you fear
Never mind baby, mother is near
Wee little fingers, ryes are shut tight
Now sound asleep, until morning light.
Video hoạt hình, Leigha Marina, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=7ZWL4Kf4Tjk
Video hoạt hình, LittleBabyBum:
https://www.youtube.com/watch?v=eIa3SBFYe_A
Video hoạt hình, Dave & Ava, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=TlzXEwIB_co&t=19s
Video hoạt hình, CoComelon, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=W-P8UvOwvrY
Row, Row, Row, Your Boat – đồng dao Anh quốc
Row, Row, Row, Your Boat – ca từ
Row, row, row your boat
Gently down the stream
Merrily, merrily, merrily, merrily
Life is but a dream.
Ca từ thật là đơn giản. Để tránh nhàm chán trong khi hát tập thể, người ta chia làm bốn nhóm hát đuổi nhau như sau.
- Nhóm thứ nhất bắt đầu và cứ thế tiếp tục.
- Đến câu thứ hai của nhóm thứ nhất thì nhóm thứ hai bắt đầu câu thứ nhất và cứ thế tiếp tục.
- Đến câu thứ ba của nhóm thứ nhất thì nhóm thứ ba bắt đầu câu thứ nhất và cứ thế tiếp tục.
- Đến câu thứ tư của nhóm thứ nhất thì nhóm thứ tư bắt đầu câu thứ nhất và cứ thế tiếp tục.
Cái khó của lối hát đuổi là mỗi nhóm có thể bị phân tâm bởi giọng hát của ba nhóm kia mà hát sai lời hoặc trật nhịp. Vì thế, mỗi nhóm cử một nhạc trưởng để hát và giữ nhịp cho nhóm mình. Cách hát đuổi này vẫn khó với các cháu nhỏ, thích hợp hơn với các cháu học trung học cơ sở trở lên. Riêng các sinh viên đại học thích hát đuổi như thế trong các trại sinh hoạt tập thể.
Video hoạt hình, Super Simple Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=7otAJa3jui8
Video hoạt hình, CoComelon Nursery Rhymes & Kids Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=PZJS2_pWMpE
Rước Đèn Tháng Tám – Đức Quỳnh
Bài hát Rước Đèn Tháng Tám của nhạc sĩ Đức Quỳnh (bút danh cũ là Vân Thanh) từ lâu thường vang lên vào dịp Tết Trung thu.
Rước Đèn Tháng Tám – ca từ
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu.
Tít trên cao dáng tròn xinh xinh
Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng
Em múa ca vui đón chị Hằng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn này đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn mừng đón chị Hằng.
Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm
Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân
Em muốn ăn bốn, năm ba phần
Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng
Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm
Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
Người vui hoan nói cười hấp tấp
Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.
Video hoạt hình, Kênh Thiếu Nhi – BHMEDIA, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=B7ai7nrGm-Q
Video âm thanh, Bé Hà Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=z2rKgCwD40Y
Video âm thanh, Phạm Quỳnh Anh:
https://www.youtube.com/watch?v=qXYySlHQCMg
Sáng Rừng – Phạm Đình Chương
Bài hát Sáng rừng của Phạm Đình Chương có một nét riêng biệt. Đó là sự chan hòa giữa thiên nhiên và con người. Tiếng chim hót như thế người ta chỉ có thể nghe thấy trong một sáng rừng. Và rừng là ân sủng của thiên nhiên ban cho.
Video âm thanh, Phạm Thành thực hiện:
https://www.youtube.com/watch?v=sCcGI6z8qqM
Video trình diễn sống, Lạc Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=eM3eOhAJrZU
She’ll Be Coming Round the Mountain – dân ca Mỹ
She’ll Be Coming ‘Round the Mountain (hoặc Coming ‘Round the Mountain) là bài dân ca thường được dùng làm bài ca cho trẻ em do giai điệu vui tươi và ca từ giản dị. Bài hát được in lần đầu tiên năm 1927, có nguồn gốc từ một bài dân ca đức tin của người Mỹ gốc Châu Phi.
Ca từ có nhiều phiên bản, nhưng tựu chung mỗi đoạn của ca từ chỉ có một câu lặp đi lặp lại. Có một đoạn nói về cô ấy mặc pyjamas, là loại áo dài và rộng có dây thắt ở lưng mà người phương Tây có thể mặc đi ra khỏi nhà, khác với bộ pyjama hai mảnh của Việt Nam là loại áo ngủ, trong xã hội phương Tây không được chấp nhận đi ra khỏi nhà.
“Yee haw” là tiếng người ta thúc giục ngựa chạy.
Video hoạt hình, CoComelon, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=K7XQ1Rvcf7o
Video hoạt hình, EFlashApps Nursery Rhymes, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=-E1o6_xgp4g
Video hoạt hình, Rock ‘N Learn:
https://www.youtube.com/watch?v=CeXXT2MRlv8
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=cMYYQBH-lLQ
Sleep My Baby (Suo-Gân) – khúc ru Xứ Wales
Suo-Gân là khúc ru có xuất xứ từ xứ Wales, Anh quốc, được xuất bản lần đầu tiên năm 1800 bằng tiếng Welsh. Người ta không rõ tác giả là ai. Tựa đề “Suo-Gân” có nghĩa đơn giản là khúc ru.
