Dẫn nhập
Thưởng thức nhạc cổ điển
Bài hát cổ điển nổi tiếng
1/ Amazing Grace – John Newton
2/ Bản ru em của Brahms
3/ O sole mío – Bài hát xứ Neapoli
4/ Torna a Sorriento – Bài hát xứ Neapoli
5/ Santa Lucia – Bài hát xứ Neapoli
6/ Ah, vous dirai-je, Maman – Mozart
Ballet
7/ Kẹp hạt dẻ – Tchaikovsky
Một số bài nhạc cổ điển được yêu thích
8/ Điệu vũ Hungari Số 5 – Bramhs
9/ Rhapsody Hungari Số 2 – Liszt
10/ Minuet cung G – Petzold
11/ Für Elise – Beethoven
12/ Minuet cung G – Beethoven
13/ Liebesträume Số 3 – Liszt
14/ Bài ca mùa xuân – Mendelssohn
15/ Nocturne Số 2 – Chopin
16/ Grande valse brillante cung E giáng – Chopin
17/ Khúc dạo đầu cung G thứ – Rachmaninoff
18/ Phiên chợ Ba Tư – Ketèlbey
Đoạn nhạc ngắn
19/ Minuetto – Boccherini
20/ Humoresque – Dvorak
21/ Tiểu dạ khúc Eine Kleine Nachtmusik – Mozart
Sonata
22/ Sonata Ánh trăng – Beethoven
23/ Sonata cho Piano Số 16 – Mozart
24/ Rondo Alla Turca (Hành khúc Thổ) – Mozart
Opera
25/ Những câu chuyện của Hoffmann – Offenbach
26/ Orphée aux enfers – Offenbach
27/ Aida – Verdi
28/ Hoàng tử Igor – Borodin
29/ Cavalleria rusticana – Mascagni
30/ Guillaume Tell – Gioachino Rossini
31/ Nabucco – Verdi
32/ Peer Gynt – Grieg
Concerto
33/ Bốn mùa – Vivaldi
34/ Elvira Madigan – Mozart
35/ Concerto cho clarinet cung A – Mozart
36/ Concerto cho Piano Số 5 “Hoàng đế” – Beethoven
37/ Concerto cho Piano Số 1 – Tchaikovsky
Bài nhạc dài
38/ Vltava – Smetana
Giao hưởng
39/ Bản Giao hưởng Từ thế giới mới – Dvorak
40/ Bản Giao hưởng Số 40 – Mozart
41/ Bản Giao hưởng Số 5 “Định mệnh”– Beethoven
42/ Bản Giao hưởng Italy – Mendelssohn
43/ Bản Giao hưởng Số 9 – Beethoven
Flashmob
Tổng hợp
Kết luận
Một số thuật ngữ âm nhạc
Sơ lược về các nhà soạn nhạc
Dẫn nhập
Gửi các cháu thiếu nhi:
Các cháu đừng nghĩ rằng nhạc cổ điển chỉ dành cho người lớn chứ thiếu nhi không thể thưởng thức loại nhạc đó. Bài này giúp các cháu có suy nghĩ ngược lại.
Thật ra có lời khuyên cho rằng ngay cả em bé còn ở trong bụng mẹ cũng nên được cho nghe nhạc cổ điển. Ở trong bụng mẹ nhưng em bé vẫn nghe được đấy. Và sau khi em bé ra đời, người ta khuyên nên tiếp tục cho bé nghe nhạc cổ điển. Người ta tin rằng làm như thế sẽ đem lại một số lợi ích về tinh thần cho bé.
Cho nên các cháu ở tuổi đã đi học, bắt đầu nghe nhạc cổ điển thì hơi muộn rồi đó! Nhưng muộn còn hơn là không bao giờ. Các cháu nên nghe một ít nhạc cổ điển sau những giờ học tập hoặc vận động.
Để tôi giới thiệu cho các cháu một ít đó và hy vọng các cháu sẽ thích nhạc cổ điển như tôi sau khi thưởng thức những bài hát và bài nhạc được giới thiệu trong bài này. Tôi chọn những trích đoạn ngắn nhạc cổ điển dễ nghe (tiếng Anh gọi là easy listening). Trong thời gian đầu khi mới làm quen với nhạc cổ điển, các cháu thử nghe ít nhất một lần mỗi bài hát và bài nhạc được giới thiệu ở đây. Tôi tin rồi sẽ có chuyển biến trong tâm tư của các cháu. Sau đó, khi tình yêu với nhạc cổ điển nảy nở, các cháu có thể tìm nghe tiếp những đoạn nhạc cổ điển khác.
Bài này giới thiệu các bài hát và bài nhạc được sáng tác từ năm 1920 trở về trước.
Với cùng một bài hát hoặc bài nhạc tôi có chủ ý giới thiệu những cách trình diễn khác nhau, những biên chế nhạc công với những nhạc khí khác nhau, để các cháu nhận ra sự phong phú theo cảm hứng của từng nghệ sĩ. Thậm chí nhạc cổ điển còn được chuyển thể theo phong cách bây giờ, mang lại sự thích thú cho người không thích nhạc cổ điển!
Thưởng thức nhạc cổ điển
Lúc đầu khi nghe nhạc cổ điển, các cháu thiếu nhi chỉ cần nghe mà chưa cần biết cái gì là cái gì, ai là ai. Nhạc tức là âm thanh, vì thế trước nhất cần nghe âm thanh. Dần dà, các cháu có thể tìm hiểu thêm một ít kiến thức cơ bản được trình bày ở phần cuối bài này.
Nên tạo cho mình một không gian tĩnh lặng riêng, như là một góc phòng không có TV đang mở, không có người đang ăn uống. Những người khác có thể đi qua đi lại, trò chuyện bình thường với nhau cũng được. Không cần có đòi hỏi gì quá đáng để nghe nhạc cổ điển.
Nên dùng earphone (nút nhét vào lỗ tai) hoặc tốt hơn nữa, headphone (chụp lên hai vành tai) để có thể thưởng thức trọn vẹn từng âm thanh cao thấp, bởi vì nhạc cổ điển có âm thanh cao thì thật cao và âm thanh thấp thì thật thấp.
Nếu mới bắt đầu làm quen với nhạc cổ điển, các cháu nên nghe qua Bản ghi âm (nếu có) để dễ chú tâm vào tiết tấu hơn, bởi vì video có thể khiến cho các cháu quá chú ý đến hình ảnh mà bỏ qua phần âm thanh.
Kế tiếp, các cháu nên xem video âm thanh vì có âm thanh trong trẻo nên dễ thưởng thức. Còn video trình diễn sống thường có tạp âm, nhưng như thế tạo cho các cháu có cảm tưởng như đang ngồi trong nhà hát hoặc hòa cùng với đám đông.
Ghi chú: dấu sao (*) chỉ bài trình diễn tôi rất yêu thích, không phải để đánh giá nghệ sĩ trình diễn, mà tùy thuộc phần lớn vào chất lượng âm thanh và hình ảnh video của đườg link; còn dấu cộng (+) chỉ bài trình diễn mới hoặc đường link mới trong 3 tháng qua.
Một số bài hát cổ điển nổi tiếng
Amazing Grace – John Newton
Bài hát này có nghĩa “Ân điển Diệu kỳ”, nghe không có vẻ như không phải là “cổ điển” nhưng thật ra khá cổ: do Mục sư John Newton sáng tác khoảng năm 1772. Ông này khởi đầu là thuyền trưởng một tàu buôn nô lệ. Một ngày trên đường về, tàu của ông gặp bão nhưng ông thoát chết. Biến cố này giúp ông nếm trải kinh nghiệm về sự giải cứu kỳ diệu. Sau đó ít lâu, Newton từ bỏ nghề hải hành rồi trở thành một mục sư của Giáo hội Anh.
Ở Mỹ, có thời nhiều người thuộc bộ tộc Cherokee bản địa bị chính phủ cưỡng bức tập trung vào những khu định cư dành riêng cho người da đỏ, gục chết trên “con đường nước mắt” mà không được chôn cất tử tế, bài hát mang đến niềm an ủi cho những người sống sót.
Trong tiếng Việt, bài hát này được dịch ra nhiều phiên bản có những tên khác như: Ơn huyền diệu, Ơn huệ cao vời, Ơn lạ lùng, Ân phúc diệu kỳ…
Bài hát này có những cách phối khí và thanh nhạc đa dạng, ta nên nghe qua hết.
Video âm thanh, Elvis Presley, theo cách trình bày đặc trưng của Elvis trong các thập niên 1960s và 1970s, 1971:
https://www.youtube.com/watch?v=B3XdXEJEI4E
Video trình diễn sống, Hayley Westenra:
https://www.youtube.com/watch?v=R6ksjR_MR5Q
+ Video trình diễn sống, Mai Chí Công, có phụ đề Việt ngữ, trong chương trình “Giọng hát Việt nhí”, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=d7-n6sVgKq4
+ * Video trình diễn sống, Khắc Triệu, Cẩm Vân, CeCe & MPU Choir, trong chương trình Giấc mơ đêm mùa đông, nhạc trưởng Đức Trí, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=ZLvze2h0s0E
Video trình diễn sống, Amira Willighagen, mở đầu bằng kèn túi (bagpipe) của người Scotland, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=7PJWRKkMpHM
* Video trình diễn sống, Alan Jackson theo âm hưởng nhạc đồng quê (country music):
https://www.youtube.com/watch?v=ogxLNlgKM8c
Bản ru em của Brahms
Bài hát này có tựa nguyên tác là Wiegenlied, trong tiếng Anh là Brahms’s Lullaby (Bản ru em của Brahms) hoặc Cradle song (Bài hát bên nôi). Bài hát do Johannes Brahms sáng tác vào năm1868 cho giọng hát và piano. Với một giọng hát nhẹ nhàng, du dương, đơn giản chứ không cần luyến láy, đây là bài ru em nổi tiếng ở phương Tây. Nhiều ca sĩ trứ danh như Césline Dion, Jewel trình bày bài hát này.
Ca từ Anh ngữ hát bởi Jewel
Lullaby, and good night, in the skies stars are bright
May the moon, silvery beams, bring you with dreams
Close you eyes, now and rest, may these hours be blessed
Till the sky’s bright with dawn, when you wake with a yawn
Lullaby, and good night, you are mother’s delight
I’ll protect you from harm, and you’ll wake in my arms
Sleepyhead, close your eyes, for I’m right beside you
Guardian angels are near, so sleep without fear
Lullaby, and good night, with roses bedight
Lilies o’er head, lay thee down in thy bed
Lullaby, and good night, you are mother’s delight
I’ll protect you from harm, and you’ll wake in my arms
Lullaby, and sleep tight, my darling sleeping
On sheets white as cream, with the head full of dreams
Sleepyhead, close your eyes, I’m right beside you
Lay thee down now and rest, may you slumble the best
Go to sleep, little one, think of puppies and kittens.
Go to sleep, little one, think of butterflies in spring.
Go to sleep, little one, think of sunny bright mornings.
Hush, darling one, sleep through the night
Sleep through the night
Sleep through the night
Video âm thanh phối khí nguyên thủy:
https://www.youtube.com/watch?v=t894eGoymio
Video âm thanh, Jewel, có ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Y0eASoAXTx0
Video âm thanh, độc tấu đàn harp:
https://www.youtube.com/watch?v=rFH2ipF6rPQ
Video âm thanh, để ru em bé ngủ:
https://www.youtube.com/watch?v=8Y41RzTcY2o
* Video trình diễn sống, Yo-Yo Ma (cello) và Kathryn Stott (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=T6nb35I9w-8
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Newark và Ban Hợp xướng Southern Delaware:
https://www.youtube.com/watch?v=s86LeWVcWhQ
O sole mío – Bài hát xứ Neapoli
Tựa đề bài hát có nghĩa: “Mặt trời của tôi” hoặc “Ánh nắng của tôi”. (Người phương Tây thường sống trong khí hậu lạnh, vì thế họ rất thích ánh nắng!)
Đây là bài hát nổi tiếng được viết năm 1898, bằng ngôn ngữ gốc Neapolean – ngôn ngữ của thành phố Naples và khu vực lân cận Campania, miền Nam nước Ý. Vùng này sản sinh một số bài hát nổi tiếng – gọi chung là những “Bài hát xứ Napoli” (Anh ngữ: Neapolitan songs) đi cùng năm tháng. Hai bài hát nổi tiếng khác là Torna a Surriento và Santa Lucia được giới thiệu tiếp theo sau đây.
Ca từ và giai điệu của bài hát O sole mío đưa người nghe tới nước Ý xinh đẹp với tình yêu và những tia nắng mặt trời rực rỡ. Câu mở đầu bài hát có nghĩa là “Thật là một ngày nắng đẹp trời”. Ý nghĩa bài hát là thể hiện tình yêu cuộc sống.
Bài hát được nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới thể hiện. Tuy vậy, người thể hiện thành công nhất bài hát này là nghệ sĩ opera giọng tenor người Ý Luciano Pavarotti. Năm 1980, ông nhận giải Grammy danh giá cho hạng mục Trình diễn bài hát cổ điển hay nhất (Best Classical Vocal Performance) cho bài hát này.
Bản ghi âm của Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn:
https://nhac.vn/bai-hat/o-sole-mio-mat-troi-cua-toi-trong-tan-dang-duong-viet-hoan-soa4439
Ba ca sĩ hát lời Việt như sau:
Ánh dương sáng chân trời
ngàn tia nắng soi ngời ngời
Khi mây tối đã điêu tàn
trời thêm thắm huy hoàng.
Gió đưa hương thơm lành
lòng chan chứa bao tâm tình
Ôi xinh đẹp xiết bao
huy hoàng thay ánh mặt trời.
Có ánh sáng tuyệt vời
ấm áp hơn mặt trời
đó chính là nụ cười
của người tôi yêu.
Em hỡi
vầng thái dương thân yêu
với nụ cười xinh
thắm tô cuộc đời.
Video trình diễn sống, Andrea Bocelli ở Công viên Trung tâm, New York:
https://www.youtube.com/watch?v=Mwj6-4zGhJI
* Video trình diễn sống, Amira Willighagen & Patrizio Buanne ở Nam Phi:
https://www.youtube.com/watch?v=dDESzUuZuC0
+ Video trình diễn sống, lời Việt của Phạm Tuyên, Ngọc Ánh trong chương trình “Giọng hát Việt nhí” với phong cách hiện đại, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=RAAiAgD5J2w&list=RDRAAiAgD5J2w&start_radio=1
Torna a Surriento – Bài hát xứ Neapoli
Thêm một “Bài hát xứ Napoli”. Torna a Surriento (có nghĩa: Trở về Surriento) có phần nhạc được sáng tác vào năm 1902 bởi Ernesto De Curtis, phần lời do anh trai ông là Giambattista De Curtis đặt. Bài hát phản ánh vẻ đẹp tuyệt vời của môi trường xung quanh thành phố Surriento và tình yêu của người dân đối với thành phố này.

