Giới thiệu sách của tác giả nước ngoài

Dẫn nhập

Việc chọn lựa những sách đưa vào giới thiệu ở đây là theo cảm nhận cá nhân, có tham khảo một số danh mục sách được bình chọn.

Người giới thiệu thấy tư liệu gì thích hợp thì đưa vào đây mà không thể tìm kiếm tư liệu đầy đủ, chỉ vì không có đủ phương tiện và thời giờ. Vì thế, nội dung về mỗi cuốn sách có thể chỉ là phần nhỏ nhoi liên quan đến cuốn sách đó. Tùy bạn tìm hiểu thêm về cuốn sách bạn quan tâm.

Về việc đánh giá sách, người viết tham khảo Điểm Goodreads. Dĩ nhiên là chỉ có giá trị tham khảo tương đối, bởi vì đôi lúc người viết chấm điểm khác với điểm của Goodreads, được ghi trong hai dấu ngoặc vuông [ ].

Sách được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 5. Theo cảm nhận cá nhân, sách có thể được đánh giá như sau:
từ 4.5 trở lên: tuyệt tác
từ 4.0 đến dưới 4.5: xuất sắc
từ 3.5 đến dưới 4.0: rất hay
từ 3.0 đến dưới 3.5: hay

Trong những phần giới thiệu sách dưới đây, ý kiến của những cá nhân khác nhau được cách biệt bằng dấu * * *, tựa bản dịch được đặt trong dấu ngoặc đơn ( ), điểm số đánh giá theo cảm nhận của riêng tôi được ghi trong dấu ngoặc vuông [  ].

Vì những lý do khác nhau, người giới thiệu không thể ghi nguồn cho bài giới thiệu này – vốn không phải là công trình hàn lâm. Mục đích là nhằm kích thích thú đọc sách: khi bạn biết về nội dung một quyển sách mà bạn thấy quan tâm, thì hẳn bạn sẽ tìm cách đọc quyển sách ấy. Lúc đó, cái tội đạo văn của người giới thiệu hẳn sẽ được dung thứ.

Sách của tác giả nước ngoài

55 days: the fall of South Vietnam (55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ) – Alan Dawson Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Alan Dawson từng là quân nhân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam hai năm. Sau khi giải ngũ, ông trở lại Việt Nam làm phóng viên cho Metromedia, rồi cho UPI. Hai năm cuối cùng ở Việt Nam, ông là trưởng văn phòng UPI ở Saigon.

Vài lời của tác giả:

Quyển sách này viết dựa trên sự việc thật. Cách giải thích sự kiện là của riêng tôi.

Tôi đã tự tiện trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là cách dùng tên. Nhiều người Nam Việt Nam trong phe chiến bại yêu cầu tôi đừng dùng tên thật của họ trong các bản tin sau “ngày giải phóng”. Điều ấy tôi không làm ở đây. Các viên chức và chiến sĩ cộng sản và viên chức cao cấp Sài Gòn đều được ghi bằng tên thật của họ.

Trường hợp tự tiện thứ hai là trong một số hoàn cảnh cần phải cô lại các sự kiện đã diễn ra ở một nơi nào đó và phải cho chúng diễn ra với một nhân vật… Ngoài ra, mọi sự kiện, thời gian đều đúng.

Sẽ có những người trong chính quyền mới ở Nam Việt Nam tức giận về những từ ngữ dùng trong sách. Tôi đã sử dụng cách nói thông thường của báo chí. Tôi biết những từ ngữ như Việt Cộng, cộng sản… làm họ khó chịu. Nhưng đấy là cách mà thế giới hiểu về họ.

1984 – George Orwell Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Bạn ưa thích tìm hiểu về lịch sử hiện đại? Bạn có hứng thú với những tác phẩm về chế độ phát xít và những vấn đề về quyền con người dưới chế độ ấy? Bạn luôn thích tìm đọc những tiểu thuyết giả tưởng? Vậy thì 1984 chính là quyển sách dành cho bạn.

Bằng câu chuyện về cuộc đời của Winston Smith – nhân vật chính trong 1984, tác giả lên án mạnh mẽ chế độ chuyên chế thời ấy. Đồng thời, dự đoán những tác động về mặt xã hội khi nhà nước có quá nhiều quyền kiểm soát cuộc sống của người dân.

* * *

1984 là cuốn tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thuộc thể loại dystopia (dạng sầu bi) xuất bản năm 1949, kể về câu chuyện của một người đàn ông tên Winston Smith. Tác phẩm miêu tả chế độ chuyên chế đang cai trị xã hội và bi kịch của nhân vật chính này do chế độ đó gây ra.

1984 đã được dịch ra hơn 60 thứ tiếng và từng bị xem như là một tác phẩm nguy hiểm về mặt chính trị đối với các chính thể. Liệu rằng bạn là một kẻ thích chạy theo đám đông và đâm đầu một cách mù quáng vào sự hủy hoại hay là một con người có tư duy độc lập?

A brief history of time (Lược sử thời gian) – Stephen Hawking
Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9 [4.2]

Trước khi qua đời ngày 14/3/2018, Hawking là giáo sư toán học của trường Đại học Cambridge, với cương vị mà trước đây Newton, rồi sau này P.A.M Dirac – hai nhà nghiên cứu nổi tiếng về những cái cực lớn và những cái cực nhỏ – đảm nhiệm. Hawking là người kế tục hết sức xứng đáng của họ. Cuốn sách đầu tiên này của Hawking dành cho người không phải là chuyên gia có thể xem là một phần thưởng về nhiều mặt cho công chúng không chuyên. Được bán hơn 10 triện quyển, sách vừa hấp dẫn bởi nội dung phong phú của nó vừa bởi nó cho chúng ta một cái nhìn khái quát qua công trình của chính tác giả sách này. Cuốn sách chứa đựng những khám phá trên những ranh giới của vật lý học, thiên văn học, vũ trụ học và của cả lòng dũng cảm nữa.

A Christmas carol (Giáng Sinh yêu thương) – Charles Dickens Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Đây là tác phẩm đã khiến hàng triệu trái tim rung động vì câu chuyện gần như đúng với tất cả mọi người. Giáng Sinh yêu thương là một câu chuyện kể lấy cảm hứng từ trải nghiệm cuộc đời của tác giả, từ những quan sát trong cuộc sống, từ những ước vọng đẹp cho tương lai. Cũng chính vì thế, sách đã được dịch ra 50 ngôn ngữ.

Giáng Sinh yêu thương vừa mang đến cho độc giả những hình ảnh tươi sáng, vui vẻ, ấm áp và đầy sức sống vừa gợi nhắc lại hình ảnh không thể nào quên của một thời kỳ tăm tối, vô cảm thời. chủ nghĩa tư bản công nghiệp thế kỷ 19. Tác phẩm là là lời nhắc nhở, hướng con người quay về những giá trị tinh thần cao đẹp, sống đúng theo quy luật cuộc đời, quy luật của tình người.

Dù ra đời cách nay hơn một thế kỷ, song những triết lý sống được Charles Dickens gửi gắm qua tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị cho đến ngày nay – khi những giá trị vật chất lấn át những giá trị tinh thần cao đẹp.

A short history of nearly everything (Lược sử vạn vật) – William McGuire “Bill” Bryson Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Cuốn sách phổ biến khoa học trình bày một cách ngắn gọn lịch sử nghiên cứu khoa học tự nhiên, những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên chính: vật lý, hóa học, sinh học, địa chất, thiên văn… với nhiều tên tuổi, giai thoại và sự thật.Với sách này, người đọc sẽ biết được những giới hạn trong tri thức của con người về vũ trụ và cả về chính trái đất.

Đây là sách khoa học phổ thông bán chạy nhất nước Anh năm 2005 với hơn 300.000 bản in. Nhà phê bình người Anh, Craig Brown thậm chí nhận xét rằng tác phẩm này xứng đáng bán được 500.000.000.000 cuốn (theo cách nói của chính Bryson, “bằng với số proton có trong một dấu chấm câu”).

A tale of two cities – Charles Dickens Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Cuốn tiểu thuyết lịch sử lấy bối cảnh ở Anh và Pháp trước và trong suốt cuộc cách mạng Pháp. Câu chuyện mô tả hoàn cảnh khốn khổ của giai cấp vô sản dưới sự áp bức của tầng lớp quý tộc Pháp.

Cuốn tiểu thuyết cũng khắc họa cuộc sống của nhiều nhà cách mạng, trong đó nổi bật nhất là Charles Darnay, một quý tộc Pháp và Sydney Carton, một luật sư Anh. Dickens phối câu chuyện của mình với các nhân vật điển hình như Madame Defarge độc ác và người phụ nữ Lucie Manette nhẹ nhàng, luôn tôn kính cha mình và chàng trai Carton Sydney can đảm, người luôn sẵn sàng hy sinh tình yêu cho một người phụ nữ không bao giờ thuộc về ông.

Abhidhamma in daily life (Đạo Phật trong đời sống hàng ngày) – Nina Van Gorkom Điểm đánh giá của Goodreads: không tính (chỉ có 8 người đánh giá)

Sách rất thực tiễn và hữu dụng trong đời sống. Nội dung được trình bày theo dạng giáo trình giảng dạy nên người đọc dễ tiếp thu và dễ nhớ, vì mỗi chủ đề tác giả có đặt những câu hỏi để người đọc ôn lại những điều đã biết. Ðọc tác phẩm này chúng ta thấy tác giả đọc hiểu Tam tạng lẫn Chú giải Pàli rất sâu nên khi viết tác giả dẫn chứng nhiều nguồn tài liệu kinh điển rất quý giá theo từng chủ đề.

Alf layla wa-layla (Nghìn lẻ một đêm) – [vô danh] Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Đây là bộ sưu tập các truyện dân gian Trung Đông và Nam Á được biên soạn bằng tiếng Ả Rập trong thời đại hoàng kim Hồi giáo. Tác phẩm này được sưu tập qua nhiều thế kỷ bởi nhiều tác giả, dịch giả và học giả khắp Tây Á, Trung Á, Nam Á và Bắc Phi. Bản thân các câu truyện được truy tìm nguồn gốc ngược về nền văn chương và truyện kể dân gian Ả Rập, Ba Tư, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Do Thái và Ai Cập. Đặc biệt, nhiều truyện ban đầu là truyện dân gian từ thời đại Khalifah, trong khi đó một số truyện khác, đặc biệt là truyện nền, phần lớn có thể đã được lấy từ tác phẩm văn chương Ba Tư là Hazār afsān (Ba Tư: هزار افسان‎, Nghĩa là: Một ngàn truyện) mà đến lượt chúng lại dựa một phần vào những yếu tố Ấn Độ.

Alibaba 2

Một số truyện kể được xem là rất có liên quan đến Nghìn lẻ một đêm – đặc biệt là Aladdin và cây đèn thầnAli Baba và bốn mươi tên cướp, và Thủy thủ Sinbad – lại không phải là một phần của Nghìn lẻ một đêm trong phiên bản nguyên thủy bằng tiếng Ả Rập. Chúng được Antoine Galland và các dịch giả Châu Âu đưa vào bộ truyện.

An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations – Adam Smith Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Tác phẩm kinh điển của kinh tế chính trị do Adam Smith viết và xuất bản lần đầu năm 1776. Tác phẩm này có tầm vóc bách khoa, không chỉ bàn về bộ môn kinh tế học. Có nhà phê bình gọi tác phẩm là “Bộ sách lịch sử và phê bình nền văn minh của cả châu Âu”.

Bắt đầu tác phẩm bằng phân thảo luận về cách phân công lao động, tác giả cứu xét nguồn gốc và công dụng của tiền tệ, giá cả của các loại hàng hóa, tiền công của lao động, lợi nhuận, địa tô, giá trị của bạc, sự phân biệt giữa lao động sản xuất và lao động phi sản xuất.

Kế tiếp là phần trình bày sự phát triển kinh tế của châu Âu kể từ khi Đế quốc La Mã sụp đổ, các phân tích và phê bình chính sách thương mại và thuộc địa của các quốc gia châu Âu, lợi tức quốc gia, các phương pháp quốc phòng và điều hành luật pháp của các xã hội sơ khai, nguồn gốc và sự phát triển của các đạo quân tại châu Âu, lịch sử giáo dục vào thời trung cổ, sự phát triển các món nợ công và cuối cùng là việc cứu xét các nguyên tắc thuế vụ và hệ thống thu ngân sách.

Tại phần V của bộ sách, Adam Smith phác họa bốn giai đoạn chính của cách tổ chức xã hội: thời kỳ nguyên thủy gồm những người thợ săn thô sơ, thời kỳ nông nghiệp du mục, thời kỳ canh tác phong kiến, và thời kỳ phụ thuộc lẫn nhau về thương mại. Đi kèm với mỗi thời kỳ là các thể chế thích hợp với các nhu cầu của thời ấy.

Anne of green gables (Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh) – L.M. Montgomery Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Tác phẩm là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Canada và là tập đầu tiên của loạt truyện. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1908 và được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ, đưa tên tuổi của L.M. Montgomery nổi tiếng khắp thế giới, trở thành một trong những nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất.

Anne of green gables 2

Câu chuyện kể về hai anh em Matthew và Marilla Cuthbert xin trại trẻ mồ côi một bé trai khoảng 11 tuổi để nuôi cũng như có thể phụ giúp công việc ở nông trại. Không may thay, một sự nhầm lẫn đã xảy ra, cả hai ngỡ ngàng khi bước ra khỏi tàu là một bé gái tinh nghịch và lắm mồm. Sau đó là chuỗi ngày cả hai phải ra sức nuôi dạy cô bé nên người.

Không hề có những tình tiết li kỳ, hấp dẫn, câu chuyện dẫn dắt người đọc vào những câu chuyện êm đềm và bình dị của vùng quê yên bình, với những người nông dân tốt bụng và giàu lòng thương người. Đôi khi độc giả sẽ bất ngờ với những xáo trộn mà cô bé gây ra tại nông trại, cũng như cảm động với những lãng mạn và tình thương dạt dào của cô bé đối với mọi người xung quanh.

Animal farm (Trại súc vật) – George Orwell Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Một tiểu thuyết trào phúng chỉ trích sự tha hóa của giới lãnh đạo chính trị.

Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới và thường xuyên được tái bản. Tạp chí Time chọn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005); nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996 và cũng có mặt trong Những sách hay của thế giới phương Tây.

* * *

Có những người cho rằng George Orwell dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực ra không phải vậy, tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình. Orwell nói rằng tác phẩm của ông không ám chỉ bất cứ quốc gia hoặc hệ thống chính trị nào, những gì tác phẩm mô tả có thể xảy ra ở mọi nơi tại mọi quốc gia, trong mọi giai đoạn lịch sử.

À la recherche du temps perdu (Đi tìm thời gian đã mất) – Marcel Proust Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Bộ tiểu thuyết hiện đại 7 phần này được viết trong hơn 50 năm, làm nên một câu truyện hồi ký của nhân vật chính. Nhiều nhân vật trong tiểu thuyết được lấy hình mẫu từ chính những người quen biết của tác giả ngoài đời thật.

Trên hành trình của nhân vật chính để trở thành nhà văn, truyện dẫn dắt người đọc qua những ký ức đầy sống động trong cảm giác về cuộc sống xung quanh, qua những nỗi sợ hãi và lo âu của tác giả khi dần trở nên lãnh cảm với chính những con người thân thương, qua những suy nghĩ về nghệ thuật mang ý nghĩa đời sống, và qua những cuộc tình đồng giới.

Lối viết hiện thực rất chi tiết, gợi cảm của tác giả làm nhiều nhà văn phải thốt lên khao khát có được tài năng xuất chúng như vậy.

Bare feet, iron will (Chân trần, chí thép) – James G. Zumwalt Điểm đánh giá của Goodreads: 4,4

James Zumwalt là cựu Trung tá Thủy quân Lục chiến từng chiến đấu tại Việt Nam.

Chan tran chi thep 5

Năm 1994, lần đầu tiên ông cùng cha mình – Đô đốc Zumwalt –  trở lại Việt Nam trong một chuyến đi nằm trong nỗ lực tìm hiểu tác hại của Chất độc Cam lên sức khỏe con người. Chính từ chuyến đi ấy, ông Zumwalt được tiếp xúc với nhiều vị tướng lĩnh cấp cao, các cựu quân nhân từng tham gia cuộc chiến chống Mỹ cũng như những người dân thường. Sau chuyến đi này, ông còn trở lại Việt Nam nhiều lần nữa. Mỗi một chuyến đi, mỗi một cuộc gặp cho ông một cái nhìn mới, một nhận thức mới về đất nước và con người ở đây. Khi hiểu biết đơm mầm, lòng thù hận âm ỉ bấy lâu tan biến, thay vào đó là sự thông cảm, sẻ chia, và trên hết là lòng khâm phục đối với những người từng ở bên kia chiến tuyến – mà giờ đây ông coi là bạn bè.

Các cuộc tiếp xúc cũng giúp ông nhìn nhận: “Trong Chiến tranh Việt Nam, người Mỹ dựa vào sức mạnh công nghệ vũ khí vượt trội; người Việt Nam phải dựa vào những thứ khác. Họ quay về truyền thống của mình – đó là truyền thống chống ngoại xâm có từ ngàn đời, khi đất nước liên tục bị xâm lăng…”

* * *

Một nhà phê bình sách người Mỹ có nhận xét là tác giả quá cả tin nơi những gì phía Việt Nam nói, rồi đưa vào sách nguyên văn thông tin như thế. Lấy ví dụ, tác giả ghi 41 máy bay bị bắn hạ trong một cuộc oanh kích một cây cầu ở Thanh Hóa. Nếu quả thực Hải quân Mỹ mất 41 máy bay chỉ trong một cuộc oanh kích thì tin tức hẳn đã loan truyền khắp thế giới chứ không thể che giấu được, và phía Mỹ hẳn đã có biện pháp tích cực đối với sự kiện khủng khiếp này, chẳng hạn dừng tất cả phi vụ oanh kích để điều tra tìm hiểu nguyên nhân mà khắc phục. Không có việc dừng oanh kích, không có cuộc điều tra nào, bởi vì không có việc mất 41 máy bay. Một ví dụ khác là tác giả thường lặp lại đây đó trong sách rằng người Việt không mang hận thù đối với các phi công Mỹ bị bắn hạ. Nhiều cựu tù binh phi công sau này kể lại cách đối xử đầy hận thù đối với họ. Cuốn sách cũng thường chỉ ra rằng chiến binh Cộng sản chiến đấu một cách can trường và khôn lanh, trong khi người Mỹ thì ngờ nghệch. Thật ra, từng cá nhân binh sĩ Mỹ không ngờ nghệch. Người Mỹ nêu ra sự kiện là chỉ một phần nhỏ dân Mỹ chiến đấu tích cực trong khi toàn miền Bắc được huy động tổng lực nhằm đạt kết quả cuối cùng, và điều này tạo nên sự khác biệt.

Vì thế, khi viết lại nguyên trạng những gì phía Việt Nam kể lại mà thiếu kiểm chứng, sách xóa mờ phần nào sự thật.

Cho dù có những khuyết điểm, người Mỹ nói chung vẫn cho rằng sách là tư liệu đáng được nghiên cứu, nhằm rút tỉa những bài học.

Biruma no tategoto (Cây đàn Miến Điện, Cây đàn hạc Miến Điện) – Takeyama Michio Điểm đánh giá của Goodreads: 3.6 [4.0]

Đây là một câu chuyện cảm động ghi những sinh hoạt của một đại đội binh sĩ Nhật Bản trong rừng nhiệt đới Miến Điện khi họ khám phá thấy rằng những thử thách trong chiến tranh còn cam go, gian khổ nhiều hơn là đương đầu với quân thù. Khí hậu không hợp, đất đai xa lạ, dân chúng khác biệt,tập quán đặc thù, cuộc vật lộn tục để chế ngự lòng nhớ quê hương và những cảm xúc do chiến tranh tạo nên đã biến một người bạn thân thiết thành một người xa lạ – tất cả đã kết hợp lại thành một cầu chuyện hấp dẫn, sinh động.

Cây đàn Miến Điện là một câu chuyện về Thế chiến 2; tuy nhiên, chủ đề của nó là chủ đề muôn thuở. Nhờ thế, với tình tiết hấp dẫn, lối kể hiện thực và lời văn đơn giản, kể từ khi ra đời, tác phẩm này đã lôi cuốn, thỏa mãn không biết bao nhiêu độc giả mà nói, ở trong cũng như ở ngoài nước. Ấy là chưa kể sự kiện nó đã được đưa lên màn ảnh và sân khấu.

* * *

Như tác giả quan niệm: chính vì thế hệ trẻ của dân tộc Phù Tang mà ông viết truyện này. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, sau khi xuất bản, tập truyện trở nên phổ thông ngay cả trong đám người lớn và được dịch sang tiếng Anh.

Bề mặt, Cây đàn Miến Điện hấp dẫn, ly kỳ, kể chuyện những người thanh niên thường dân biến thành lính tráng, dấn thân vào một cuộc chiến mà họ không hiểu rõ hoàn toàn, rồi phải trải qua bao nhiêu gian truân, bi đát, não nề.

Trong tập truyện chẳng thiếu yếu tố phiêu lưu, bi đát và hài hước – cả ba kết lại tạo thành một truyện chiến tranh đặc sắc. Song lẽ, như tác giả đã nói, ông hy vọng độc giả sẽ không bắt gặp một truyện chiến tranh phiêu lưu nào khác nữa ở Miến Điện.

* * *

Bản dịch đầu tiên có tựa Cây đàn Miến Điện do Đỗ Khánh Hoan dịch theo bản tiếng Anh Harp of Burma, và nhà Sáng Tạo xuất bản tại Saigon vào năm 1972. Ông là một Giáo sư gảng dạy tại Đại học Văn khoa Saigon trước năm 1975, chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử Văn chương Anh – Mỹ. Ông cũng dịch nhiều thơ của nhà thơ Ấn Độ R. Tagore.

Bridget Jone’s diary (Nhật ký tiểu thư Jone) – Helen Fielding Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Phụ nữ độc thân ngoài 30 với những trăn trở về cuộc sống hiện tại, luôn bị mọi người chê cười vì diện mạo của mình. Cô quyết tâm lấy lại vóc dáng cũng như đối mặt với những đàm tiếu, dị nghị và cười chê của mọi người xung quanh. Trong hành trình tìm lại chính mình, tìm lại lẽ sống, cô đã vướng vào chuyện tình tay ba với 2 chàng trai.

Xuyên suốt hành trình khám phá bản thân và chinh phục người bạn trai của đời mình là những bài học triết lý cùng với những tình huống hài hước, đầy hóm hỉnh, mang đến cho độc giả những giây phút thư giãn thoải mái.

Brief einer unbekannten (Bức thư của người đàn bà không quen) – Stefan Zweig Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Đây là truyện vừa, được viết dưới dạng một lá thư của một người phụ nữ gửi cho nhà văn R., người mà cô si mê suốt cả cuộc đời trong tình yêu đơn phương. Sự si mê của người đàn bà từ lúc là thiếu nữ đến lúc trải qua thăng trầm của đời đối với nhân vật nhà văn vốn không hề nhận ra cô dường như quá cực đoan. Nhưng đó chính là điểm mạnh của Zweig khi khai thác tận cùng chiều sâu tâm lý phụ nữ và lòng khao khát yêu thương của họ.

Catch-22 (Bẫy-22) – Joseph Heller Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Cuốn tiểu thuyết kể về một phi công của không quân Ý trong Thế chiến 2. Để không phải bay, anh phải chứng minh mình bị điên. Catch-22 thể hiện sự bất lực của con người trong chiến tranh.