Sleep my baby – ca từ tiếng Anh theo KidsLullabies
1/
Sleep my baby on my bosom
Warm and cozy will it prove
Round thee mother’s arms are folding
In her heart a mother’s love.
There shall no one come to harm thee
Naught shall ever break thy rest
Sleep my darling babe in quiet
Sleep on mother’s gentle breast.
2/
Sleep serenely, baby, slumber
Lovely baby, gently sleep
Tell me wherefore art thou smiling
Smiling sweetly in thy sleep?
Do the angels smile in heaven
When thy happy smile they see?
Dost thou on them smile while slumb’ring
On my bosom peacefully.
Video âm thanh, KidsLullabies, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=jGE0EPgxNmE
Video âm thanh, Jutta Riedel-Henck, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=xy5iDfQJvDI
Video âm thanh, dàn đồng ca Mormon Tabernacle, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=LQlU8tJglk0
Video trình diễn sống, Charlotte Church hát tiếng Welsh:
https://www.youtube.com/watch?v=KiZ6-wlwBOU
Ten Little Indians – đồng dao Mỹ
Ten Little Indians là một bài đồng dao Mỹ, nói về 10 đứa trẻ người bản địa Mỹ. Ca từ là về việc đếm từ 1 đến 10, rồi đếm ngược từ 10 đến 1.
Video hoạt hình, LaaLaa Kids Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=nm6pyFkfdF8
Video hoạt hình, ChuChu TV, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=V_UhnxIBf28
Video hoạt hình, Family Sing Along – Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=urdg94V7NLE
Thằng Cuội – Lê Thương
Bài hát này từng vang vọng mỗi dịp Trung thu trước đây, sau này càng được biết đến nhiều hơn khi có cuốn phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của đạo diễn Victor Vũ.
Thằng Cuội được nhạc sĩ Lê Thương viết khoảng thời gian 1946-1954 với những ca từ chân chất, dân dã, dễ nhớ và dễ hát như một khúc đồng dao.
Thằng Cuội – ca từ
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Lặng im ta nói Cuội nghe
Ở cung trăng mãi làm chi!
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ.
Gió không có nhà, gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng, trên trời nước ta
Lặng nghe trăng gió bảo nhau:
“Chị kia quê quán ở đâu?”
Gió không có nhà, gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng, trên trời nước ta.
Có con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Đền công cho dế nỉ non
Trời cho sao chiếu ngàn muôn
Có con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ.
Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Cùng trông ánh sáng cười vui, chị em ta hãy đùa chơi
Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây.
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Mười lăm tháng Tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang.
Những bài trình diễn dưới đây đều độc đáo và hay.
Video âm thanh, Ngọc Hiển, với ca từ, nhạc phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh:
https://www.youtube.com/watch?v=ig0sExUuZz4
Video âm thanh, Lan Thanh, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=osiGUfDrpFo
Video âm thanh, Minh Dương (sáo trúc) & Thủy Anh (đàn tranh):
https://www.youtube.com/watch?v=ijd2uSweKJk
Video âm thanh, Christopher Wong & Garrett Crosby hòa tấu:
https://www.youtube.com/watch?v=YnlWLEQ5yF0
Video trình diễn sống, Shine Academy múa minh họa:
https://www.youtube.com/watch?v=HGfG6FgfZHo
MV, Birdy Khánh Ngân:
https://www.youtube.com/watch?v=BbUWuhLpQtg
The Circle of Life – Sir Elton John & Tim Rice
Bài hát The Circle of Life (có nghĩa: Vòng tuần hoàn của cuộc sống) được dùng để mở đầu cho phim hoạt hình The Lion King năm 1994. Một điểm đặc biệt là câu chuyện trong phim xảy ra ở Châu Phi, và bài hát có đoạn mở đầu bằng tiếng Zulu ở miền Nam Châu Phi.
Ca từ có ý nghĩa sâu xa, ca ngợi vẻ đẹp của sự sống, vòng xoay bất tận của tạo hóa gắn kết mọi sinh vật, loài này phụ thuộc vào loài kia. Xem qua ca từ, chúng ta sẽ thấu hiểu sâu sắc rằng: Vạn vật đều có mối liên hệ trong một vòng tròn sự sống vĩ đại, và mỗi sinh mệnh, dù bé nhỏ nhất, đều đáng được trân trọng.
Trong phim The Lion King, sư tử cha Musafa nói với sư tử con Simba rằng: “Mọi thứ con nhìn thấy đều tồn tại cùng nhau trong sự cân bằng tinh tế. Là một vị vua, con cần thấu hiểu sự cân bằng đó và trân trọng mọi sinh mệnh, từ chú kiến bò nhỏ bé cho tới những con linh dương nhảy nhót.” Khi Simba nhận xét rằng sư tử ăn thịt linh dương, Musafa giải thích: “Khi chúng ta chết đi, thân xác của chúng ta sẽ trở thành cỏ, và linh dương ăn cỏ. Vì thế, vạn vật đều có mối liên hệ trong một vòng tuần hoàn của cuộc sống.”