Một trong số các bản bằng tiếng Anh là do Claude Aveling đặt lời, tựa đề là Come back to Sorrento (địa danh viết khác một chút). Nhạc sĩ Mạnh Phát và Phạm Duy, mỗi người tự đặt lời tiếng Việt cho bài hát nhưng đều lấy tựa đề là Trở về mái nhà xưa. Nghệ sĩ Trung Kiên cũng đặt lời Việt, và lấy tên Trở về Surriento. Riêng ca sĩ nhạc rock hát ca khúc tiếng Anh có tựa đề Surrender trong tiết điệu đương đại.
+ Video âm thanh_Surrender, Elvis Presley:
https://www.youtube.com/watch?v=prUDuCi_1q0
Video âm thanh, Jack Jezzro:
https://www.youtube.com/watch?v=yWOMiBOcNYk
* Video trình diễn sống_hòa tấu, Hauser (cello) & Caroline Campbell (violin):
https://www.youtube.com/watch?v=Jo4fRy4zGK4
Video trình diễn sống_độc tấu guitar:
https://www.youtube.com/watch?v=Jk5q08w_cGw
+ Video trình diễn sống_Trở về Surriento, Quang Lý:
https://www.youtube.com/watch?v=GcIYjKGdX2Y
Santa Lucia – Bài hát xứ Neapoli
Santa Lucia là một trong những bài hát nổi tiếng của dòng nhạc Neapolitan, được dịch ra tiếng Ý và cho xuất bản năm 1849. Đây là bài hát ca ngợi thành phố Naples và vùng Santa Lucia ở vịnh Naples.