* * *

Catch-22 tạo nên sự khác biệt với các quyển sách khác viết cùng đề tài chiến tranh. Điểm riêng biệt đó ở chỗ Joseph Heller không ca ngợi những người lính hay biểu dương lòng dũng cảm của họ. Ngược lại, ông đứng từ một góc độ khác để châm biếm và mỉa mai tính chất của chiến tranh: sự điên loạn. Catch-22 được xem là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Chicken soup for the soul (Chia sẻ tâm hồn và quà tặng cuộc sống) – Jack Canfield & Mark Victor Hansen Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Đây là những câu chuyện nổi tiếng đang được lưu truyền trên Internet, từng được nhiều người trên thế giới và bạn trẻ Việt Nam chuyền tay nhau, gửi qua mail như một sự chia sẻ tinh thần, truyền cảm hứng hay động viên nhau trong những lúc khó khăn của cuộc sống…

Chicken soup for the soul trở thành một thương hiệu lớn có giá trị không chỉ về mặt thương mại mà còn ở tính nhân văn cao đẹp. Những câu chuyện về tình yêu thương, về sự quan tâm của cha mẹ, về sự trải nghiệm khám phá và học hỏi trong bộ sách này sẽ khơi dậy khát vọng trong bạn, thôi thúc bạn dang rộng cánh tay chia sẻ đầy yêu thương với bạn bè và người thân, sẽ là niềm an ủi, xoa dịu những khi bạn căng thẳng tinh thần, sẽ làm bạn bừng sáng với những thời khắc của sự vượt lên chính mình và thức tỉnh cảm nhận. Chúng sẽ khuyến khích bạn kiên trì nuôi dưỡng, dám sống với ước mơ, sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thử thách mà bạn chắc chắn sẽ gặp phải trên cuộc hành trình biến ước mơ thành hiện thực. Mỗi câu chuyện là một thông điệp có thể hàn gắn vết thương, làm thay đổi suy nghĩ, tâm hồn và đôi lúc, cả cuộc đời bạn.”

Thông qua những câu chuyện, bạn có thể tìm lại chính mình, có thêm niềm tin, nghị lực để thực hiện những ước mơ, khát vọng, biết chia sẻ và đồng cảm với nỗi đau của những người xung quanh, cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. Đó chính là điều giúp cho bộ Chicken soup for the soul tồn tại mãi với thời gian và trong lòng người.

Cien años de soledad (Trăm năm cô đơn) – Gabriel Garcia Marquez Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Cho đến nay, tác phẩm được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ. Tác phẩm được tặng giải Chianchiano của Ý, được Pháp công nhận là sách hay nhất trong năm và được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một trong 12 sách hay nhất trong thập niên 1960. Đây được coi là một kiệt tác của Gabriel Garcia Marquez

Tác phẩm nhận giải Nobel năm 1982 bởi bút pháp nghệ thuật độc đáo, mới mẻ cùng những triết lý nhân sinh cao cả được gởi gắm tới độc giả.

Tác phẩm kể về câu chuyện loạn luân của một dòng họ ở ngôi làng “huyền thoại” – ngôi làng Macondo. Ngôi làng được dựng lên một cách sống động với bút pháp “hiện thực huyền ảo”, là nơi mà không một ai sống quá 30 tuổi. Những người nơi đây thuộc cùng một dòng họ nhưng lại yêu nhau, cưới nhau và sinh con. Những nỗi ám ảnh về tội loạn luân cứ chập chờn trong tâm trí họ, dẫn họ đến nỗi cô đơn cùng cực. Họ cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, trong chính gia đình mình, để rồi họ thấy thật lạc lõng và cách li khỏi xã hội.

Câu chuyện là triết lý nhân sinh cao cả mà Gabriel Garcia Marquez muốn gởi gắm tới chúng ta: dù trong xã hội nào, mà con người bị khuất phục trước thiên nhiên, không thể chống lại thiên nhiên đều sẽ bị vùi lấp theo thời gian.

* * *

Trăm năm cô đơn phản ánh sự ích kỷ và hậu quả khi bản chất của con người bị tha hóa. Như cái tên của mình, xuyên suốt cả quyển tiểu thuyết là một sự cô đơn đến ám ảnh.

Dù vậy, quyển sách truyền đi một thông điệp mang đậm ý nghĩa nhân văn: Tình yêu chính là phương pháp chữa lành sự cô đơn. Có lẽ vì điều đó mà Trăm năm cô đơn trở thành một trong những áng văn chương đẹp nhất, có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Cosmos (Vũ trụ) – Carl Sagan Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4

Đây là một sách phổ biến khoa học của nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Carl Sagan. Sách gồm 13 chương, cũng tương đương với 13 phần trong chuỗi chương trình được phát triển đồng thời với vũ trụ.

Một trong những mục đích chính để Sagan tạo ra sách và chuỗi chương trình này là nhằm giải thích những kiến thức khoa học phức tạp một cách dễ hiểu nhất cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu. Cuốn sách đứng 50 tuần trong danh sách best-sellers trên tờ Publishers Weekly, 70 tuần trên danh sách best-sellers của tờ báo New York Times và trở thành sách khoa học bán chạy nhất lúc bấy giờ.

Năm 1981, sách được trao tặng giải Hugo cho thể loại sách phi viễn tưởng hay nhất.

Cry, the beloved country (Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu) – Alan Paton Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Tác phẩm kể về nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Nhân vật chính là một mục sư da đen nghèo lên đô thị tìm lại những người thân thất lạc. Chính ở nơi đô hội này, ông chứng kiến những giá trị mới, những cách tân mạnh mẽ của xã hội da trắng ảnh hưởng đến chế độ thị tộc truyền thống. Có những điều mới tốt đẹp song cũng không ít thứ làm mục rỗng cuộc sống.

Cry the beloved country

Câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản đi, những câu ngắn, những câu đối thoại bỏ lửng, những hình ảnh sắc nhưng vỡ vụn, rời rạc. Hầu hết mọi thứ được kể qua cái nhìn của nhân vật chính, ông mục sư da đen, vì vậy ta có thể cảm nhận rõ ràng sự hoang mang của ông, sự lo lắng, sự bối rối bên trong con người ông – một người da đen có chút ít học thức và biết giữ gìn chân giá trị – trước một xã hội xô bồ, hỗn loạn.

Có thể cảm nhận giữa những nỗi nhiễu nhương tất yếu khi xảy ra va chạm văn hóa thì vẫn luôn có những thứ không bao giờ có thể bị mất đi. Đó chính là tính nhân bản. Các nhân vật của Alan Paton đều rất người, họ đều có những dục vọng riêng, những toan tính, những nỗi sợ, những bí mật thầm kín. Và chỉ những kẻ đánh mất đi tình yêu thương trong lòng mới bị cơn sóng thời đại cuốn trôi, còn những ai giữ gìn được giá trị ấy thì đến phút cuối cùng, dù dưới bầu trời vẫn vũ mây đen áp bức, họ vẫn sống. Rồi một ngày kia, chính tình yêu thương đó sẽ giúp họ giải phóng quê hương, giải phóng cho chính số phận của mình.

Cuore (Những tấm lòng cao cả; Tâm hồn cao thượng) – Edmondo de Amicis Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Lấy bối cảnh nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước, cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1886 và nhanh chóng trở thành một hiện tượng xuất bản ngay lập tức.

Tác phẩm được viết theo hình thức nhật ký của cậu bé Enico Bottini. Gia đình cậu thuộc tầng lớp trung lưu trong khi nhiều bạn học khác lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Enico sống trong tình yêu thương vô bờ của cha mẹ, được học điều hay lẽ phải từ người thầy giáo tuyệt vời hay có những người bạn hết lòng vì tình bạn.

Tác phẩm là hàng loạt câu chuyện nhẹ nhàng về tình bạn, tình thầy trò, tình cảm gia đình,…hay sự chân trọng con người với nhau không phân biệt giai cấp sang hèn… Hàng loạt mẩu chuyện nhỏ hiện về qua lời kể của cậu bé Enico.

Der process (Vụ án) – Franz Kafka Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Vụ án là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Kafka. Câu chuyện kể về người đàn ông bị bắt giữ và truy tố, quyền lực khả dụng và bản năng tội phạm không được bộc lộ cho chính bản thân ông ta cũng như những độc giả. Đó là sự minh họa rất sống động về một cơn ác mộng mà một người đàn ông không quyền thế trải nghiệm về chế độ quan liêu và sự bất công.

Tiểu thuyết của Kafka hầu hết đều không được hoàn thiện và cuốn Vụ án cũng vậy, nó không có chương kết của câu chuyện. Cuốn tiểu thuyết chứa đựng đầy mâu thuẫn và sự gián đoạn trong lối tường thuật, cũng như sự chênh lệch về thời gian. Kafka được những nhà phê bình văn học đánh giá là một trong những tác giả có sức ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Don Quixote (Don Quixote) – Miguel de Cervantes Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Đây là một trong những tiểu thuyết viết sớm nhất bằng ngôn ngữ châu Âu hiện đại và có thể cho đó là tác phẩm gây ảnh hưởng và điển hình nhất trong danh sách các tác phẩm của văn học Tây Ban Nha. Don Quixote được coi là một trong số ít tác phẩm có nhiều người đọc nhất trong văn học phương Tây. Một cuộc điều tra năm 2002 do Viện Nobel Na Uy tiến hành cho thấy đây là tiểu thuyết hay nhất trong mọi thời đại.

Don Quixote, tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại, được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và được tái bản nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, chỉ sau Kinh Thánh.

Dōngzhōu lièguó zhì (Đông Chu liệt quốc) – Phùng Mộng Long Điểm đánh giá của Goodreads: không có [4.2]

Đông Chu liệt quốc chí, thường được gọi Đông Chu liệt quốc, là tiểu thuyết lịch sử gồm 108 hồi được Sái Nguyên Phóng thời Thanh cải biên từ Tân liệt quốc chí khoảng trên 700.000 chữ của Phùng Mộng Long thời Minh mạt. Phùng Mộng Long căn cứ chủ yếu vào các sách Tả truyện và Quốc ngữ của Tả Khâu Minh và sách Sử ký của Tư Mã Thiên, có tham khảo thêm các sách Công dương truyệnChiến quốc sách và hơn mười bộ sử khác nữa, để biên soạn Đông Chu liệt quốc.

Đông Chu liệt quốc đề cập đến thời kỳ lịch sử rất dài, khoảng hơn 500 năm (770–221 TCN) của Trung Quốc, bắt đầu từ đời Chu Tuyên Vương cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Sử sách cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Chu, được chia làm hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc. Trong lịch sử Trung Hoa đây là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến đến tập quyền. Đông Chu liệt quốc là bộ sách rất hay, trong truyện không những đề cập đến các mốc lịch sử rất dài đồng thời cũng mô tả nhiều nhân vật nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa, từ các bậc anh hùng như Tín Lăng Quân, Lạn Tương Như, Ngô Khởi, Ngũ Tử Tư…, đến các nhà quân sự lỗi lạc như Tôn Tử, Phạm Lãi, Tôn Tẫn…, và các nhà chính trị–tư tưởng lớn như Khổng Tử, Quản Trọng…

Truyện lịch sử, quân sự này ngay từ khi vừa ra mắt nhận được sự chú ý và ủng hộ của đông đảo bạn đọc. Vốn dĩ tưởng là những đoạn văn khô khan, nhưng dưới ngòi bút của tác giả Phùng Mộng Long lại trở nên sống động, gần gũi.

Tư tưởng toát ra trong suốt bộ tiểu thuyết này là tư tưởng “dân bản” của nhà nho : dân là gốc của nước, là sức mạnh của nước; không phải vũ lực quyết định sự thành công hay sự thất bại mà chính là lòng dân. Trong truyện, những bậc anh hùng cứu nước (Huyền Cao, Tín Lăng quân, Lạn Tương Như, v.v… ) những nhà trí thức chính trực (Đổng Hồ, Lỗ Trọng Liên, v.v… ); những người chấp chính có nhiệt tình với dân với nước (Quản Trọng, Tử Văn, Tôn Thúc Ngao,v.v… ) đều được tác giả nhiệt liệt ca ngợi và đề cao.

Mặt khác, tác giả miêu tả không dè dặt, không nể nang, cái bản chất xấu xa, bỉ ổi của giai cấp thống trị. Những mâu thuẫn sâu sắc giữa các tập đoàn thống trị, sự tranh giành quyền lợi giữa các cá nhân, gây nên vô số những cuộc chính biến và những cuộc tàn sát trong hơn bốn thế kỷ. Cũng không sao nói hết được sự dâm loạn vô sỉ ở chốn cung đình: quan hệ nam nữ bậy bạ giữa anh em ruột, giữa bố chồng và nàng dâu, con chồng và thứ mẫu, v.v….

East of Eden (Phía đông Vườn Địa đàng) – John Steinbeck Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4

Đây là câu chuyện của những người Mỹ, khoảng những năm từ nửa cuối thế kỷ trước đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tác giả cho nó diễn ra ở chính quê hương mình. Tiểu thuyết được xuất bản năm 1952. Có thể là nhà văn thai nghén nó trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng cuộc “người tàn sát người” khủng khiếp ấy làm cho Steinbeck băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về bản chất của con người và cố tìm ra lời đáp? Phía đông vườn Địa đàng là cuốn truyện về con người. Nhân vật trung tâm mang tên Adam, con người đầu tiên của nhân loại. Với nó nhà văn muốn đặt cơ sở cho một chủ nghĩa nhân đạo hữu hiệu. Steinbeck khẳng định niềm tin vào con người, vào cuộc sống, nhưng không phải một niềm tin lý tưởng hóa. Niềm tin ấy phải là cái cây đứng chắc, bắt rễ sâu vào miếng đất thực tế có cả đất màu mỡ lẫn sỏi đá, biết tránh sỏi đá, hút màu mỡ mà sinh trái ngọt.

Tuy xuất bản rất nhiều tác phẩm từ xã hội đến hoạt kê qua tình cảm, John Steinbeck tuyên bố rằng East of Eden là tác phẩm quan trọng nhất của ông. Quan điểm đó cũng được nhiều nhà phê bình đồng ý. Sau ngày xuất bản East of Eden cho đến khi ông được trao tặng giải Nobel về Văn Chương năm 1962, không có tác phẩm nào quan trọng hơn tác phẩm này.

East of Eden đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

Einstein: His life and universe (Einstein: Cuộc đời và vũ trụ) – Walter Isaacson Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Sách viết dưới dạng tiểu sử, dựa trên nhiều nguồn dữ liệu về Einstein, tái hiện chân dung thiên tài vật lý từ những năm tháng ấu thơ đến khi từ giã cuộc đời. Sách cũng kể chuyện đời tư của Einstein, và những bất lực của Einstein trong công việc khoa học. Cuối sách, Isaacson hé lộ câu chuyện ly kỳ về bộ não của Einstein.

Albert-Einstein 3

Đây được xem là cuốn tiểu sử đầy đủ về nhà thiên tài vật lý từ trước đến nay. Sách trở thành best-seller của The New York Times, luôn nằm trong top bán chạy nhất. Cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng và được in 68 phiên bản sách giấy.

Isaacson thừa nhận Einstein là nhân vật rất khó khắc họa – một con người phi thường sống dưới lớp vỏ bình dân, cá tính phức tạp, đời tư và quan điểm sống tách biệt với thời đại. Tác giả Isaacson còn phải tự trang bị kiến thức khoa học để hiểu hết những tư liệu về Einstein.

Walter Isaacson sinh năm 1952, là một nhà văn, nhà báo người Mỹ, từng là chủ tịch của CNN và tổng biên tập tạp chí Time. Isaacson được xem là chuyên gia viết tiểu sử hàng đầu nước Mỹ, với các tác phẩm về cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, cựu tổng thống Mỹ Franklin, Steve Jobs…

Exodus (Về miền đất hứa) – Leon Uris Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Cuốn sách kể về lịch sử vùng đất Palestine từ cuối thế kỷ 19 cho đến năm 1948 khi nhà nước Do Thái thành lập. Để lấy tư tiệu cho sách này, Uris phải thực hiện hàng ngàn cuộc phỏng vấn, trong đó có rất nhiều nhân vật chính khách nổi tiếng. Exodus trở thành một best-seller tầm cỡ quốc tế, bán được hàng chục triệu bản trên toàn thế giới.

God’s Playground: A history of Poland (Sân chơi của Chúa: Lịch sử Ba Lan) – Norman Davies Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Tác giả chú ý đến những khía cạnh thực tiễn về cấu trúc và dàn bài. Các chương đều có phần trình bày theo chủ đề và niên biên. Sau những phần trình bày về phương pháp viết sử, địa lý sử học và những vương triều Ba Lan trước năm 1572, bộ sách được chia ra hai tập phân cách nhau bởi điểm mốc là năm 1795.

San choi cua chua

Tập đầu, có tựa The life and death of the Polish–Lithuanian Republic (Sự sống và cái chết của Cộng hòa Ba Lan-Lietuva), trình bày lịch sử Cộng hòa Ba Lan-Lietuva từ lúc khởi đầu năm 1569 cho đến lúc sụp đổ khi cuộc Phân chia Ba Lan thứ Ba xảy ra.

Tập thứ hai có tựa The growth of the modern nation (Sự vươn mình của quốc gia thời hiện đại) trình bày những nỗ lực nhằm xây dựng một quốc gia từ những mảnh vụn của nền Cộng hòa xưa cũ và tái lập một thể thức chủ quyền quốc gia. Giai đoạn này kéo dài từ cuộc Phân chia Ba Lan thứ Ba cho đến cuối Thế chiến thứ Hai năm 1945, khi sự hiện diện của một đất nước dân tộc Ba Lan cuối cùng được công nhận.

Mỗi tập có các chương trình bày những chủ đề tôn giáo, xã hội, hiến pháp và ngoại giao, tiếp theo là những chương tường thuật sự kiện. Kết hợp nhau, các chương trình bày những mối tương quan phức tạp cùng những phản ứng lộn xộn của cuộc sống công quyền và xã hội. Chương cuối rà soát những sự kiện trong Cộng hòa Nhân dân Ba Lan vào những năm sau Thế chiến thứ Hai.

Gone with the wind (Cuốn theo chiều gió) – Margaret Mitchell Điểm đánh giá của Goodreads: 4,3

Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến cực kỳ khốc liệt giữa Bắc và Nam Mỹ, Cuốn theo chiều gió có cốt truyện rõ ràng, tối ưu, dễ hiểu, khắc họa một cách tài tình tâm trạng, tính cách và thân phận của nhiều tầng lớp người trong chiến tranh và thời hậu chiến. Nhân vật chính của tiểu thuyết là cô gái Scarlett O’hara cùng với chàng trai Rhett Butler trở thành cặp nhân vật điển hình, thuộc loại thành công nhất trong văn học Hoa Kỳ.

Cuốn theo chiều gió mang sức hấp dẫn mãnh liệt đến người trẻ tại Mỹ cũng như bạn trẻ toàn thế giới vì đây là cuốn tiểu thuyết tình yêu đặc sắc. Lạ kỳ thay, trong chiến tranh và các năm hậu chiến rất gian khổ, tình yêu lại luôn luôn chói ngời, nó trở nên là điểm tựa vững chắc giúp cho con người vượt qua chết chóc, đói khổ và sự hèn hạ… Không chỉ mang tình yêu lứa đôi, Cuốn theo chiều gió còn là bài ca của tình yêu quê hương đất nước, tình tương thân tương ái.

Great expectations (Những kỳ vọng lớn lao) – Charles Dickens Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Đây là một tác phẩm kinh điển nói về những dự đoán, các khả năng chắc chắn xảy ra và những triển vọng lớn lao.

Vì sao ta nên thực sự đọc tác phẩm này? Dickens mang đến cho đọc giả một bài học tuyệt vời về việc cần phải tử tế với người lạ bởi bạn sẽ không bao giờ biết được họ thực sự là ai.

* * *

Trong cuộc bình chọn do báo Guardian tổ chức, Những kỳ vọng lớn lao là truyện Dickens được dân Anh yêu thích nhất.

Tại Anh, Những kỳ vọng lớn lao luôn có mặt trong hệ thống sách giáo khoa. Tác phẩm này cũng đã được dựng thành phim và chuyển thể thành kịch tại nhiều quốc gia trên thế giới. “Tôi nghĩ đó là một trong những lý do khiến Great expectations được bình chọn nhiều như vậy. Độc giả nào cũng từng lớn lên với nó”, Robert Douglas – biên tập viên Guardian – nhận định.

* * *

Cầu kỳ, lắt léo nhưng diễn tiến nhanh và nhiều khi hài hước, suốt hơn một thế kỷ qua Những kỳ vọng lớn lao vẫn luôn được lòng cả độc giả lẫn giới phê bình. Nhiều người còn coi đây là tác phẩm hay nhất của Charles Dickens.

Guns, germs, and steel: The fates of human societies – Jared Diamond Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Súng, vi trùng và thép là sách mà trong đó Jared Diamond đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đã nung nấu ông suốt hơn 30 năm “Gốc rễ của sự bất bình đẳng trên thế giới là gì?”, “Sau hơn 13,000 năm lịch sử, tại sao sự phát triển của các giống dân trên thế giới trở thành quá khác nhau như ngày nay”, “Tại sao người châu Âu lại là những người đi khám phá, xâm chiếm những vùng đất ở châu Úc, châu Mỹ, mà không phải ngược lại”. Câu trả lời dường như rất đơn giản: đó là vì người Âu có súng, có gươm thép, có ngựa, có tổ chức chính trị phát triển, rồi có các loại vi trùng bệnh tật giết thổ dân các châu lục khác.

Rõ ràng kết luận này lại đặt ra câu hỏi “Vậy thì tại sao dân châu Âu có thể chế tạo ra súng, ra thép mà không phải thổ dân châu Úc, châu Mỹ?”, “Tại sao dân châu Âu lại có những loại vi khuẩn độc hại tàn sát phần lớn dân châu Mỹ, mà không phải ngược lại?”

Vượt thời gian quay về quá khứ, ông truy ra rằng yếu tố môi trường là quan trọng nhất. Quan điểm của ông có thể tóm tắt vắn tắt như sau: các sắc dân bây giờ đã phát triển rất khác nhau là do sự khác biệt về môi trường sống ngay từ đầu. Với quan niệm này, ông tấn công vào quan điểm “phân biệt chủng tộc”, cho rằng một số giống dân phát triển hơn một số khác là do họ “thông minh” hơn, “sáng tạo” hơn.

Harry Potter and the sorcerer’s stone (Harry Potter và hòn đá phù thủy) – J.K. Rowling Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4

Bộ truyện dài 7 tập Harry Potter là tác phẩm mang lại danh tiếng cho sự nghiệp văn chương của nữ tác giả người Anh J. K. Rowling.

Nội dung câu chuyện viễn tưởng từng gây sốt trên nhiều thị trường sách này đề cập về cuộc chiến của cậu bé phù thủy Harry Potter một mình chống lại một phù thủy hắc ám Chúa tể Voldemort, người đã giết cha mẹ cậu cũng như toàn bộ phù thủy chống lại hắn để thực hiện tham vọng làm chủ thế giới phù thủy và con người.