The Circle of Life – Lời dịch
Từ ngày chúng ta ra đời trên hành tinh này
Và chớp mắt, bước ra ánh mặt trời (A)
Còn có những điều chúng ta sẽ thấy
Có nhiều việc để làm hơn là ta có thể làm được.
Ai đó nói ăn hay là bị nuốt
Ai đó nói sống hay cố sống
Nhưng tất cả đều đồng ý rằng họ phải ganh đua
Bạn đừng bao giờ thu vào nhiều hơn là cho đi.
Trong vòng tuần hoàn của cuộc sống, là vòng quay may mắn
Là niềm tin vụt sáng, là hy vọng lớn lao
Đến khi chúng ta tìm thấy nơi dành riêng cho mình
Trên con đường mòn lối cũ
Trong vòng tuần hoàn, vòng tuần hoàn của cuộc sống.
Một số trong chúng ta rơi lại bên đường
Và một số vút lên những vì sao
Và một số vượt qua buồn phiền
Và một số phải sống với vết sẹo.
Có nhiều điều phải chấp nhận ở đây
Nhiều hơn là những gì chúng ta có thể tìm ra
Nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng trên bầu trời ngọc bích
Hãy giữ lấy những điều lớn bé trong vòng đời bất tận.
Chú thích:
(A) Con non sư tử khi mới chào đời được con mẹ giấu kín cách biệt trong bụi rậm, khi cứng cáp mới được con mẹ cho nhập đàn, vì thế mà thời gian ra đời khác với thời gian bước ra ánh mặt trời.
Trích đoạn phim_The Lion King, Lebo M. (mở đầu bằng tiếng Zulu) & Carmen Twillie (giọng nữ chủ đạo):
https://www.youtube.com/watch?v=pD6nBTp8_tc
Video trình diễn sống, Dàn Đồng ca Thanh niên Ndlovu:
https://www.youtube.com/watch?v=0AGtd2-jv0U
Video trình diễn sống, Alex Boyé cùng Ban Hợp xướng và Dàn nhạc Mormon Tabernacle trong chương trình “Pioneer Concert”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=zNLnZPuI-zo
The Farmer in the Dell – dân ca Đức
Tựa của bài hát có nghĩa “Bác nông dân ở thung lũng”. Đây là bài hát thiếu nhi có lẽ xuất xứ từ nước Đức rồi được đi dân mang đến Mỹ, từ đây bài hát lan sang nhiều nước khác với những ngôn ngữ khác nhau.
Ca từ đơn giản mà ngộ nghĩnh (có thay đổi): bác nông dân dẫn người vợ, người vợ dẫn đứa con, đứa con dẫn con bò, con bò dẫn con lợn, con lợn dẫn con chó, con chó dẫn con mèo, con mèo dẫn con chuột, con chuột mang theo mẩu phó mát, mẩu phó mát đứng một mình.
Video hoạt hình, Family Sing Along – Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=3Pgm5MbtBIo
Video hoạt hình, Nursery Rhyme & karaoke, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=2XOQL6GFBz0
The Lion Sleeps Tonight – Solomon Linda
Khởi đầu là bài hát do Solomon Linda sáng tác năm 1939 bằng tiếng Zulu ở miền Nam Châu Phi. Từ thập niên 1950, bài hát có ca từ bằng Anh ngữ và trở nên nổi tiếng ở nhiều nước, nổi tiếng nhất là bản của ban The Tokens năm 1961.
Video âm thanh, The Tokens:
https://www.youtube.com/watch?v=OQlByoPdG6c
Trích đoạn phim_The Lion King (2019):
https://www.youtube.com/watch?v=s6qCD1rO_BQ
Video trình diễn sống, dàn đồng ca George David Weiss:
https://www.youtube.com/watch?v=HOIzRdDo_3I
MV, Anne Reburn, chỉ một người hát nhiều lần theo cách khác nhau rồi pha trộn lại thành video:
https://www.youtube.com/watch?v=9RnhVDTks3g
There’s a Little Wheel a Turnin’ in My Heart – dân ca Mỹ
Lúc khởi đầu, There’s a Little Wheel a Turnin’ in My Heart là bài dân ca đức tin (spiritual) của người Mỹ gốc Châu Phi. Ca từ nói về việc có một guồng quay xoay vòng trong con tim, rồi có một bài hát vang lên trong tìm, rồi cảm thấy niềm hạnh phúc trong tim. Tức là tâm trạng đi từ sự xáo trộn đến ổn định và rồi niềm vui trong tâm hồn.
Dần dà bài hát trở thành phổ thông và được dùng để dạy cho thiếu nhi hát nhờ ca từ đơn giản, dễ nhớ.