Lời bài hát mang ý nghĩa một người chèo thuyền kể về tâm tư sảng khoái khi nhìn những con thuyền dong khơi thật nhẹ nhàng và lướt đi bởi những làn gió. Người lái thuyền mời chào mọi người lên thuyền và không ngớt lời ca ngợi cảnh đẹp của biển và thành phố Naples.
Video âm thanh, hòa tấu:
https://www.youtube.com/watch?v=-d3rJ51psq8
Video âm thanh, Elvis Presley:
https://www.youtube.com/watch?v=dXiRwmixm0c
Video trình diễn sống, violin & piano:
https://www.youtube.com/watch?v=BuDO9nTuPeU
Ah, vous dirai-je, Maman – Mozart
Khởi đầu, Ah, vous dirai-je, Maman (“Mẹ ơi, ước gì con có thể nói với mẹ”) là bài dân ca cho trẻ em ở Pháp, có nhiều phiên bản ca từ khác nhau. Dựa theo bài này, khoảng năm 1781-1782, Mozard cải biên thành 12 biến tấu (variation) dành cho độc tấu piano. Cả bài nhạc gồm có 13 đoạn: 1 đoạn trở thành đoạn biểu diễn chủ đề và 12 đoạn còn lại là 12 đoạn biến tấu.
Dựa trên bài nhạc nêu trên, sau này có những bài ca cho trẻ em như Twinkle, twinkle, little star và Alphabet song hoặc ABS song.
Bản ghi âm:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/variations-in-c-k265-on-ah-vous-dirai-je-maman-mozart.z3qcgsfFMn.html
* Video trình diễn sống, Myung-Whun Chung, một bản đàn mẫu mực:
https://www.youtube.com/watch?v=MYSk2r9YqeU
Video trình diễn sống, Elena Ivanina (11 tuổi):
https://www.youtube.com/watch?v=Ezvj-De6bxY
Video âm thanh_Twinkle Twinkle Little Star, CoCoMelon Nursery, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=n38kGst16sI
Video hoạt hình_ABC song, CoCoMelon Nursery:
https://www.youtube.com/watch?v=RIQDmnIJZv8
Ballet
Ta thưởng thức ballet theo hai thể thức: điệu múa và nhạc nền. Hai vở ballet được giới thiệu ở đây đều xuất sắc trong cả hai thể thức. Đặc biệt là những trích đoạn của nhạc nền có thể được trình diễn trong buổi hòa nhạc mà không cần có múa.
Kẹp hạt dẻ – Tchaikovsky
Kẹp hạt dẻ (tiếng Anh: The Nutcracker) là vở ba lê được dàn dựng với sự cộng tác về âm nhạc của Pyotr Ilyich Tchaikovsky (bản nhạc số 71). Vở kịch được chuyển thể từ truyện của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann: The Nutcracker and the Mouse King viết vào năm 1816. Bản dịch quyển sách này ở Việt Nam mang tên Kẹp hạt dẻ và Vua chuột.
Các gia đình phương Tây có thói quen đưa trẻ em đi xem vở ballet Kẹp hạt dẻ vào mỗi dịp Giáng sinh. Nhiều người vẫn muốn xem lại vở ballet này hằng năm, bởi vì các vũ khúc, phong cảnh và trang phục thay đổi từ đoàn này sang đoàn khác, và trong mỗi đoàn từ năm này sang năm khác. Đây là sắc thái đặc biệt, cộng với âm nhạc hay đồng đều xuyên suốt, và các điệu nhảy cùng tiết điệu đa dạng (Tây Ban Nha, Ả Rập, Trung Hoa..) tạo nhiều thích thú. Những yếu tố này làm cho Kẹp hạt dẻ lan truyền rộng rãi trong đại chúng.
Vở ballet Kẹp hạt dẻ đã được trình diễn ở Việt Nam khá nhiều lần. Riêng buổi công diễn tối 28/2/2018 do hơn 100 bạn nhỏ Thủ đô trình diễn. Các em học ballet tại trung tâm đào tạo chuyên sâu về ballet cho trẻ em – Hanoi Kid’s Art Center.
Vở ballet Kẹp hạt dẻ trình bày một câu chuyện trong đêm Giáng sinh. Gia đình cô bé Clara mời khách đến chung vui. Quà được phát tặng cho bọn trẻ. Trong số đó là một con búp bê kẹp hạt dẻ làm bằng gỗ hình chú lính, được dùng để làm nứt vỏ hạt dẻ rất cứng. Đến đêm, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ, Clara quay lại phòng khách thăm chú lính Kẹp Hạt dẻ yêu quý. Đột nhiên, lũ chuột khổng lồ bắt đầu kéo đến. Chú Kẹp Hạt dẻ vụt lớn lên, dẫn đầu đội quân bánh quy gừng cùng với sự giúp đỡ của những chú lính chì và y tá búp bê đánh đuổi lũ chuột.
Kẹp Hạt dẻ hóa thành một chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Anh dẫn Clara đi qua vầng trăng sáng tới rừng thông, cùng những bông tuyết nhảy múa xung quanh họ.
Clara và Hoàng tử trong chiếc thuyền vỏ hạt dẻ được bầy cá heo kéo tới Vương quốc Bánh Kẹo, đang được tạm cai quản bởi nàng Tiên Sugar Plum (Nho khô) cho tới khi Hoàng tử trở về.
Một lễ hội được tổ chức với các món từ khắp thế giới: sô cô la của Tây Ban Nha, cà phê từ Ả Rập Xê-út, và trà của Trung Quốc đều nhảy múa trong ngày vui; kẹo mía đến từ nước Nga, thợ chăn chiên Đan Mạch nhảy cùng những chiếc sáo; Mẹ Kẹo Gừng cùng những đứa con nhỏ xíu ùa ra từ chiếc váy khổng lồ của bà cũng tham gia; một chuỗi các bông hoa múa điệu waltz (luân vũ). Màn cuối, Tiên Nho khô cùng Hoàng tử biểu diễn một điệu múa đôi (pas de deux).
Kết màn, Clara và Hoàng tử được trao vương miện Vương quốc Bánh Kẹo.
Như trên đã ghi, các đoàn hát trình diễn Kẹp hạt dẻ theo những phong cách rất đa dạng. Vì thế, bài này cố gắng sưu tập nhiều cách dàn dựng khác nhau để các em thiếu nhi xem cho thỏa thích!
Dưới đây là những trích đoạn nhằm hiểu rõ nội dung từng vũ điệu trước khi xem toàn bộ vở ballet.
Màn 1
Chân trời Moskva_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=8F8XqB52R5I
Búp bê Harlequinn của chú Drosselmeyer_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=uP7mnuTqc44
Vua Chuột xuất hiện_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=GfFLjXszBiQ
Bồ câu hòa bình_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=a_BOhAIWDLA
Vũ khúc của bông tuyết_Đoàn Ballet Hoàng gia, Anh Quốc:
https://www.youtube.com/watch?v=UYaIQNjAX_8
Màn 2
Vũ khúc của Tiên Nho khô, Đoàn Ballet Bolshoi:
https://www.youtube.com/watch?v=Wz_f9B4pPtg
Vũ khúc của chocolat (Tây Ban Nha)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=DJPBHDvbmbk
Vũ khúc của cà phê (Ả Rập)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=-sEgjXxjxIw
Vũ khúc của trà (Trung Hoa)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=bKNv0JGBWdU
Vũ khúc của kẹo đường (Nga)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=E-9pDVj2ejw
Vũ khúc của những ống sáo sậy (Pháp)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=s8QryLGSZe4
Vũ khúc của những đóa hoa, Học viện Ballet Nga:
https://www.youtube.com/watch?v=3kheVh3jThs
Dưới đây là toàn bộ các buổi trình diễn mà cả gia đình nên sắp xếp thời gian để xem với nhau. Mỗi vở dài trên dưới 1 giờ 40 phút.
Video trình diễn sống toàn bộ vở The Nutcracker, Nhà hát Mariinsky ở Sankt Petersburg, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=xtLoaMfinbU
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=xtLoaMfinbU&t=1098s
Bấm chức năng SHOW MORE của YouTube rồi bấm đoạn có màu để nhảy đến đoạn đó:
0:00 Overture
29:39 Act I
52:08 (Prelude to) Act II
Dances in Act II:
55:58 Spanish Dance
1:02:29 Eastern Dance
1:07:12 Chinese Dance
1:08:36 Trepak (Russian Dance)
1:09:59 Pas de trois (Dance of the reed pipes)
1:13:38 Waltz of the Flowers
1:21:05 Pas de deux – Intrada
1:27:57 Pas de deux – Tarantella
1:29:05 Pas de deux – Dance of the sugar plum fairy
1:31:31 Pas de deux – Coda
1:33:32 Final Waltz and Apotheosis
Video trình diễn sống toàn bộ vở The Nutcracker, Monterey Peninsula Ballet Theatre Inaugural Nutcracker 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=Vfp_ehLybN8
Một số bài nhạc cổ điển được yêu thích
Điệu vũ Hungari Số 5 – Bramhs
Bài nhạc này trở thành bất tử do tài tử Charlie Chaplin đưa vào phim The Great Dictator một tiểu phẩm hài hước về anh thợ cắt tóc làm việc theo tiết tấu của bản nhạc.
Video trích đoạn phim_Charlie Chaplin:
https://www.youtube.com/watch?v=H19jByxrqlw
Video trình diễn sống, nhóm tứ tấu Ivy String:
https://www.youtube.com/watch?v=fTYwq8vtAfs
Video trình diễn sống, Kristina Bjelopavlović Cesar (piano chính), Matej Meštrović (piano phụ), theo phong cách đương đại:
https://www.youtube.com/watch?v=p4GFQRyZpgg
Video trình diễn sống, Martynas, theo phong cách đương đại khác:
https://www.youtube.com/watch?v=f5UGmlSWQYs
Rhapsody Hungari Số 2 – Liszt
Bài nhạc rhapsody Hungari này là bản thứ hai – bản nổi tiếng nhất – trong bộ 19 bản rhapsody Hungari của Liszt. Ban đầu bài nhạc này được soạn cho piano solo, về sau có bản cho dàn giao hưởng và cũng là cơ sở cho một số bài hát thịnh hành. Liszt chịu ảnh hưởng của nhạc dân dã Hungari, nhưng phần mở đầu của bài nhạc mang âm hưởng Rumani và dân tộc Digan (còn được gọi là Bô-hê-miêng).
Bài nhạc nêu trên càng trở nên nổi tiếng thêm vì được Tom và Jerry trình bày trong một phim hoạt hình của hai vai chính này. Vì thế, bài nhạc cũng có tên “The Cat Concerto” (Concerto của Mèo).
Video trình diễn sống, Yannie Tan (16 tuổi) độc tấu piano dựa theo Tom and Jerry, có lúc chú chuột Jerry phá bĩnh chen vào chơi một đoạn bài nhạc The Entertainer:
https://www.youtube.com/watch?v=E1JKd1C7izQ
* Video trình diễn sống, Valentina Lisitsa độc tấu piano, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=LdH1hSWGFGU
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Cologne New, 2012.
https://www.youtube.com/watch?v=uNi-_0kqpdE
Minuet cung G – Petzold
Trong một thời gian, người ta cho rằng Johann Sebastian Bach sáng tác bài nhạc này (mang số hiệu BWV Anh 114), nhưng hiện nay được công nhận rộng rãi là của nhà soạn nhạc và nghệ sĩ organ người Đức Christian Petzold (1677-1733).
Năm 1965, hai nhà soạn nhạc người Mỹ Sandy Linzer và Denny Randell viết ca khúc thuộc thể loại pop mang tên A lover’s concerto, dựa theo bài nhạc cổ điển Minuet cung G nêu trên. Ca khúc do nhóm nữ The Toys trình bày, đạt thứ hạng cao ở Mỹ và Anh.
* Video âm thanh_Minuet cung G, dàn nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=-Dr4M0ZcIdI
Video trình diễn sống_Minuet cung G, Ton Koopman độc tấu harpsichord:
https://www.youtube.com/watch?v=KqSAGwa49MM
* Bản ghi âm_A lover’s concerto, Kelly Chen (Trần Tuệ Lâm):
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/lovers-concerto-tran-tue-lam-kelly-chen.XqJnNP1FnG.html
Video trình diễn sống_A lover’s concerto, Tongjuan Wang độc tấu đàn harp:
https://www.youtube.com/watch?v=Wg9PRnQbcPc
Video trình diễn sống_A lover’s concerto, Sarah Collins:
https://www.youtube.com/watch?v=9R2daHWQFB4
Für Elise – Beethoven
Mang tên có nghĩa: “Dành tặng Elise”, bài nhạc này không được công bố rộng rãi cho đến tận năm 1867, tức 40 năm sau khi tác giả Beethoven qua đời.
Người ta vẫn chưa rõ Elise là ai, nhưng bản nhạc đi sâu vào lòng người xuyên suốt nhiều thế hệ.
* MV, Lang Lang, MV với âm thanh và hình ảnh xuất sắc:
https://www.youtube.com/watch?v=GwcyH-aWUc8
Video trình diễn sống, Lola Astanova (piano) và Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=Nb9YqX4iid0
Video trình diễn sống, Deborah Henson-Conant (phối khí và trình bày đàn harp):
https://www.youtube.com/watch?v=K6IGbyUVw18
Minuet cung G – Beethoven
Beethoven viết bài nhạc này (tên tiếng Anh: Minuet in G) thoạt tiên cho dàn nhạc giao hưởng, nhưng chỉ còn lại bản cho piano, còn bản phối bị thất lạc. Như người ta nói: “Trong cái rủi có cái may”, bởi vì nhờ sự thất lạc đó mà các nghệ sĩ về sau có thể linh động phối khí theo nhiều cách khác nhau.
Đây là bài nhạc rất được yêu thích, đặc biệt đối với người mới học đàn piano.
Bài nhạc được viết theo thể ba phôi thai (Anh ngữ: incipient ternary), A-A-B-A, có nghĩa là bài nhạc gồm 4 đoạn: đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 4 giống nhau, riêng đoạn 3 có tiết tấu hoàn toàn khác biệt.
* Video âm thanh, Dàn nhạc Giao hưởng Philadelphia:
https://www.youtube.com/watch?v=dfqYgwEspAE
Video trình diễn sống, Harry Völker độc tấu piano, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=oGWFIBL10dc
+ Video trình diễn sống, Jennifer Jeon (violin):
https://www.youtube.com/watch?v=n6dDcAQZDQI
Video trình diễn sống, Susanne Beer, Katharine O’Kane & Agnieszka, hiếm khi ta nghe bản phối khí cho 3 cello:
https://www.youtube.com/watch?v=v1MHgBfSmjg
Liebesträume Số 3 – Liszt
Liebesträume (viết theo Anh ngữ: Liebestraum) có nghĩa: Giấc mơ tình yêu, là một bộ ba bài nhạc của Liszt. Trong bộ ba bài nhạc dành cho piano này, bài nhạc thứ ba được yêu thích nhất, vì thế nhiều khi bài nhạc thứ ba được đơn giản gọi là Liebestraum, khiến cho nhiều người không biết đến hai bài nhạc đầu.
Đây là bài nhạc có tiết tấu chậm rãi, thoạt nghe tưởng là dễ chơi, nhưng người chơi dương cầm thấy phần chạy ngón rất khó, đòi hỏi những ngón tay khéo léo trong một mức độ kỹ thuật điêu luyện cao.
Với từng giai điệu êm đềm, tác phẩm thoát ra sâu lắng nhẹ nhàng như những hơi thở buồn, rồi mạnh mẽ trào dâng như từng con sóng xô dữ dội, khắc sâu vào trái tim thính giả những xúc cảm cháy bỏng, quyến rũ của tình yêu, của ước mơ nào đó mà trong lòng bạn đang khát khao tìm kiếm… Có lẽ bài nhạc này chính là sự cộng hưởng của cả ba loại tình yêu: cao quý, đắm say và trọn vẹn…
Bản ghi âm, piano:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/liebestraum-liszt.EfBbbZKlEU.html
Video trình diễn sống, Yuval Salomon (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=j0Z1tL18RpU
Video trình diễn sống, đôi khiêu vũ trên băng người Mỹ, Kaitlin Hawayek & Kaitlin Hawayek, hạng 4 Giải Skate Canada năm 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=l64jLUChS8s
Bài ca mùa xuân – Mendelssohn
Bộ “Những bài ca không lời” là tập hợp các bài nhạc ngắn và trữ tình mà Mendelssohn viết cho piano. Bộ tác phẩm này được sáng tác từ năm 1829 đến năm 1845, bao gồm 48 bài nhạc, được chia thành 8 tập.
Riêng tập 5 (được sáng tác trong thời gian 1842-1844) có bài thứ 6 mang tên Frühlingslied (Bài ca mùa xuân, Anh ngữ: Spring song) được yêu thích nhất.
Bản ghi âm, dàn nhạc hòa tấu với cello và violin làm chủ đạo:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/spring-song-mendelssohn.QFsY7oAcml.html
Video trình diễn sống, Marios Panteliadis độc tấu piano:
https://www.youtube.com/watch?v=xOJWbo3TVKI
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Orchestral Ensemble Seoul, Hàn quốc:
https://www.youtube.com/watch?v=7Lxc6a6CLTc
Nocturne Số 2 – Chopin
Có tên đầy đủ là Nocturne E Flat, đây là bài được yêu thích nhất trong số các bài Nocturne (Dạ khúc) của Chopin.
Tất cả các tác phẩm của Chopin đều có piano, hầu hết là cho độc tấu piano.
* Bản ghi âm, Đặng Thái Sơn độc tấu piano:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/no-2-in-e-flat-dang-thai-son.FtL9cd4mR607.html
Video trình diễn sống, Valentina Lisitsa độc tấu piano:
https://www.youtube.com/watch?v=tV5U8kVYS88
Video trình diễn sống, Lola Astanova (piano) và Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=PPhTVt4ZpLU
Grande valse brillante cung E giáng – Chopin
Bài nhạc Grande valse brillante cung E giáng do Chopin sáng tác năm 1833. Đây là bản valse đầu tiên cho độc tấu piano của Chopin, dù trước năm 1834 ông đã soạn ít nhất 16 bài nhạc valse – một số bị tiêu hủy, một số được công bố sau khi ông qua đời.
Chopin cũng đặt tên Grande valse brillante cho ba bài valse kế tiếp của bộ Op. 34, được xuất bản năm 1838.
Năm 1909, nhà soạn nhạc người Nga Igor Stravinsky phối khí cho dàn nhạc giao hưởng để trình bày trong vở ballet Les Sylphides (1907).
* Bản ghi âm, Đặng Thái Sơn độc tấu piano:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/waltz-no-1-grande-valse-brillante-in-e-flat-major-op-18-dang-thai-son.d5i77gBJpfRb.html
Video âm thanh, London Festival Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=2QXo5ByJB2g
Video trình diễn sống, Valentina Lisitsa (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=LG-E4PVGQSI
Khúc dạo đầu cung G thứ – Rachmaninoff
Khúc nhạc này (nguyên tựa Anh ngữ: Prelude in G minor) được Sergei Rachmaninoff (1873-1943) hoàn tất năm 1901. Rachmaninoff là nhà soạn nhạc và nhạc trưởng người Nga trong cuối thời kỳ Lãng mạn, và các tác phẩm của ông nằm trong số loại hình âm nhạc được yêu thích nhất trong thời kỳ này.
Ông đích thân trình bày khúc nhạc này – cùng với hai Khúc Dạo đầu Số 1 và 2 – trong buổi ra mắt ở Moskva năm 1903.
Video âm thanh, do Rachmaninoff trình bày:
https://www.youtube.com/watch?v=M8RyWFA7PSY&list=RDM8RyWFA7PSY&start_radio=1#t=32
* Video trình diễn sống, Yuja Wang ở Berlin năm 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=GhBXx-2PadM
Video trình diễn sống, Paul Barton:
https://www.youtube.com/watch?v=3M7NOkhzkCw
Phiên chợ Ba Tư – Ketèlbey
Đây là bản nhạc cổ điển nhẹ (tên gốc Anh ngữ: In a Persian Market) được nhà soạn nhạc người Anh Albert Ketèlbey (1875-1959) viết vào năm 1920, dành cho dàn nhạc giao hưởng và có thể bao gồm dàn hợp xướng. Là giám đốc một đoàn văn nghệ tạp kỹ, Ketèlbey có xu hướng sáng tác loại nhạc giao hưởng nhẹ (light orchestral music), mỗi bản nhạc xuyên suốt chứ không chia thành chương.
Tác phẩm Phiên chợ Ba Tư – với khí nhạc vô cùng lôi cuốn và đa màu sắc – trở thành một kiệt tác âm nhạc. Màu sắc phối khí phong phú là một đặc trưng lớn trong nhiều sáng tác của Ketèlbey, đặc biệt ở tác phẩm này.
Tuy Ketèlbey không phải là một tên tuổi lớn trong nhạc cổ điển, ngoài những tác phẩm thời kỳ đầu mang phong cách cổ điển, phần lớn thời gian ông chuyên tâm vào kiểu nhạc nhẹ (light music) viết cho piano hoặc dàn nhạc. Tuy vậy, ông biết cách nâng nghệ thuật nhạc nhẹ lên một đỉnh cao hiếm thấy. Thành công lớn nhất của ông ở tác phẩm này là khả năng miêu tả một phiên chợ Ba Tư cổ bằng âm nhạc tuyệt vời. Điểm độc đáo của Ketèlbey là ở chỗ này. Nó làm ông khác biệt với tất cả, và nhắc đến ông là người ta sẽ phải nhớ đến Phiên chợ Ba Tư huyền thoại của ông…
Video âm thanh, dàn nhạc La Orquesta Y Coros Del Festival De Praga:
https://www.youtube.com/watch?v=6Ede2QMi5JM
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Symphonette Raanana, Israel, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=qf7c1KKH7kg
Một số đoạn nhạc ngắn
Phần này giới thiệu một số đoạn nhạc ngắn trích ra từ bài nhạc dài hơn.
Minuetto – Boccherini
Đây là một trong những đoạn nhạc ngắn mà người tổng hợp bài này yêu thích nhất.
Luigi Boccherini (1743-1805) là nhà soạn nhạc người Ý trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thời kỳ âm nhạc Baroque và Cổ điển.
Bản Ngũ tấu cho Đàn dây (String Quintet) cung E gồm có 3 chương. Tuy nói là bản ngũ tấu nhưng bản này có thể được trình bày qua những cách phối khí đa dạng cho những tổ hợp nhạc cụ khác nhau, như ta thấy dưới đây. Riêng Chương 3- Minuetto là đoạn nhạc được yêu thích nhất, và chắc chắn là các cháu thiếu nhi cũng yêu thích đoạn nhạc này.
* Bản ghi âm, The Smithsonian Chamber Players:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/string-quintet-in-e-major-op-11-no-5-g-275-iii-minuetto-con-un-poco-di-moto-trio-the-smithsonian-chamber-players-ft-luigi-boccherini.9FwIIVv3iXhg.html
Video trình diễn sống, song tấu Mitsuko Ito (violon) và Tomoko Asai (piano), nhanh và thanh thoát:
https://www.youtube.com/watch?v=FXg3_KVDA0U
* Video trình diễn sống, BMMC / Andrés Valero-Castells, dàn nhạc lớn:
https://www.youtube.com/watch?v=HDAt8Sxz5Lw
Video trình diễn sống, Harry Völker độc tấu piano, chậm và sâu lắng (tôi rất mong cháu thiếu nhi nào đang học piano nên học bài này, sẽ rất được hoan nghênh!):
https://www.youtube.com/watch?v=0JunFQ9xQIY
Video trình diễn sống, ngũ tấu, với tiết điệu nhanh hơn những bài trình diễn trên:
https://www.youtube.com/watch?v=gFFh-HRNP48
Humoresque – Dvorak
Năm 1894 Dvorak soạn ra 8 bài nhạc humoresque (tiếng Việt gọi là khúc tùy hứng).
Một nhà phê bình âm nhạc cho rằng bài Humoresque Số 7, thuộc cung G giáng, có lẽ là bài nhạc dành cho piano nổi tiếng thứ nhì, sau bản Für Elise của Beethoven. Vì đã quá nổi tiếng nên người ta hầu như quên bẵng 7 bài kia, và gọi bài số 7 đơn giản là Humoresque.
* Video âm thanh, trong Album “The Art of Leibowitz”, 2012,
https://www.youtube.com/watch?v=mOmNVj1HDKQ
Video trình diễn sống, Leonard Razboršek 8 tuổi (cello) và Lilijana Žerajić (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=3PhPE8Wg7Oo
Video âm thanh, Tứ tấu Art4Strings, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=ZhX47vDRFHI
Tiểu dạ khúc Eine Kleine Nachtmusik – Mozart
Tiểu dạ khúc này có tên khó nhớ và cũng khó phát âm Eine Kleine Nachtmusik, nhưng nhạc lại rất hay. Tiểu dạ khúc có nghĩa là bài nhạc ngắn để chơi vào buổi tối ở nhà riêng chứ không phải trong nhà hát. Tên thông dụng tiếng Anh của bài nhạc này là A little night music.
Bài nhạc này là một trong những tác phẩm phổ biến nhất của Mozart, được sáng tác năm 1787. Được viết cho một buổi tối giải trí nhẹ nhàng, nó không yêu cầu kỹ năng cảm thụ phức tạp. Đây có lẽ là bài nhạc được ưa chuộng nhất của Mozart và nằm trong số các bài nhạc cổ điển của thế giới được ưa chuộng nhất.
Bài nhạc này được viết cho nhóm tứ tấu: 2 violon, viola, và cello. Ngày nay nó cũng thường được trình tấu bởi các dàn nhạc giao hưởng.
Chương 1- Allegro ngắn gọn, đơn giản, được yêu thích nhất trong cả Tiểu dạ khúc và nhiều người quen thuộc với tiết tấu này nhất.
Video âm thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=oy2zDJPIgwc
Video trình diễn sống_Chương 1, Dàn nhạc Thính phòng New Century, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=UzEX0-nwN4Y
* Video trình diễn sống_Chương 1, Tứ tấu Ivy String:
https://www.youtube.com/watch?v=f3u5-MkFY5E
Sonata
Sonata Ánh trăng – Beethoven
Tên tiếng Anh của bài nhạc này là Moonlight Sonata, từ đó có tên Việt là Sonata Ánh trăng. Beethoven viết bài nhạc này cho piano vào năm 1801 dành cho một cô học sinh piano 17 tuổi của ông.