Harry Potter chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ em trên toàn thế giới bay cao bay xa trong thế giới pháp thuật đầy huyển hoặc. Truyện bắt đầu nhẹ nhàng với một nhân vật bình thường, thậm chí là có phần tầm thường và nó diễn ra ngay trong chúng ta, bắt đầu từ sân ga 9¾ ở nhà ga Ngã tư Vua. Lần lượt bảy tập truyện sẽ đưa độc giả đi khám phá con đường từ một cậu bé 10 tuổi đến một Pháp sư đầy chông gai, thử thách của Harry cùng với 2 người bạn của mình tại ngôi trường phù thủy Hogwarts.

* * *

Bộ sách này thu hút nhiều nhóm độc giả, từ trẻ vị thành niên đến ông già, một cách mãnh liệt. Ở nhiều nước trên thế giới, nhiều hàng người dài xếp hàng rồng rắn để mua sách vào ngày mở bán đầu tiên. Ngay đến người làm cha mẹ không quan tâm vẫn thường được con trẻ yêu cầu đặt mua sách qua mạng trước khi sách được bày bán, để chúng được xem cho sớm!

Nếu bạn là người không thích loại sách như thế thì vẫn nên xem tập thứ nhất: Harry Potter và hòn đá phù thủy, cũng là tiểu thuyết đầu tay của J. K. Rowling. Nội dung tiểu thuyết kể về Harry Potter, một cậu bé khám phá năng lực phép thuật của mình qua việc kết thân với những người bạn mới cũng như chạm trán với những những gây hấn từ đối thủ của mình ngay trong năm học đầu tiên tại Học viện Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts.

Harry Potter và hòn đá phù thủy giành hầu hết các giải thưởng về sách ở Anh Quốc do trẻ em bầu chọn cũng như một số giải thưởng khác ở Hoa Kỳ. Tác phẩm đứng đầu danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất trong tháng 8 năm 1999 của The New York Times và liên tục nằm trong tốp đầu của danh sách này trong suốt phần lớn hai năm tiếp theo (1999 và 2000). Truyện được dịch ra ít nhất 67 thứ tiếng cũng như được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên.

Het achterhuis dagboeknrievn 16 Juni – 1 Augustus 1944 (Nhật ký Anne Frank) – Anne Frank Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Được tìm thấy trong căn gác áp mái, nơi Anne Frank sống hai năm cuối cuộc đời mình, từ đó cuốn nhật ký đặc sắc của cô trở thành một tác phẩm kinh điển của thế giới – một lời nhắc nhở thật mạnh mẽ về sự rùng rợn của chiến tranh và là một lời tuyên bố hùng hồn về tinh thần loài người.

Anne Frank 2

Năm 1942, Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan, cô gái Do Thái mười ba tuổi cùng gia đình phải chạy trốn và sống bí mật. Suốt hai năm trời, gia đình Frank cùng một gia đình khác phải sống chen chúc trong chái nhà bí mật của một tòa nhà cũ. Bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài, họ phải đối mặt với cái đói, với sự buồn chán, với cuộc sống khắc nghiệt, bị giam hãm và mối đe dọa về bị lộ, về cái chết luôn hiện diện trước mắt.

Trong nhật ký của mình Anne Frank ghi lại một cách sống động những trải nghiệm trong thời gian đó, suy tư, cảm động, rồi hài hước. Những miêu tả của cô bé là một lời ca ngợi về lòng dũng cảm cũng như sự yếu đuối của con người.

* * *

Nhật ký Anne Frank là một cuốn nhật ký bình thường trong một hoàn cảnh bất thường. Chính điều đó biến cuốn nhật ký tưởng như rất riêng tư, rất cá nhân trở thành sách dành cho mọi con người, mọi thế hệ đang sống.

Nhật ký Anne Frank làm cả thế giới rung động bằng những ghi chép thường nhật của một cô gái mới lớn giữa thời chiến. Nhật ký vượt lên trên giá trị của những ghi chép thông thường, cuộc sống của Anne, tiếng nói của Anne còn đậm nét hơn toàn bộ chứng cứ buộc tội chế độ phát xít và đánh thức nhân loại khỏi sự vô cảm đang gặm nhấm dần lương tâm.

Nhật ký Anne Frank ”bao trùm quá nhiều lãnh vực của cuộc sống đến nỗi mỗi độc giả đều có thể tìm thấy một điều gì đó làm cho người ấy xúc động” (- Otto Frank)

Hikari to kage (Đèn không hắt bóng) – Watanabe Dzunich Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Cuốn tiểu thuyết viết về một bệnh viện tư ở Tokyo, nhưng qua đó người đọc cũng biết được phần nào của đời sống xã hội Nhật hiện đại, với nhiều số phận, nhiều khi bi đát và cay đắng.

Qua sự miêu tả chuẩn xác của tác giả trong từng chi tiết đời sống ở một bệnh viện với những tính cách sinh động, từ vợ chồng ông chủ – bác sĩ trưởng cho đến những bác sĩ, những y tá và những khách hàng của bệnh viện: từ số phận của những người “minh tinh” đang mùa ăn khách… D. Watanabe cũng cung cấp cho người đọc một hình ảnh tương đối chân thực về đời sống thường ngày ở Nhật Bản. Đó là đời sống kinh doanh, trục lợi, ăn chơi phè phỡn của ông bà chủ. Đó là số phận của những người dân nghèo Nhật Bản, không chốn nương thân – họ thật thà trung hậu và cũng thật đáng thương.

Lòng nhân ái, sự khách quan và sinh động trong miêu tả, tài dụng nhân vật và viết đối thoại đậm đà, giản dị… tất cả làm cho cuốn tiểu thuyết Nhật Bản này gần gũi với người đọc Việt Nam.

* * *

Tiểu thuyết Đèn không hắt bóng là tác phẩm nổi tiếng nhất của Watanabe Dzunuchi được viết trong giai đoạn khoảng năm 1971. Về sau, Watanabe Zunichi vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng không tác phẩm nào có thể vượt qua dấu ấn Đèn không hắt bóng . Nhiều thế hệ độc giả thuộc lòng tiểu thuyết độc đáo này, bởi không khí xám bạc dịu dàng đặc trưng Nhật Bản, bởi sự dằn vặt muôn thuở trước sự sống và cái chết. Và trước hết, đây là một câu chuyện song hành giữa sự cô độc và tình yêu.

How not to die (Ăn gì không chết) – Michael Greger & Gene Stone Điểm đánh giá của Goodreads: 4.5

Trong sách này, bác sĩ Michael Greger, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng quốc tế, nghiên cứu tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Hoa Kỳ – bệnh tim, ung thư, tiểu đường, Parkinson, cao huyết áp, và nhiều bệnh khác – giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống đôi khi có thể thành công hơn thuốc kê toa và các giải pháp phẫu thuật và thuốc men khác, cho chúng ta sống khỏe mạnh hơn.

An gi khong chet

Gia đình bạn có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt? Hãy đặt ly sữa xuống và thêm hạt lanh vào chế độ ăn bất cứ khi nào có thể. Huyết áp cao? Trà dâm bụt có thể hiệu quả hơn thuốc đặc trị cao huyết áp – và không có tác dụng phụ. Chống lại ung thư gan? Uống cà phê có thể giảm viêm gan. Chiến đấu với ung thư vú? Ăn đậu nành liên quan đến sống sót lâu hơn. Lo lắng về bệnh tim (sát thủ số 1 ở Mỹ)? Chuyển sang chế độ ăn thực vật không chỉ ngăn ngừa được mà còn chặn đứng sự phát triển của căn bệnh này.

Ngoài việc hướng dẫn chế độ ăn giúp điều trị 15 nguyên nhân gây tử vong, Ăn gì không chết còn đầy ắp những lời khuyên thực tế, có thể làm được và khoa học dinh dưỡng tiên tiến, những y lệnh của vị bác sĩ này chính là điều chúng ta cần để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Cuốn sách How not to die lọt vào danh sách sách bán chạy của The New York Times ngay sau khi ra mắt năm 2015.

How to win friends and influence people (Đắc nhân tâm) – Dale Carnegie Điểm đánh giá của Goodreads: 4,7

Đắc nhân tâm cụ thể và chi tiết với những chỉ dẫn để dẫn đạo người, để gây thiện cảm và dẫn dắt người khác… Những hướng dẫn ấy, qua thời gian, có thể không còn thích hợp trong cuộc sống hiện đại nhưng nếu người đọc có thể cảm và hiểu được những thông điệp tác giả muốn truyền đạt thì việc áp dụng nó vào cuộc sống trở nên dễ dàng và hiệu quả.

* * *

Nói đến sách nghệ thuật ứng xử thì không thể không nhắc đến Đắc nhân tâm . Đây là một trong những sách gối đầu của nhiều thế hệ đi trước và ngày nay. Với chặng đường hơn 80 năm kể từ khi lần đầu được xuất bản, Đắc nhân tâm  mang đến cho chúng ta bài học vô cùng giá trị, đó là nghệ thuật ứng xử để được lòng người.

Toàn bộ sách là từng bước nhỏ và có mối liên hệ lẫn nhau để đạt đích cuối cùng là được lòng người. Trước hết bạn sẽ thành thật và hiểu rõ bản thân mình hơn và từ đó bạn sẽ thông cảm và thấu hiểu mọi người xung quanh, từ đó nhìn ra và khơi gợi khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người và giúp họ phát triển. Và chính điều đó là nghệ thuật ứng xử và mang ý nghĩa sâu sắc nhất mà Dale Carnegie muốn truyền tải đến chúng ta.

* * *

Đắc nhân tâm được mệnh danh là quyển sách hay nhất, nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng đi xa nhất mọi thời đại, Bạn nên đọc Đắc nhân tâm để biết về nghệ thuật thu phục lòng người và làm tất cả mọi người phải yêu mến mình. Quyển sách này cũng nêu bật lên các nguyên tắc trong việc đối nhân xử thế rất khôn ngoan bắt đầu từ việc thấu hiểu, thành thật với chính bản thân mình cũng như gợi ý cho người đọc cách biết quan tâm đến những người kế bên để cùng hòa nhập, cùng nhau phát triển khả năng của chính mình và mọi người lên một tầm cao mới.

Những người đã đọc sách Đắc nhân tâm có thể cũng cảm nhận được một tinh thần xuyên suốt mà tác giả muốn thể hiện trong quyển sách hay này. Đấy chính là chữ “nhẫn”. Nếu bạn có chữ “nhẫn” thì tất cả mọi việc sẽ được thay đổi nhìn nhận theo một hướng khác mà nơi đó sẽ khiến cho cuộc sống trở nên là một màu xanh hy vọng mãi mãi.

* * *

Ấn bản thứ ba có tựa How to win friends and influence people in the digital age, áp dụng những nguyên tắc của Carnegie vào mối quan hệ và thành công kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số.

Hónglóu mèng (Hồng lâu mộng) – Tào Tuyết Cần Điểm đánh giá của Goodreads: 4,1

Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách.

Với hơn 100 triệu bản được xuất bản, tiểu thuyết trở thành một trong những sách bán chạy nhất mọi thời đại.

Tiểu thuyết đã được dịch ra 20 thứ tiếng phổ biến trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, Đức, tiếng Ý, Hi Lạp, Nhật, Triều Tiên, Việt, v.v.

* * *

Hồng lâu mộng xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Thanh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.

Hong lau mong

Hồng lâu mộng không những có một nội dung mới mang ý nghĩa thời đại, nó còn làm được một việc lớn lao nữa là đổi mới thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Tiểu thuyết Trung Quốc trước đây, chủ yếu là tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc diễn nghĩaThủy hửTây du ký… thiên về mô tả hành động, miêu tả hoạt động bên ngoài và lời nói của nhân vật. Con người trong những tiểu thuyết đó còn giản đơn, nhất quán trong một tính cách, rạch ròi trung, nịnh đôi đường. Những truyện ngắn “truyền kỳ”, những truyện ngắn trong Liêu Trai chí dị bắt đầu thấm đẫm màu sắc con người thị dân với những khát vọng nồng nhiệt hơn, phức tạp hơn, nhưng vẫn chưa có một thi pháp tiểu thuyết thực sự phản ánh một cách nhìn mới về con người. Hồng lâu mộng làm được việc đó.

I, Claudius – Robert Grave Điểm đánh giá của Goodreads: 4,3

Quyển tiểu thuyết nổi tiếng này ra đời từ năm 1934, là quyển tự truyện hư cấu của Hoàng đế La Mã đệ tứ. Graves sử dụng cách này để kể lại lịch sử người tiền nhiệm của Claudius Augustus: Tiberius và Caligula – trong khi tác phẩm theo sau của ông vào năm 1935, Claudius the God, lại tập trung vào chính nhân vật này.

Những khiếm khuyết của Claudius – bao gồm cả tật nói lắp – dẫn tới việc ông bị cách ly trong đời sống xã hội thời niên thiếu. Graves không hề miêu tả Claudius như một gã ngốc vô hại, mà là một con người can đảm.

Influence: The psychology of persuasion (Những đòn tâm lý trong thuyết phục) – Robert Cialdini Điểm đánh giá của Goodreads: 4,2

Tại sao một số người lại có sức thuyết phục đến mê hoặc và luôn là người làm chủ Trò chơi Thuyết phục? Đâu là những động lực vô hình đằng sau thứ sức mạnh thôi thúc chúng ta đồng thuận với người khác? Những thủ thuật được các bậc thầy thuyết phục sử dụng tài tình là gì, làm thế nào đánh bại các thủ thuật đó – đồng thời biến chúng thành “vũ khí bí mật” của chính bạn?

Với Những đòn tâm lý trong thuyết phục, bạn sẽ có lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi ấy. Trong cuốn sách tuyệt vời này, nhà tâm lý học nổi tiếng Robert B. Cialdini tiết lộ 6 “vũ khí” gây ảnh hưởng đầy uy lực: cam kết và nhất quán, khan hiếm, đáp trả, bằng chứng xã hội, uy quyền và thiện cảm. Mỗi loại lại bị chi phối bởi một nguyên tắc tâm lý cơ bản điều khiển hành vi con người và nhờ đó mà tạo nên sức mạnh cho mỗi thủ thuật. Đặc biệt khi được kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo ra ảnh hưởng vô cùng lớn.

Jane Eyre (Jane Eyre) – Charlotte Brontë Điểm đánh giá của Goodreads: 4.1

Được xuất bản vào năm 1847 dưới bút danh Currer Bell, là một trong những tiểu thuyết có ảnh hưởng sâu sắc và nổi tiếng nhất của nền văn học Anh.

Về nghệ thuật, trước hết, Jane Eyre là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Anh. Có thể thấy trong tập sách vô số những bức họa lớn nhỏ và cảnh sắc thiên nhiên mà Bronte say mê ca ngợi và miêu tả bằng ngôn ngữ văn học tinh vi và chính xác. Bà cũng thể hiện tài tình sự hòa hợp giữa thiên nhiên với đời sống nội tâm nhân vật, tạo nên bầu không khí thi vị và thơ mộng cho cuốn tiểu thuyết. Những tình tiết ly kỳ và không khí bí ẩn của lâu đài Thornfield được nhà văn đưa vào tác phẩm khiến độc giả vốn quen thuộc với loại “tiểu thuyết gôtich” – loại sách rất thịnh hành ở Anh thế kỷ 18, 19… không khỏi nghĩ rằng Bronte chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật này. Việc sử dụng những chi tiết ngẫu nhiên trong tác phẩm chứng tỏ trong chủ nghĩa hiện thực của Bronte có ít nhiều nhân tố lãng mạn.

Jurassic Park (Công viên kỷ Jura) – Michael Crichton Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0 [4.3]

Câu chuyện giả tưởng về việc con người có thể phục hồi các cá thể khủng long bằng cách trích xuất ADN của chúng từ máu mà muỗi đã hút rồi bị cuốn vào trong hổ phách, rồi họ nhân bản thành công, tạo ra những con khủng long như đã từng ngự trị quả đất. Công viên khủng long được đặt trên một hòn đảo và dự trù sẽ có rất nhiều khách tham quan.

Sau khi một nhân viên bị khủng long sát hại, những nhà đầu tư yêu cầu được tham quan công viên để kiểm tra độ an toàn; hai nhà khoa học nghiên cứu về khủng long và thực vật thời tiền sử cũng được mời đến để cho ý kiến chuyên môn.

* * *

Michael Crichton tốt nghiệp bác sĩ y khoa nhưng lại chuyên viết sách, chạy theo niềm đam mê của ông. Nhưng đó là ý tưởng không tồi, bởi vì ông có thể mang kiến thức khoa học của mình để viết thành sách khoa học giả tưởng lôi cuốn sau khi tham khảo nhiều tài liệu khoa học nghiêm túc, có ghi nguồn tham khảo cho nên có tính thuyệt phục cao (có độc giả lầm tưởng sách kể lại chuyện có thật!). Nhiều quyển sách của ông bán rất chạy và được dựng thành phim. Lần này cũng thế: ông dựa trên những tiến bộ về kỹ thuật di truyền mà viết nên Jurassic Park, đáng được chấm điểm 4,3.

Kane and Abel (Hai số phận) – Jeffrey Archer Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Cuốn sách là một câu chuyện kể về hai người có số phận khác nhau. Họ không có điểm gì giống nhau cả ngoại trừ việc sinh ra vào cùng một thời điểm (18/04/1906) và có một lòng quyết tâm để đạt được thành công trong cuộc sống. William Lowell Kane là người mạnh mẽ và giàu có, trong khi đó Abel Rosnovski (tên ban đầu là Wladek Koskiewicz) là người gốc Ba Lan phải đấu tranh từ lúc sinh ra và lớn lên cùng với những người nghèo khổ, cuối cùng di cư đến Hoa Kỳ. Cuộc đời của hai con người này trải qua biết bao thăng trầm, biến cố để cuối cùng nhận ra sự tồn tại của nhau.

Jeffrey Archer hấp dẫn người đọc Hai số phận bằng câu chuyện chân thực như biên bản cuộc đời, được thuật lại bằng một văn phong thuật chuyện biến hóa tài hoa. Ông kể lại các sự việc một cách tuần tự, nối tiếp từng trang giấy hiện lên câu chuyện về hai con người hoàn toàn xa lạ. Các biến cố cuộc đời nối tiếp nhau gần như theo một mạch chảy xuyên suốt, khiến người đọc bắt gặp một thứ ma lực kiểu khác – cái thôi thúc của sự tò mò, muốn biết nữa, muốn theo dõi, nó là cái cảm giác trí não vô cùng tỉnh trong một niềm hân hoan.

Từng bước đường đời của hai con người – khi lớn lên, khi về già, khi đau khổ, lúc hạnh phúc, nhà văn đều dành cho họ những câu văn tương xứng, ẩn chứa khi thì nụ cười hóm hỉnh, lúc thì một tiếng thở dài hay giọt nước mắt đắng cay. Archer khiến độc giả kinh ngạc về sự am hiểu diễn biến tâm lý của ông.

Trong Hai số phận có nhiều tình yêu, nhưng không tình yêu nào giống tình yêu nào, dù các “quy trình” có vẻ là tương tự. Nhà văn rất cân nhắc chọn lựa chi tiết và từ ngữ để dựng lên những tình yêu muôn hình vạn trạng: từ tình yêu trong giới quý tộc đến tình yêu của những người nhập cư, từ tình yêu trong sáng của đôi trẻ đến tình yêu vụ lợi và những cuộc ân ái – một thứ gần với “tình” hơn là “yêu”… Đối với người đọc đến từ những nền văn hóa khác, nơi tình yêu được quan niệm một cách nghiêm khắc, Hai số phận mở ra một chân trời phong phú, mới mẻ.

Cách Archer kể những câu chuyện kinh doanh, câu chuyện làm giàu trong cuộc đời hai nhân vật chính cũng mang đến nhiều hứng thú cho người đọc. Sự căng thẳng có lúc đến nghẹt thở do những thủ pháp mô tả của tác giả. Đọc Hai số phận, người đọc hiểu hơn đôi phần về những nhà doanh nghiệp, qua đó kính trọng và cảm phục họ. Có lúc thành công, có khi thất bại, điều duy nhất không thay đổi trong họ là việc không bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình cũng như không bao giờ cho phép mình tự thỏa mãn.

* * *

Ghi chú: hẳn là do suy nghĩ hạn hẹp, một đoạn nguyên tác không có trong bản dịch Việt văn: 16 lính Nga thay phiên hãm hiếp Florentyna đến chết trước mặt Wladek, và khi họ bỏ đi, Wladek ôm xác Florentyna xuống sông rửa cho sạch máu và bùn đất, hôn vĩnh biệt cô, rồi dùng tay bới đất làm huyệt để chôn cô. Chuyện lính Nga cưỡng hiếp phụ nữ ở các vùng đất họ đánh chiếm trong Thế chiến 2 là quá phổ biến và không còn có thể giấu giếm được. Cách miêu tả cảnh tượng này – chỉ là tình tiết hư cấu trong một cuốn tiểu thuyêt – không có tính chất khiêu dâm, mà là theo hiện thực. Đọc đoạn này rồi, ta mới thấu hiểu tình cảm sâu nặng của Abel đối với Florentyna, người mà cậu bé Wladek xem như người chị thân thương, cho nên về sau ông đặt tên con gái mình cũng là Florentyna.

Kinkajuki (Kim Các Tự) – Yukio Mishima Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Năm 1950, cả nước Nhật bàng hoàng trước tin ngôi chùa theo phái Thiền Kinkakuji hơn năm trăm năm tuổi ở Kyoto bị một tiểu tăng đốt cháy trụi. Từ cốt truyện này, sáu năm sau, Mishima viết thành một tác phẩm mang đậm màu sắc triết học nhằm lý giải động cơ đốt chùa của kẻ yêu cái Đẹp. Kim Các Tự trở thành cuốn tiểu thuyết được đánh giá là sẽ khiến mọi người nhớ đến nhiều hơn, lâu hơn chính bản thân sự thật.

Kim Cac Tu

Bằng những kiến giải có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Đông đặc biệt là những kiến thức về Thiền, Phật học với triết học hiện đại phương Tây (kể cả triết học hiện sinh và phân tâm học), Yukio Mishima sáng tạo nên một vụ án Kinkakuji hoàn toàn mới, sâu sắc, đầy tính nhân bản. Kim Các Tự, giống như bệnh án của một bác sĩ tâm lý tài ba, đi sâu vào từng ngõ ngách sâu thẳm, từng biến chuyển chi li nhất trong tâm hồn con người. Có thể nói, nếu Yasunari Kawabata, người bạn thân, bậc đàn anh trong văn đàn Nhật Bản được coi là một “chuyên gia về tâm lý học phụ nữ” thì với Kim Các Tự cùng một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu khác, Mishima cũng có thể sánh vai với tác giả đoạt giải Nobel này trong vai trò một “bậc thầy về tâm lý học đàn ông”.

La joueuse de go (Thiếu nữ đánh cờ vây) – Shan Sa Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Cuốn sách được kể bằng hai mạch dẫn song song, một của thiếu nữ người Hoa, một của anh sĩ quan người Nhật.

Thieu-nu-danh-co-vay 2

Tại một đô thị hẻo lánh vùng Mãn Châu những năm 1930, một thiếu nữ mười sáu tuổi băn khoăn nhiều đến những chuyện riêng tư con gái của mình hơn là những cuộc xung đột thù hận giữa đồng bào mình với quân xâm lược Nhật Bản. Vẫn còn là nữ sinh trung học, nàng chọn được người tình đầu tiên của mình, một sinh viên kháng chiến, nhưng càng dấn sâu vào cuộc đời người lớn, nàng càng cảm thấy khinh bỉ nó, và nàng càng mê đắm vào những cuộc cờ vây mà nàng vẫn bày hàng ngày trên quảng trường Thiên Phong, nơi đó, một sỹ quan Nhật cải trang thành kỳ thủ đáng ghờm nhất của nàng. Và cùng với những trận cờ, cuộc đời phong kín của họ dần dần lộ ra…

Trong Thiếu nữ đánh cờ vây, Shan Sa chưng cất những xúc cảm của tuổi hoa niên thành một câu chuyện mê đắm, đẹp một cách khắc khổ, về tình yêu, sự tàn bạo và sự mất đi của tuổi ngây thơ trong trắng.