There’s a Little Wheel a Turnin’ in My Heart – ca từ
There’s a little wheel a-turnin’ in my heart
There’s a little wheel a-turnin’ in my heart
In my heart, in my heart
There’s a little wheel a-turnin’ in my heart.
There’s a little song a-singin’ in my heart
There’s a little song a-singin’ in my heart
In my heart, in my heart
There’s a little song a-singin’ in my heart.
Oh, I feel so very happy in my heart
Oh, I feel so very happy in my heart
In my heart, in my heart
Oh, I feel so very happy in my heart.
Video hoạt hình, paulbackmusic, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=dn0xwgTGUrc
Video âm thanh, littletimbrestudio, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=TsKWa7TvBbE
This Old Man – đồng dao Anh quốc
Đây là một bài đồng dao có nguồn gốc không rõ ràng, chỉ được biết là xuất xứ từ Anh quốc, dựa theo một giai điệu vào khoảng thập niên 1870.
This Old Man – ca từ
This old man, he played one
He played knick-knack on my thumb
Điệp khúc: With a knick-knack paddywhack
Give a dog a bone
This old man came rolling home.
This old man, he played two
He played knick-knack on my shoe
Điệp khúc
This old man, he played three
He played knick-knack on my knee
Điệp khúc
This old man, he played four
He played knick-knack on my door
Điệp khúc
This old man, he played five
He played knick-knack on my hive
Điệp khúc
This old man, he played six
He played knick-knack with my sticks
Điệp khúc
This old man, he played seven
He played knick-knack up in heaven
Điệp khúc
This old man, he played eight
He played knick-knack on my gate
Điệp khúc
This old man, he played nine
He played knick-knack on my spine
Điệp khúc.
This old man, he played ten
He played knick-knack now and then
Điệp khúc
Video hoạt hình, CoComelon Nursery Rhymes & Kids Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=vcDA0ZjTVIc
Video hoạt hình, Mother Goose Club Playhouse Kids Song:
https://www.youtube.com/watch?v=2I_p4FJRjqs
Video hoạt hình, Kids songs and nursery rhymes by EFlashApps:
https://www.youtube.com/watch?v=RKaxRYJ5AMY
Three Blind Mice
Three Blind Mice là bài hát dành cho thiếu nhi được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1609. Lời bài hát được dùng hiện nay xuất hiện vào thế kỷ 19. Lời bài hát dồn dập ở vài câu nên khó hát đối với thiếu nhi Việt Nam. Các cháu chỉ cần nghe cho vui.
Three Blind Mice – ca từ
Three blind mice. Three blind mice
See how they run. See how they run
They all ran after the farmer’s wife
Who cut off their tails with a carving knife
Did you ever see such a sight in your life
As three blind mice?
Video hoạt hình, Dave & Ava:
https://www.youtube.com/watch?v=bFA15Y_VEiQ
Video hoạt hình, Kids Song Channel:
https://www.youtube.com/watch?v=fJR9ladarls
Tiếng Dân Chài – Phạm Đình Chương
Tôi đồng ý với nhận xét cho rằng Tiếng Dân Chài của Phạm Đình Chương là bài hát hay nhất về cuộc sống của ngư dân.
Video trình diễn sống, Huỳnh Đức Thanh, trong chương trình “Thử tài siêu nhí”:
https://www.youtube.com/watch?v=06eUYF9d6SU
Video trình diễn sống, tốp ca Pops Music:
https://www.youtube.com/watch?v=BoFhw16_X1s
Video trình diễn sống, Như Quỳnh, Hoàng Lan, Phi Nhung, Thế Sơn, Nguyễn Hưng:
https://www.youtube.com/watch?v=ka77L0q1UuI
Tiếng Sáo Thiên Thai – Thế Lữ & Phạm Duy
Đây là một kết hợp tuyệt vời giữa những vần thơ tuyệt vời và những cung điệu tuyệt vời!
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Đình Lễ (1907-1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thơ ông thể hiện niềm say mê với cái Đẹp, đi tìm cái Đẹp ở mọi nơi, ở âm thanh và cảnh sắc thiên nhiên. Nhiều bài thơ của Thế Lữ thể hiện hình ảnh cõi tiên, với tiên nga, ngọc nữ, tiếng sáo Thiên Thai, hạc trắng hoa đào…

Video trình diễn sống, Quỳnh Như & Thiên Vũ, trong chương trình “Solo cùng Bolero”, bài trình diễn hay và đẹp:
https://www.youtube.com/watch?v=IqSJbGXJ6lc
Video trình diễn sống, Phạm Thu Hà:
https://www.youtube.com/watch?v=-xx1plGEkt8
Trống Cơm – dân ca
Bài dân ca quan họ Bắc Ninh này được hát rộng rãi trong giới học sinh, sinh viên khi đốt lửa trại hoặc trình diễn văn nghệ, và cũng được nhiều ca sĩ cùng vũ đoàn biểu diễn.