Bản sonata này chứa đựng những ý tưởng ảo diệu không thường thấy ở những bản sonata khác, đặc biệt là phần cuối cùng rất khó trình bày. Vì thế, đây là một bản sonata có nhịp độ ít thấy: vào thời của Beethoven các bản sonata thường bắt đầu với tiết điệu nhanh. Nhưng bản Sonata Ánh trăng thì lại khác: Chương 1 rất chậm, Chương 2 nhanh hơn, Chương 3 cực kỳ nhanh.
Toàn bộ Sonata Ánh trăng dài 14-17 phút. Bài này chỉ giới thiệu Chương 1- Adagio cho các cháu thiếu nhi.
+ Video âm thanh_Chương 1, Richard Clayderman:
https://www.youtube.com/watch?v=PfVk-h3kSXI
* Video trình diễn sống_Chương 1, Lola Astanova (piano) và Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=AzWDs26YL9Y
Video trình diễn sống_Chương 1, Olga Kocab (harp):
https://www.youtube.com/watch?v=cEPRpBjtG8A
Sonata cho Piano Số 16 – Mozart
Sonata cho Piano Số 16 cung Do của Mozart, được viết trong danh mục theo chủ đề riêng “dành cho người mới bắt đầu”, và đôi khi còn được gọi bằng tên “Sonata đơn giản” (nguyên ngữ: Sonata semplice).
Bài sonata này không được công bố trong suốt cuộc đời của Mozart; phải đến năm 1805 nó mới được in ấn.
Bản sonata dài trên dưới 10 phút. Ở đây chỉ giới thiệu Chương 1- Allegro.
Video âm thanh_Chương 1, Dubravka Tomsic (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=JcUh-ggBfzI
Video trình diễn sống_Chương 1, Rousseau (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=qjk-YRuQZDE
* Video trình diễn sống_Chương 1, Lang Lang (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=4xeAsc6m35w
Rondo Alla Turca (Hành khúc Thổ) – Mozart
Bài nhạc Rondo Alla Turca – cũng được gọi là Hành khúc Thổ (Anh ngữ: Turkish March) – là chương thứ ba, cũng là chương cuối, của Sonata số 11 do Mozart soạn cho độc tấu piano. Vào thời của Mozart, điệu hành khúc của lính Thổ là phổ biến. Đó là của dân tộc Thổ trong Đế quốc Ottoman, tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ sau này.
Video thu âm, piano:
https://www.youtube.com/watch?v=quxTnEEETbo
* Video trình diễn sống, Lang Lang & Clayton Stephenson song tấu cùng một piano:
https://www.youtube.com/watch?v=LIAsTaDxUNc
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Beethoven Sinfonietta, với sáo làm chủ đạo:
https://www.youtube.com/watch?v=nqGA5rjLxT8
* Video trình diễn sống, Georgii Cherkin (piano) cùng Dàn nhạc Giao hưởng Classic FM, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=ScsJ8GOlM7Y
Opera
Ngay cả người lớn khó có cơ hội thưởng thức một vở opera, và khi có cơ hội thì khó nắm bắt nội dung. Chủ yếu chỉ vì ngoại ngữ hát trong các vở opera thì khó mà hiểu nổi! Tôi chỉ muốn giới thiệu với các cháu thiếu nhi một số trích đoạn và bài hát dễ nghe trong opera để các cháu bắt đầu làm quen với loại hình nghệ thuật này.
Những câu chuyện của Hoffmann – Offenbach
Những câu chuyện của Hoffmann (tựa gốc tiếng Pháp: Les contes d’Hoffmann; tiếng Anh: The Tales of Hoffmann) là vở opera do Offenbach sáng tác. Cốt truyện dựa trên những truyện ngắn của E.T.A. Hoffmann, cũng là tên của nhân vật chính trong vở opera (trong truyện nhân vật chính là tác giả).
Vở opera này có hai bài ca rất được yêu thích là Bài ca búp bê và Barcarolle.
Bài ca búp bê
Trong vở opera, con búp bê tên Olympia hát một ca khúc nổi tiếng mang tên Les oiseaux dans la charmille (tiếng Việt: Bài hát búp bê; tiếng Anh: The doll song). Olympia đang hát thì ngừng lại và phải được lên dây cót hoặc bơm thêm hơi thì mới có thể tiếp tục. Bài hát ngộ nghĩnh và khôi hài này tạo sự sảng khoái cho khán giả.
Mỗi ca sĩ dưới đây có giọng nữ cao (soprano) và có cách thể hiện riêng rất hay.
Video trình diễn sống trích đoạn opera_Bài ca búp bê, Elizabeth Futral:
https://www.youtube.com/watch?v=ZbxWX5lSNTU
Video trình diễn sống trích đoạn opera_Bài ca búp bê, Kathleen Kim, Dàn nhạc Giao hưởng Metropolitan, Tp New York, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=9emRjIMZsVk
* Video trình diễn sống âm nhạc_Bài ca búp bê, Patricia Janečková cùng Janáček Philharmonic Ostrava, Cộng hòa Séc, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=mVUpKIFHqZk
Barcarolle
Barcarolle nói chung là một điệu hát chèo đò của người xứ Venice. Trong vở opera này, bài barcarolle mang tựa đề Belle nuit, ô nuit d’amour (Đêm tươi đẹp, đêm của tình yêu). Vì rất được yêu thích và trở thành quen thuộc, dần dà bài hát này được gọi đơn giản bằng cái tên Barcarolle.
Video âm thanh_Barcarolle, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu:
https://www.youtube.com/watch?v=6-5ChB7YYYM
Video trình diễn sống âm nhạc_Barcarolle, song ca nữ, Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Ryszard Bukowski, Thành phố Wroclaw, Ba Lan, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=R-MbbebSQjQ
Video trình diễn sống âm nhạc_Barcarolle, theo phong cách đương đại, ban nhạc Attika Plucked String:
https://www.youtube.com/watch?v=zBFvHDdh7oo
Orphée aux enfers – Offenbach
Đây là vở operetta nổi tiếng nhất của Offenbach. Tựa gốc tiếng Pháp Orphée aux enfers có nghĩa Orpheus ở dưới địa ngục; tiếng Anh: Orpheus in the Underworld).
Vở operetta này dựa theo một câu chuyện nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Câu chuyện kể rằng: Trong ngày cưới, Eurydice, vợ của Orpheus, bị chết vì bị rắn cắn. Đau buồn trước sự ra đi này, Orpheus hát lên những câu hát đau thương, khiến cho cả thần tiên, thiên nhiên cũng phải rơi lệ. Chàng tìm đường xuống địa phủ với cây đàn lyre, với tài ca hát của mình, rồi thuyết phục được Hades và Persephone, vua và hoàng hậu của âm phủ. Họ cảm động trước tài năng và lòng thủy chung của Orpheus nên cho vợ chàng trở về…
Vở operetta không chỉ nổi tiếng bởi cốt truyện mà còn được yêu thích bởi phần Mở màn (Overture) và phần Kết (Finale), lại có tên dễ nhớ: Can Can. Dần dà điệu vũ dựa trên nền nhạc Can Can sôi động được các ban tạp kỹ đương đại trình diễn, luôn tạo sự phấn chấn cho khán giả.
Đặc biệt, đoạn Mở màn (Overture) có lẽ là đoạn mở màn gây ấn tượng mạnh nhất trong số các vở operetta và opera. Riêng người tổng hợp bài này cảm thấy mê mẩn ở những đoạn thay đổi từ vui tươi qua dịu dàng ngọt ngào đến phấn khởi, tạo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau mà tất cả đều sâm đậm.
Video trình diễn sống nhạc nền_Overture, Dàn nhạc Giao hưởng MÁV, Budapest, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=cEk8lNWFNh4
* Video trình diễn sống nhạc nền_Overture, Dàn nhạc Giao hưởng Gimnazija Kranj của Slovania, trong chương trình Hòa nhạc Giáng sinh 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=vEnW5_GTooI
Video trình diễn sống _Điệu vũ Can Can¸ múa: Nhà hát Grand Avignon, nhạc: Dàn nhạc Giao hưởng Monte-Carlo, Pháp, 1988:
https://www.youtube.com/watch?v=Wh5g75svRJ4
Aida – Verdi
Aida là vở opera nổi tiếng của Verdi viết bằng tiếng Ý, thuật lại câu chuyện giữa vị tướng trẻ Ai Cập tên Radames và thị tỳ của công chúa Ai Cập Amrenis là Aida.
Để khánh thành kênh đào Suez đồng thời khánh thành nhà hát mới xây ở Cairo, phó vương Ai Cập Ismail đặt Verdi viết một vở opera truyền tải được tinh thần Ai Cập. Verdi tìm đến nhà nghiên cứu về Ai Cập Ghislazoni – một người hiểu biết khá sâu sắc về văn hóa lịch sử Ai Cập. Sự hợp tác giữa hai người cho ra đời Aida, được công diễn lần đầu ở Cairo vào năm 1871.
Aida thường được dàn dựng cực kỳ hoành tráng với những khung cảnh tường thành và triều thần, tượng điêu khắc hoặc phù điêu, các loại trang phục lạ mắt của vua chúa, tướng lĩnh và bộ lạc thời cổ đại, đội kỵ sĩ có hẳn ngựa thật, đôi lúc có voi…
Bài này chỉ giới thiệu một khúc nhạc trong vở opera Aida. Đó là Hành khúc Chiến thắng (Anh ngữ: Triumphal March hoặc Grand March), khúc nhạc nổi tiếng thường được chọn để trình bày riêng rẽ trong các buổi hòa nhạc.
Gloria all’ Egitto là bản hợp xướng đi cùng với hành khúc trên.
* Video trình diễn sống âm nhạc, Dàn nhạc Giao hưởng Seoul của Hàn quốc trình diễn ngoài trời, với quy mô dàn dựng cực kỳ ấn tượng, 2011:
https://www.youtube.com/watch?v=-teX9IebuMM
Video trình diễn sống trích đoạn opera, Nhà hát Opera Metropolitan, Thành phố New York, 2012, có phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=HqNa9Cpa3L8
Video trình diễn sống trích đoạn opera, hợp xướng: Dàn Hợp xưóng Wiener Staatsoper, nhạc: Dàn nhạc Giao hưởng Wiener, Áo:
https://www.youtube.com/watch?v=JXMdei-UTfw
Hoàng tử Igor – Borodin
Hoàng tử Igor là vở opera của Borodin. Khi tác giả qua đời, vở opera vẫn còn dang dở, và được Nikolai Rimsky-Korsakov cùng Alexander Glazunov hoàn thiện. Buổi công diễn đầu tiên là ở Thành phố Sankt Peterburg, vào năm 1890.
Các Vũ khúc Polovtsian
Các Vũ khúc Polovtsian được trình bày trong màn 1 hoặc màn 2 của vở opera. Đó là khi Hãn vương Polovts Kontchak, người đã bắt Hoàng tử Nga Igor làm tù binh, đối xử với ông hoàng một cách kính trọng và lòng hiếu khách, và tổ chức những cuộc nhảy múa để ông hoàng giải trí. Phần âm nhạc rất được yêu thích và vì thế nhiều khi được trình bày trong các buổi hòa nhạc mà không trình bày múa.
Các Vũ khúc Polovtsian cống hiến một thí dụ gây ấn tượng mạnh nhất về màu sắc âm nhạc Nga, tính chất hoang dã và kỳ tài hiếm thấy về dàn nhạc.
Có một ca khúc đương đại mang âm điệu của Vũ nhạc Polovtsian. Đó là ca khúc Stranger in Paradise dựa theo đoạn mở đầu của Vũ nhạc Polovtsian.
Bản ghi âm: Stranger in Paradise, Sarah Brightman:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/stranger-in-paradise-sarah-brightman.MtR0SR3pIi.html
Video trình diễn sống âm nhạc: Các Vũ khúc Polovtsian, Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Gdansk, Ba Lan:
https://www.youtube.com/watch?v=wjhBUZ3vsmE
* Video trình diễn sống trích đoạn opera: Các Vũ khúc Polovtsian, Nhà hát Bolshoivới phụ đề Pháp ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=xsnf2vski5c
Video trình diễn sống trích đoạn opera: Các Vũ khúc Polovtsian, Kirov (Mariyinksky) Opera Company, với phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=gVURal-QYsA
Cavalleria rusticana – Mascagni
Cavalleria rusticana (tiếng Việt: Hiệp sĩ làng quê) là tên vở opera một màn của Mascagni. Với bối cảnh cuộc sống thôn quê ở đảo Sicily (Ý) vào thế kỷ 19, Hiệp sĩ làng quê thể hiện một cách độc đáo về câu chuyện ngắn, cô đọng nhưng chứa đầy kịch tính, được truyền tải qua những giai điệu, ca từ và kỹ thuật thanh nhạc chuẩn mực.
Vở opera được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1890 tại Rome. Chỉ trong vòng 40 năm, tác phẩm được trình diễn tới 13.000 lần.
Khúc Intermezzo
Đây là khúc Trung gian trong vở opera Cavalleria rusticana, Khúc Intermezzo rất được yêu thích.
* Video âm thanh: Intermezzo, Dàn nhạc Giao hưởng Thành phố Prague với hình ngoại cảnh của Tuscany, nước Ý:
https://www.youtube.com/watch?v=BIQ2D6AIys8
Video trình diễn sống: Intermezzo, Dàn nhạc Giao hưởng Wiener trình bày ngoài trời:
https://www.youtube.com/watch?v=9sw9efeUJng
Video trình diễn sống: Intermezzo, Dàn nhạc Giao hưởng Filarmonica della Scala, ở ngoại cảnh:
https://www.youtube.com/watch?v=K8YXU0ZuE_k
Guillaume Tell – Gioachino Rossini
Có tên tiếng Pháp Guillaume Tell (tiếng Anh: William Tell), đây là vở opera cuối cùng và là một trong những vở opera hay nhất của Rossini. Vở opera này được sáng tác vào năm 1829, lấy đề tài là người anh hùng Guillaume Tell của đất nước Thụy Sĩ thế kỷ 14. Đây là vở opera mang phong cách sôi nổi vốn là phong cách âm nhạc của Rossini.
Với độ dài trung bình 4 tiếng (có vở được dàn dựng kéo dài gần 5 tiếng rưỡi!) cùng vai nam chính đòi hỏi thể lực khủng, vở opera Guillaume Tell hiếm khi được trình diễn. Tuy vậy, khúc Khởi đầu (Overture) lại được phổ biến vô cùng rộng rãi và có ảnh hưởng lớn trong văn hóa đại chúng.
Hành khúc quân Thụy Sĩ
Khúc Khởi đầu (Overture) tả cảnh vùng núi Alpes tại Thụy Sĩ, được chia thành bốn phân đoạn. Riêng Đoạn cuối (finale) là khúc nhạc nổi tiếng nhất, Hành khúc quân Thụy Sĩ (tiếng Anh: March of the Swiss soldiers), rất hào hùng, kèn trumpet đi đầu và toàn dàn nhạc theo sau. Đoạn này mô tả khúc diễu hành của quân Thụy Sĩ dưới quyền Guillaume Tell sau khi đánh thắng quân Áo và giành được độc lập.
Video âm thanh Hành khúc quân Thụy Sĩ:
https://www.youtube.com/watch?v=xoHECVnQC7A
Video trình diễn sống âm nhạc Hành khúc quân Thụy Sĩ, Dàn nhạc Giao hưởng Milwaukee:
https://www.youtube.com/watch?v=YIbYCOiETx0
* Video trình diễn sống âm nhạc Hành khúc quân Thụy Sĩ, Dàn nhạc Giao hưởng Tokyo:
https://www.youtube.com/watch?v=j3T8-aeOrbg
Nabucco – Verdi
Nabucco là một vở opera bốn màn do Verdi soạn nhạc năm 1841. Nabucco kể lại đời sống khổ cực đọa đày của người Do Thái, khi vua Nabucco của Babylon tấn công và chiếm đóng Jerusalem năm 586 trước Công nguyên, và đuổi họ ra khỏi quê huơng, bắt đi đày bên xứ Babylon. Vở opera này thấm đượm tinh thần dân tộc Ý, thể hiện tình yêu tự do và độc lập dành cho Ý trước ách đô hộ của quân xâm lược.
Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái
Trong đoạn Mở đầu, Overture), Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái (nguyên ngữ: Va Pensiero, có nghĩa: “Hãy bay đi, những ý nghĩ của ta”, Anh ngữ: Chorus of Hebrew slaves) diễn tả nỗi nhớ nhà của người Do Thái đang bị lưu đày ở bên Babylon.
* Video trình diễn sống âm nhạc: Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái, hợp xướng: “Masters of Choral Singing”, âm nhạc: Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga, trình diễn ở Quảng trường Đỏ năm 2013, có phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=bNg5uuP8C4w
Video trình diễn sống âm nhạc: Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái, hợp xướng: Dàn hợp xướng Parma, âm nhạc: Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Montpellier, trình diễn ngoài trời, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=yanGeMXWuLk
Video trình diễn sống trích đoạn opera: Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái, Dàn nhạc Giao hưởng Milan Scala, với phụ đề Pháp ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=y73i8YejSCU
Peer Gynt – Grieg
Peer Gynt là tên nhạc nền xuất sắc của Grieg, được sử dụng trong vở kịch cùng tên của nhà viết kịch người Na Uy Henrik Ibsen. Ở đây, chỉ giới thiệu Vũ khúc của Anitra.
+ Video trình diễn sống_Vũ khúc của Anitra, Dàn nhạc Giao hưởng Cologne New, nhạc trưởng Volker Hartung:
https://www.youtube.com/watch?v=0UjPVi8AdsM
+ Video trình diễn sống_Vũ khúc của Anitra, Dàn nhạc Giao hưởng Oslo, nhạc trưởng Vasily Petrenko:
https://www.youtube.com/watch?v=EncD0_bJeD8
Video trình diễn sống_Vũ khúc của Anitra, vũ công Miriam Peretz:
https://www.youtube.com/watch?v=XRsBIOGXziU
Concerto
Các bản concerto thường khá dài. Ở đây chỉ giới thiệu những trích đoạn dễ nghe nhất cho các cháu thiếu nhi.
Bốn mùa – Vivaldi
Bốn mùa (tiếng Anh: The four seasons) là một bộ bốn bản concerto cho violin được Vivaldi sáng tác năm 1725. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Vivaldi, và là một trong những tác phẩm phổ biến nhất trong các tiết mục trình diễn âm nhạc cổ điển. Âm điệu của mỗi concerto thay đổi theo mỗi mùa tương ứng. Mỗi concerto gồm có 3 chương. Toàn bộ Bốn mùa dài khoảng 45 phút.
Ở đây chỉ giới thiệu Chương 1- Allegro “Mùa Xuân”, tức chương mở đầu của Bốn mùa.
Đoạn nhạc thể hiện mùa xuân được báo hiệu bởi bản hòa tấu réo rắt của những chú chim đang hân hoan cất tiếng hót. Trong thung lũng, những con suối mùa xuân róc rách chảy, dòng nước trong lành uốn lượn hiền hòa từ tuyết tan trên đỉnh núi, được làn gió xuân ve vuốt rồi cùng nhau cất lên một giai điệu thanh khiết.
Video âm thanh_Chương 1 “Mùa Xuân”:
https://www.youtube.com/watch?v=6LAPFM3dgag
Video trình diễn sống_Chương 1 “Mùa Xuân”, Classical Concert Chamber Orchestra & Ashot Tigranyan:
https://www.youtube.com/watch?v=e3nSvIiBNFo
* Video trình diễn sống_Chương 1 “Mùa Xuân”, Alana Youssefian & Voices of Music, với phụ để Anh ngữ giải thích ý nghĩa của đoạn nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=bQujhuIst5E
Elvira Madigan – Mozart
Elvira Madigan là tên thông dụng của Chương 2 trong Concerto cho Piano Số 21 cung Đô, được Mozart hoàn thành năm 1785. Bài concerto này trở nên nổi tiếng và mang tên Elvira Madigan qua phim điện ảnh cùng tên của Thụy Điển. Phim này trình bày Chương 2 của bản concerto làm khán giả bị cuốn hút.
Với dàn nhạc giao hưởng, Chương 2- Andante được bắt đầu bởi tiếng violin với phần đệm của những cello và contrabass. Rồi piano lại xuất hiện thành yếu tố chính, diễn tả lại chủ đề của bản concerto trong tiếng bật ngón tay (Anh ngữ: pizzicato) của đàn dây và phần đệm của các nhạc cụ bộ gỗ. Rồi chúng lại tỏ ra sự ngang bằng với nhạc cụ độc tấu. Trong khi đó, người ta cũng có thể nghe thấp thoáng tiếng kèn. Chương này kết thúc trong im lặng.
Bản ghi âm: Chương 2, nhạc giao hưởng:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/piano-concerto-no21-mozart.jllPnw1co8.html
Video âm thanh: Chương 2, Richard Clayderman:
https://www.youtube.com/watch?v=CyAtSGuxJxY
Video âm thanh: Chương 2, Dàn nhạc James Last, phiên bản trong phim Elvira Madigan:
https://www.youtube.com/watch?v=mDVDx-Eulcg
Video trình diễn sống: Chương 2, Dàn nhạc Giao hưởng Budapest Scoring:
https://www.youtube.com/watch?v=b4eDInaDigw
Concerto cho clarinet cung A – Mozart
Đây là bản concerto duy nhất dành cho clarinet của Mozart, được viết vào năm 1791. Có lẽ đây là bản concerto nổi tiếng nhất dành cho clarinet, một nhạc cụ ít khi trình diễn độc tấu.
Tác phẩm gồm 3 chương, trong đó Chương 2- Adagio là nổi tiếng hơn cả.
Video âm thanh: Chương 2, Béla Kovács cùng Dàn nhạc Giao hưởng Budapest, 1978:
https://www.youtube.com/watch?v=oNwJ65UcfEI
* Video âm thanh: Chương 2, Jack Brymer cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia:
https://www.youtube.com/watch?v=DRYaoxVVeO8
Video trình diễn sống: Chương 2, Sharon Kam (clarinet) cùng Dàn nhạc Giao hưởng Czech:
https://www.youtube.com/watch?v=6QAAZ29cvfU
Concerto cho Piano Số 5 “Hoàng đế” – Beethoven
Còn được biết đến là bản “Concerto Hoàng đế” (Anh ngữ: Emperor Concerto), được Beethoven soạn trong quãng thời gian 1809-1811, và là bản concerto cho piano cuối cùng của ông. Phụ đề “Hoàng đế” là do một nhà xuất bản nào đó trong thế kỷ 19 thêm vào, không hẳn với sự đồng ý của Beethoven.
Đây được xem là bản concerto hay nhất theo thể cổ điển đích thực. Đặc biệt là phần độc tấu piano tạo cơ hội cho nghệ sĩ trình bày linh động theo cảm hứng của mình: lúc thì sôi nổi khiến cho người nghe phấn khích, lúc thì khoan thai làm cho người nghe mê đắm.
Bản concerto này có 3 chương, tổng cộng dài trên dưới 42 phút. Chương 1- Allegro dài trên dưới 13 phút.
* Video trình diễn sống_trích đoạn Chương 1, Dàn nhạc Thính phòng Verbier Festival rút ngắn cho phần trình diễn của András Schiff (piano), 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=5wV9zmj-Mpg
Video trình diễn sống: Chương 1, song tấu Sherry Kim (piano chính) & Eugenia Jeong (piano hỗ trợ), 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=QUv1B5iJJ-k
Video trình diễn sống: Chương 1, Dream Orchestra, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=0zJi_mk-v5U
Concerto cho Piano Số 1 – Tchaikovsky
Concerto cho Piano số 1 cung Si giáng thứ là bản concerto đầu tiên mà Tchaikovsky viết cho piano năm 1875. Đây được coi là một trong những tác phẩm phổ biến của Tchaikovsky và trở thành bản concerto cho piano hay nhất trong các bản concerto cho piano. Nó có thể làm người ta không nghĩ đến rằng Tchaikovsky có đến ba bản concerto cho piano, bởi vì nó làm lu mờ hai tác phẩm anh em kia.
Concerto cho Piano số 1 của Tchaikovsky thể hiện rõ chất Nga và con người trong nhà soạn nhạc vĩ đại, đồng thời còn thể hiện trào lưu lãng mạn phổ biến thời đó. Nói chung, tác phẩm rất đẹp, hay, có sức truyền cảm không hề nhỏ. Theo truyền thống của nhạc cổ điển châu Âu, tác phẩm này gồm 3 chương, dài tổng cộng trên dưới 40 phút.
Chương 1: Allegro non troppo e molto maestoso – Allegro con spirito. Đây là chương nổi tiếng nhất của tác phẩm, đặc biệt là phần đầu. Chương được mở đầu bằng tiếng kèn mang tính phát hiệu lệnh. Sau mỗi đoạn 4 tiếng kèn như thế, cả dàn nhạc giao hưởng đáp lại. Tiếp theo thì piano xuất hiện, tạo khúc đệm để các nhạc cụ bộ dây và bộ gỗ thể hiện một chủ đề. Chương này khá dài: 18-22 phút trong tổng số 40 phút của toàn bộ bản concerto.
+ Video trình diễn sống Chương 1, đoạn mở đầu 4 phút, Reuel (piano solo):
https://www.youtube.com/watch?v=V1i1LwAFU-4
* Video trình diễn sống Chương 1, đoạn mở đầu 3 phút rưỡi, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=wZBz_zpzreA
Video âm thanh Chương 1, đoạn mở đầu 9 phút, Dàn nhạc Giao hưởng Bruno:
https://www.youtube.com/watch?v=BWerj8FcprM
Bài nhạc dài
Sau khi đã nghe qua những bài hát và bài nhạc ngắn, bây giờ đã đến lúc ta thưởng thức bài nhạc dài hơn.
Vltava – Smetana
Bedřich Smetana (1824-1884) là nhà soạn nhạc Séc, được biết đến nhiều nhất với bản giao hưởng thơ Vltava (tên tiếng Anh: The Moldau), bài thứ hai được hoàn tất năm 1874 trong tập giao hưởng thơ sáu bài với tên gọi Má vlast (Đất nước tôi). Điểm đặc biệt là Smetana sáng tác các bản giao hưởng thơ này khi ông đang bị điếc hoàn toàn.
Vltava là tác phẩm hay nhất của ông, và riêng người tổng hợp mỗi lần nghe lại bài nhạc này vẫn cảm thấy lâng lâng khó tả. Bài nhạc mô tả dòng sông Vltava (tên Đức: Moldau), là sông dài nhất trên lãnh thổ Cộng hòa Séc. Con sông chảy qua những khu rừng, đồng cỏ và nông trang rồi chảy qua Thành phố Prague và cuối cùng nhập vào Sông Elbe.