* * *

Tiểu thuyết đoạt giải Goncourt dành cho học sinh Trung học, và đã được dịch ra 32 ngữ văn.

Lady Chatterley’s lover (Người tình của phu nhân Chatterley) – D. H. Lawrence Điểm đánh giá của Goodreads: 3.5

Sách khai thác mối quan hệ tay ba giữa một người phụ nữ xinh đẹp và hai người đàn ông. Phu nhân Chatterley luôn sống trong những xúc cảm bộn bề giữa trách nhiệm của một người vợ đầy bản năng và tình cảm dạt dào, với một bên là người chồng quý tộc tàn tật không còn khả năng tình dục, và bên kia là một người tình cường tráng, thô kệch nhưng không kém quyến rũ. Những giằng xé, suy tư, những đấu tranh với chính mình diễn ra như thế nào trong tâm can người phụ nữ xinh đẹp và thiếu may mắn ấy được D.H.Lawrence thể hiện thật lãng mạn, nhẹ nhàng và sâu lắng.

Có thời, vì lý do nội dung bị xem là dâm ô và ngôn ngữ bị xem là tục tĩu, sách bị cấm ở Ấn Độ, Canada, Mỹ, Nhật Bản, và Úc. Sau này, do quan niệm cởi mở hơn và luật pháp bớt ngặt nghèo, nhiền sách in lại có ghi chú trên bìa “unexpurgated”, tức không bị cắt xén.

Tiểu thuyết có ba phiên bản:

* Phiên bản thứ nhất: Lady Chatterley’s lover, được xuất bản lần đầu vào năm 1928 ở Ý, năm 1929 ở Pháp và Úc, xoay quanh cuộc tình giữa Constance Chatterley và Oliver Mellors, có điểm đánh giá của Goodreads là 3.5.

* Phiên bản thứ hai: John Thomas and Lady Jane, được xuất bản năm 1928, có điểm đánh giá của Goodreads là 4.2. Nhưng cũng phiên bản này bằng Pháp văn dưới tựa đề Lady Chatterley et l’homme des bois chỉ được Goodreads cho điểm 3.5. Điểm số khác biệt hiển nhiên là vì thành phần độc giả của 2 phiên bản rất khác nhau. Phiên bản này khác nhiều so với phiên bản thứ nhất và thứ ba: văn phong giản dị hơn, đi vào chủ đề trực tiếp hơn (hai người yêu nhau đối thoại với nhau ít hơn, chủ yếu là hành động). Cốt truyện tập trung hơn vào mối quan hệ giữa Constance và Parkin. Vì có tựa đề khác biệt, nên người mua sách tìm theo tựa đề hai phiên bản khi nhiều hơn.

* Phiên bản thứ ba: tựa đề như phiên bản đầu: Lady Chatterley’s lover, có cách viết dông dài, được xuất bản vào tháng 3/1928, vài tháng trước khi tác giả qua đời, do ông tự bỏ tiền túi.

Le Comte de Monte-Cristo (Bá tước Monte Cristo) – Alexandre Dumas, cha Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Là một trong những tác phẩm nổi tiếng toàn thế giới, luôn lọt vào danh sách được bình chọn tiểu thuyết hay nhất, Bá tước Monte Cristo trở thành kinh điển của văn học Pháp và thế giới. Dù yêu thích giọng văn của Dumas hay không, thích chuyện bi kịch hàm oan và trả thù hay không, bạn vẫn nên đọc sách này.

Cả một quyển tiểu thuyết dày cộp có thể tóm lược nội dung trong vài câu. Một người thủy thủ bị vu cáo oan ức, phải chịu mất mát tất cả và bị giam vào ngục tù. Nơi đó, nhân vật chính gặp được một ân nhân đã hướng dẫn nhiều kiến thức quan trọng và địa điểm một nơi cất giấu kho báu. Đó là một cuộc phiêu lưu đẫm nước mắt và máu, là cơn bi kịch mà không ai muốn trải nghiệm.

Từng tình tiết được kể lại khiến cho nội dung nêu trên trở thành sống động, trở thành từng trang viết đầy diễn biến tâm lý nhân vật…

Le petit prince (Hoàng tử bé) – Antoine de Saint-Exupéry Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3 [4.5]

Ra mắt từ năm 1943 đến nay, Hoàng tử bé trở thành câu chuyện nổi tiếng và thành công nhất của nhà văn người Pháp.

Asteroid with volcanos

Câu chuyện xoay quanh nhân vật “Hoàng tử bé” rời tiểu tinh cầu của mình đến khám phá những phần còn lại của vũ trụ. Khi đó, “Hoàng tử bé” tình cờ gặp người phi công bị tai nạn rơi máy bay trên sa mạc và cả hai trở thành người bạn tâm tình giữa sa mạc mênh mông, hoang vắng.

Câu chuyện mang đến cho người đọc những xúc cảm khó tả mà ấm áp về tình bạn, tình thân – những tình cảm đáng quý, đáng trân trọng trong cuộc đời mỗi người.

* * *

Người viết đã đọc quyển sách này nhiều lần, và sau mỗi lần đặt quyển xuống, dư vị thấm đượm man mác vẫn còn đọng lại một thời gian. Cốt truyện rất lạ lùng, được tác giả minh họa với nhiều hình ảnh trông giống như cho sách trẻ em. Thật ra trẻ em không thể hiểu hết những tư tưởng ý nhị lẩn khuất, phải cần người lớn có hiểu biết phân tích thì các em mới nắm bắt, và có lẽ chỉ nắm bắt một phần thôi. Khi lớn lên, các em nên đọc lại quyển sách này, để thấu hiểu hơn. Hãy đọc:
“Người ta chỉ nhìn thấy thật rõ ràng bằng trái tim. Cái cốt yếu thì con mắt không nhìn thấy”
“Khi chú nhìn lên bầu trời, giữa đêm khuya, vì có cháu sống trên một ngôi sao nào đó, vì có cháu cười trên một ngôi sao nào đó, cho nên đối với chú tất cả các ngôi sao đều cười. Về phần chú thì chú sẽ có các ngôi sao biết cười.”

Quyển sách xứng đáng được điểm 4.5.

Les Misérables (Những người khốn khổ) – Victor Hugo Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Victor Hugo viết cho người biên tập: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình.”

Life of Pi (Cuộc đời của Pi) – Yann Martel Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Cuộc đời của Pi là một câu chuyện có thật, mang lại cho người đọc những cái nhìn sâu sắc về nhiều khía cạnh trong đời sống: về tình yêu và niềm tin vào tôn giáo, về sức chịu đựng mạnh mẽ của con người trong những hoàn cảnh éo le… Nó còn là một hành trình, một cuộc “chống chọi” không cân sức giữa con người đắm tàu nhỏ bé với cái đại dương rộng lớn không cùng chứa đựng trong lòng nó bao nhiêu sức mạnh hủy diệt. Tác phẩm cho ta cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống của những loài thú hoang dã trong vườn thú, dạy ta cách làm thế nào để sống sót trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Và vượt lên trên tất cả, nó là bản trường ca tôn vinh cuộc sống, tôn vinh nghị lực sống của con người bất chấp sự dập vùi phũ phàng của số phận…

Quả thật đây không phải là một tác phẩm xoàng nếu không muốn nói là khá xuất sắc. Đọc nó xong rất nhiều điều còn lắng đọng lại, gợi lên trong lòng chúng ta những suy nghĩ sâu xa, chiêm nghiệm về những giá trị nào là vĩnh hằng trong cuộc sống, về tình yêu và niềm tin với tôn giáo, về sức mạnh của con người – những sinh vật tưởng chừng như yếu đuối trong cuộc chiến không khoan nhượng với đại dương bao la…

Năm 2002, sách giúp tác giả nhận giải Man Booker. Năm 2003, văn bản tiếng Anh Life of Pi được chọn cho giải Canada Reads, và văn bản tiếng Pháp L’Histoire de Pi được chọn cho giải Le combat des livres; cả hai giải là của CBC Radio.

Little house on the prairie (Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên) – Laura Ingalls Wilder Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Đây là một bộ tiểu thuyết bán tự truyện, thuộc dạng sách dành cho thiếu nhi, nhưng cũng là tác phẩm văn học có giá trị lịch sử lớn của nước Mỹ.

Tác giả viết bộ sách dựa trên thời thơ ấu của chính mình trong bối cảnh thế kỷ 19. Nhà Ingalls sống lang thang trên các vùng đồng bằng miền Trung-Tây của nước Mỹ, với suy nghĩ càng đi về phía Tây thì họ càng tự do. Bộ sách mở đầu với cảnh sống đơn độc giữa thiên nhiên hoang dã của gia đình này: tự săn bắn, chế biến và dự trữ đồ ăn, sống tằn tiện đến mức tối đa.

Lúc đó, xã hội tư bản Mỹ bên ngoài bắt đầu phân hóa và trở nên phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng của họ. Chính sự mơ mộng về cuộc sống bên ngoài của gia đình Ingalls dẫn đến nhiều chuyện buồn sau này, những chuyện buồn không thể né tránh một khi tác giả muốn tái hiện lịch sử một cách chân thực.

Lolita – Vladimir Nabokov

Điểm đánh giá của Goodreads: 3.6 [3.9]

Cuốn sách gây nhiều tranh cãi khi mới ra đời, một lần nữa khẳng định vị trí của mình trong hàng ngũ những tuyệt phẩm. Câu chuyện của vị giáo sư văn học rơi vào vòng xoáy cuộc tình với một cô bé mới dậy thì thể hiện chiều sâu của nó, không phải là sách gợi dục như bị lầm tưởng ban đầu.

Humbert cũng chỉ là một trong số vô vàn những người đàn ông bị thúc đẩy bởi khát khao của chính mình, trong khi Lolita chỉ xuất hiện trong lời kể lại của Humbert, không bao giờ được nhìn nhận như một con người đúng nghĩa. Chính vì vậy mà cô luôn xuất hiện rất mỉa mai, châm biếm. Cô mãi mãi là một người tình trong mơ của Humbert.

* * *

Tiểu thuyết Lolita được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1955 ở Paris bằng tiếng Anh. Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh nhân vật Humbert, một giáo sư văn chương, và ám ảnh tình dục với một bé gái mười hai tuổi Dolores Haze.

Lolita là một tác phẩm đáng chú ý, không chỉ là tư liệu đáng quý cho y học tâm thần mà còn là một tác phẩm văn học siêu việt.

Madame Bovary (Bà Bovary) – Gustave Flaubert Điểm đánh giá của Goodreads: 3.7

Tiểu thuyết kể một câu chuyện tình yêu và tình nhân Pháp lãng mạn. Bà Bonvary, dù là vợ của một bác sĩ giàu có, không hề có hạnh phúc với cuộc sống nhàm chán ở nông thôn cạnh người chồng tốt bụng nhưng ngây ngô. Mang trong mình những giấc mơ lãng mạn viển vông, bà Bovary mơ tưởng đến những cuộc tình nồng cháy và nhiệt thành. Một loạt các cuộc tình vụng trộm diễn ra, và kết cục bi kịch là không thể tránh khỏi.

Tuy cốt truyện không có gì phức tạp, vẻ đẹp thật sự của Bà Bovary ẩn giấu trong những chi tiết ngầm. Dù bà Bovary phạm vào những quy tắc đạo đức, nhưng ông Bovary cũng muôn đời chìm trong ảo tưởng, “thần thánh hóa” người vợ của mình, để rồi không kịp nhận ra những khát khao trần thế của bà. Văn phong “đẹp như thơ”, ngôn từ hoàn hảo và chuẩn xác của một tác giả cầu toàn đã tạo cho Madame Bovary một vị trí bất di bất dịch trong lòng người đọc.

Memoirs of a geisha (Hồi ký của một kỹ nữ; Đời kỹ nữ) – Arthur Golden Điểm đánh giá của Goodreads: 4.1

Hy sinh quãng đời thanh xuân, dùi mài rèn luyện để trở nên tuyệt mỹ trong mắt đàn ông, nhưng quyền được yêu, bộc lộ mơ ước thầm kín của geisha lại bị tước bỏ. Thân phận của họ sau tấm màn kín chỉ như những “người vợ hờ”.

Trong xã hội Nhật Bản trước thế chiến thứ hai, những người phụ nữ mang chức phận geisha được coi là biểu trưng của tài hoa, mực thước, mang lại niềm vui cho những quý ông bằng tiếng đàn, điệu múa, lối ăn nói hoạt bát, duyên dáng… Được yêu quý, trọng vọng, nhưng theo quy luật của nghề nghiệp, họ phải chôn chặt những khát khao thầm kín, ngay cả tình yêu trong thế giới đầy “chuẩn mực”. Tất cả để tôn vinh nghề “làm đẹp cho đời chứ không phải kinh doanh thân xác”.

Chiyo là một thân phận đi cùng sự nghiệt ngã này. Cô bé bị bán vào nhà geisha làm tôi tớ. Năm ấy, giữa mùa tuyết phủ trắng xóa, khi đang rơi vào sự tuyệt vọng tột cùng của nghèo khó, Chiyo 12 tuổi gặp một người đàn ông sang trọng, lịch lãm. Trong khoảnh khắc, cô hạnh phúc như cả một kiếp người đã được đổi thay. Ly sirô lạ miệng, số tiền nhỏ cùng ánh mắt trìu mến và nụ cười thân thiện từ người đàn ông có gương mặt phúc hậu ấy đi theo cô cả cuộc đời, đưa cô vượt qua những gian truân của cuộc sống. Cô cật lực làm việc, chịu đựng những lời xỉ vả, sự ganh tỵ của đàn chị, lưu lạc gian truân…

Middlemarch, A study of provincial life – Geogre Eliot Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Đi theo hành trình của nhân vật chính – một người phụ nữ độc lập, thông minh, luôn tìm cách giúp đỡ những người xung quanh trong thời kỳ những năm cuối thế kỉ 19, câu chuyện khám phá vị trí của người phụ nữ ở vùng nông thôn nước Anh, về những ảo tưởng của cuộc sống lý tưởng hóa, đạo đức giả cũng như bản chất của hôn nhân và gia đình.

“Một trong những tiểu thuyết Anh quốc hiện đại thực sự được viết dành cho người lớn” – như nữ nhà văn Virginia Woofl nhận xét, ám chỉ một thời kỳ nền văn học Anh quốc đầy rẫy những tác phẩm lãng mạn vô ích. Một vài nhà văn đánh giá, đây là tiểu thuyết hay nhất từng được viết bằng tiếng Anh về người Anh.

* * *

Trong danh sách 100 tác phẩm văn học Anh thành công mọi thời đại do 82 nhà phê bình văn học bình chọn, Middlemarch đứng đầu.

* * *

Trong cuộc bình chọn gần đây của tạp chí Time, tiểu thuyết Middlemarch lọt vào tốp 10 cuốn sách nổi tiếng nhất của phương Tây.

Moby Dick (Cá voi trắng) – Herman Melville Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Moby Dick của nhà văn Herman Melville từng được chọn là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất của Mỹ.

Trên hành trình, Ishmael sớm nhận ra rằng Ahab đã có mục đích tìm bằng được con cá voi trắng có tên Moby Dick. Đó là một con cá voi rất thông minh, hung dữ, đầy bí ẩn. Trong một cuộc chạm trán trước đó, con cá voi đã phá hủy thuyền của Ahab, cắn cụt chân của vị thuyền trưởng, nên giờ đây ông quyết trả mối thù.

Moby-dick-2

Trong Moby Dick, tác giả sử dụng biểu tượng cách điệu, ngôn ngữ và ẩn dụ để khai mở nhiều chủ đề phức tạp như: cuộc sống trên tàu săn cá voi giữa các thủy thủ đoàn đa dạng về văn hóa, đẳng cấp xã hội, thiện ác và sự tồn tại của Thiên chúa…

Khi tác giả Herman Melville còn sống, tác phẩm chưa thực sự thành công. Chỉ có 3.200 bản sách được bán trong suốt cuộc đời tác giả. Cho tới khi ông qua đời (năm 1891), cái tên Herman Melville gần như bị quên lãng. Tuy nhiên, tiểu thuyết Moby Dick được khám phá lại ở thế kỷ 20, được coi là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học Mỹ nói riêng, văn chương thế giới nói chung.

Noruwei no mori (Rừng Na Uy) – Murakami Haruki Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Cứ bảy người Nhật thì có một người đọc Rừng Na Uy – Đó là câu đề tựa trên bìa sách.

Cuốn tiểu thuyết Noruwei no mori (ノルウェイの森) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987. Khi vừa được xuất bản, nó đã trở thành một hiện tượng với 4 triệu bản được bán ra, sau đó lan nhanh sang các nước lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…

Câu chuyện xảy ra với bối cảnh là nước Nhật những năm 1960, khi mà thanh niên Nhật Bản, như thanh niên nhiều nước khác đương thời, đấu tranh chống lại những định kiến tồn tại trong xã hội. Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này như những tên đạo đức giả và thiếu kiên định.

Tác giả Haruki Murakami là nhà văn tầm cỡ thế giới, đồng thời cũng là tác giả được đọc nhiều nhất ở Nhật Bản sau Kenzaburo Oe. Năm 2011, Hakumi Murakami được đề cử giải Nobel Văn học.

Notre Dame de Paris (Nhà thờ Đức Bà Paris; Thằng gù Nhà thờ Đức bà) – Victor Hugo Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở Paris. Ông nhiều lần đến Nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố.

Notre Dame de Paris được xem như một trong số các tác phẩm đặc sắc của V. Hugo, thuộc thể loại tiểu thuyết lãng mạn Pháp. Trong đó, bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản, tác giả cấu trúc nên nhiều tầng triết mỹ cho cuốn tiểu thuyết, nhằm đưa tính trí tuệ và đẩy tính tư tưởng lên cao độ. Đặc biệt, tính hư cấu ở đây được thể hiện ngầm ẩn thông qua các nhân vật, hoàn cảnh và sự việc xuyên suốt tác phẩm.

O alquimista (Nhà giả kim) – Paulo Coelho de Souza Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Nhà giả kim là một trong những sách bán chạy nhất lịch sử, với 65 triệu bản và được dịch sang 67 thứ tiếng khác nhau.

Xuyên suốt tác phẩm này là cuộc hành trình đến vùng đất Ai Cập xa xôi để tìm kiếm kho tàng được báo mộng trong giấc mơ của chàng trai chăn cừu trẻ tuổi tên là Santiago.

Dưới ngòi bút của Paulo Coelho, không chỉ Santiago mà các nhân vật trong Nhà giả kim – từ những con người cao sang, quyền quý đến những học giả uyên bác như nhà giả kim, những con người tầm thường khác như ông chủ cửa hàng bán pha lê, anh chàng bán kem – tất cả tuy thể hiện nhiều tính cách, nội tâm khác nhau nhưng có điểm chung là đều có một ước mơ đâu đó nằm sâu thẳm trong tâm can. Mỗi người họ đều được số phận lựa chọn thế nhưng không có nhiều người đủ can đảm để vượt qua được các định kiến, vượt qua giới hạn của chính bản thân để đương đầu với khó khăn mà chạm tay vào ước mơ.

Tất nhiên trên hành trình đến ước mơ chẳng bao giờ là một con đường bằng phẳng cả, đôi lúc bạn sẽ gặp phải vô vàn khó khăn, thậm chí có lúc phải đánh đổi rất nhiều thứ. Tuy là vậy, nhưng khi bạn có ước mơ, hướng đến khát vọng sâu thẳm trong tim chính là những kho tàng trong lòng mình, thì cả vũ trụ sẽ giúp bạn thực hiện những ước mơ đó.

Of mice and men (Của chuột và người) – John Steinbeck Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Câu chuyện về hai người bạn đồng hành lang thang khắp vùng đồng quê nước Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái để thực hiện mơ ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cuốn sách được viết vào khoảng năm 1933. Thông qua sách này, John Steinbeck muốn nêu lên cảnh trớ trêu của những số phận trong xã hội đương thời: “Từ ước muốn đến hiện thực người ta đều vấp phải những hoàn cảnh, những trở ngại cay đắng của đời thường, không thể nào thực hiện được. Những nhân vật trong sách này đều là nhân chứng của câu thơ của Robert Burns mà John Steinbeck lấy làm chủ đề tư tưởng: “Những dự tính hoàn hảo của chuột và người thường không thực hiện được.”

One flew over the cuckoo’s nest (Bay trên tổ chim cúc cu) – Ken Kesey Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Mọi chuyện ở một trại tâm thần đầy quy tắc dường như đảo lộn khi McMurphy xuất hiện. Bất trị như một chú ngựa hoang, hắn vào viện để trốn án lao động khổ sai và không hề có ý định cứu thế. Nhưng trong những ngày ở đó, cái phần tốt đẹp yêu tự do, thích tung hoành của hắn làm nên một cuộc cách mạng, tạo ra mối liên kết giữa những thân xác yếu ớt, những trí não bị tổn thương, nhắc họ nhớ về cá tính, về chính mình hoặc về những kẻ đã-từng-là-mình.

Được tạo nên từ những trang văn vừa sảng khoái vừa bi thương, Bay trên tổ chim cúc cu chạm tới những câu hỏi phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, sự tỉnh táo và điên loạn… Một best-seller, một kiệt tác văn chương có mặt trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất Thế kỷ 20, tạo chất liệu cho một trong ba bộ phim duy nhất trong lịch sử từng nhận 5 giải Oscar quan trọng nhất: Phim, Đạo diễn, Kịch bản, Nam diễn viên chính, Nữ diễn viên chính. Bay trên tổ chim cúc cu có sức mạnh của một tác phẩm không thể bị lãng quên.

Papillon (Người tù khổ sai) – Henry Charrière Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Cuốn sách này ra đời như một sự bùng nổ làm chấn động Paris. Thắng lợi vượt xa dự tính của tác giả, riêng ở Pháp phát hành hơn một triệu bản (1969). Chỉ vài năm sau, Papillon được dịch ở 25 nước.

Tác giả kể rằng ông bị xử án đày khổ sai chung thân vì tội giết người căn cứ vào lời khai trước tòa của một nhân chứng được cảnh sát mớm cung, nên anh quyết chí chuẩn bị vượt ngục ngay từ đầu. Anh quyết sống và thoát ra khỏi trại khổ sai để trả thù. Quyết tâm ấy làm cho anh có đủ sức mạnh chịu đựng mọi thử thách. Không có một mối nguy hiểm nào làm cho anh lùi bước, không có một phen thất bại ê chề nào làm cho anh nhụt chí.

* * *

Papillon

Charrière không có học vấn cao nên việc trở thành nhà văn là điều không tưởng. Trong cuốn sách sau có tựa đề Banco, ông tường thuật việc làm ăn của mình thường bị thất bại, cuối cùng mất hết vốn liếng. Sau đó ông thường đi lang thang khắp phố phường để giải khuây, và cũng để quan sát điều kiện làm ăn của người khác hầu tìm cách làm ăn trở lại. Một ngày, ông vào một hiệu sách, mở ra một cuốn sách trong đó tác giả miêu tả một cuộc phiêu lưu. Ông nghĩ cuộc phiêu lưu như thế có đáng là bao so với cuộc đời mình! Thế là ông quyết định thuật lại những cuộc phiêu lưu của mình cho một người viết văn chuyên nghiệp để chấp bút thành Papillion.