Bài hát dựa theo bốn câu dân ca quan họ:
Trống cơm khéo vỗ nên bông
Một đàn con xít lội sông đi tìm
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ.
Bởi vì không biết con xít là con gì, nhiều người bèn thuận tiện hát thành “con nít”. Con xít là một loài chim nước lớn gần bằng con gà, chân cao, mỏ đỏ, lông màu xanh lam pha xanh lục có ánh biếc.

Bản ghi âm, Thanh Thảo, remix theo phong cách hiện đại:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/trong-com-thanh-thao.dCMhX5sGgmCA.html
Video trình diễn sống, múa minh họa bài hát của Thanh Thảo:
https://www.youtube.com/watch?v=B6ShJhfD65o
Video trình diễn sống, Mai Lệ Quyên:
https://www.youtube.com/watch?v=nzWopx1yJhU
Trường Làng Tôi – Phạm Trọng Cầu
Bài hát Trường Làng Tôi được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác vào năm 1948 trong thời kỳ chống Pháp. Lúc này ông tham gia kháng chiến và bị thương, mẹ ông phải tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Thời gian này ông viết nên bài Trường Làng Tôi.
Bài hát mang âm điệu dễ thương, ca từ mộc mạc và đằm thắm. Ngôi trường trong bài hát là trường Tiểu học Vũng Liêm ở Tỉnh Vĩnh Long.
Vào năm 1998, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu có dịp ghé thăm lại ngôi trường kỷ niệm này. Ngôi trường nay đã được xây dựng khang trang và tươm tất hơn ngày xưa rất nhiều. Sau chuyến đi đó khoảng 2 tháng, tác giả qua đời một cách đột ngột.
Nhiều thế hệ học sinh (trong đó có người tổng hợp bài này) được thầy cô dạy hát bài Trường Làng Tôi, từ đó giai điệu thể hiện một kỷ niệm đáng nhớ. Ca khúc này cũng được cất lên trong các buổi họp mặt và trình diễn văn nghệ của cộng đồng người Việt xa xứ.
Trường Làng Tôi – ca từ
Trường làng tôi cây xanh lá vây quanh
Muôn chim hót vang lên êm đềm
Bên trường tôi con đê bé xinh xinh
Len qua đám cây xanh nhẹ lướt.
Trường làng tôi hai gian lá đơn sơ
Che trên miếng sân vuông mơ màng
Trường làng tôi không giây phút tôi quên
Dù cách xa muôn trùng trường ơi!
Nơi sống bao mái đầu xanh màu
Đời tươi như bao lá xanh lá xanh
Theo tháng ngày sống vui miệt mài
Quên tháng năm ấm ngôi trường xưa.
Nơi sống vui bao trẻ nô đùa
Cùng nhau vang hát khúc ca vô tư
Cho đến ngày chiến cuộc lan tràn
Quân Pháp lên đốt tan trường tôi.
Trường làng tôi nay không tiếng ê a
Nay không bóng bao em nô đùa
Trường làng tôi không giây phút tôi quên
Nơi sống bao kỷ niệm ngày xanh.
MV, Tam ca Áo Trắng:
https://www.youtube.com/watch?v=AS3FaRi2ViU
MV, Linh mục Nguyễn Sang, Họa Mi, Nguyễn Thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=BAlFstvsGyc
You Are My Sunshine – Jimmie Davis
You Are My Sunshine là bài hát do Jimmie Davis và Charles Mitchell phổ biến từ năm 1939. Đây là bài hát chính thức của Bang Louisana, Hoa Kỳ, một phần là vì Jimmie Davis, ca sĩ nhạc đồng quê, sinh ra ở Bang Louisana và có thời là thống đốc bang này. Một chi tiết khá ngạc nhiên về ông: sinh năm 1899, mất năm 2000, hưởng thọ 101 tuổi!
Ban đầu là một khúc nhạc đồng quê, dần dà You Are My Sunshine trở thành bài hát trữ tình và bài hát dành cho thiếu nhi.
Hẳn các cháu thiếu nhi thắc mắc tại sao bài hát gọi người thương của mình là “ánh mặt trời của tôi”. Trong điều kiện ở Việt Nam thì ánh mặt trời thường nóng bức, không dễ thương chút nào. Nhưng ở khí hậu ôn đới như tại Mỹ, ánh mặt trời ấm áp dễ chịu hơn, vì thế người ta so sánh ánh mặt trời với người mình yêu thương.
You are my sunshine – Ca từ theo The Hound & The Fox
Điệp khúc: You are my sunshine, my only sunshine
You make me happy when skies are grey
You’ll never know dear, how much I love you
Please don’t take my sunshine away.
The other night dear, as I lay sleeping
I dreamed I held you in my arms
And now that you’re here my dreams are waking
And I will keep you from all harm.
Điệp khúc
I’ll always love you and make you happy
I’ll pick you up when you’ve fallen down
You turn the sky blue when it is raining
You’ll always keep the sunshine around.