Bài nhạc khá dài, trên dưới 14 phút, nhưng tôi vẫn nghĩ các cháu thiếu nhi nên nghe những âm thanh dìu dặt tuyệt vời này.
Video âm thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=3G4NKzmfC-Q
* Video trình diễn sống, Dàn nhạc Đài Phát thanh Filharmonisch Orkest o.l.v. Urbański, Hà Lan, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=DiX0srZI0OY
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Gimnazija Kranj, Slovania, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=l6kqu2mk-Kw
Video trình diễn sống, Valérie Milot solo đàn harp, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=TnYCW8eWqQo
Giao hưởng
Bản Giao hưởng Từ thế giới mới – Dvorak
Đây là bản giao hưởng người tổng hợp thích nhất.
Một phụ nữ giàu có người Mỹ hẳn là rất mê nhạc nên vào năm 1885 tự bỏ tiền riêng để tài trợ cho việc thành lập Nhạc viện Quốc gia Mỹ (The National Conservatory of Music of America) ở Thành phố New York. Chưa hết, bà còn muốn tuyển một người xuất chúng để cầm đầu nhạc viện này, nhưng ở Mỹ bà không tìm được ai. Cho nên bà ngỏ ý mời Dvorak.
Lúc này Dvorak là người đã thành danh: có hai bằng tiến sĩ, đang là giáo sư ở Nhạc viện Praha (Tiệp Khắc) có tiếng tăm. Thế nên ông do dự. nhưng người phụ nữ cố khuyến dụ, và cuối cùng Dvorak chấp nhận lời mời, một phần là vì lý do viện trưởng một nhạc viện mới do tư nhân thành lập ở Mỹ có vị thế tự do và sáng giá hơn là ở Séc.
Dvorak hoàn thành bản Giao hưởng Số 9 Từ thế giới mới (tiếng Anh: From the new world) vào một kỳ nghỉ hè năm 1893 tại Spillville, Iowa, một khu kiều dân của người Séc nhập cư, những người đã giúp ông dịu bớt nỗi nhớ nhà da diết.
Trong buổi công diễn ra mắt bản giao hưởng này, mỗi chương nhạc kết thúc với những tràng pháo tay vang dội khiến Dvořák cảm thấy cần đứng lên và cúi chào. Đây là một trong những thành công trước công chúng to tát nhất trong sự nghiệp của Dvorak. Dần dà vượt xa các bản giao hưởng nổi tiếng nhất đương thời, đây là một trong số các tác phẩm làm rung động hàng triệu con tim thính giả trên khắp thế giới. Đây có lẽ là bản giao hưởng được yêu thích nhất mọi thời đại, trong khi âm nhạc của Dvorak chỉ được đón nhận ở không quá mười quốc gia, bản giao hưởng này đã vươn tới toàn bộ phần còn lại của thế giới âm nhạc.
Một số nhà bình luận nhận định rằng Giao hưởng Từ thế giới mới thể hiện nỗi nhớ quê hương Bohemia của tác giả cách xa nửa vòng trái đất. Một số nhà chuyên môn khác lại cho rằng bản giao hưởng này mang hơi hướng của âm nhạc bản địa Mỹ
Phi hành gia Neil Armstrong bật bài nhạc này khi đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1969.
Chương 2- Largo được yêu thích nhất trong toàn bản giao hưởng Từ thế giới mới.
* Bản ghi âm_Chương 2, Dàn nhạc Giao hưởng Baltimore:
https://www.yourclassical.org/story/2017/11/23/daily-download-antonin-dvorak–symphony-no-9-from-the-new-world-ii-largo
Video trình diễn sống_Chương 2, Dàn nhạc Giao hưởng New York, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=HClX2s8A9IE
Video trình diễn sống_Chương 2, Dàn nhạc Giao hưởng All-Star:
https://www.youtube.com/watch?v=yZlenE1Nb8c
Bài hát Going home
Một sinh viên của Dvorak ở Nhạc viện Quốc gia Mỹ tên William Arms Fisher, viết ca từ cho Chương 2 thành bài hát mang tên Going home (có nghĩa: “Trở về nhà”). Nội dung có ý nghĩa chào đón người thân trong gia đình từ nơi xa trở về nhà sau một thời gian dài xa cách.
Ca từ gồm từ ngữ giản dị mà các cháu thiếu nhi đang học Anh văn nên xem qua.
Going Home (hát bởi ban Liberia)
Going home, going home, I am going home
Quiet light, some still day, I am going home
It’s not far, just close by, through an open door
Work all done, care laid by, never fear no more
Mother’s there expecting me, Father’s waiting too
Lots of faces gathered there, all the friends I knew
Oooh Oooh…
I’m just going home
Ahhh Ahhh…
No more fear, no more pain
No more stumbling by the way, no more longing for the day
Going to run no more
Morning star lights the way, restless dreams all gone
Shadows gone, break of day, real life has begun
There’s no break, there’s no end, just living on
Wide awake with a smile, going on and on
Going home, going home, I am going home
Shadows gone, break of day, real life has begun! Ahhh Ahhh…
Video ghi âm, Liberia:
https://www.youtube.com/watch?v=zviLL6btx1E
* Video ghi âm, Annie Haslam:
https://www.youtube.com/watch?v=2MVRdrIbDgQ
Video trình diễn sống, Sissel Kyrkjebo:
https://www.youtube.com/watch?v=iJFhTb1gi6Y
Bản Giao hưởng Số 40 – Mozart
Bản Giao hưởng số 40 cung G thứ do Mozart sáng tác năm 1788, được xem là giao hưởng hay nhất của tác giả, và do đó trở nên rất nổi tiếng.
Chương 1 được yêu thích nhất trong toàn bản giao hưởng.
Bản ghi âm_Chương 1:
https://nhac.vn/bai-hat/symphony-no-40-in-g-minor-k550-i-molto-allegro-mozart-soGWMok
* Video trình diễn sống_Chương 1, Dàn nhạc Thính phòng Na Uy:
https://www.youtube.com/watch?v=NxV9VytEm9c
Video trình diễn sống_Chương 1, Mozart Kammerphilharmonie:
https://www.youtube.com/watch?v=adNdFrcAyQ8
Bản Giao hưởng Số 5 “Định mệnh”– Beethoven
Bản Giao hưởng Số 5 cung Đô thứ, cũng được gọi là “Giao hưởng Định mệnh” (Anh ngữ: Symphony of Destiny), được Beethoven sáng tác vào giai đoạn 1804-1808. Đây là một trong những bản giao hưởng âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất và phổ biến nhất. Bản này dài tổng cộng trên dưới 34 phút.
Tác phẩm mở đầu bằng tiết tấu bốn nốt “ngắn-ngắn-ngắn-dài” lặp lại hai lần. Tiết tấu này gắn liền với một số câu chuyện về sau.
- Trong Thế chiến 2, trước mỗi bản tin đài BBC đều phát đi 4 tiếng trống “ngắn-ngắn-ngắn-dài”. Đó là ký hiệu Morse “tít tít tít te” cho mẫu tự V (tượng trưng cho victory – chiến thắng), và cũng tương ứng với một tiết điệu của bản giao hưởng mang số 5 (số Ả Rập) tức số V La Mã.
- Khi chuyển quân nhảy dù đến Normandie trong chiến dịch đổ bộ giải phóng Châu Âu, một số máy bay vận tải nháy đèn 3 chớp ngắn và 1 chớp dài, rồi cứ lặp đi lặp lại như thế. Ý nghĩa cũng theo ký hiệu Morse như nêu trên.
- Đoạn mở đầu phim The longest day thuật lại trận đánh Normandie cũng có những hồi trống “ngắn-ngắn-ngắn-dài”.
- Rồi đến một chuyên gia điểu học mô tả tiếng kêu của con chim bắt cô trói cột là 4 nốt nhạc đầu trong Bản Giao hưởng Số 5 của Beethoven. Tôi nhận thấy tiếng kêu của con chim này chẳng giống câu “bắt cô trói cột”, mà là “bắt nó trói gô” thì đúng hơn.
Bài này chỉ giới thiệu cho các cháu thiếu nhi Chương 1.
Bản ghi âm_Chương 1:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/symphony-no-5-beethoven.yACwYLbZKs.html
Video trình diễn sống_Chương 1, Dàn nhạc Giao hưởng Kammerorchester Berlin:
https://www.youtube.com/watch?v=Jyq7CrzvXzc
Video trình diễn sống_Chương 1, Tristan Lauber độc tấu piano:
https://www.youtube.com/watch?v=6UR-82p7-r4
Video trình diễn sống_Chương 1, song tấu piano:
https://www.youtube.com/watch?v=ht7MD1aGEMI
Bản Giao hưởng Italy – Mendelssohn
Giao hưởng Số 4 cung La , thường được gọi là Giao hưởng Italy, hình thành từ những chuyến du lịch khắp châu Âu của Mendelssohn từ năm 1829 đến 1831, tạo cảm hứng sáng tác từ sắc màu và không khí của Ý. Tác phẩm được hoàn thành vào năm 1833.
Tác phẩm gồm 4 chương, trong đó Chương 1- Allegro vivace có tiết tấu tươi vui trong hình thức sonata.
Ở đây chỉ giới thiệu Chương 1.
Video trình diễn sống_Chương 1 rút ngắn, Giàn nhạc Giao hưởng Berline (Đức), 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=WjQC9x85SUY
Video trình diễn sống_Chương 1 rút ngắn, Giàn nhạc Thính phòng Saint Paul, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=dRrEB48RfHU
Bản Giao hưởng Số 9 – Beethoven
Bản Giao hưởng số 9 là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng của Beethoven, được hoàn thành vào năm 1824. Bản giao hưởng này dài hơn 60 phút.
Ý nghĩa của Bản Giao hưởng Số 9 là: từ tối tăm ra ánh sáng, qua đấu tranh và tổn thất đến giác ngộ sứ mệnh của con người; từ u tối đến ánh sáng của chân lý, đến niềm vui của thế giới được giải phóng và hạnh phúc. Đó là những nét lớn trong nội dung tư tưởng của Bản Giao hưởng Số 9, thể hiện những lý tưởng bất tử mà hàng bao nhiêu thế kỷ loài người đang vươn tới.
Đây có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển Châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông bị điếc hoàn toàn. Trong buổi công diễn, sau khi kết thúc khán giả vỗ tay và hoan hô vang dội nhưng Beethoven không nghe được gì cả. Nhạc công violin thứ nhất tiến đến Beethoven và xoay người ông một vòng, mỗi khi nhà soạn nhạc nhìn đến hướng nào thì khán giả ở hướng đó vỗ tay và hoan hô, nhờ đó Beethoven mới cảm nhận được tình cảm nồng nhiệt của khán giả dành cho bản giao hưởng này.
Chương 4 có chủ đề niềm vui. Đó là niềm vui đã vượt qua đau khổ, chiến thắng cái ác, là thành quả của sự hài hòa trong nội tâm và sự thoải mái về tinh thần của con người. Đó là niềm vui vô tận, không gì làm u tối đi. Đặc biệt, âm nhạc trong Chương 4 (bỏ phần lời) được dùng làm bài ca chính thức của Liên minh Châu Âu.
Khải hoàn ca
Đoạn đơn ca và hợp xướng trong Chương 4 được gọi là Khải hoàn ca (tiếng Anh: Ode to Joy). Bài ca này dành cho bốn giọng đơn ca và hợp xướng, cùng dàn nhạc. Đôi khi có hàng trăm giọng hát cho Khải hoàn ca.
Tại hầu hết các Thế vận hội từ nửa sau thế kỷ 20, Khải hoàn ca được trình diễn như một phần của các nghi thức.
Bản Giao hưởng Số 9 được các phi hành gia của Apollo 11 đem lên để tại Mặt trăng năm 1969 như một thông điệp thân ái của con người đến các nền văn minh ngoài hành tinh.
Video âm thanh_Khải hoàn ca, Dàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng Sydney:
https://www.youtube.com/watch?v=XFX8S9aAgvw
Video trình diễn sống ngoài trời_Khải hoàn ca, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=E9dLGDCdg3g
Flashmob
Đây là cách trình diễn ngẫu hứng ở nơi công cộng như ngoài đường phố, nhà hàng, trung tâm thương mại, thậm chí sảnh trong sân bay hoặc nhà ga. Nói là ngẫu hứng nhưng thật ra những người tham gia trình bày cần diễn tập và dàn dựng trước một cách công phu. Vì thế, các video ghi hình thường có hình ảnh và âm thanh khá tốt.
Đây là những cơ hội mang nhạc cổ điển đến với đại chúng trong khung cảnh không bắt buộc phải trang nghiêm và giữ im lặng, nên rất được hoan nghênh.
Amazing Grace
Video trình diễn sống, ở Tweede Kamer gebouw, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=WKd7yIMqWeE
Hành khúc Chiến thắng, vở opera Aida
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Savaria, Hungari, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=UwHh4b3xIuE
Khải hoàn ca, Giao hưởng số 9 của Beethoven
Video trình diễn sống, Ban Hợp xướng Hans-Sachs và Dàn nhạc Giao hưởng Nuremberg, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=a23945btJYw
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Wayzata và Ban Hợp xướng Edina Chorale, ở Trung tâm Bách hóa IDS Crystal Court, Mineapolis, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=cIiTdsvCjYo
Video trình diễn sống ngoài trời_Khải hoàn ca, hãy xem hình ảnh phấn khích của các thiếu nhi:
https://www.youtube.com/watch?v=kbJcQYVtZMo
Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái, vở opera Nabucco
Video trình diễn sống của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia (Orquesta Sinfónica Nacional), Peru, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=-L9tzUT6sAY
Rondo Alla Turca – Mozart
Video trình diễn sống của Fazil Say, biến tấu theo thể Jazz:
https://www.youtube.com/watch?v=HG4wPVysgxM
Tổng hợp
Video trình diễn sống của Nicole Pesco Nghệ sĩ piano trình diễn điệu nhạc Chúc mừng Sinh nhật (Happy Birthday) dựa theo tiết tấu của các nhà soạn nhạc cổ điển: Beethoven, Chopin, Brahms, Bach, Mozart:
https://www.youtube.com/watch?v=S75gYhODS0M
Kết luận
Bài này chỉ giới thiệu một số rất nhỏ các bài hát và bài nhạc trong kho tàng âm nhạc cổ điển mà qua nhiều thế kỷ các nhà soạn nhạc để lại cho chúng ta thưởng thức.
Các cháu thiếu nhi hãy dành thời giờ để nghe qua những bài hát và bài nhạc được giới thiệu ở trên. Tôi tin rằng đây là những trích đoạn hay của nhạc cổ điển. Nghe qua rồi thì hẳn các cháu sẽ yêu thích nhạc cổ điển, hoặc đã yêu thích thì sẽ yêu thích thêm. Từ lúc ấy, dần dà các cháu có thể tự khai phá thêm.
Một số thuật ngữ âm nhạc
Ballet
Múa ba lê (hay múa ballet) là một loại hình vũ kịch có nguồn gốc xuất xứ từ triều đình Ý và được phát triển thành dạng múa phối hợp. Đây là một dạng múa kỹ thuật hình thể với ngôn từ riêng của mình. Múa ballet được dàn dựng bao gồm nhạc (được dàn nhạc biểu diễn nhưng đôi khi được ca sĩ hát), lời ca, và diễn xuất của dàn múa. Loại hình biểu diễn ballet cổ điển nổi tiếng nhất là ballet cổ điển với động tác uyển chuyển và chính xác.
Concerto
Concerto là một tác phẩm âm nhạc thường gồm có 3 phần (movement): khoan thai, chậm, rồi nhanh. Một nhạc cụ giữ vai trò trình diễn đơn (solo) ví dụ: piano, violin, cello hay sáo, giao hưởng cùng một giàn nhạc (orchestra or concert band). Vì thế, tựa của concerto chỉ ra nhạc cụ solo, như guitar concerto, hoặc piano concerto, flute (sáo) concerto, violin concerto…
Một đặc điểm khác của concerto là tạo cơ hội để nghệ sĩ solo thể hiện tài năng diễn tấu của mình. Đó là trong những bản concerto có trường đoạn với yêu cầu kỹ thuật cao để nghệ sĩ solo biểu diễn (và thường cũng là trường đoạn cao trào của bản concerto).
Cung
Tên các cung và ký hiệu trong ngoặc là như sau: Do(C), Re(D), Mi(E), Fa(F), Sol(G), La(A), Si(B). Cung có thể thăng tức lên cao nửa cung, hoặc giáng tức xuống thấp nửa cung.
Mỗi cung gồm có hai loại: trưởng (tức major, có xu hướng cho âm điệu vui tươi) và thứ (tức minor, có xu hướng cho âm điệu trầm buồn). Ký hiệu cho cung trưởng không cần nêu là trưởng, ví dụ cung E tức Mi trưởng; ký hiệu cho cung thứ được thêm mẫu tự “m”, ví dụ cung Em tức Mi thứ.
Dàn nhạc giao hưởng
Dàn nhạc giao hưởng (tiếng Anh: symphony orchestra hoặc philharmonic orchestra) là dàn nhạc cỡ lớn có trên 50 nhạc công, đôi khi lên tới 100 nhạc công.
Số lượng và chủng loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng có thể thay đổi, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bốn bộ nhạc khí chính: bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và bộ dây. Ngoài ra còn một số nhạc cụ có thể bổ sung như piano, đàn harp, guitar, saxophone…
Trong dàn nhạc giao hưởng, violon được chia làm hai bè: violon I và violon II.
Dàn nhạc thính phòng
Dàn nhạc thính phòng (tiếng Anh: chember orchestra) có từ 50 nhạc công trở xuống, thường là khoảng 20-30 người.
Giao hưởng
Giao hưởng là những bài nhạc dài, thường được viết cho dàn nhạc giao hưởng. Cấu trúc tiêu chuẩn cổ điển của một bản giao hưởng gồm có 4 chương (tiếng Anh: movement).
Hành khúc
Hành khúc hoặc khúc quân hành (tiếng Anh: march) là tiết điệu âm nhạc cho đoàn quân diễu hành. Trong thời hiện đại, ta thường nghe hành khúc do ban quân nhạc chủ yếu gồm các loại kèn thổi tạo không khí hào hùng trong các lễ diễu hành. Còn trong âm nhạc cổ điển, hành khúc nghe ngọt ngào, du dương hơn do tiếng đàn violon, hoặc cello, piano…
Hợp xướng
Hợp xướng (tiếng Anh: choir) là một loại hình của thanh nhạc gồm nhiều bè, là đỉnh cao của nghệ thuật đồng ca, trong đó mỗi bè do một loại giọng trình diễn. Hợp xướng quy tụ một số lượng lớn ca sĩ biểu diễn, họ được gọi là ban hợp xướng hoặc ca đoàn.
Minuet / Menuet / Minuetto
Minuet hay menuet là một điệu nhảy có nguồn gốc từ Pháp ở nhịp 3/4 (giống như điệu valse), và loại nhạc đệm cho điệu nhảy này. Dần dà, minuet phát triển thành loại nhạc dài hơn.
Ngũ tấu
Ngũ tấu là nhóm gồm năm nhạc công.
Trong nhạc cổ điển, thường có tứ tấu (hai violin, một viola, một cello) cộng thêm một piano thì thành ngũ tấu piano (tiếng Anh: piano quintet), hoặc cộng thêm một kèn clarinet thì thành ngũ tấu clarinet (tiếng Anh: clarinet quintet). Nhưng cũng có những kết hợp khác
Nhạc cổ điển
“Cổ điển” thường có nghĩa như xưa cũ, nhưng “nhạc cổ điển” (tiếng Anh: classical music) có nghĩa đặc biệt. Ví dụ như Việt Nam có loại hình nhạc cung đình khá xưa cũ, nhưng đó không được gọi là nhạc cổ điển.
Nhạc cổ điển đúng nghĩa là dòng nhạc nghệ thuật được sáng tác, hoặc bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục. Nhạc cổ điểm bao gồm một khoảng thời gian dài từ khoảng thế kỷ 11 đến gần thời hiện tại.
Nhạc cổ điển chủ yếu xuất phát từ Châu Âu, được phân biệt rõ ràng với nhiều loại nhạc không có nguồn gốc từ Châu Âu và nhạc thị trường bởi những hệ thống ký hiệu âm nhạc của chính nó được sử dụng từ thế kỷ 16. Riêng Mỹ cũng có nhạc cổ điển, ban đầu là do những người từ Châu Âu di cư mang sang Mỹ.
Ký hiệu nhạc cổ điển được các nhà soạn nhạc sử dụng để quy định cho người biểu diễn về cao độ, tốc độ, phách, nhịp điệu riêng, và cách thể hiện chính xác của một đoạn nhạc.
Nhạc thính phòng
Nhạc thính phòng (Anh ngữ: chamber music) là nhạc viết cho nhạc cụ hòa tấu, thường dao động từ 2 đến 10 người chơi. Gọi là nhạc thính phòng là bởi vì ban đầu nó ngụ ý là nhạc dành cho biểu diễn riêng, điển hình là trong một sảnh nhỏ hoặc các phòng riêng của cá nhân. Các buổi hòa nhạc các tác phẩm thính phòng trước công chúng chỉ bắt đầu vào thế kỉ 19.
Một bản nhạc được soạn cho dàn nhạc giao hưởng cũng có thể được trình bày bởi một nhóm nhỏ. Vì thế, thuật ngữ “thính phòng” không hẳn chỉ loại nhạc, mà chỉ cách diễn tấu thì đúng hơn.
Nhịp độ
Từ chậm đến nhanh, ta thường nghe những nhịp độ cơ bản sau:
- Largo: khá chậm, trang nghiêm
- Adagio: thong thả, tạo cảm xúc
- Andante: thư thái, như theo nhịp bước đi
- Moderato: vừa
- Allegro: khá nhanh
- Vivace: sống động
- Presto: rất nhanh.
Tuy rằng các nhà soạn nhạc ghi nhịp độ họ mong muốn, nghệ sĩ vẫn có thể trình diễn theo nhịp nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy cảm xúc của họ. Vì thế, nhịp độ ghi trên tựa bài nhạc hoặc chương chỉ là để tham khảo.
Nocturne
Nocturne (tiếng Pháp, có nghĩa là thuộc về ban đêm) tức dạ khúc, là một thể loại nhạc được lấy cảm hứng từ hoặc liên tưởng đến đêm. Nocturne lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ thứ 18.
Opera
Có khi thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt là “nhạc kịch”, nhưng như thế dễ gây lầm lẫn với các loại hình nhạc kịch khác. Nhạc kịch nói chung thể hiện hành động và tâm trạng của các nhân vật hầu hết qua âm nhạc và giọng hát mà có rất ít lời thoại tự nhiên.
Opera có nghĩa đặc biệt trong âm nhạc cổ điển ở chỗ sử dụng sức mạnh của các nhạc điệu và sự hòa nhịp của kỹ thuật âm thanh điêu luyện, vì thế có những đòi hỏi khó khăn hơn các loại nhạc kịch khác. Opera cũng có thể được kết hợp với khiêu vũ và nhảy múa (đây là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước Pháp). Opera được biểu diễn trong một nhà hát riêng biệt cùng với những trang bị thiết yếu cho việc biểu diễn, có tên gọi là nhà hát opera (tiếng Anh: opera house).
Opera lớn (tiếng Anh: grand opera) là thể loại opera dài, có 4 đến 5 màn, đội ngũ diễn viên đông đảo, dàn dựng hoành tráng. Đây là thể loại opera người Pháp yêu cầu để trình diễn ở Nhà hát Opera Paris.
Operetta, còn được gọi là opera nhẹ, khác biệt với opera nêu trên ở chỗ có những lời thoại, ca khúc và vũ điệu, và nhấn mạnh vào âm nhạc giàu tính giai điệu.
Sonata
Đây là thuật ngữ chỉ định một loạt các hình thức sáng tác, đến thời kỳ cổ điển có tầm quan trọng ngày một tăng và đầu thế kỷ 19 đại diện cho một nguyên tắc sáng tác các tác phẩm quy mô lớn. Hầu hết các tác phẩm được thực hiện bởi một nhạc cụ độc tấu, thường là một nhạc cụ chính (solo), hoặc bởi một nhạc cụ độc tấu (solo) đi kèm với một nhạc cụ phụ họa.
Về hình thức, một sonata giống như concerto là có từ 2 đến 4 phần (movement), thường thường là 3. Một nhạc cụ solo chính và có khi cùng một nhạc cụ phụ. Bài Moonlight Sonata nổi tiếng chính là phần thứ hai của bài Piano sonata thứ 14 của Beethoven.
Tứ tấu
Tứ tấu là nhóm gồm bốn nhạc công.
Trong nhạc cổ điển, thường có nhóm tứ tấu đàn dây (tiếng Anh: string quartet) gồm có hai violon (vĩ cầm), một viola (vĩ cầm trầm, hơn lớn hơn vĩ cầm một chút và tạo âm trầm hơn vĩ cầm, và một cello (hồ cầm). Cũng thường có nhóm tứ tấu piano (tiếng Anh: piano quartet), gồm có violin, viola, cello, và piano.
Có tứ tấu nhạc khí hơi (tiếng Anh: wind quartet), gồm các loại kèn giống nhau hoặc khác nhau, nhưng ít phổ biến.
Đôi lúc một nhóm tứ tấu đóng vai trò đệm cho một nhạc cụ chủ đạo như violon hoặc piano nhưng lúc đó vẫn được gọi là tứ tấu.
Sơ lược về các nhà soạn nhạc
Beethoven