Văn phong và từ ngữ của Charrière trong Papillion không trau chuốt hoa mỹ, nhưng mộc mạc, diễn tả nỗi lòng theo suy nghĩ của mình. Điểm lôi cuốn là những chi tiết về cảnh sống của tù nhân qua các nhà tù, những âm mưu vượt ngục trong các tình huống và địa hình khác nhau… Dù có ý kiến cho rằng một số tình tiết là hư cấu, quyển sách vẫn rất đáng đọc. Vì lý do chất lượng văn viết mà cuốn Papillon có thời được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc trung học, học sinh được yêu cầu đọc trích đoạn của Papillion như là cách học hỏi một thể văn độc đáo.

Perfect spy (Điệp viên hoàn hảo) – Larry Berman Điểm đánh giá của Goodreads: 4.1

Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tác giả suốt 5 năm, trong đó khắc họa chân dung Phạm Xuân Ẩn – một nhà tình báo nổi tiếng của Bắc Việt đội lốt ký giả. Ngay sau khi phát hành, sách thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước Mỹ, trong đó có độc giả Việt Nam. Về thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, cho đến nay đã có khá nhiều tư liệu, tác phẩm, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá cao về ông. Tuy nhiên, còn nhiều điều “bí ẩn” trong con người Phạm Xuân Ẩn mà bạn đọc muốn biết. Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman phần nào đáp ứng mong muốn đó.

Trong sách, con người trong vỏ bọc mà Phạm Xuân Ẩn tạo ra thuở nào nhằm hoàn thành nhiệm vụ tình báo được giao và con người Phạm Xuân Ẩn trong cuộc sống đời thường được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Cuốn sách cung cấp cho độc già nhiều thông tin mới, trong đó có cả những suy nghĩ, nhận xét riêng của tác giả.

Peter the Great: His life and world (Pyotr Đại đế: Người con vĩ đại của nước Nga) – Robert K. Massie Điểm đánh giá của Goodreads: 4,2 [4,5]

Đây là một quyển sách đồ sộ, khúc chiết trong từng chi tiết, tuy cũng có phần dông dài trong việc tường thuật những điều hiển nhiên. Tác giả cũng dày công tổng hợp nhiều sử liệu, tài liệu nghiên cứu, ngay cả thư từ của nhân vật liên quan…, cuối cùng tạo nên một bức tranh hoành tráng kéo dài về thời gian xuyên suốt trước khi Pyotr Đại đế ra đời và sau khi ông mất, về không gian bao trùm cả Châu Âu và một phần nước Mỹ.

Năm 1981, quyển sách này được trao hai giải thưởng danh giá thể loại tiểu sử: Pulitzer Prize và American Book Award.

* * *

Peter_Paul Delaroche-b

Quyến sách lịch sử này được viết với văn phong như là tiểu thuyết phiêu lưu, vì thế độc giả sẽ không thấy nhàm chán hay khô khan. Ở nhiều đầu chương, tác giả phác họa bối cảnh địa dư, xã hội hoặc lịch sử, như khung cảnh Thánh phố Moskva, lịch sử những tòa nhà quan trọng trên Quảng trường Kremlin, tục lệ cổ trong lễ cưới, lực lượng cẩm vệ, cách tiến hành chiến tranh, bối cảnh kinh tế-xã hội cùa Hà Lan, Anh quốc, phương pháp tra tấn, việc xây dựng Thành phố Sankt Peterburg từ đầm lầy, v.v. Vì thế, quyển sách không chỉ thuật cuộc đời của Pyotre Đại đế, mà còn là một hình ảnh bao quát của nước Nga thời xưa, với nhiều nguồn tư liệu tham khảo bằng Anh văn và Nga văn. Quyển sách được thực hiện công phu này, đi kèm với nhiều hình ảnh, xứng đáng được chấm điểm 4,5.

Pride and prejudice (Kiêu hãnh và Định kiến) – Jane Austen Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Đây là truyện được yêu thích nhất trong số các tác phẩm của Jane Austen. Truyện kể về cuộc đối đầu giữa cô Elizabeth Bennet, con gái của một gia đình trung lưu, và anh Fitzwilliam Darcy, một chủ đất giầu có. Mặc dù họ để tâm tìm hiểu lẫn nhau, tác giả đảo ngược ý niệm thông thường về “thuở ban đầu”: tính kiêu hãnh về giai cấp và tài sản của mình cùng định kiến về vị thế thấp kém của gia đình Elizabeth khiến cho cho anh Darcy lúc đầu muốn tránh xa cô. Cùng lúc, cô Elizabeth cũng kiêu hãnh vì lòng tự trọng của mình và có định kiến với cung cách trưởng giả của Darcy, trở thành một người con gái không giống như những người con gái khác chung quanh anh Darcy.

Pride and Prejudice characters

Với tố chất nhậy bén, dí dỏm và cứng cỏi, Elizabeth được xem là một trong những nhân vật lôi cuốn nhất trong nền văn học Anh quốc..

Những cuộc bình chọn vào những thời điểm khác nhau và ở những quốc gia khác nhau đều xếp tác phẩm này vào hàng được ưa thích nhất.

* * *

Kể từ lần đầu xuất bản năm 1813, Pride and prejudice vẫn luôn là sách gối đầu giường của nhiều thế hệ phụ nữ. Đồng thời, đây là một trong những tác phẩm văn học hay nhất mọi thời đại.

Quo vadis (Quo vadis) – Henryk Sienkiewicz Điểm đánh giá của Goodreads: 4.1

Đây là tiểu thuyết lịch sử được sáng tác bởi văn hào Henryk Sienkiewicz, người Ba Lan.

Trước khi viết tiểu thuyết này, Sienkiewicz nghiên cứu rất kỹ về Đế quốc La Mã với mục đích trích dẫn các dữ kiện lịch sử được chính xác. Do đó, có một số nhân vật lịch sử xuất hiện trong tác phẩm.

Với những giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật lớn lao, ngay từ khi ra đời, sách được hoan nghênh nhiệt liệt. Tác phẩm gây nên những chấn động mạnh trong giới văn học nghệ thuật thế giới. Cho đến nay, Quo vadis đã được dịch ra trên 40 thứ tiếng khác nhau. Tác phẩm trở thành đề tài của không ít công trình khảo cứu, không những chỉ ở Ba Lan mà trên phạm vi thế giới.

Quo vadis thuật lại chuyện tình giữa một thiếu nữ Cơ-đốc, tên là Ligia (hoặc Lygia), và Marcus Vinicius, một quý tộc La mã. Chuyện xảy ra tại thành Roma dưới thời hoàng đế Nero khoảng năm AD 64.

Với tiểu thuyết Quo Vadis, tác giả được tặng giải Nobel về văn học năm 1905.

* * *

Tác giả vẽ nên một bức tranh chi tiết và vô cùng sinh động của xã hội La Mã tại thành đô Roma. Nội dụng chính là cuộc đối đầu giữa hai thế giới: một bên là thế giới cung đình bạo chúa đa thần giáo của triều thần La Mã vây quanh Nero, tên bạo chúa đang ở đỉnh cao nhất của quyền lực, xa hoa và tội ác nhưng thối nát cực độ và đang suy vong; còn một bên là thế giới nô lệ và dân nghèo theo đạo Kito, tập trung quanh hai vị Sứ đồ Pyiotr và Pavel. Cái thế giới hồi ấy không chút quyền lực, nhỏ nhoi và yếu ớt nhưng đầy hấp dẫn bởi tư tưởng mới và không cam chịu khuất phục bạo lực, đang lớn dần lên, chiếm lĩnh vũ đài xã hội-chính trị…

Cuộc đối đầu thầm lặng không trận tuyến đó, theo từng trang sách cứ lớn mãi lên, mở rộng mãi ra, dâng cao mãi lên, cuốn hút toàn xã hội vào vòng xoáy lịch sử mãnh liệt của nó, cả những người tham gia thúc đẩy nó lẫn những kẻ cố tình tránh xa. Cuộc đối đầu đó được tác giả đan quyện một cách tài tình với câu chuyện tình đầy éo le ngang trái giữa chàng quý tộc trẻ tuổi Vinixius, một võ quan cao cấp, một cận thần của Nero, với nàng Ligia, công chúa của bộ tộc Ligi (tiền thân của dân tộc Ba Lan) bị La Mã giữ làm con tin. Tình yêu ấy tiến triển trong sự phát triển của những mâu thuân xã hội. Số phận đôi trẻ gắn liền với những biến động ghê gớm của xã hội. Chính sự đan quyện và nghệ thuật dẫn truyện đó khiến cho tác phẩm mang nhiều màu sắc vô cùng hấp dẫn…

Sans famille (Vô gia đình) – Hector Malot Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Đây có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878. Tác phẩm được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp. Nhiều nước trên thế giới dịch lại tác phẩm và xuất bản nhiều lần. Từ một trăm năm nay, Sans famille trở thành quen thuộc đối với thiếu nhi Pháp và thế giới.

Tác phẩm phác họa nhiều nhân vật, dù quan trọng nhiều hay ít, giúp đỡ cậu bé Rémi trên hành trình của cậu cũng như trong cuộc sống của cậu, đặc biệt là đi tìm mẹ của cậu.

* * *

Vô gia đình là cuốn sách được xếp vào danh mục văn học thiếu nhi nhưng rõ ràng, với những gì được miêu tả thì đây là sách dành cho mọi lứa tuổi ở mọi quốc gia, mọi tầng lớp.

Vô gia đình ca ngợi giá trị của lao động, của nhân cách và tình cảm. Cuốn sách mô tả những hình ảnh, những mảnh đời bấp bênh để làm nền cho niềm tin, cho tình người ấm áp.

Sapiens: A brief history of humankind (Sapiens: Lược sử về loài người) – Yuval Noah Harari Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Sách đưa chúng ta vào một chuyến đi kinh ngạc qua toàn bộ lịch sử loài người, từ những gốc rễ tiến hóa của nó đến thời đại của chủ nghĩa tư bản và kỹ thuật di truyền, để khám phá tại sao chúng ta đang trong những điều kiện sinh sống hiện tại.

Sách tập trung vào các quá trình quan trọng định hình loài người và thế giới quanh nó, chẳng hạn như sự ra đời của sản xuất nông nghiệp, việc tạo ra tiền, sự lan truyền của những tôn giáo, và sự nổi lên của những nhà nước quốc gia. Không giống như những quyển sách khác cùng loại, Sapiens có một lối tiếp cận liên ngành học, bắc cầu qua những khoảng cách giữa lịch sử, sinh học, triết học và kinh tế theo một lối trước đây chưa từng có. Hơn nữa, lấy cả quan điểm vĩ mô và vi mô, Sapiens không chỉ đề cập đến những gì đã xảy ra và tại sao, mà còn đi sâu vào việc những cá nhân trong lịch sử đó cảm nhận nó như thế nào.

Câu hỏi lớn và sâu sắc của Harari là: chúng ta thực sự muốn gì? Có cách nào để đạt được hạnh phúc cho con người chúng ta, hoặc thậm chí liệu chúng ta có biết được nó là gì hay không? Trong cốt lõi của nó, Sapiens biện luận rằng chúng ta không biết về bản thân chúng ta, huống chi biết được những nhu cầu của những loài sinh vật khác.

* * *

Harari, nhà sử học người Israel, đảm nhận một thách thức dễ gây choáng ngợp với nhiều người: kể lại toàn bộ lịch sử của loài người chúng ta trong vỏn vẹn 400 trang giấy. Tuy Harari tập trung vào một giai đoạn ngắn – 70.000 năm vừa qua trong lịch sử loài người – song công việc của ông không vì thế mà bớt khó khăn. Mục tiêu của ông là lý giải vì sao chúng ta, loài Homo sapiens (từ Latin, có nghĩa “người tinh khôn”), lại thống trị Trái đất và tương lai nào đang chờ đợi chúng ta.

Sān guó yǎn yì (Tam quốc diễn nghĩa) – La Quán Trung Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4

Tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190-280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.

Ket nghia vuon dao B
Minh họa chuyện hư cấu: kết nghĩa vườn đào

Cần phân biệt giữa Tam quốc chí là chính sử và Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết gồm khoảng 70% là thực và 30% là hư cấu. Không để ý đến điều này, nhiều nhà bình luận cứ dựa theo sự kiện hư cấu mà bàn. Ví dụ như nhiều người bàn thế này và thế nọ: tại sao Quan Vũ tha Tào Tháo ở Hoa Dung, cãi nhau rất xôm trò! Thật ra, chính sử ghi Lưu Bị chặn đánh Tào Tháo ở Hoa Dung, vì Tào Tháo vẫn còn lực lượng quá mạnh nên chạy thoát được. Cũng vì không để ý, từ lâu người ta vẫn xem Điêu Thuyền là tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, trong khi Điêu Thuyền là nhân vật hư cấu!

Sense and sensibility (Lý trí và tình cảm) – Jane Austen Điểm đánh giá của Goodreads: 4,1

JaneAusten 2
Jane Austen

Truyện quay quanh hai chị em Elinor và Marianne. Cô chị Elinor có nhiều lý trí, cẩn trọng, biết cách tự kiềm chế vui buồn; và cô em Marianne hành xử theo cách vô cùng lãng mạn, buông thả vào những tình cảm đến mức khinh suất. Làm thế nào mỗi cô thiếu nữ ứng phó với bất hạnh của mình về tình cảm và rút tỉa được những bài học cho mình tạo nên mấu chốt cho câu chuyện. Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái (hoặc quá nuông chiều hoặc quá khe khắt) trong giai đoạn này ở Anh quốc cũng được trình bầy khá rõ nét.

Cách đan kết hai chị em có tố chất khác hẳn nhau qua những biến động tâm tư và nhu cầu thực tế cùng hạn chế của nữ giới trong khung cảnh xã hội Anh quốc vào thế kỷ 18 được thể hiện sinh động qua bộ phim cùng tựa Sense and sensibility, đoạt một số giải thưởng điện ảnh giá trị kể cả giải Golden Globe và Oscar.

Shiji (Sử ký) – Tư Mã Thiên Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4 [4.6]

Cuốn sử ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời tác giả sống. Vì là văn bản lịch sử Trung Quốc có hệ thống đầu tiên, nó ảnh hưởng cực lớn tới việc chép sử và văn chương Trung Quốc sau này.

* * *

Đối với văn hóa thế giới, quyển Sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng một điều còn làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung Quốc,và cũng là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.

Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thỏa mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với một giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký ”Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại”. Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãmh liệt. Không phải chỉ có thế, người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống. Họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình.

Bên cạnh tính xác thực của sự kiện, nói như lời Tư Mã Thiên, “tôi chỉ thuật lại chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có sáng tác đâu”, song tác giả không chỉ thuật lại chuyện xưa một cách lạnh lùng. Ảnh hưởng bút pháp của Xuân Thu, nhưng tính khuynh hướng của Sử ký thể hiện sự khác biệt nhất định. Nếu Xuân Thu xuất phát từ lập trường bảo thủ của quý tộc thì Sử ký lại xuất phát từ lập trường tiến bộ, có những nét phù hợp với tư tưởng và tình cảm của nhân dân đương thời. Sử ký lên án sự tàn bạo của tầng lớp thống trị, ca ngợi những nhà thơ yêu nước, đề cao những dũng sĩ khởi xướng khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Thiên viết sử có dụng ý nhằm “xét qua việc làm, tóm tắt trước sau, xét việc hưng vong thành bại”, “thấu hiểu sự biến đổi từ xưa đến nay”… Điều đó phản ánh sự quan tâm của tác giả đến sự kiện không chỉ nằm ở bản thân sự kiện mà là cả tiến trình của chúng.

* * *

Về bản dịch mới của Trần Quang Đức: Không có quá nhiều thứ để khen mà cũng chẳng có gì đáng để chê…

Đây là một bản dịch tốt như tất cả các bản dịch Sử ký đang lưu hành ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, dịch giả chỉ dừng lại ở mức độ chuyển tải văn bản từ Hán văn sang Quốc ngữ…

Nói tới bản dịch Sử ký, người đọc sành không thể không nhắc đến hai bản của Nguyễn Hiến Lê và Phan Ngọc (trước ký là Nhữ Thành). Mặc dù cả hai chỉ dịch một số thiên đáng chú ý nhất, dụng công của hai tác giả này vào bản dịch giúp người đọc đọc sâu thêm một tầng vào trong văn bản của Sử ký. Đó là lời giới thiệu và phân tích hết sức sâu sắc về nghệ thuật Sử ký của Nguyễn Hiến Lê, là những chú thích tốt, cũng như những đoạn mà các dịch giả chua thêm, làm sáng tỏ ý tứ sâu xa trong câu nói của từng nhân vật. Những điểm này không thấy được trong bản dịch mới.

Ưu điểm lớn nhất của bản dịch là dịch giả hứa sẽ dịch trọn bộ. Vì thế, nó là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn đọc toàn bộ Sử ký. Nhưng nếu muốn chạm tới cái tinh hoa của Sử ký thì không nên bỏ qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê và Phan Ngọc.

* * *

Cuốn Sử ký khổng lồ, khúc chiết, tổng hợp nhiều tài liệu khác, cộng thêm những chuyến đi của tác giả tới những địa điểm lịch sử hỏi chuyện người địa phương, quan sát khung cảnh nhằm tìm ra cái hồn của câu chuyện, rồi không ngại xúc phạm (chương về Hán Vũ Đế bị thất lạc chắc là vì lý do này), hoặc phải viết khéo léo chuyện tế nhị (như viết Tả Thừa tướng không làm việc nước mà chỉ xem xét việc trong cung, ngụ ý ông ta thông dâm với Lữ hậu). Với công phu như thế, cách hành văn như thế, phương pháp viết sử như thế, cuốn Sử ký xứng đáng được điểm 4,6.

Shōgun (Tướng quân) – James Clavell Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4 [4.5]

Nhiều nhà phê bình văn học trên thế giới cho Tướng quân là một tiểu thuyết quan trọng như Cuốn theo chiều gió.

Shōgun về danh nghĩa là người có chức vụ thứ hai trong triều đình, sau Nhật hoàng, nhưng trên thực tế là người giữ toàn bộ quyền hành, tổng chỉ huy các lực lượng quân sự, nắm tất cả các nguồn kinh tế, tài chính đất nước. Tương đương như Chúa Nguyễn dưới triều vua Lê.

Tiểu thuyết Tướng quân là một bức tranh toàn cảnh, sinh động và hấp dẫn, về nước Nhật Bản phong kiến: đất nước, con người, tập quán, phong tục, cách suy nghĩ, hành động… Đặc biệt, tất cả đều được nhìn bằng con mắt sắc sảo, lạ lẫm của một người Anh, qua đó làm nổi lên sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông không chỉ đối với các sự vật và sinh hoạt đời thường, mà cả những khái niệm triết học cơ bản, như về thời gian, sự sống, cái chết…

Tướng quân là một cuốn lịch sử Nhật Bản nói riêng và phương Đông nói chung.

Tiểu thuyết Tướng quân bằng tiếng Anh được tái bản gần 30 lần với số lượng kỷ lục, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

***

Tác giả kể lại câu chuyện một thủy thủ Hà Lan trên đất Nhật, trở thành một phần giữa những cuộc chiến và những phong tục mà nhân vật chưa từng biết đến. Hơn 1500 trang sách với những mô tả sinh động và tình tiết cuốn hút. Những tình cảm giữa các nhân vật với nhau cũng tạo nên mắt xích thú vị.

Nếu bạn chưa có thời gian, hãy tạm gác bộ truyện này lại; vì nó dày và đôi lúc khiến ta đọc không dừng được. Nếu bạn có đủ thời gian và muốn hiểu thêm về Nhật Bản, hãy tìm đọc ngay.

Sofies verden (Thế giới của Sophie) – Jostein Gaarder Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Cuốn sách này giới thiệu lịch sử văn hóa và lịch sử triết học phương Tây qua câu chuyện về Sophie và Hilde.

Cuộc sống bình lặng của cô bé Sophie mười lăm tuổi bất ngờ bị xáo trộn bởi những mẩu tin nhắn nặc danh trong thùng thư với những câu hỏi như Bạn là ai? Thế giới từ đâu đến?, và những tấm bưu ảnh bí hiểm gửi từ Liban đề địa chỉ người nhận “Hilde Mueller Knag, gửi qua Sophie Amundsen”. Nhiều câu hỏi và những điều bí hiểm khác tiếp tục nảy sinh trong thế giới của Sophie, mà để giải đáp những điều bí hiểm đó, ta cần một hiểu biết về triết học phương Tây. Hilde Mueller Knag là ai? Tại sao Sophie liên tục nhặt được những đồ vật của Hilde? Tại sao cô nhận được thư của Hilde?

Cuốn sách đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng với hơn 30 triệu bản đã được bán.

Śmierć miasta. Pamiętniki Władysława Szpilmana 1939–1945 (The pianist) – Władysław Szpilman Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Cuốn sách được xây dựng dựa trên những hồi ức có thực của nhạc sĩ, nghệ sĩ piano nổi tiếng người Ba Lan gốc Do Thái Wladyslaw Szpilman. Cuộc đời ông thay đổi mạnh mẽ cùng với việc quân đội Đức xâm chiếm Ba Lan và sự đầu hàng của chính phủ Ba Lan khi ấy.

Đầu năm 1942, gia đình Szpilman bị bắt vào trại tập trung của Đức, chỉ một mình Szpilman trốn thoát được vào phút cuối, và ông không bao giờ gặp lại được những người thân thiết nhất của mình. Chàng thanh niên Szpilman được các du kích quân Ba Lan che giấu. Anh sống cô đơn, chui lủi trong các ngôi nhà khác nhau, trong nỗi lo sợ thường trực nếu bị phát hiện. Bất chấp đói khổ, đau ốm, sợ hãi, Szpilman vẫn luôn nung nấu khát vọng được sống.

* * *

Sách được viết năm 1945, là hồi ký của nghệ sĩ dương cầm Ba Lan Wladyslaw Szpilman, người sống sót qua thế chiến thứ hai. Cuốn hồi ký kể lại thời kỳ năm 1939, khi Đức mở cuộc xâm lược Ba Lan đến khi Warsaw được giải phóng năm 1945. Cuốn sách đơn giản chỉ kể lại những chuyện xảy ra trong quãng thời gian đó, không có dàn dựng sắp xếp đoạn lên cao trào, đoạn đối đầu, căng thẳng… nhưng dưới bàn tay nhào nặn của số phận, nó đem lại cho người đọc cảm giác hồi hộp, căng thẳng, tức giận, xót xa… không thua kém bất kỳ tiểu thuyết hay bộ phim nào.

The adventures of Huckleberry Finn – Mark Twain Điểm đánh giá của Goodreads: 3.6

Xuất hiện lần đầu tiên trong vai bạn của Tom Sawyer, Huckleberry Finn trở thành một nhân vật bất hủ với thời gian trong sách duy nhất có mang tên cậu – phần thứ hai trong loạt sách kể về cuộc phiêu lưu giữa hai cậu bé.

The adventures of Huckleberry Finn

Tuy gặp phải nhiều phản ứng từ các phía do sự nhạy cảm của cốt truyện, không thể phủ nhận Mark Twain tạo ra kiệt tác “một câu chuyện về những cậu bé dành cho người lớn”: nhân vật sống động, ngây thơ trong sự trăn trở đạo đức về những hành vi bất công do tình trạng phân biệt chủng tộc với người da đen thời bấy giờ ở miền Nam nước Mỹ. Cuối cùng, Huckleberry Finn lựa chọn tình bạn, vượt ra khỏi khuôn khổ giáo điều bất công của xã hội.