Điệp khúc
Video hoạt hình, The Hound & The Fox, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=dh7LJDHFaqA
Video hoạt hình, Christina Perri, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=4Oc6PTtcthA
You Raise Me Up – Josh Groban
Bài hát You Raise Me Up (có nghĩa: “Người nâng con lên”) do bộ đôi ban nhạc Secret Garden sáng tác, với phần nhạc của Rolf Løvland còn phần lời của Brendan Graham. Khi được biểu diễn vào đầu năm 2002 bởi Secret Garden và ca sĩ khách mời Brian Kennedy, bài hát không có mấy tiếng vang. Tuy nhiên sau đó bài hát được trên một trăm nghệ sĩ thu âm trong đó có nhạc sĩ–ca sĩ người Mỹ Josh Groban (1981- ), người góp phần phổ biến bài hát vào năm 2003; bản thu của anh trở thành hit ở Mỹ. Ban nhạc người Ireland Westlife giúp phổ biến bài hát này tại Vương quốc Anh hai năm sau đó.
Nội dung bài hát bày tỏ lòng cảm kích khi được nâng đỡ và được hỗ trợ tinh thần. Đó có thể là đứa con được cha mẹ nâng đỡ. Một số trẻ em cất tiếng ca nhằm bày tỏ tâm tình này.
You Raise Me Up – Lời dịch
Khi tôi chán nản và tâm hồn rã rời
Khi gặp vấn nạn và con tim trĩu nặng
Rồi tôi bất động, im lặng đợi chờ
Đến khi người đến và ngồi bên tôi.
Người vực tôi dậy
Để tôi có thể đứng trên núi cao
Người vực tôi dậy, để đi qua biển động
Tôi mạnh mẽ, khi ở trên đôi vai người
Người vực tôi dậy, hơn là tôi có thể tự lực.
Bản ghi âm, Westlife:
https://nhacpro.me/bai-hat/you-raise-me-up-westlife.k3h.html
Video trình diễn sống, Celine Tam, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=ZYsUDCAZwgU
Video trình diễn sống, Chiara, trong chương trình “The Voice Kids”, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=wPdKxC4mkGM
Video trình diễn sống, Jeffrey Li 13 tuổi, trong chương trình “America’s Got Talent”, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=1SUETL-TJNc
Waltzing Matilda – Christina Macpherson & Banjo Paterson
Waltzing Matilda là bài hát do Christina Macpherson (1864-1936) đóng góp phần nhạc và Banjo Paterson (1864-1941) viết ca từ khi hai người gặp nhau năm 1895. Dần dà Waltzing Matilda là bài hát phổ biến nhất của Úc, được thu âm nhiều hơn bất kỳ bài hát nào khác ở nước này.
Tên và ca từ có nhiều tiếng địa phương: “waltzing” có nghĩa đi bộ, “matilda” là tấm chăn bó lại mang trên lưng, đến đêm được trải ra để ngủ; “waltzing matilda” có nghĩa như rày đây mai đó.
Nội dung kể về một anh công nhân thời vụ (swagman), mang theo tấm chăn bó, đang ngồi bên một đầm nước (billabong) dưới cây bạch đàn (coolabah), hát nghêu ngao khi đun nước trong lon thiếc (billy), thì một con cừu (jumbuck) lang thang đến uống nước ở đầm nước. Anh tóm lấy con cừu cho vào bao tải (tucker bag) – phạm tội ăn trộm gia súc mà theo luật thời đó có thể bị treo cổ. Chủ con cừu cùng 3 cảnh sát truy nã. Không muốn bị bắt, anh chàng công nhân nhảy xuống đầm nước.

Nội dung tuy có cái kết buồn nhưng đây được xem là bài ca yêu nước, thậm chí là quốc ca không chính thức của nước Úc. Đúng thật là nhiều người Úc thuộc bài hát này còn hơn là thuộc quốc ca Úc!
Video hoạt hình, Muffin Songs, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=SK0y0vSEsKM
Video trình diễn sống, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu:
https://www.youtube.com/watch?v=7UFmwArST-I
Video trình diễn sống, John Williamson:
https://www.youtube.com/watch?v=PHUcRTvdcbM
We Are The World – USA for Africa
Ngày 28/1/1985, ngay sau lễ trao giải thưởng âm nhạc nước Mỹ AMA năm đó, 44 ngôi sao âm nhạc hội ngộ dưới danh xưng “USA for Africa” để thu âm một bài hát do Lionel Ritchie và Michael Jackson sáng tác. Bài hát We Are the World ra đời như thế nhằm nâng cao ý thức của con người về hiểm họa đói nghèo đang đe dọa Châu Phi. Cùng với hai tác giả của bài hát, những danh ca khác tạo nên một đội hình vô tiền khoáng hậu trong lịch sử âm nhạc.
We Are the World cuối cùng bán được hơn 75 triệu USD tiền lợi nhuận, sau đó được dành tặng cho tổ chức USA for Africa với mục tiêu chống nạn đói nghèo tại Châu Phi.