Ludwig van Beethoven (1770-1827) người Đức, cũng là nghệ sĩ dương cầm. Ông là người mở đầu cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Âm nhạc thời lãng mạn chủ yếu chú trọng đến cảm xúc con người trong thể hiện âm nhạc; giai điệu trở nên mượt mà, tình cảm hơn.
Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau. Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 3 cung E giáng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 cung C thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 cung F (Đồng quê), Giao hưởng số 9 cung D thứ (Niềm vui); các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Sonata cho piano Số 21 Bình minh (Waldstein), Sonata cho piano Số 23 Khúc đam mê (Appasionata), các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer, các concerto cho piano số 2, số 3, số 5 Hoàng đế (Emperor), Concerto cho violin cung D, các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont, vở opera duy nhất Fidelio, v.v.
Vào khoảng 5 tuổi, Beethoven bị chứng viêm tai giữa nhưng bố mẹ ông không hề biết đến. Do vậy ông không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Năm 26 tuổi, khả năng nghe của ông suy giảm dần, đến năm 44 thì ông gần bị điếc hoàn toàn. Vì thế ông không còn có thể chỉ huy dàn nhạc trước công chúng, và việc giao tiếp cũng vô cùng khó khăn. Nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác. Kiệt tác Giao hưởng số 9 ra đời trong tình trạng điếc nặng.
Borodin