Đây cũng là tác phẩm đi đầu trong việc đưa ngôn ngữ địa phương vào văn học. Mark Twain thực sự phá bỏ nhiều rào cản với cuốn sách đột phá này.

* * *

Câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn trên dòng sông Mississippi cùng với người bạn là Jim, một nô lệ đang chạy thoát. Cuốn sách miêu tả những cảnh vật trên dòng sông và châm biếm những quan điểm ở miền Nam Hoa Kỳ thời tiền chiến, đặc biệt là quan điểm kỳ thị chủng tộc. Hình ảnh Huck và Jim trên chiếc bè trôi theo dòng sông, đi đến tự do, là một trong những hình ảnh bất hủ nhất trong văn học Hoa Kỳ.

* * *

Ghi chú: có một số sách phóng tác cũng có tựa The adventures of Huckleberry Finn dễ gây nhầm lẫn với sách gốc của Mark Twain, ví dụ như:
– Crystal Chan phóng tác, Kuma Chan minh họa, điểm Goodreads: 3.6
– Oliver Ho phóng tác, Dan Andreasen minh họa, điểm Goodreads: 4.2
– SparkNotesphóng tác, điểm Goodreads: 3.7
– Saddleback Educational Publishing phóng tác, điểm Goodreads: 4;2
– Clay Stafford phóng tác, Ruth Palmer & Tom Newsom minh họa, điểm Goodreads: 3.9

Tức là có một số sách phóng tác được ưa chuộng hơn tác phẩm gốc.

The alchemist (Nhà giả kim) – Paulo Coelho de Souza Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Tiểu thuyết Nhà giả kim như một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông. Trong lần xuất bản đầu tiên tại Brazil vào năm 1988, sách chỉ bán được 900 bản. Nhưng, với số phận đặc biệt của sách dành cho toàn nhân loại, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Nhà giả kim làm rung động hàng triệu tâm hồn, trở thành một trong những sách bán chạy nhất mọi thời đại, và có thể làm thay đổi cuộc đời người đọc.

* * *

Lời văn tuy bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất thơ, thấm đẫm các triết lý huyền bí của Phương Đông nhưng lại là một động lực vững chắc cho những con người đang tìm kiếm một hoài bão trong tâm hồn, yêu thích và những ai đang trên đường đời thực hiện những ước mơ của bản thân.

Trước đây tôi vẫn thường tự hỏi bản thân mình rằng: Tôi tồn tại có ý nghĩa gì trong cuộc đời này? Tôi không thông minh và dĩ nhiên cũng chẳng đẹp trai chút nào. Tôi không biết mình thích điều gì, muốn cái gì. Thậm chí ước mơ của mình là gì, hoài bão ra sao để mà sống hết mình vì nó. Vì lẽ đó, tôi sẽ sống những ngày không lý tưởng đấy nếu không vô tình đọc được cuốn tiểu thuyết Nhà giả kim.

Nhà giả kim không hề mang sự gây cấn hồi hộp như truyện kinh dị hay trinh thám, không lãng mạn tình cảm như truyện ngôn tình nhưng sức lan tỏa của nó vượt ra khỏi biên giới làm cho lay động biết bao trái tim người đọc. Chỉ là một cuốn sách nhỏ nhưng làm thay đổi cuộc đời của người đọc. Nó như là kim chỉ nam cho những ai chưa tìm được phương hướng cho mình nhất là những người trẻ rằng giấc mơ của một người chính là định mệnh của người đó, và sự chối bỏ giấc mơ chính là từ bỏ định mệnh.

The art of happiness (Nghệ thuật tạo hạnh phúc) – Đức Đạt Lai Lạt Ma & Howard C. Cutler Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Dưới đây là lời người dịch, Tỳ kheo Thích Tâm Quang:

Có lẽ đây là sách hiếm có, một góc độ lạ lùng nhìn vào vấn đề hạnh phúc… Đây là một sự kết hợp Đông-Tây tuyệt đẹp; một nhà tâm lý học Phương Tây  – Bác sĩ Howard C. Cutler – trình bày vấn đề hạnh phúc dưới lăng kính Phật giáo phương Đông mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đại diện.

Cuốn sách mang đến cho bạn đọc những suy ngẫm nghiêm túc về hạnh phúc mà đôi khi có thể chúng ta ngộ nhận hoặc lầm lẫn với niềm sung sướng. Cái ranh giới mong manh, vi tế ấy quả thật không dễ phân biệt. Nếu chúng ta không định nghĩa rạch ròi, làm sao chúng ta biết làm gì để đạt được hạnh phúc. Nhưng để phấn đấu giành cho được hạnh phúc, vấn đề đó lại liên quan mật thiết với tâm – hay đúng hơn là, tâm mới là nguồn hạnh phúc. Và tâm con người mới phức tạp, rối ren làm sao. Bạn sẽ kinh ngạc trước sự mổ xẻ tâm hết sức mạch lạc, sáng sủa dẫu rằng đó không phải là vấn đề dễ dẫn dắt. Tôi hoàn toàn tin rằng bạn sẽ bị thuyết phục và bắt tay vào rèn luyện tâm. Gian dị như là muốn khỏe thì phải tập tành, và để có hạnh phúc thì phải luyện tâm. Tất cả những điều đó đều được Đức Đạt Lai Lạt Ma so sánh với những thí dụ sát hợp, sinh động, khiến cho lý thuyết của Ngài trở nên giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Rồi chúng lại được so sánh với những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, vấn đề lại càng sáng tỏ, đầy sức thuyết phục.

The book thief (Kẻ trộm sách) – Markus Zusak Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Đây là tác phẩm cuốn hút và đáng thưởng thức… Kể từ khi được in lần đầu năm 2006, tiểu thuyết gốc của nhà văn người Úc Markus Zusak luôn đứng trong hàng ngũ những sách hay nhất của nhiều cuộc bình chọn.

Với lối kể chuyện bậc thầy, nhà văn Zusak thể hiện biệt tài khắc họa nhân vật xuất sắc.

* * *

Đây là câu chuyện được kể bởi Thần Chết – một kẻ có khiếu hài hước. Đấy là nếu bạn vẫn có thể cười được trước cái chết.

Lấy bối cảnh ở những năm thế chiến thứ hai, The book thief nói về Liesel Meminger, một bé gái được nhận nuôi sống ở phố Thiên Đàng. Tại đây, cùng với tình yêu và sự đam mê đặc biệt đối với sách và từ ngữ, Liesel gắn kết con người mình với mọi người xung quanh cô.

Cuốn sách không nói về việc chiến tranh đang diễn ra như thế nào, những người lính đang chiến đấu ra sao, bao nhiêu cái máy bay bị bắn hạ, hay phe nào đang chiếm phần thắng. Nó không đỏ rực và đẫm máu, nó đơn giản lại chết chóc và lạnh lẽo. Bạn có thể hiểu được dân Đức trong thời kỳ đó cũng phải chật vật sống cùng cái đói, cũng bị cưỡng ép phải chống lại Do Thái. Nỗi hoang mang và sự thảm thương, vô vọng không lối thoát len lỏi từ trang này qua trang khác đều đặn.

Những khoảnh khắc sách viết về bố Hans và Liesel là những chi tiết khiến màu xanh xám bao trùm câu chuyện thêm phần nồng ấm và thân thương. Và đó cũng là những phần để lại nhiều hình ảnh và màu sắc nhất.

Mỗi người trong truyện đều mang nỗi khổ tâm và nỗi ám ảnh riêng cho mình, để rồi họ lại quấn lại với nhau, tạo thành những mối liên kết với nhau. The book thief có lối kể tuy rất nhẹ nhàng nhưng vẫn gay cấn và đáng sợ.

Giọng văn của Markus Zusak rất mới lạ. Câu cú thường hay kết bất thình lình, với những phần ghi chú in đậm của thần chết rất riêng. Tù ngữ thì rất mới mẻ, có lúc thô tục trần trụi, có lúc tình cảm dạt dào, có lúc mạnh mẽ sắt đá, cũng có lúc đáng yêu ngờ nghệch. Và có những ý tưởng câu văn rất lạ lùng, hài hước nhưng sâu xa. Sau khi cười lại thấy nước mắt.

Một trong những sách mà nước mắt là không hề lãng phí. Bạn nên đọc nó và để cho trái tim mình tan vỡ một chút. Bạn nên đọc nó để hiểu hơn về con người, về thứ còn đau đớn hơn nỗi nỗi đau, về cái chết, về chiến tranh, về tình yêu, về mọi thứ từ thứ điên rồ lớn lao nhất đến thứ nhỏ bé đơn giản nhất.

Bạn nên đọc nó, để cảm nhận những cảm xúc trong trẻo nhất.

Và điều đặc biệt là, cho dù bạn đọc nó lần thứ mấy đi chăng nữa, những cảm xúc ấy vẫn sẽ vẹn nguyên thuở ban đầu.

The call of the wild (Tiếng gọi nơi hoang dã) – Jack London Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã. Buck trở về rừng, và sống chung với lũ sói.

Xuất bản lần đầu năm 1903, The call of the wild là tiểu thuyết được nhiều người đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay nhất của ông. Do nhân vật chính là một con chó, đôi khi người ta phân loại tiểu thuyết này là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, phù hợp cho trẻ con, tuy trong tác phẩm không thiếu những cảnh hành hạ súc vật, sự chết chóc, sự tranh đoạt, và chứa đựng nhiều cảnh bạo lực thô bạo.

The catcher in the rye (Bắt trẻ đồng xanh) – J.D. Salinger Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Một cuốn sách nhỏ, mỏng và chẳng giống ai. Đó cũng là tính cách của nhân vật chính, Holden: nổi loạn, thiếu giáo dục, và lạ lùng.

Holden không thích cái gì cả, cậu chỉ muốn đứng trên mép vực của một cánh đồng bao la, để trông chừng lũ trẻ con đang chơi đùa. Holden chán ghét mọi thứ, cậu lan man, lảm nhảm hàng giờ về những thói hư, tật xấu, những trò giả dối tầm thường mà người đời đang diễn cho nhau xem. Holden thô thiển, tục tĩu và chẳng tuân theo khuôn mẫu nào của cuộc sống, cậu cứ là chính cậu thôi.

Bắt trẻ đồng xanh mượn suy nghĩ của một chàng trai trẻ để nhìn về cuộc sống một cách hài hước và thông minh. Ngôn từ đơn giản, đôi khi rất thô tục thể hiện con người nhân vật, sách đi vào lòng người bởi những triết lý giản đơn vẫn đang hiện hữu từng ngày trong cuộc sống. Và rồi sẽ đọng lại trong lòng người đọc một ý nghĩ tưởng như đã quên mất từ lâu: Mình là chính mình.

* * *

Số phận của cuốn sách này khá là chông chênh – từng bị cấm xuấn bản ở nhiều quốc gia do nội dung dữ dội và những ngôn từ có phần bạo lực nhạy cảm.

Dù vậy, Bắt trẻ đồng xanh vẫn được xếp vào “Top 10 những tiểu thuyết đáng đọc nhất mọi thời đại” (The Greatest Book, 2014).

Nhân vật chính Holden trong tác phẩm sau này trở thành hình mẫu của những thanh thiếu niên dám dấn thân vì ước mơ và kiên quyết phản đối, phá bỏ những điều cũ kĩ của thời đại.

* * *

Bắt trẻ đồng xanh là tiểu thuyết được JD Saliinger viết cho người lớn vào năm 1951. Tuy nhiên, đề tài về sự bất an và cảm giác xa lánh của tuổi trẻ làm tác phẩm trở nên phổ biến với những độc giả thanh thiếu niên. Mỗi năm có hơn 250.000 bản được bán ra trên toàn thế giới. Cuốn sách được dịch sang hầu hết mọi ngôn ngữ. Vai chính của tác phẩm, Holden Caulfield, trở thành biểu tượng cho sự phản kháng của giới trẻ. Tạp chí The Times xếp cuốn tiểu thuyết này vào danh sách 100 cuốn sách tiếng Anh xuất sắc nhất được viết từ năm 1923. Hơn thế nữa, Modern Library và độc giả gọi đây là một trong 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20. Cuốn tiểu thuyết chạm đến những vấn đề phức tạp của nhân dạng, sự liên kết, sở hữu và sự xa lánh.

The Da Vinci code (Mật mã Da Vinci) – Dan Brown Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8 (4.0)

Trong khi đang công tác ở Paris, nhà biểu tượng học của trường Đại học Harvard, Robert Langdon nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp lúc tối muộn. Người quản lý lớn tuổi của bảo tàng Louvre bị sát hại trong bảo tàng, một mật mã khó hiểu được tìm thấy gần thi thể nạn nhân. Khi Langdon và nhà mật mã học người Pháp tài năng, Sphie Neveu, giải mã những bí ẩn kỳ quái này, họ hết sức sửng sốt khi phát hiện ra một chuỗi các manh mối được giấu trong các tác phẩm của Da Vinci – những đầu mối rõ ràng để mọi người nhìn thấy nhưng lại được ngụy trang một cách tài tình bởi người họa sĩ.

Trong cuộc chạy đua điên cuồng qua Pari và các nơi khác, Langdon và Neveu nhận thấy rằng họ đang đối chọi với một kẻ buôn đồ cổ đầy thế lực giấu mặt, hắn luôn xuất hiện để chặn trước mọi hàng động của họ. Trừ khi họ có thể giải mã câu đố hóc búa ấy, nếu không bí mật của Tu viện – và một sự thật lịch sử gây chấn động – sẽ biến mất mãi mãi.

Với Mật mã Da Vinci, tác giả Dan Brown châm ngòi một cuộc tranh cãi không tiền khoáng hậu trong lịch sử văn học phương Tây: tung hô và phản đối. Những hệ lụy của sách xuất phát từ chỗ nó hư cấu quá thành công!

Phá vỡ khuôn mẫu của các tiểu thuyết trinh thám truyền thống, Mật mã Da Vinci vừa là bước đột phá nổi bật, đầy chất trí tuệ, vừa đươc sắp lớp một cách phức tạp với những chi tiết và những tìm tòi đáng chú ý. Từ những trang mở đầu cho đến phần kết không thể đoán trước và gây ngạc nhiên, tác giả chứng tỏ mình là người kể chuyện bậc thầy.

Kể từ khi phát hành vào tháng 3.2003 đến nay, Mật mã Da Vinci đã tiêu thụ được khoảng 36 triệu bản, dịch ra 44 thứ tiếng và trở thành một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất trong lịch sử. Cuốn sách này được ở xếp vị trí số 1 trong danh sách các cuốn sách best-seller trên tờ các tờ báo như The New York TimesThe Wall Street Journal… suốt hơn một năm trời.

* * *

Tiểu thuyết này khác biệt với những tiểu thuyết khác có cùng điểm đánh giá của Goodreads 3,8 do cốt truyện mới lạ, ly kỳ, lôi cuốn dựa theo những nguồn sử liệu, khiến cho nhiều độc giả tin rằng việc Jesus cưới Mary Magdalane rồi có con – cùng với những giả thuyết khác – là có thật, từ đó xảy ra những tranh luận sôi nổi, thậm chí đi đến đả kích tác giả. Tiểu thuyết này đáng được điểm 4,0.

The essays of Warren BuffettWarren Buffett & Lawrence A. Cunnigham Điểm đánh giá của Goodreads: 4,4

Tựa sách được tạm dịch là Các tiểu luận của Warren Buffett. Đây là một cuốn sách duy nhất được tập hợp từ hơn 700 trang thư của Buffett và xâu chuỗi chúng thành cuốn sách dài 270 trang theo nguyện vọng của Buffett. Và Cunningham giúp “phổ biến” tác phẩm của Warren Buffet đến độc giả.

The Godfather (Bố già) – Mario Puzo Điểm đánh giá của Goodreads: 4,4

Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống Mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhập nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chính hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố già được tác giả dày công khắc họa trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc.

Từ một kẻ nhập cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiềng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí. Nhân vật trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lý rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử.

* * *

Cuốn sách mang một kết cấu xuất sắc, cốt truyện không thiếu những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí kỳnh địch tới nghẹt thở, The Godfather xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của Mario Puzo tính đến thời điểm hiện tại.

The grapes of wrath (Chùm nho phẫn nộ) – John Steinbeck Điểm đánh giá của Goodreads: 3.9

Tác phẩm viết về lạm phát và hậu quả của nó lên người nghèo. Chùm nho phẫn nộ từng bị cấm do phản ánh đúng sự thật không mấy huy hoàng của cường quốc Mỹ một thời. Đây cũng được đánh giá là một trong những cuốn tiếu thuyết hay nhất của Mỹ.

The great Gasby (Đại gia Gasby) – F. Scott Fitzgerald Điểm đánh giá của Goodreads: 4.1

Sau gần một thế kỉ ra đời, tác phẩm này trở thành kinh điển của văn học hiện đại Mỹ, được đưa vào tất cả các chương trình giảng dạy văn học ở các trường trung học.

F.Scott Fitzgerald vạch trần bộ mặt giả dối của những kẻ thượng lưu nước Mỹ vào những năm 1930, xé toang vẻ đẹp hào nhoáng, xa hoa của cuộc sống vật chất đầy đủ và cho thấy, ở bên dưới đó hoàn toàn chỉ là sự trống rỗng: trống rỗng trong tâm hồn, tình yêu và đạo đức.

Giấc mơ Mỹ không có gì hơn chỉ là một màn kịch lừa đảo, đưa con người vào mê hồn trận, và rồi tàn nhẫn đẩy xuống bờ vực những con người ngây thơ tin tưởng vào “hạnh phúc mãi mãi”.

* * *

Nằm trong số những thành phần ưu tú nhất của thành phố New York trong thời kỳ vàng son (Roaring Twenties – những năm 1920), sách này được xem là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất vì một lý do. Nhân vật chính trong truyện là Nick Carraway sau khi tốt nghiệp Đại học Yale, trở về từ Thế chiến 2 và đang làm nghề kinh doanh trái phiếu đến thuê nhà tại West Egg gần dinh thự hoành tráng của một triệu phú bí ẩn có tên là Jay Gastby.

Sau một thời gian sống cạnh và có những cơ hội qua lại nhất định, Nick phát hiện ra mối quan hệ éo le giữa Jay và Daisy là chị họ của mình. Cuốn sách có lối viết hấp dẫn và chứa đựng nhiều bài học giá trị về việc rũ bỏ quá khứ khiến nó rất xứng đáng được đọc đi đọc lại.

The handmaid’s tale (Chuyện người tùy nữ) – Margaret Atwood Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Tác phẩm là tổng hợp những điều bất bình đẳng trong bối cảnh xã hội Đông Tây năm 1984.

Câu chuyện được chính nhân vật người Tùy nữ kể lại một cách sâu sắc với cái nhìn thực tế nhất những gì trải qua vào thời điểm ấy, về xã hội bất bình đẳng, bất công với người phụ nữ, đẩy người phụ nữ vào những trớ trêu của cuộc sống, nhân vật người Tùy nữ dường như bị tước đoạt tất cả những quyền lợi trong xã hội.

Tạp chí Washington Monthly đưa ra quan điểm rằng sức mạnh của tác phẩm rốt cuộc ít nằm ở những triết lý, mà ở tính chân thực đầy thuyết phục: nó không chỉ khám phá những cơ cấu làm nên sự áp bức tuyệt đối với đàn bà, mà sống động hơn và tỉ mỉ hơn nữa, là cảnh áp bức ấy đè trĩu lên các giác quan đến thế nào.

Tuy được viết cách đây hơn 30 năm, nhưng những gì được tái hiện trong truyện khiến người đọc không khỏi giật mình vì những bất công đang xảy ra ở khắp mọi nơi và vẫn còn tồn tại ở thời đại này.

The Hobbit (Anh chàng Hobbit) – J.R.R. Tolkien Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Khởi đầu, Anh chàng Hobbit là một tác phẩm dành cho thiếu nhi nhưng đến nay, dường như không nhiều người còn nhớ đến điều đó nữa, và tác phẩm thì được xếp vào nhóm những tiểu thuyết thần thoại kỳ ảo kinh điển.

Câu chuyện của Anh chàng Hobbit là một chuyến phiêu lưu, khi Bilbo Baggins bị cuốn vào chuyến phiêu lưu giành lại xứ sở của những người lùn. Chuyến đi ấy vốn chẳng bao giờ được cho là thích hợp với một Hobbit chỉ thích ăn thức ngon, ở chỗ đẹp. Nhưng rồi Bilbo tham gia, bị cuốn vào rồi có thể trở về. Chuyến phiêu lưu trở thành bài học về cuộc sống, về con người.

Là khởi đầu của một câu chuyện rất dài, Anh chàng Hobbit lại được viết với giọng văn nhẹ nhàng, kết cầu đơn giản như một câu chuyện kể trước giờ đi ngủ, giống như lời mời chào êm ái trước khi đưa người đọc vào Trung Địa cùng những giống loài chỉ có trong tưởng tượng … Thế giới ấy có chiến tranh, có thiện ác và có những con người đầy bản năng không bị lý tưởng họa bởi triết lý cao xa vô thực. Điều ấy làm cho Anh chàng Hobbit gần gũi với cuộc sống và cuốn hút hơn.

The old man and the sea (Ông già và biển cả) – Ernest Hemingway Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Ông già và biển cả là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi danh và là 1 trong các đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.

Trong tác phẩm này, ông triệt để sử dụng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, lúc mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.

Đây là một tác phẩm lý tưởng, nó thật sự mang ý nghĩa rất lớn đặc biệt là đối với những ai đang muốn bỏ cuộc, đang muốn đầu hàng chính bản thân mình. Bạn không thể biết được điều gì đang đợi bạn phía trước, hãy tin tưởng vào con đường bạn chọn, tin tưởng vào khả năng của chính mình. Khi bắt đầu chán nản hãy suy nghĩ vì sao mình bắt đầu? Trên con đường đến với thành công không có dấu chân của những kẻ bỏ cuộc.

* * *

Cuốn sách mang tựa The old man and the sea, by Ernest Hemingway: A Kinderguides Illustrated Learning Guide, được minh họa bởi Kinderguides Kinderguides và Maggie Chiang, được Goodreads chấm điểm 4,0.

The picture of Dorian Gray (Chân dung Dorian Gray) – Oscar Wilde Điểm đánh giá của Goodreads: 4.1

Lồng trong bối cảnh cuộc tình đồng tính giữa một họa sĩ và chàng trai người mẫu trẻ Dorian, sách đưa người đọc nhận ra những chiều kích sâu lắng, phức tạp và thiêng liêng hơn của thân phận con người.

Dorian Gray, nhân vật chính của tiểu thuyết, với những khát khao ích kỷ của bản năng và trăn trở của mặc cảm, ngộ nhận; những cám dỗ cố hữu của nhục thể và sự kháng cự quyết liệt của tinh thần, những cú trượt ngã không phanh, những nỗ lực trong tuyệt vọng, của sự tự vấn, phản tình… Tất cả quyện vào nhau như một bức thảm được dệt nên bằngnhững sợi chỉ tối tăm hoảng loạn được nhuộm bằng máu.

Tác phẩm là hành trình đi tìm lương tâm của một chàng trai trẻ. Đây là một hành trình của những cung bậc cảm xúc, tâm tư giằng xé, trượt qua những dằn vặt tàn khốc, giãy dụa vật vã, đối diện với những thử thách cám dỗ dữ dội để tìm cái đẹp, cái thiện. Cuộc hành trình của Dorian còn là một câu hỏi để người đọc tự hỏi và suy ngẫm.