Cho đến tận ngày hôm nay, tổ chức USA for Africa vẫn còn tồn tại để giúp đỡ cộng đồng Châu Phi. Mới đây nhất, họ tham gia cứu giúp người dân tại Liberia và Sierra Leone trước đại dịch Ebola. Điều đáng kinh ngạc là tiền bản quyền của We Are the World cho tới nay vẫn là nguồn cung tài chính chủ yếu của tổ chức này.
Bài hát nhanh chóng lan tỏa mạnh mẽ nhiều nơi trên thế giới, đến nỗi có lúc người ta có thể nghe giai điệu này khắp hang cùng ngõ hẻm ở nhiều nước.
Lời dịch đoạn đầu
Có lúc chúng ta cần một lời kêu gọi nào đó
khi thế giới phải hòa vào thành một
Có nhiều người đang chết
Ôi, đã đến ra tay giúp cuộc đời này
Đó là món quà lớn lao nhất cho mọi người.
Chúng ta không thể ngày qua ngày giả vờ
rằng ai đó, bằng cách nào đó, sẽ sớm tạo ra thay đổi
Chúng ta đều là một phần trong đại gia đình của Chúa
và thật sự – bạn biết đấy, tình yêu là tất cả những gì chúng ta cần.
Chúng ta là thế giới này, là những trẻ em
là những người tạo nên một ngày tươi sáng hơn
Vì thế chúng ta hãy bắt đầu cho đi
có một chọn lựa mà chúng ta phải nắm bắt.
MV, USA for Africa, 1985
https://www.youtube.com/watch?v=s3wNuru4U0I
Video hoạt hình:
https://www.youtube.com/watch?v=HqjYoUbmAPs
Từ đó đến nay (2020), có nhiều nhóm được thành lập nhằm hát lại bài hát We Are The World, hoặc với mục đích gây quỹ từ thiện hoặc hỗ trợ tinh thần cho nhân viên y tế và bệnh nhân của Covid-19.
Năm 2018, các nghệ sĩ thuộc lĩnh vực sân khấu thành lập nhóm có tên gọi “Broadway United” với sự tham dự của một ca đoàn thiếu nhi cùng nhau thực hiện một phiên bản mới của We Are The World. Mục đích là nhằm kêu gọi sự hàn gắn và đoàn kết trên thế giới.
MV, Broadway United, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=BdnteHS9bnY
Năm 2020, mỗi thành viên của nhóm “The Quarantine Mix, Long Island” trình bày riêng rẽ phần của họ ở nhà rồi gửi video đến người tổ chức để ghép lại thành video hoàn chỉnh. Mục đích là nhằm xoa dịu những nỗi đau khổ do đại dịch Covid-19 gây nên.
MV, The Quarantine Mix, Long Island:
https://www.youtube.com/watch?v=lTK84KEDMW8
What a Wonderful World – Louis Armstrong
What a Wonderful World là bài hát do George David Weiss và Bob Thiele cùng sáng tác, và Louis Armstrong thu âm năm 1967.
Các nhà phê bình âm nhạc cho rằng đây là một trong những bài hát phổ thông đẹp nhất của nền âm nhạc Mỹ. What a Wonderful World đơn giản nói về những điều tốt đẹp quanh ta. Louis hát về việc nhìn thấy những sự kiện làm cho ông mỉm cười, đồng thời cảm khái về những thay đổi theo thời gian khi thấy các em bé khóc, nhìn chúng lớn lên và biết chúng sẽ học được nhiều điều mà ông chưa từng biết.
Weiss cũng nhận cảm hứng qua khả năng của Armstrong trong việc mang những sắc dân đến gần với nhau hơn.
Đơn giản là bài hát tập cho chúng ta yêu cuộc sống quanh ta cho dù cuộc sống này còn nhiều điều không như ý.
Lời dịch
Tôi thấy những cây xanh và những hoa hồng đỏ
Tôi thấy chúng khoe sắc như đang cười vui với ta
Và tôi tự nghĩ, thế giới tuyệt vời làm sao.
Tôi nhìn lên bầu trời xanh với mây trắng
Ngày sáng ơn phước, đêm tối thiêng liêng
Và tôi tự nghĩ, thế giới tuyệt vời làm sao.
Những sắc màu cầu vồng tuyệt đẹp trên bầu trời xanh
cũng rạng rỡ trên gương mặt của những người đi qua
Tôi thấy những người bạn bắt tay chào nhau
Họ nói “Tôi yêu bạn”.
Tôi thấy những em bé đang khóc, tôi nhìn chúng lớn khôn
Chúng sẽ học được nhiều hơn những gì ta từng biết
Và tôi tự nghĩ, thế giới tuyệt vời làm sao.
Vâng, tôi tự nghĩ, thế giới tuyệt vời làm sao.
Các cháu thiếu nhi thử tập hát theo ca từ như hiện ra trên màn hình.