Alexandr PorfiryevichBorodin Borodin (1833-1887) là người Nga. Thật ra soạn nhạc chỉ là nghề tay trái của Borodin. Ông là giáo sư hóa họcvà viện sĩ, có 42 công trình nghiên cứu còn được tham khảo đến tận bây giờ. Thế nên có sinh viên thời hiện đại biết về Borodin là nhà hóa học mà không biết gì về nhạc kịch của ông!
Dù bận rộn nghiên cứu, Borodin vẫn bỏ chút thời gian để sáng tác âm nhạc. Âm nhạc của ông mang tính dân tộc Nga, hoành tráng, anh hùng, hình thức cấu trúc rõ ràng, cân đối và hòa thanh giàu màu sắc. Ông là người sáng lập ra dòng giao hưởng anh hùng của Nga. Giao hưởng Số 2 cung B thứ là bài nhạc quan trọng nhất của Borodin, còn tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là vở opera Hoàng đế Igor.
Brahms

Johannes Brahms (1833–1897), người Đức, cũng là nghệ sĩ dương cầm và chỉ huy dàn nhạc. Các tác phẩm của ông được xếp vào chủ nghĩa lãng mạn (romanticism).
Danh tiếng và ảnh hưởng của Brahms được công nhận ngay từ lúc sinh thời; ông thường được nhóm chung với Johann Sebastian Bach và Ludwig van Beethoven thành “Ba B”.
Brahms sáng tác cho piano, nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, giọng hát và hợp xướng. Là một nghệ sĩ dương cầm điêu luyện, ông thực hiện các buổi diễn ra mắt nhiều tác phẩm của chính mình. Nhiều tác phẩm của ông trở thành trụ cột trong các tiết mục biểu diễn. Brahms có tính cầu toàn, cho nên ông tự hủy và không công bố rất nhiều tác phẩm của mình.
Các tác phẩm được xem là xuất sắc của Brahms gồm có Bản ru em của Brahms, Bản ngũ tấu piano Số 2 cung A, Bản ngũ tấu clarinet cung B thứ, Sonata cho piano Số 3 cung F thứ, Giao hưởng Số 1, Giao hưởng Số 4, và Concerto cho violin cung D, được xem là một trong những concerto hay nhất thế giới viết cho violin.
Chopin

Frédéric Chopin (1810-1849) là người Ba Lan, cũng là nghệ sĩ piano kỳ tài. Ông nổi tiếng toàn thế giới như một trong những người đi tiên phong của dòng nhạc lãng mạn. Ông cũng kết thân với nhạc sĩ người Hungary Franz Liszt và là thần tượng của nhiều nghệ sĩ đương thời kể cả Robert Schumann. Những đổi mới của ông về phong cách, sự hài hòa, hình thức âm nhạc, và sự kết hợp âm nhạc với chủ nghĩa dân tộc của ông, tạo ảnh hưởng trong thời kỳ dài.
Tất cả các tác phẩm của Chopin đều có piano. Hầu hết là cho piano solo, mặc dù ông cũng viết hai concerto cho đàn piano, một vài tác phẩm nhạc thính phòng, 19 bài hát đặt lời Ba Lan, một số bài mazurkas (theo một điệu vũ dân gian Ba Lan)… Phong cách piano của ông là bí truyền và thường đòi hỏi kỹ thuật cao. Đặc biệt, ông có bốn bài ballade piano (1 chương, giai điệu thong thả, bắt nguồn từ dòng nhạc dân gian), được xem là những bài nhạc có tính thách thức cao trong nghệ thuật trình tấu piano.
Hơn 230 tác phẩm của Chopin còn được lưu giữ cho đến ngày nay; một số tác phẩm từ thời thơ ấu bị thất lạc.
Một số tác phẩm của Chopin được yêu thích gồm có Nocturne Số 2 cung E giáng, Sonata cho piano Số 2 cung B giáng thứ, Sonata Số 3 cung B thứ, 24 Preludes Op.28, bài nhạc Polonaise-Fantaisie cung A giáng, Mazurkas Op.24, Concerto cho piano Số 1 cung E thứ…
Dvorak

Antonin Dvorak (tên viết theo chữ Séc là Antonín Dvořák) là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng qua mọi thời kỳ, nhà soạn nhạc Séc nổi tiếng và hay được chơi nhất thế giới nói chung. Những tác phẩm giao hưởng của ông thuộc vào đỉnh cao của nhân loại và thường có mặt trong những buổi biểu diễn nhạc giao hưởng. Ông là một đại diện của dòng nhạc cổ điển lãng mạn của thế giới.
Dvorak viết tất cả chín bản giao hưởng, các bản nhạc dành cho nhạc khí lớn, một số bản nhạc thính phòng, các bản concerto (cho violon, cello và piano)… Những tác phẩm của ông giàu về số lượng cũng như đa dạng về thể loại, người ta ước tính khoảng 120 nhạc phẩm, trong đó hầu hết là những tác phẩm giao hưởng lớn, hoặc các vở opera.
Trong thời gian làm giám đốc Nhạc viện Quốc gia Mỹ, ông nhận cảm hứng từ âm nhạc của người da đen và người bản địa, từ đó ông sáng tác ra Giao hưởng số 9 “Từ thế giới mới” (tiếng Séc: Novosvětská). Đây là tác phẩm thuộc vào kinh điển của thể loại này trong suốt lịch sử âm nhạc.
Tác phẩm quan trọng hàng đầu của Dvorak là Giao hưởng Số 9 Từ thế giới mới, được yêu thích khắp nơi và qua nhiều thế hệ. Ngoài ra còn các bài nhạc Humoresque, Slavonic dances, vở opera Rusalka (nổi tiếng nhất của Dvorak), Tứ tấu cho đàn dây số 12 American…
Grieg

Edvard Grieg (1843-1907) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sĩ piano nổi tiếng nhất của Na Uy. Ông là một thiên tài âm nhạc hiếm có của Na Uy, đất nước luôn tỏ ra kém thế ở vùng Bắc Âu, đặc biệt là với Thụy Điển và Đan Mạch (trong lịch sử, Na Uy luôn chịu sự thống trị của hai nước này). Ông sử dụng và phát triển âm nhạc dân gian Na Uy trong tác phẩm của mình, giúp đưa âm nhạc Na Uy lên bản đồ thế giới, đồng thời phát triển một chủ nghĩa quốc gia, giống như Jean Sibelius đã làm với Phần Lan và Antonín Dvořák đã làm cho Bohemia.
Được công nhận rộng rãi là một nhà soạn nhạc hàng đầu vào thời của ông, Grieg thể hiện những nét điển hình của dân tộc và thiên nhiên của đất nước Na Uy, sử dụng những hình tượng thơ ca dân gian.
Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là 2 tổ khúc trích từ bộ nhạc nền cho vở opera Peer Gynt, đặc biệt là các đoạn Tâm trạng buổi sáng (Morning mood), Vũ khúc của Anitra (Anitra’s dance), Khúc hát nàng Solveig (Solveig’s song). Ngoài ra còn có các bản sonata cho violin và cello, concerto cho piano…
Liszt

Franz Liszt (1811-1886), người Hungari, cũng là nghệ sĩ piano. Ông chịu ảnh hưởng bởi nhạc dân dã Hungari, nhất là nhạc của người Bô-hê-miêng nghe từ lúc còn bé. Ông là người biểu diễn có danh tiếng ở khắp châu Âu vào thế kỷ 19, đặc biệt là nhờ có kỹ thuật điêu luyện trên phím đàn.
Một tài đặc biệt của Liszt là dùng sáng tác của các nhà soạn nhạc kém tên tuổi để viết lại hòa âm cho piano. Kết quả là ông để lại đến trên 1.000 bài nhạc cho piano, nhiều bài trong số đó rất khó đàn: các ngón tay phải nhảy múa qua những khoảng rộng trên phím đàn nhưng vẫn phải giữ mạch tiết tấu được liền lạc.
Hiện ông vẫn được xem như là một trong những nghệ sĩ piano lớn lao nhất từ trước đến nay.
Các bài nhạc Liebesträume Số 3, Rhapsody Hungari Số 2, Sonata cho piano cung B thứ, La Campanella (có nghĩa: Chiếc chuông nhỏ), Sonata cho piano cung B thứ, là những tác phẩm kinh điển của Liszt.
Mascagni