Đó cũng là thông điệp mà Oscar Wilde gửi đến độc giả của ông trong cuốn tiểu thuyết này. Bởi vậy, cho dù được viết cách đây gần 120 năm, tiểu thuyết Chân dung Dorian Gray vẫn còn nóng bỏng tính thời sự.

Chân dung Dorian Gray thật sự là một tác phẩm xứng đáng trong kho tàng văn học của nhân loại.

The rise and fall of the Third Reich (Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế Thứ Ba) – William L. Shirer Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2 [4.6]

“Một trong những tác phẩm về lịch sử quan trọng nhất của thời đại chúng ta”. Với trên 1.100 trang cùng những minh chứng hùng hồn, những lập luận uyên bác cho sự trỗi dậy và suy tàn của một chế độ, đi cùng với nó là số phận của con người được sinh ngày 20.4.1889 ở thị trấn Braunau am Inn gần biên giới Áo-Đức như “định mệnh”: Adolf Hitler.

Là một phóng viên và nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, tác giả William L. Shirer quan sát và tường thuật cuộc sống của nước Đức Quốc xã từ năm 1925, tiếp cận với các nhà lãnh đạo Quốc xã hàng đầu, và sau chiến tranh, khi tham dự các phiên tòa xử tội phạm chiến tranh, ông lại có dịp quan sát họ đứng trước vành móng ngựa. Ông bỏ ra năm năm rưỡi để rà soát từng đống tài liệu. Từ những nguồn này, và cũng từ thông tin tự thu thập ở Đức và Châu Âu trong hơn bốn thập kỷ, ông tổng hợp nên một thiên sử liệu của một trong những thời kỳ hãi hùng nhất trong lịch sử nhân loại.

* * *

Trong Thế chiến 2, tác giả là phóng viên nghe ngóng tin tức, quan sát hiện trường. tham dự những sự kiện trọng đại như các cuộc họp giữa Hitler và Thủ tướng Anh Chamberlain dẫn đến việc bán đứng Tiệp Khắc, việc ký kết hiệp định đình chiến giữa Đức và Pháp, những bài diễn văn tạo cột mốc quan trọng như việc tuyên chiến với Hoa Kỳ, v.v. Sau cuộc chiến, tác giả đọc qua hàng đống những tư liệu bằng Đức văn và Anh văn, tham dự các phiên tòa xử tội nhân chiến tranh… để tổng hợp vào thiên sử liệu đồ sộ đáng được điểm 4,6.

The scarlet letter (Chữ A màu đỏ) – Nathaniel Hawthorne Điểm đánh giá của Goodreads: 4.1

Cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1850 được xem là một kiệt tác. Lấy bối cảnh thành phố Boston thế kỷ 17, tiểu thuyết kể về Hester Prynne, một phụ nữ trẻ đẹp bị buộc phải mang mẫu tự “A” (viết tắt của Adultery, nghĩa là ngoại tình) mầu đỏ thắm thêu trên ngực áo suốt đời vì bị khép vào tội ngoại tình – một tội mà xã hội thời bấy giờ kết án hết sức nghiêm khắc – tử hình nếu không có yếu tố khoan dung. Xuyên suốt tác phẩm, Hawthorne đề cập đến tội lỗi, hình phạt và sự khoan dung.

The snow goose (Con chim trốn tuyết) – Paul Gallico Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Trong Con chim trốn tuyết mọi thứ đều cũ. Motip cũ, hơi hướm văn chương cũ, cả trong ngôn ngữ dịch thuật cũng có ba phần cổ kính. Nhưng cuốn sách đáng chiếm một chỗ trên kệ sách của bạn vì những lý do khác…

Con chim tron tuyet 2

Nhân vật chính trong truyện vừa Con chim trốn tuyết là một họa sĩ có thân hình dị dạng. Tài năng, lòng chân thành và sự lương thiện không giúp anh chiếm được chỗ đứng yên ổn trong cộng đồng. Anh mua một vùng đầm lầy ven biển thật rộng để có thể sống yên ổn khi được cách ly tối đa với loài người.

Sự yên ổn của anh bị phá vỡ khi một cô gái đến nhờ chàng chăm sóc một con ngỗng hoang bị thương. Nỗi e dè của Fritha – tên cô gái, nhạt dần theo năm tháng và cô bé ngày nào trở thành thiếu nữ xinh đẹp. Cứ mỗi mùa chim di trú, con ngỗng kia lại trở về, làm cầu nối cho chàng họa sĩ với Fritha. Hết mùa trốn tuyết, ngỗng theo đàn, Fritha cũng không còn lai vãng đến ngọn hải đăng nơi có chàng họa sĩ có ánh mắt thiết tha. Nàng vô tình lắm thay!?

Mạch văn trong Con chim trốn tuyết trong sáng, nhẹ nhàng đủ để bạn tin rằng đâu phải cái gì cũ, cái gì đơn sơ quá… cũng mất chỗ đứng trong thời đại số đâu. Có khi còn cần hơn đấy chứ. Đơn giản vì những truyện như Con chim trốn tuyết lâu lắm người ta không viết nữa.

Những ai thỉnh thoảng còn đọc lại những câu chuyện cổ tích, còn tin rằng những câu chuyện cổ tích vẫn còn đang được viết trong âm thầm sẽ nhìn thấy sự quyến rũ dịu dàng của tập sách.

Sau hơn 20 năm cầm bút, nổi tiếng là một nhà báo thể thao giỏi, Paul Gallico bỗng nổi bật trên văn đàn với Con chim trốn tuyết, gây chấn động dư luận bạn đọc cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu thương.

Tác phẩm Paul Gallico được nhiều người đánh giá có tính nhân đạo sâu sắc, hướng con người vào những vẻ đẹp bên trong, khơi gợi ở mỗi người tình yêu chân chính và trách nhiệm cao cả.

The sound and the furry (Âm thanh và cuồng nộ) – William Faulkner Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Đây là tác phẩm nổi tiếng của một trong những bậc thầy trong văn học dòng ý thức. Đúng như cái tên của nó lấy từ câu trong vở kịch Macbeth của William Shakespeare: “Đó là một câu chuyện được kể bởi một thằng ngốc/ Đầy âm thanh và cuồng nộ, không có ý nghĩa gì cả”, quả thực được “ba thằng khùng” kể lại với tất cả cảm nhận của nó về sự phi lý của cuộc đời.

Âm thanh và cuồng nộ được xem là một trong bốn tiểu thuyết thành công nhất của William Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme) với hệ thống nhân vật xuất hiện như những bóng ma của quá khứ, điên dại, ngẩn ngơ trong cuộc đời thực… Thành công của tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ cũng chính là thành công của tiểu thuyết Gothic miền Nam nói riêng và của dòng văn học miền Nam nói chung, góp phần không nhỏ trong trào lưu Phục hưng văn học miền Nam trong văn học Hoa Kỳ.

Nội dung được cấu tạo bằng bốn độc thoại nội tâm liên tiếp thuật lại thảm trạng suy sụp, tan vỡ của gia đình Compson, đó từng một thời quyền quý, giàu sang trong vùng Missississipi.

Các nhân vật xuất hiện trong truyện là: Ông Jason Compson, bà Caroline vợ ông ta, bốn người con: Quentin (con trưởng), cô con gái thứ hai Candace (Caddy) và hai người con trai theo thứ tự: Jason, Maury sau này được đổi tên là Benjamin (Benjy) người bị mắc bệnh chậm phát triển tâm thần, một người không đủ khả năng thiết lập được những nối kết giữa điều gì nhìn thấy, nghe được và những gì anh ta cảm nhận, gia đình người da đen ở nhà Compson có Rosbus, Dilsey vợ anh ta và những đứa con, Versh, T.P và Frony, Frony cũng có một đứa con được đặt tên là Luster.

The sun also rises (Mặt trời vẫn mọc) – Ernest Hemingway Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Được xuất bản vào năm 1926, tác phẩm mang tới cho người đọc hai câu chuyện: một câu chuyện về chiến tranh và một câu chuyện về tình yêu. Nhưng sự vắng mặt của những trường đoạn miêu tả cảnh chiến tranh (dù là trong hồi tưởng) và cảnh yêu đương nồng nàn lãng mạn trong các trang sách mới chính là điều thực sự làm nên thành công của tác phẩm. Bên cạnh đó, văn phong đặc biệt của Hemingway theo kiểu viết báo khiến cho câu chuyện súc tích được xuyên suốt một cách có logic và đầy vẻ lạnh lùng. Cũng không thể không nhắc đến việc những hình ảnh tượng trưng trong tác phẩm luôn hàm chứa nhiều tầng lớp ý nghĩa mà người ta vẫn quen gọi là ‘phương pháp tảng băng trôi của Hemingway’ (Hemingway’s iceberg theory of narration & prose)…. Chính những yếu tố này khiến cho cuốn tiểu tuyết đầu tay của ông được đánh giá cao nhất và được yêu thích nhất. (Điều mà theo nhiều người, ông không thể vượt qua được chính mình cho tới tận tác phẩm Ông già và biển cả.)

Câu chuyện được truyền tải qua lời kể của nhân vật chính – Jake Barnes, người cựu chiến binh trở về từ cuộc Thế chiến I. Nhiều mất mát và tổn thương sâu từ cuộc chiến, Jake và những người lính cùng thế hệ trở thành kẻ lạc lõng giữa cuộc sống phồn thịnh thời bình – nơi mà những người còn lại chưa từng bao giờ đặt chân vào lằn ranh khói lửa ấy vẫn luôn giữ một cái nhìn đầy ảo tưởng và lãng mạn hóa về chiến tranh và cuộc sống. Anh và những người bạn của mình chính là đại diện cho cái được gọi tên ‘thế hệ lạc lõng’ – cái mà Hemingway lột tả từ chính những trải nghiệm của cuộc đời ông. Những trải nghiệm ấy giúp ông xây dựng nên một khung cảnh xã hội độc đáo và mãi mãi không thể nào quên trong tác phẩm. Nhưng trên tất cả, khỏa lấp mọi địa điểm, mọi khuôn mặt, mọi tâm trạng, mọi cảm xúc là rượu, là sự trống rỗng, là sự hồi hộp mơ hồ đến vô mục đích của những con người đáng lý ra đã có thể trở thành tinh hoa của cả một thế hệ.

Trong tác phẩm có sự hiện hữu của bóng tối. Đó là nỗi thất vọng về đời sống và về chính bản thân mình; những đau khổ và dằn vặt mà bất kỳ một con người nào cũng phải đối mặt; những hành động vô mục đích; những phút giây yếu đuối của một con người; những định kiến thiển cận mà nối tiếp đó là sự hành xử thiếu công bằng và thiếu tôn trọng người khác; những khoảnh khắc ti tiện của ghen tuông và căm ghét và tham lam và ích kỷ vẫn ẩn nấp đâu đó nơi góc khuất tâm hồn của nòi giống loài người. Nhưng, cũng đúng như tên gọi của nó, trong bóng tối đầy rối loạn và tuyệt vọng ấy, vẫn còn có hy vọng, tình yêu, tình bạn, và tình người hiện hữu.

The thorn birds (Tiếng chim hót trong bụi mận gai) – Colleen McCullough Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Lấy bối cảnh tại Australia những năm 1915, đây là câu chuyện tình yêu đẹp vấp phải sự cấm đoán giữa một cô gái bướng bỉnh và một cha xứ ngoan đạo. Cuốn sách đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc pha trộn giữa nụ cười và nước mắt.

* * *

Chuyện tình giữa Meggie và cha Ralph trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai cũng đáng nhớ như câu chuyện giữa Scarlett và Rhett trong Cuốn theo chiều gió vậy.

“Anh yêu em, Meggie. Anh mãi mãi yêu em. Nhưng anh là linh mục…” – cha Ralph nói, khi cô bé Meggie, còn chưa thành đàn bà, thể hiện tình cảm với ông. Còn Meggie thì nói: “Tôi sinh ra cho anh ấy và chỉ anh ấy mà thôi”.

Trong bài viết nhân ngày tác giả Colleen McCullough qua đời, tờ New York Times gọi cuốn sách là “Cuốn theo chiều gió của đất nước Australia”.

The world is flat (Thế giới phẳng) – Thomas Loren Friedman Điểm đánh giá của Goodreads: 3.7

Đặt giả thuyết nếu chỉ còn đủ tiền để mua một cuốn sách hầu biết về thế giới này trong thời gian ngắn nhất thì bạn được khuyên hãy đọc Thế giới phẳng. Thomas Friedman là nhà báo tài năng. Để viết một cuốn sách như thế này, không biết ông đã phải đi bao nhiêu nơi, gặp bao nhiều người, đọc bao nhiêu sách, nghiên cứu bao nhiêu thời gian. Mỗi trang sách của ông chứa đầy thông tin, vừa mở rộng tầm mắt, vừa đánh giá, lý luận.

Toàn cầu hóa làm thế giới phẳng ra, nó đem lại hiệu quả cũng như những hậu quả nhất định. Cuốn sách này mang đến một cái nhìn toàn vẹn, đầy đủ, dễ hiểu nhất về toàn cầu hóa và sự “phẳng” của thế giới. Năm 2005, cuốn sách này được trao giải thưởng Sách hay nhất trong năm do Financial Times bình chọn trong chương trình tạp chí kinh tế cuối năm 2015 của VTV. Kiến thức trong sách cung cấp cho mỗi người sẽ rất bổ ích: bạn sẽ hiểu hơn về quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay. Đọc xong sách này sẽ bổ sung cho bạn một khối lượng kiến thức kinh tế cực khủng.

* * *

Chúng ta quen thuộc với những tác phẩm kinh điển trong văn học, nghệ thuật nhưng Thế giới phẳng là một tác phẩm kinh điển về thế kỷ 21 trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và sự vận động của thế giới. Đây không phải là một sách lịch sử thế giới mà là một tác phẩm hoành tráng về thế giới trong thế kỷ 21, thế kỷ của bùng nổ công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa. Tác giả làm phẳng thế giới khi bỏ qua những rào cản về địa giới, văn hóa, tôn giáo… để nói về một thế giới với những vấn đề chung, những cơ hội và thách thức của các quốc gia, của toàn thế giới. Để từ đó từng quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân có thể nhìn thấy cơ hội và thách thức của riêng mình.

Với nhiều năm làm nhà báo cho một trong những tờ báo lớn nhất thế giới New York Times, Thomas L. Friedman cho người đọc những sự kiện, những thông tin, những số liệu mà không dễ gì có được và không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Điều đó chỉ có thể đến từ những nhà báo kỳ cựu như Friedman, một nhà báo lớn với 3 giải thưởng Publizer. Cuốn sách tuy khá dày, hơn 700 trang, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến thế giới, quan tâm đến sự vận động của xã hội loài người trên hành tinh này thì sách như một dòng chảy đưa bạn qua nhiều góc nhìn khác nhau, qua nhiều vấn đề to lớn khác nhau của thế giới. Trong đó, nổi bật là xu hướng toàn cầu hóa và vai trò địa chính trị của từng quốc gia trong sự bùng nổ không ngừng của thế giới về mọi mặt.

To kill a mockingbird (Giết con chim nhại) – Harper Lee Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4

To kill a mocking bird 3

Một luật sư người da trắng bảo vệ cho một người da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng. Đó không phải một câu chuyện thường tình mọi lúc mọi nơi, nên tại một bang miền Nam nước Mỹ vào thập niên 1930, đó càng như điều bất khả. Nhưng nó đã xảy ra. Lòng vị tha và đức can trường của một con người đơn độc chiến đấu với mọi thành kiến tăm tối và tàn bạo của một cộng đồng hầu bảo vệ một người, tất cả được khắc họa tuyệt đẹp, đầy kịch tính, đầy cảm xúc, trong một câu chuyện với những nhân vật đặc sắc và những chi tiết khó quên bởi một ngòi bút tài hoa hàng đầu nước Mỹ.

* * *

Cho dù được kể dưới góc nhìn của một cô bé, cuốn sách Giết con chim nhại không né tránh bất kỳ vấn đề nào, gai góc hay lớn lao, sâu xa hay phức tạp: nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, sự trọng nam khinh nữ… Góc nhìn trẻ thơ là một dấu ấn đậm nét và cũng là đặc sắc trong Giết con chim nhại. Trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc, những câu chuyện tưởng như chẳng có gì to tát gieo vào người đọc hạt mầm yêu thương.

Gần 50 năm từ ngày đầu ra mắt, tác phẩm duy nhất của nữ nhà văn Mỹ Harper Lee này vẫn đầy sức hút với độc giả ở nhiều lứa tuổi.

* * *

Được xuất bản lần đầu từ năm 1960, cho tới nay sách này vẫn luôn nằm trong top những sách bán chạy nhất, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và được tái bản hàng trăm lần ở nhiều quốc gia khác nhau. Vậy đâu là lý do khiến sách này vẫn luôn được đón đọc sau hàng chục năm?

Mặc dù sách được viết từ những năm 1930, nhiều vấn đề đã trở nên lỗi thời, nhưng Giết con chim nhại vẫn khá sát với thực tế. Những vấn đề mà nhân vật chính của chúng ta gặp phải trong trường học hay xã hội đều rất chân thực, liên quan tới cả vấn đề giới tính và lứa tuổi.

Cuốn sách cũng được viết dưới góc nhìn của một đứa trẻ, nên các vấn đề đều trở nên dễ hiểu hơn rất nhiều.

* * *

Dù đề cập đến những vấn đề mang tính vĩ mô toàn xã hội như trọng nam khinh nữ, phân biệt chủng tộc, những định kiến thời xưa… Song, Giết con chim nhại hoàn toàn không mang màu sắc u ám hay nặng nề.

Ngược lại, đây là một tác phẩm được truyền tải bằng góc nhìn của một cô bé, với mong muốn trao đi những thông điệp yêu thương ý nghĩa và đậm tính nhân văn.

* * *

Cuốn sách nhận nhiều giải thưởng trong đó có Giải Pulitzer, và trở thành tác phẩm kinh điển của nước Mỹ. Cốt truyện và nhân vật được dựa trên những gì tác giả nhìn thấy từ hàng xóm của mình. Cô ấy cũng cho biết câu chuyện xảy ra ở quê nhà của mình lúc 10 tuổi. Sự ấm áp và hài hước làm quyển tiểu thuyết này đạt được danh tiếng một cách xứng đáng, mặc dù có động chạm đến một vài vấn đề nhạy cảm như nạn hiếp dâm và phân biệt chủng tộc. Atticus Finch, cha đẻ của tác giả, trở thành một người hùng đầy chuẩn mực của rất đông những độc giả và là biểu tượng hoàn mỹ trong giới luật sư. Một nhà phê bình – mô tả những tác động của tiểu thuyết – nói rằng Giết con chim nhại chắc chắn là một trong những sách được yêu chuộng nhất về vấn đề chủng tộc ở nước Mỹ, và nhân vật chính trong đó – Atticus Finch – là một hình ảnh viễn tưởng vững chắc của chủ nghĩa anh hùng.

Tropic of Cancer (Kinh tuyến Bắc Giải) – Henry Miller Điểm đánh giá của Goodreads: 3.7

Kinh tuyến Bắc Giải là một trong những tác phẩm mang lại vinh quang cho văn chương Mỹ ngày nay. Henry Miller một thời bị khai trừ ra khỏi Hội nhà văn Mỹ, một thư tịch không lưu trữ trong tủ sách văn học Hoa Kỳ. Bởi những gì Miller viết ra bị xem là một thứ dâm thư, tục tằn. Thế nhưng, ông không nản lòng gác bút, mà hăng say hơn như một biểu lộ công kích thực trạng con người, một cái xấu xa được lồng trong một xã hội bi thảm và tệ đoan. Ông không ngại nguồn dư luận phỉ báng, án lệnh hay một pháp chế nào vào thời đó.

Đến những năm cuối đời ông mới được cơ quan công pháp Hoa Kỳ thừa nhận và truy tặng, trả lại danh dự cho ông, và giờ đây tác phẩm của Miller là kinh điển. Đây là một kiệt tác của Henry Miller, phô ra một cái gì tục tĩu, tà dâm, trụy lạc, suy đồi, khiêu dục trong một đất nước đầy háo tính hơn mấy chục năm qua sau khi xuất bản lần đầu tiên tác phẩm này ở Pháp vào năm 1934. Và giờ đây chào đón như một thứ văn chương nghệ thuật hạng nhất Hoa Kỳ.

Đọc Kinh tuyến Bắc Giải mà thấy được tác giả có một đời sống vĩ đại. Dám sống và dám làm là tư chất của một con người mã thượng. Cuộc sống phóng đãng của nhà văn là chấp nhận dự cuộc để thấy mặt thực trong lòng của con người do đâu mà ra và từ đâu mà tới.

Ulysses (Ulysses) – James Joyce Điểm đánh giá của Goodreads: 3.7

Đây là tiểu thuyết gồm 3 phần xuất bản lần đầu năm 1922. Với ẩn dụ về sử thi Odysseus, thủ pháp dòng ý thức và nội dung được nén chặt bằng những sự kiện miên man trôi theo suy tưởng của các nhân vật diễn ra chỉ trong một ngày 16 tháng 6 năm 1904,

Tác phẩm được tạp chí Time đánh giá là một trong số những kiệt tác văn chương lớn nhất thế giới thế kỷ 20.

Vanity fair (Hội chợ phù hoa) – William Makepeace Thackeray Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Một trong năm tác phẩm nổi tiếng nhất của nền văn học nước Anh.

Nội dung chủ yếu xoay quanh việc làm nên của Rebecca, một thiếu nữ “con nhà hạ tiện”, cha là họa sĩ trác táng, mẹ là vũ nữ người Pháp. Thiếu giáo dục từ nhỏ, nhưng nhờ có sắc đẹp, lại thông minh và tài hoa, từ chỗ bơ vơ côi cút, bị khinh rẻ, cô ta trở thành con dâu của gia đình Crâulê – một gia đình quý tộc thôn quê.

Chủ đề của Hội chợ phù hoa – như tên cuốn truyện cho ta rõ một phần – là sự vô nghĩa, sự phù phiếm của cuộc đời, một tấn hài kịch lớn, trong đó mỗi con người sắm một vai trò mà không tự biết, hoặc một cảnh hội chợ hỗn tạp, trong đó chỉ toàn là những sự phô trương mua bán, và mọi thứ đều là những món hàng.

Tác giả tự coi mình vừa là một anh hề sắm vai trò để mua vui cho thiên hạ, vừa là nhà đạo diễn cô lại hình ảnh của cuộc sống trong một màn kịch múa rối. Khuynh hướng vạch những nét “mặt trái đời” toát ra trong toàn bộ tác phẩm từ chương đầu đến chương cuối. Tác giả muốn rút ra một bài học luân lý: tác phẩm có tính chất như một bài ngụ ngôn dài: tất cả những gì được gọi là cao quý, tốt đẹp mà thiên hạ hằng khao khát và thiết tha có được, thực ra chỉ là những chuyện hết sức vô nghĩa, phù du…

Hội chợ phù hoa được coi là một tác phẩm hiện thực lớn của văn học Châu Âu, phê phán tầng lớp quý tộc ngồi chễm chệ trên cổ quần chúng lao động. Tác giả  đề cao một nhân sinh quan thực tiễn và lành mạnh của người có lương tri, với những phong tục giản dị, một gia đình ấm cúng, những tình cảm chân thực cao quý, một cuộc sống tinh thần thanh cao.