Video âm thanh, Louis Armstrong, với ca từ, 1967:
https://www.youtube.com/watch?v=p-T6aaRV9HY
Video âm thanh, Little Voices, album “Little Voices Sing Classic Pop Songs”, với ca từ, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=vw3o6GQ2xe8
Whatever Will Be Will Be / Que Sera Sera – Doris Day
Ca khúc Whatever Will Be, Will Be hoặc Que Sera Sera được ca sĩ–diễn viên Doris Day trình bày trong phim The Man Who Knew Too Much (1956), trong vai người mẹ nhắn nhủ đứa con rằng hiện giờ đừng lo nghĩ nhiều về tương lai.
Ba đoạn lời bài hát diễn tả cuộc đời từ trẻ thơ thành người lớn, mỗi đoạn hỏi “What will I be?” (Rồi con sẽ ra sao?) hoặc “What lies ahead?” (Chuyện gì sẽ xảy ra?). Người mẹ lặp lại câu trả lời “What will be, will be.” (Chuyện gì đến thì sẽ đến). Ý nghĩa không phải tiêu cực đừng chuẩn bị gì cho tương lai. Cần hiểu ý nghĩa trong bối cảnh câu chuyện: đứa con trai hỏi mẹ “Khi lớn lên con sẽ đẹp trai không? Con sẽ được giàu có không?” Người mẹ trả lời với ý khuyên đứa con trai nên sống lạc quan, vui vẻ với tuổi thơ khi thấy con lo lắng với việc xa vời trong tương lai.
Khác với suy luận của nhiều người, “Que sera sera” không phải là tiếng Tây Ban Nha. Đó là một thể tiếng Anh có từ thế kỷ 16 có nghĩa như “cứ vui lên đi”.
Trích đoạn phim_The Man Who Knew Too Much, Doris Day:
https://www.youtube.com/watch?v=3FKA-3uRdQY
Video âm thanh, Connie Francis:
https://www.youtube.com/watch?v=RoyVtUZHs54
Video trình diễn sống, Ban nhạc André Rieu hòa tấu:
https://www.youtube.com/watch?v=aXVKutuSi8s
Yankee Doodle – dân ca Châu Âu
Yankee Doodle là bài hát phổ biến ở Mỹ từ giữa thế kỷ 18. Riêng giai điệu có từ trước nữa, xuất phát từ những bài dân ca thời Trung cổ ở Châu Âu
Yankee Doodle được chọn là bài hát chính thức của Bang Connecticut.
“Yankee” là tiếng dân dã chỉ người Mỹ, tương tự như cách người Việt gọi trại ra là “Mẽo” mà không có ý gì xấu. “Doodle” là từ xuất xứ trong thế kỷ 17 từ tiếng Đức, có nghĩa như ngố. Tựa bài hát là thế nhưng thật ra không có ý nghĩa xấu, chỉ là để vui đùa.
Bài hát kể việc anh chàng Yankee Doodle giắt một lông vũ trên nón để làm macaroni. Đó không phải là món ăn; macaroni chỉ cách làm đẹp diêm dúa.
Ca từ dành cho thiếu nhi khác hẳn với ca từ gốc.
Mẽo Ngố – Lời Việt: Diệp Minh Tâm (dựa theo ca từ gốc)
Chàng ngố lần đi phố chợ tít xa
Quần sọc vận hoa lá cây cành
Mà sao không thấy buôn bán nơi nao
Phố chợ chật chội làm sao!
Điệp khúc: Nào hát lên: chàng ngố hỡi ngố!
Nào hát vang: ngố gì đâu!
Nào hát lên: chàng ngố hỡi ngố!
Ngố mà sao được thế kia!
Chàng ta tìm ra pháo đại gớm ghê
Nòng to tựa chân gốc phong già
Và khi quay súng nhắm bắn nơi nao
Hai con bò quay lao xao!
Điệp khúc
Một khi chàng nã phát đạn bắn đi
Sừng đong thuốc súng nén chặt vào
Ầm vang như khẩu súng của cha tôi
Vang cả đồng hoang xa xôi!
Điệp khúc
Video hoạt hình, Dave and Ava, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=o_b3HciciLM
Video hoạt hình, HooplaKidz Nursery Rhymes & Kids Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=7XZQZ8KL3as
Video hoạt hình, Muffin Songs:
https://www.youtube.com/watch?v=YOaNz-t-HXM
Kết luận
Trên đây chỉ là một phần nhỏ những ca khúc mà các cháu thiếu nhi nên thưởng thức. Tùy theo ý thích, cháu nào đang học đàn có thể tìm trên mạng bản nốt nhạc (musical sheet) để luyện tập. Rồi khi cô giáo hoặc thầy giáo yêu cầu các em trong lớp trình diễn một tiết mục tùy chọn, các cháu có thể chọn bài ca nào đó ở trên để tập dượt – có thể kèm theo động tác như múa minh họa mà các cháu có thể tự nghĩ ra. Sẽ hay lắm đó!!!
* * *
Ghi chú: Bài này vẫn còn mở, sẽ được cập nhật khi có thêm thông tin.
Tổng hợp: Diệp Minh Tâm – cập nhật tháng 10/2020