Pietro Mascagni (1863-1945) là người Ý. Ông học âm nhạc tại Nhạc viện Milan, và sáng tác tác phẩm giao hưởng và hợp xướng được biểu diễn. Sau đó, Mascagni rời bỏ nhạc viện để đi lưu diễn cùng một gánh opera. Trong gánh này, ông trở thành nhạc trưởng.
Tiếp theo, ông cư trú tại Cerignola, dạy piano và sáng tác. Tác phẩm nổi bật lúc này là vở opera 1 màn Cavalleria rusticana. Tác phẩm giành được giải nhất trong cuộc thi do Nhà xuất bản Sonzono tài trợ tổ chức, khiến tác giả của nó trở nên nổi tiếng (chỉ trong hơn 40 năm tác phẩm được trình diễn tới 13000 lần trên sân khấu nhiều quốc gia).
Mascagni thuộc trào lưu âm nhạc hiện thực (tiếng Ý: versimo). Trong những tác phẩm xuất sắc nhất, Mascagni thể hiện sự chân thực trong miêu tả tình cảm, ngôn ngữ âm nhạc dễ hiểu, mang nhiều tính chất sân khấu.
Mendelssohn

Felix Mendelssohn (1809-1847) là người Đức, cũng là nhà nghệ sĩ violon, nghệ sĩ organ và chỉ huy dàn nhạc. Ông nổi tiếng là thần đồng âm nhạc sau Mozart. Ông sáng tác các thể loại giao hưởng, concerto, nhạc dành cho piano, và nhạc thính phòng.
Chất liệu âm nhạc của Mendelssonhn thật hài hòa, phóng khoáng, dễ thương, ngọt ngào, để lại những xúc cảm thanh thản còn mãi cho khán thính giả.
Tuy vậy, phong cách âm nhạc có tính bảo thủ của Mendelssohn khiến ông tách biệt ra khỏi những nhạc sĩ đương thời mạo hiểm hơn như Hector Berlioz, Franz Liszt và Richard Wagner. Nhạc viện Leipzig (ngày nay là Đại học Âm nhạc và Sân khấu Leipzig), do ông sáng lập, có xu hướng chống lại ảnh hưởng của thể loại nhạc cấp tiến này.
Sau một thời gian dài bị đánh giá thấp do khẩu vị âm nhạc thay đổi kết hợp với chủ nghĩa bài Do Thái vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, tính độc đáo sáng tạo trong các nhạc phẩm của Mendelssohn giờ đã được thừa nhận và đánh giá lại. Ngày nay, Mendelssohn là một trong những nhà soạn nhạc lừng danh nhất của thời kỳ âm nhạc Lãng mạn.
Những kiệt tác của Mendelssonhn gồm có khúc Mở đầu (Overture) The Hebrides, khúc Mở đầu và Wedding march (Hành khúc hôn lễ) cho vở kịch Giấc mộng đêm hè (A midsummer night’s dream) của Shakespeare.
Mozart

Wolfgang Amadeus Mozart (1756–1791) là nhà soạn nhạc người Áo. Để lại hơn 600 tác phẩm trong 35 năm ngắn ngủi của cuộc đời, có những sáng tác đầu tay ra đời khi ông chỉ là một cậu bé lên 5 tuổi, Mozart trở thành một tượng đài của trường phái cổ điển Vienna được toàn nhân loại ngưỡng phục. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển Châu Âu.
Các tác phẩm của Mozart được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Tuy đặc điểm nhạc của ông bị một số người chê trong thời đó, ông được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hòa nhạc.
Joseph Haydn viết rằng “hậu thế sẽ không nhìn thấy một tài năng như vậy một lần nữa trong 100 năm.” Đúng thật Mozart là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất qua mọi thời kỳ.
Mozart để lại cho hậu thế một di sản âm nhạc thật phong phú: hơn 600 tác phẩm gồm những hành khúc, nhạc khiêu vũ, sonata dành cho piano, concerto dành cho piano, vở opera, bản giao hưởng…
Những sáng tác của Mozart được yêu thích gồm có: Đoạn mở đầu (Overture) của vở opera Đám cưới của Figaro, Giao hưởng Số 36, Giao hưởng Số 40, Giao hưởng Số 41, Sonata cho piano Số 11, Concerto cho clarinet cung A, Concerto cho piano Số 23, Concerto cho sáo, đàn harp và dàn giao hưởng cung C, Khúc Ngũ tấu cung A cho clarinet và đàn dây, Eine Kleine Nachtmusik, Elvira Madigan, bài hợp xướng ngắn (tiếng Anh: motet) Ave Verum Corpus… Đặc biệt là vở opera cuối cùng của Mozart mang tên Chiếc sáo thần, xen kẽ những đoạn khôi hài và nghiêm túc, được xem là vở opera hay nhất của Mozart. Bản Sinfonia Concertante là một sáng kiến thần kỳ của Mozart: bài giao hưởng pha trộn concerto, có hai đoạn solo.
Offenbach

Jacques Offenbach (1819-1880), người Đức gốc Do Thái, là một trong những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn nhất ở Châu Âu trong thế kỷ 19.
Năm 14 tuổi, Offenbach theo cha đến thủ đô Paris của Pháp rồi theo học lớp cello ở Nhạc viện Paris. Do kinh tế quá eo hẹp, Offenbach đã phải bỏ dở việc học. Tuy vậy, ông cũng tìm được một chân chơi cello trong nhà hát Opéra Comique. Chính vào lúc này, ông tạo được danh tiếng là một nghệ sĩ cello bậc thầy, sánh ngang tên tuổi của các nghệ sĩ piano có tiếng tăm đương thời.
Năm 31 tuổi, Offenbach trở thành nhạc trưởng của Nhà hát Pháp, và sáng tác một số tác phẩm mang tên bằng tiếng Pháp.
Offenbach là người sáng tạo nên thể loại operetta, mang ý hướng chính trị làm phật lòng một số người. Vì thế, các vở operetta của ông không được đánh giá cao.
Offenbach tạo ra những giai điệu đẹp. Tiêu biểu là bài hát Barcarolle trong vở opera Những câu chuyện của Hoffmann và Điệu vũ Can Can trong vở opera Orphée aux enfers (Orpheus ở dưới địa ngục), rất được yêu thích và đi vào nền âm nhạc đương đại.
Offenbach qua đời khi tác phẩm tâm huyết nhất, Les contes d’Hoffmann (Những câu chuyện của Hoffmann), vẫn chưa được hoàn thành. Chính qua vở opera này mà tên tuổi của ông được biết đến nhiều hơn.
Rossini

Gioachino Rossini (1792-1868) là người Ý. Dù có danh tiếng qua 39 bản nhạc opera, ông cũng sáng tác thánh ca, nhạc thính phòng và các tác phẩm cho piano và các nhạc cụ khác. Các tác phẩm của ông thiết lập nên một chuẩn mực mới cho các vở opera, dù theo phong cách hài hước hay trang trọng.
Rossini bắt đầu sáng tác từ năm 12 tuổi và được theo học tại trường âm nhạc ở Bologna. Vở opera đầu tiên của ông được biểu diễn tại Venice vào năm 1810, khi đó ông mới 18 tuổi. Từ năm 23 tuổi, ông được giao quản lý các nhà hát ở Naples. Trong những năm tiếp theo, Rossini nổi lên là nhà soạn nhạc opera số một đương thời.
Năm 32 tuổi, ông nhận hợp đồng của Chính phủ Pháp để làm Giám đốc Nhà hát Ý ở Paris. Hợp đồng cũng yêu cầu ông sáng tác một vở opera lớn.
Ở tuổi 37, khi đang ở đỉnh cao danh vọng, Rossini đột ngột ngừng sáng tác các tác phẩm quy mô lớn. Lý do vì sao ông ngừng viết opera trong suốt 40 năm cuối đời chưa bao giờ được giải thích đầy đủ. Các lý do có thể là sức khỏe kém, sự giàu có và thành công, cùng lúc sự trỗi dậy của thể loại opera lớn (tiếng Anh: grand opera) được ưa chuộng hơn mà ông không đáp ứng được.
Tchaikovsky

Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893) là người Nga, có những tác phẩm âm nhạc cổ điển vào hàng phổ biến nhất. Ông là nhà soạn nhạc người Nga đầu tiên gây được ấn tượng lâu dài trên toàn thế giới, điều này càng được củng cố khi ông là khách mời chỉ huy các dàn nhạc ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
Dù tài năng âm nhạc sớm phát triển, Tchaikovsky lại được giáo dục để trở thành công chức. Có rất ít cơ hội để gây dựng sự nghiệp âm nhạc ở Nga vào thời điểm đó và cũng không có hệ thống giáo dục âm nhạc công cộng. Khi cơ hội để học nhạc xuất hiện, ông vào Nhạc viện Saint Petersburg đang còn non trẻ và tốt nghiệp năm 25 tuổi. Những kiến thức âm nhạc thu được giúp Tchaikovsky dung hòa giữa âm nhạc hàn lâm ông được dạy và âm nhạc dân gian mà ông tiếp xúc từ thời thơ ấu. Từ sự dung hòa này, ông tạo nên một phong cách âm nhạc mang những nét Nga đặc biệt.
Tchaikovsky sáng tác khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng gồm có: 7 bản giao hưởng, 4 bản vũ kịch, 10 vở opera, nhiều concerto cho piano, violon, nhiều khúc mở màn, v.v. Tính chất giao hưởng của Tchaikovsky là trữ tình đầy tính kịch. Đặc biệt, các vở ballet Kẹp hạt dẻ, Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng luôn được các thế hệ yêu thích.
Verdi

Giuseppe Verdi (1813-1901) là người Ý, nổi tiếng qua các vở opera. Ở tuổi 30, ông đã trở thành một trong những nhà soạn opera xuất chúng trong lịch sử. Các vở opera nổi tiếng nhất của ông là Aida, Il trovatore, La traviata, Nabucco, Otello, và Rigoletto.
Đặc biệt, vở opera Nabucco đạt được thành công tuyệt đối từ năm 1842 và đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ thống trị opera Ý kéo dài tới 50 năm của Verdi. Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái (nguyên ngữ: Va Pensiero), đoạn hợp xướng nổi tiếng của những tù nhân Do Thái bị đi đày trong Nabucco, là ví dụ điển hình nhất của cách viết hợp xướng thông dụng, và các đoạn hợp xướng của Verdi đã có đóng góp to lớn cho sự thành công của rất nhiều những vở opera sau này của ông, đặc biệt kể từ khi các khán giả Ý coi chúng như những biểu hiện thầm kín của chủ nghĩa yêu nước mà sau này đã thổi bùng lên cuộc cách mạng dẫn tới sự thống nhất của Ý năm 1848.
Ở tuổi 80, Verdi quyết định viết một vở opera hài như một câu trả lời với những ý kiến cho rằng ông không có khả năng sáng tác hài kịch. Falstaff là opera do Arrigo Boito viết lời dựa trên vở kịch của Shakespeare nổi bật với những nhân vật, yếu tố hài hước, được công diễn lần đầu năm 1893, và được xem như một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của Verdi.
Sau cái chết của ông, âm nhạc của ông đi vào quên lãng cho đến khi được hồi sinh mạnh mẽ vào thế kỷ 20.
Các vở opera của Verdi vẫn được ưa chuộng cho đến tận ngày nay, đặc biệt là: Aida, Nabucco, và La traviata.
Vivaldi

Ngoài việc soạn nhạc, Antonio Vivaldi (1678-1741), người Ý, còn là nghệ sĩ volon bậc thầy, giảng viên âm nhạc, đồng thời là một linh mục. Ông được đánh giá là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời kỳ của ông tạo sức ảnh hưởng lan rộng khắp Châu Âu.
Ông thường được biết đến với các concerto viết cho nhiều nhạc cụ, cũng như các bản hợp xướng cho nhà thờ và hơn bốn mươi vở opera. Ông nổi tiếng với bộ concerto cho vĩ cầm mang tên Bốn mùa (Le quattro stagioni).
Vào khoảng đầu thế kỷ 18, các buổi trình diễn opera là hình thức giải trí âm nhạc phổ biến nhất tại Venice. Điều đó đem lại nhiều tiền bạc cho Vivaldi do một loạt nhà hát tranh giành sự chú ý của công chúng. Vivaldi bắt đầu việc viết opera như một nghề tay trái. Ông cũng nhận thù lao sáng tác từ các nhà quý tộc và hoàng gia Châu Âu.
Năm 1717 hay 1718, Vivaldi được đề cử cho vị trí danh giá – Maestro di Cappella – nhạc trưởng trong cung đình của hoàng tử Philip of Hesse-Darmstadt, thống đốc Mantua. Ông chuyển đến đây trong vòng ba năm. Trong thời gian này ông viết bộ concerto Bốn mùa, gồm bốn concerto cho vĩ cầm miêu tả phong cảnh của mỗi mùa. Ba trong số bốn concerto hoàn toàn được viết dựa trên ý tưởng riêng, trong khi bản concerto đầu tiên “Mùa xuân” mượn motif trong những cảnh đầu tiên của một opera cùng thời II Giustino. Cảm hứng cho bốn concerto này hầu như đều dựa trên cảnh đồng quê quanh vùng Mantua. Chúng có một sự tuần hoàn trong phần ý tưởng âm nhạc: trong đó Vivaldi miêu tả dòng chảy của những con suối nhỏ, tiếng chim hót (với những sắc thái khác nhau, của các loài chim khác nhau), chó sủa, tiếng muỗi vo ve, âm thanh của những người chăn cừu, điệu nhảy của những kẻ say rượu, màn đêm yên tĩnh, những cuộc đi săn dưới góc nhìn của thợ săn và cả con mồi, cảnh băng giá, trẻ con trượt tuyết, và những ánh lửa ấm áp của mùa đông. Mỗi concerto có tiền đề là một bài thơ ngắn (sonnet), có thể do chính Vivaldi viết, miêu tả phong cảnh được dựng lên trong mỗi tác phẩm.
Thế mà ông qua đời trong cảnh túng bấn, đám tang ông thật nghèo nàn, không khác gì cảnh ngộ của Mozart.
Người tổng hợp: Diệp Minh Tâm – tháng 9/2020
[…] Cũng nên xem thêm bài:Nhạc cổ điển cho thiếu nhi – https://tamdiepblog.wordpress.com/2019/12/03/nhac-co-dien-cho-thieu-nhi/ […]