Yukiguni (Xứ tuyết) – Kawabata Yasunari Điểm đánh giá của Goodreads: 3.7

Ngay khi ra đời, tác phẩm này được đánh giá là một kiệt tác, đưa Kawabata trở thành một trong các nhà văn hàng đầu của Nhật bản thời bấy giờ và sau này, cùng với các tác phẩm khác đưa ông đến với giải Nobel văn học năm 1968. Trong diễn văn tại lễ trao giải, đại diện Viện Hàn lâm Thụy Điển ca ngợi: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người”.

Xu tuyet (1)

Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ Nhật Bản từ xa xưa. Câu chuyện theo bước chân của chàng trai trẻ Shimamura du hành ngoạn cảnh và tắm suối nước nóng. Shimamura sinh ra và lớn lên ở một khu phố thương mại của Tokyo, đã lập gia đình, nhưng lại say mê với cái đẹp như bị một huyền lực điều khiển, vì vậy chàng đam mê theo học nghệ thuật vũ đạo Tây phương và hoạt kịch. Là một chàng trai tài tử nhàn rỗi thiếu thành khẩn với chính mình, lại có đôi lúc khát vọng tự tìm hiểu bản thân thôi thúc, nên chàng thích lên miền núi một mình và ba lần lên xuống xứ tuyết phía Bắc Nhật Bản trong ba mùa khác nhau Xuân – Thu – Đông.

Wuthering Heights (Đồi gió hú) – Emily Brontë; Jane Eyre – Charlotte Brontë Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Tiểu thuyết này được công chúng Anh bầu là tiểu thuyết lãng mạn nhất của mọi thời đại. Vượt lên trên những tên tuổi như Daphne du Maurier, DH Lawrence và chính chị gái của mình là Charlotte Bronte, tiểu thuyết của Emily Bronte giành vị trí quán quân trong một cuộc bình chọn lớn nhất về văn hóa đọc tại Anh.

Đồi gió hú được xuất bản năm 1847, kể về tình yêu giữa Heathcliff và Catherine Earnshaw, xảy ra tại cánh đồng hoang của miền Yorkshire. Catherine Earnshaw là cô gái danh giá sống trên Đồi Gió Hú, tính cách tự do và phóng khoáng, cô yêu người gia nhân trầm tính Heathcliff.

Đồi gió hú được yêu mến đến mức người ta còn lập hẳn một website để cung cấp người đọc tất cả những thông tin chi tiết nhất liên quan đến sách này tại địa chỉ: http://www.wuthering-heights.co.uk/. Tại website này, bạn không chỉ tìm thấy phần tóm tắt câu chuyện, các chương mục, tiểu sử tác giả… mà còn rất nhiều tài liệu thú vị như là tóm tắt các mốc thời gian, tiểu sử, ngoại hình và các tình tiết liên quan đến cuộc đời của từng nhân vật trong truyện. Thậm chí bạn còn có thể làm một tour tham quan Đồi gió hú và các địa danh trong truyện trên website này qua những hình vẽ, hình chụp, sơ đồ chi tiết mà website cung cấp. Quả là một không gian lý tưởng cho những fan hâm mộ của Đồi gió hú!

Zeit zu leben und Zeit zu sterben (Một thời để yêu và một thời để chết) – Erich Maria Remarque Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4

Tình yêu giữa thời chiến, đây là câu chuyện muôn đời xảy ra muôn lần trên lịch sử muôn năm của muôn triệu con người. Nhưng đọc Một thời để yêu và một thời để chết của Erich Maria Remarque, chúng ta mới thấy rằng có một thời tình yêu, và chiến tranh lại trở thành những đề tài sáo cũ và lỗi thời. Cũng có một thời tình yêu và chiến tranh lại trở thành những tiếng gọi thầm thì và những tiếng thống thiết đồng vọng lên hơi thở không ngừng của trái tim. Remarque đưa ta vào một buổi chiều phiêu lãng có mây nhẹ bay qua trên đống gạch vụn điêu tàn của một nền văn minh giẫy chết. Remarque không làm văn chương; chất thơ phớt nhẹ vào quyển tiểu thuyết của ông như một chút nước mát từ đồi cao rơi xuống mặt đất cháy đen của thời chinh chiến…

Ra đi và trở về. Ra đi trong trầm uất và trở về trong liều lĩnh rạo rực. Sống rạo rực và chết như khói bay lên trời. Một thời để yêu và một thời để chết. Yêu một lần và chết một lần. Chỉ một lần. Remarque trao tặng chúng ta một thời để yêu và một thời để chết. Từ mặt trận ở Nga, Graber trở về nghỉ phép ở quê hương, chàng đã chờ đợi hai năm rồi mới được dịp may bất ngờ này. Về tới quê nhà, chàng không còn thấy, không còn nhìn ra mái nhà xưa nữa, bom đạn đã làm tan nát tất cả; cha mẹ chàng mất tích, chàng bơ phờ tìm kiếm hành tung của cha mẹ, nhưng rồi tình cờ gặp lại cô láng giềng ngày xưa Elisabeth Kruse, họ yêu nhau sâu lắng,  vì họ biết rằng mọi sự chỉ đến có một lần thôi…

Erich Maria Remaque, nhà văn Đức sinh năm 1898, bị thương năm lần tại mặt trận, sống ở Mỹ trong thời đại chiến 1939-1945, đồng thời sống ở Pháp và Thuỵ Sĩ. Ông là một tiểu thuyết gia nổi danh của văn học Đức, nhiều tác phẩm của ông bán chạy nhất trong thời hậu chiến. Những quyển tiểu thuyết của ông đều nói lên sự tàn phá của nền văn minh Tây phương, của chiến tranh và hận thù. Tình yêu và tình thương vẫn là đề tài muôn thuở mà ông không bao giờ viết lên với những tiết nhịp dễ dãi của thứ văn chương lãng mạn hời hợt. Tính cách lãng mạn trữ tình của Remarque là một đoá hoa mọc lên từ máu và bùn. Đọc Remarque, chúng ta cảm thấy niềm tin vào cuộc đời vẫn còn đó, rạng rỡ như một cơn lửa chiều.

Dù những tiểu thuyết của Remarque luôn nói về những đau khổ, cái chết, sự tàn phá mất mát của chiến tranh. Những đau thương mà con người phải gánh chịu trong thời chiến. Nhưng ông không để cho nhân vật của ông đi vào một trạng thái tuyệt vọng, mà luôn hướng họ lên một chiều kích của Hy vọng, của Niềm tin. Vì khi còn có Niềm tin, còn có Hy vọng thì thế giới của con người vẫn còn tồn tại.

Zen and the art of motorcycle maintenance – Robert Pirsig Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Viết về một hành trình đi khắp nước Mỹ trong mùa hè của một người cha và cậu con trai, sách còn là một hành trình triết học với đầy những câu hỏi cơ bản về cuộc sống và cách sống trên đời.

* * *

Cuốn sách mang lại kiến thức hữu ích kiểu duy lý, như cách nhìn thế giới sự vật, hiện tượng hay các phương pháp giải quyết vấn đề của các nhà khoa học, và giúp hiểu hơn về lịch sử triết học phương Tây.

* * *

Nội dung về chuyến đi xuyên nước Mỹ của hai cha con trên trước xe phân khối, Zen and the art of motorcycle maintenance không nặng về nội dung du lịch mà chứa những bài học cuộc sống qua trải nghiệm của hai cha con.

* * *

Cuốn sách này giúp triết học trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn. Nó theo chân một người cha và cậu con trai trên chuyến đi bằng xe máy đầy thám hiểm xuyên qua miền tây bắc nước Mỹ. Nó chứa đầy những lời khuyên bất hủ về cách sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

Анна Каренина (Anna Karenina) – Leo Tolstoy Điểm đánh giá của Goodreads: 4.0

Được mệnh danh là cuốn sách “không một khuyết điểm” bởi Dostoyevsky (tác giả Thép đã tôi thế đấy), Anna Karenina kể song song hai chuyện tình. Cùng có một khởi đầu là phải đấu tranh để được ở bên nhau, một cặp đôi lại dần rơi vào ngờ vực và chia cách, còn một cặp đôi vượt qua được những thử thách của cuộc sống chung. Câu chuyện của Anna Karenina khám phá những chủ đề khác nhau của cuộc sống lứa đôi, từ khát khao, đam mê đến dối trá, lọc lừa, đến tin tưởng, thực tế và hạnh phúc.

Cuốn sách cũng được các nhà phê bình nhận định là sự chuyển giao giữa hai thế hệ văn học, là cầu nối giữa lối viết thực tế cổ điển với văn phong hiện đại. Lối viết đào sâu vào nội tâm suy nghĩ nhân vật đã nhiều lần được các nhà văn hiện đại sử dụng lại trong các tiểu thuyết của mình.

* * *

Tiểu thuyết Anna Karenina là một tác phẩm có sức ảnh hưởng sâu rộng và được chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau.

* * *

Anna Karenina được xem như là một đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực.

Братья Карамазовы (Anh em nhà Karamazov) – Fyodor Dostoyevsky Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3

Đây là tác phẩm cuối cùng và cũng là một trong những tác phẩm vĩ đại của nhà văn Fyodor Dostoyevsky. Anh em nhà Karamazov là một tiểu thuyết về đề tài gia đình, sự tan rã của gia đình ngẫu hợp.

Tác phẩm này hội tụ tất cả những ý tưởng chủ đạo mà tác giả đã ấp ủ suốt đời. Với sự kết hợp giữa kinh nghiệm sống và những quan sát thực tế, Anh em nhà Karamazov là một tác phẩm hiện thực lôi cuốn và được bố trí khéo léo.

* * *

Trong khi cốt truyện tập trung vào một người bố đã già, vô tư với 3 đứa con đã trưởng thành thì những gì mà bạn sẽ thu được khi đọc Anh em nhà Karamazov còn hơn thế nữa. Đây là cuốn tiểu thuyết cuối cùng và hay nhất của Dostoevsky, đề cập đến những tranh cãi và bi kịch về đạo đức và tinh thần liên quan đến Chúa, ý muốn tự do, luân thường đạo lý, phán xét, nghi ngờ, lý trí và nhiều hơn nữa. Đây là một tác phẩm triết học được che đậy dưới lớp áo là một cuốn tiểu thuyết giúp người đọc dễ dàng lĩnh hội những quan điểm sâu sắc của tác giả.

До́ктор Жива́го (Bác sĩ Zhivago) – Boris Pasternak Điểm đánh giá của Goodreads: 4,0

Cuốn sách tái hiện lại lịch sử nước Nga những năm đầu thế kỷ 20 cho đến sau đại chiến II. Trong bối cảnh chiến tranh và cách mạng, tác phẩm tập trung khắc họa số phận và lựa chọn của người trí thức trong sự xoay vần của thời cuộc. Bên cạnh những vấn đề lớn lao về lịch sử, tôn giáo, triết học… tác phẩm còn là câu chuyện tình yêu giữa Yury Zhivago và Lara Guishar.

Được hoàn thành năm 1955 nhưng tác phẩm bị coi là lãnh đạm với Cách mạng Tháng Mười nên bị cấm xuất bản tại Liên Xô cũ. Gần 30 năm sau, độc giả Nga mới được đọc tác phẩm này một cách hợp pháp.

Trên cái nền của chiến tranh và sự hỗn loạn, một câu chuyện tình yêu lãng mạn lại được tạo dựng theo con mắt hoàn toàn khác. Người ta tìm kiếm gì ở tác phẩm kinh điển Bác sĩ Zhivago? Đó là sự hoàn hảo của bút pháp tạo hình điện ảnh, và tính lãng mạn của một chuyện tình.

Theo bước chân nhà văn, chúng ta được dõi theo số phận của cả một thế hệ đang bước vào thế kỷ XX, thời đại của nhiều biến cố lịch sử lớn lao ở nước Nga. Các nhân vật vượt qua tất cả những thử thách nghiệt ngã của thời đại với trái tim trong sáng và tấm lòng thành kính.

Как закалялась сталь! (Thép đã tôi thế đấy!) – Nikolai A. Ostrovsky Điểm đánh giá của Goodreads: 3.8

Pavel Korchagin là nhân vật chính của tác phẩm. Ostrovsky xây dựng thành công nhân vật này (chính là hóa thân của tác giả), khiến cho nhiều độc giả yêu quý nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng trở thành phương châm sống của nhiều thanh niên thế hệ Pavel: Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời…

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước, trong đó có Việt Nam.

* * *

Thép đã tôi thế đấy! không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm Pa-ven chính là tác giả: Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp- xki. Là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật Pa-ven của ông. Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. A-xtơ-rốp-xki viết Thép đã tôi thế đấy! trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể. Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này.

Преступлéние и наказáние (Tội ác và trừng phạt) – Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky Điểm đánh giá của Goodreads: 4.2

Nội dung chính tác phẩm xoay quanh chàng sinh viên trường Luật, Rodion Romanovich Raskolnikov. Và những giằng xé trong tâm hồn của cậu kể từ vụ sát hại hai chị em bà lão cầm đồ.

Với nội dung tư tưởng sâu sắc, Tội ác và trừng phạt được đánh giá là một kiệt tác đong đầy tình yêu thương giữa người với người.

Truyện ngắn của tác giả nước ngoài

Ba tác giả truyện ngắn được xem là ba cây đại thụ trong thể truyện này: Anton Chekhov, người Nga (1860-1904), O. Henry, người Mỹ, (1862-1910), và William Somerset Maugham, người Anh (1874-1965).

Truyện ngắn của Anton Chekhov

Trái ngược với dự đoán khiêm tốn của Anton Chekhov trước khi qua đời vào năm 1904, rằng người ta sẽ chỉ đọc sách của ông đến 7 năm nữa thôi, những câu chuyện, vở kịch và sách của ông tiếp tục được độc giả toàn thế giới hâm mộ trong hơn một thập kỉ qua.

Khi ông qua đời, các tác phẩm của ông một lần nữa khẳng định vị trí trong lòng nhân dân Nga: ông trở thành tác giả có tầm ảnh hưởng lớn thứ nhì chỉ sau Leo Tolstoy. Các câu chuyện và phát kiến của ông trong văn học–kịch nghệ là nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả như Ernest Hemingway, Vladimir Nabokov hay các nghệ sĩ thế giới như Marlon Brando, Robert de Niro…

* * *

Hình ảnh lớp viên chức, thị dân, nông dân, địa chủ… thường ta hay gặp ngoài đường phố, trong các rạp hát, bệnh viện, trường học hoặc trên các trại ấp đều được ngòi bút nhà văn khắc họa hết sức đậm nét. Không phải qua các chi tiết bề ngoài, mà đậm nét ở tâm trạng các nhân vật muôn hình nghìn vẻ.

Bên cạnh hình ảnh cái chết của một viên chức thì chuyện “Anh béo anh gầy” thật gần gũi với bao người, tạo nên tiếng cười hài hước không sao ngăn nổi đối với bạn đọc xuyên suốt hai thế kỷ.

Không chỉ nỗ lực “nặn cho hết những giọt nô lệ trong bản thân mình”, mà nhà văn mang ước nguyện cháy bỏng là làm sao cho “con người Nga trong tương lai đều phải đẹp, từ diện mạo, áo quần đến tâm hồn, tư tưởng”.

Không bị ràng buộc vào các giáo điều cũ kỹ, truyện ngắn Chekhov chứa bao điều lạ lẫm lấy từ sinh hoạt hàng ngày, kể cả “nước mắt mà người đời không thấy”, nhằm nhắn nhủ “Hãy nhìn lại mình, hãy nhìn xem chúng ta đang sống tồi, sống tẻ như thế nào?”

* * *

Có thể đọc:
The complete short novels by Anton Chekhov, dịch bởi Richard Pevear & Larissa Volokhonsky, xuất bản bởi Vintage Classics. Điểm đánh giá của Goodreads: 4.5
*  Selected Stories by Anton Chekhov, Richard Pevear (Giới thiệu, Dịch), Larissa Volokhonsky (Dịch), xuất bản bởi Modern Library. Điểm đánh giá của Goodreads: 4.4

hoặc
Short Stories by Anton Chekhov, Ralph E. Matlaw (Editor), xuất bản bởi W. W. Norton & Company. Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3
*  Truyện ngắn Anton Chekhov, Phan Hồng Giang & Cao Xuân Hạo dịch 27 truyện, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội.

Truyện ngắn của O. Henry

Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Ta có thể tìm thấy nhân vật làm các ngành nghề mà chính tác giả đã trải qua: dân đi tìm vàng, dân chăn bò, nhân viên địa chính, vẽ kỹ thuật, nhân viên ngân hàng, dược tá, kể cả tù nhân…, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm!

Bối cảnh trong các truyện cũng phong phú, tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường sá Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga; người còn dùng xe ngựa để di chuyển; nhiều dân chăn bò vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt; dân đi tìm vàng tự lập nên thị trấn mới rồi “tự cai tự quản,” v.v…

Một điểm tài hoa khác của O. Henry là ông có thể dựng nên mẩu chuyện từ nhiều tình huống khác nhau, khiến cho nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong các truyện của O. Henry. Một ngày, khi ngồi với nhà văn trong một hiệu ăn, một người bạn ông đặt câu hỏi thay cho số đông người đọc: làm thế nào ông kết cấu được các tình tiết, ông tìm đâu ra những cốt truyện như thế? Nhà văn đáp: “Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện.” Rồi cầm lấy tờ thực đơn trên bàn ăn, ông nói: “Có một câu chuyện trong bản thực đơn này.” Đúng như thế: sau đấy ông viết nên truyện Springtime à la carte.

Có thể đọc:
The complete works of O. Henry – O. Henry & Harry Hansen (Foreword), Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3
Tinh hoa truyện ngắn O. Henry, Diệp Minh Tâm dịch 50 truyện, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội.

Truyện ngắn của William Somerset Maugham

William Somerset Maugham là một nhà văn Anh nổi tiếng, viết nhiều, với bút pháp hiện thực sắc sảo, soi rọi những khía cạnh mâu thuẫn nghịch chiều của cuộc sống, phác hiện những nét sâu kín của bản tính con người. Lối văn của ông trong sáng, khúc chiết, ông lại có biệt tài dẫn truyện hấp dẫn, lý thú, đặc biệt phong cách của ông thường hài hước, sâu cay. Là nhà văn đa tài, ông vừa là tiểu thuyết gia có tiếng, vừa là người viết truyện ngắn bậc thầy, và cũng là một kịch tác gia thành công.

Trong số các truyện ngắn của ông, một vài truyện đáng nhớ nhất là những truyện về cuộc sống phương Tây, phần lớn của người Anh, những tên thực dân ở Viễn Đông. Maugham nói rằng nhiều truyện ngắn của ông được gợi ý từ các câu chuyện mà ông được nghe trong các chuyến du hành ở các nước thuộc địa của đế quốc Anh.

* * *

Đạt tới trình độ chín muồi trong nghệ thuật viết truyện, nhiều truyện ngắn của Somerset Maugham hiện nay vẫn được coi là những mẫu mực hoàn chỉnh mà bất cứ ai muốn đạt tới những thành tựu mới trong thể tài này phải để mắt…

* * *

Có thể đọc:
The complete short stories of W. Somerset Maugham (2 volumes), xuất bản bởi East and West.  Điểm đánh giá của Goodreads: 4.5

hoặc:
Collected short stories of W. Somerset Maugham, 4 volumes, xuất bản bởi Penguin Classics. Điểm đánh giá của Goodreads: 4.3 cho mỗi volume.

Đánh giá của Goodreads

Giống như những hệ thống đánh giá khác, đánh giá của Goodreads dựa theo cảm quan cá nhân và, do đó, chỉ nên dùng với mục đích tham khảo, nhằm có ý niệm sách nào được yêu thích như thế nào chứ không nhất thiết chỉ ra hay đến mức nào.

Người viết bài này đã chọn ra những sách nào cần giới thiệu trước khi xem đến điểm của Goodreads. Nói cách khác, việc chọn lựa sách để giới thiệu không chịu ảnh hưởng bởi điểm Goodreads.

Với phương pháp đánh giá này, cũng tính theo điểm của cá nhân người viết trong dấu ngoặc vuông [ ] những sách được giới thiệu dưới đây là tuyệt tác
•  Đường xưa mây trắng (Old path white clouds) – Thích Nhất Hạnh. Điểm Goodreads: 4.5
•  How not to die (Ăn gì không chết) – Michael Greger & Gene Stone. Điểm Goodreads: 4.5
•  Le petit prince (Hoàng tử bé) – Antoine de Saint-Exupéry. Điểm Goodreads: 4.2 [4.5]
•  Shiji (Sử ký) –  Tư Mã Thiên. Điểm Goodreads: 4.4 [4.6]
•  Shōgun (Tướng quân) – James Clavell. Điểm Goodreads: 4.4 [4.5]
•  Peter the Great: His life and world (Pyotr Đại đế: Người con vĩ đại của nước Nga) – Robert K. Massie. Điểm Goodreads: [4.5]
•  The rise and fall of the Third Reich (Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế Thứ Ba) William L. Shirer. Điểm Goodreads: [4.6]

Những sách dưới đây được xem là đặc biệt xuất sắc (có điểm Goodreads 4.4):
•  Bare feet, iron will (Chân trần, chí thép) – James G. Zumwalt
Cosmos (Vũ trụ)– Carl Sagan
•  East of Eden (Phía đông vườn địa đàng)– John Steinbeck
•  Harry Potter and the sorcerer’s stone (Harry Potter và hòn đá phù thủy) – J.K. Rowling
•  Sān guó yǎn yì (Tam quốc diễn nghĩa) – Luo Guanzhong
•  The book thief (Kẻ trộm sách) – Markus Zusak
•  The essays of Warren Buffett (Các tiểu luận của Warren Buffett) – Warren Buffett & Lawrence A. Cunningham
•  The Godfather (Bố già) – Mario Puzo
•  The Green Mile (Dặm đường Xanh) – Stephen King
•  Zeit zu leben und zeit zu sterben (Một thời để yêu và một thời để chết) – Erich Maria Remarque

Sách được giới thiệu có điểm Goodreads thấp nhất:
•  Biruma no tategoto (Cây đàn Miến Điện) – Takeyama Michio. Điểm Goodreads: 3.6 [4.0]
•  Lolita (Lolita)– Vladimir Nabokov. Điểm Goodreads: 3.6 [3.9]
•  The old man and the sea (Ông già và biển cả)– Ernest Hemingway. Điểm Goodreads: 3.7 [4.0]
•  The scarlet letter (Chữ A màu đỏ) – Nathaniel Hawthorne. Điểm Goodreads: 3.4 [3.7]

Theo cảm nhận của riêng cá nhân tôi, những sách trên thuộc hạng từ rất hay đến xuất sắc.

Trong bài giới thiệu này, không có sách nào có điểm dưới 3.5, cho thấy tất cả đều đáng đọc.

Nếu bạn không có nhiều thời giờ, nên bắt đầu đọc những sách có điểm từ 4,2 trở lên. Chắc chắn bạn sẽ không thất vọng.

Ghi chú: Không phải vì tôi là dịch giả một số sách mà nâng điểm những sách này. Tôi đã đánh giá cao một số sách từ lúc đầu rồi mới giới thiệu cho nhà xuất bản và được giao công việc dịch thuật. Tôi nghĩ mình công tâm khi cho điểm ở đây.

Bài này còn ở trạng thái mở, sẽ được bổ sung khi có thêm thông tin.

(Diệp Minh Tâm)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *