Nghệ sĩ
Đã là nghệ sĩ – nhất là nghệ sĩ thành danh – thì có vô số hình ảnh. Tôi từng xem qua nhiều, nhưng chỉ có thể chọn một ít hình ảnh mà tôi yêu thích.
Dưới đây là bức ảnh mừng thọ năm 80 của người được mệnh danh là “Tiếng hát vượt thời gian”. Đã lâu lắm rồi, kể từ khi tôi nghe cô hát ở phòng trà Tiếng Tơ đồng…

Bức ảnh dưới đây được chú thích là “Phạm Duy, những ngày cuối cùng”. Trông ông không khác gì so với lúc tôi thấy ông lên sân khấu giới thiệu những ca khúc trong liveshow mang tên “Ngày trở về”, năm 2006. Cũng như nhiều người, tôi thấm thía với câu “khóc cười theo vận nước nổi trôi” qua dòng nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh.

Tiếp theo là hai cây đại thụ khác của nền sáng tác âm nhạc Việt Nam cùng hai tượng đài ca sĩ trình diễn của nền âm nhạc Mỹ và Anh. Họ không cần được giới thiệu gì hơn.




Tôi đưa lên tiếp theo đây ảnh của ba nghệ sĩ, không phải vì tôi là fan lâu năm của ba người. Ba bức ảnh đẹp thật sự mà!



Kế tiếp là người mà một bài viết gọi là “nữ hoàng phòng trà”. Tôi có đi phòng trà nghe cô hát đôi lần, nhưng trong ánh sáng tù mù lại ngồi ở xa nên không thể nhìn rõ cô như trong bức ảnh này.

Những ảnh còn lại được giới thiệu tiếp theo dưới đây.








Dưới đây là ảnh của những người từng vang bóng một thời trong nền âm nhạc Việt Nam: gia đình Ban Thăng Long. Riêng Ban Hợp ca Thăng Long gồm có 5 người (Khánh Ngọc chỉ tham gia giai đoạn đầu), tên in đậm dưới đây. Phạm Duy là người chủ chốt cung ứng các ca khúc cho Ban Thăng Long. Ảnh này hẳn gợi lại cho những người thuộc thế hệ chúng tôi nhiều hoài niệm…
Từ trái, hàng đứng: Phạm Duy, Hoài Bắc-Phạm Đình Chương, Hoài Trung.
Hàng ngồi: Thái Hằng, Khánh Ngọc, Thái Thanh.
Có một nhận xét là ca sĩ Như Quỳnh tạo một phong cách riêng khi được chụp ảnh, và thường để mái tóc xõa dài xuống.


Khỏa thân
Tình cờ thấy bức ảnh dưới đây, lập tức tôi cảm nhận được nét đẹp bình dị, như là không dàn dựng, không nhận ra rõ chế độ chiếu sáng, không thấy có hậu cảnh gì đặc biệt. Tự người đẹp tạo ra cái hồn của bức ảnh đẹp.

Dưới đây là ba ảnh khác, ảnh đầu là của Thái Phiên, ba ảnh sau là của Dương Quốc Định.
Ảnh dưới đây chỉ được giới thiệu là mẫu “chưa biết tên” người Hoa.
Tiếp theo là ảnh nghệ thuật của người nổi tiếng, nhưng thiết tưởng bạn không nên tìm hiểu những người này là ai, chỉ nên chiêm ngưỡng vẻ đẹp của họ thôi.
Thể loại khác
Ai bảo nắp cống phải là xấu xí? Trong khi chờ đến ngày nắp cống ở Việt Nam không còn bị ăn cắp vô tội vạ dù đẹp hay xấu, mời bạn thưởng ngoạn một vài nắp cống ở xứ người. Nắp cống ở Nhật thiên về hình ảnh, còn nắp cống ở Mỹ thiên về họa tiết được đúc.
Khá nhiều vòng tròn trên các đồng ruộng lúa mỳ, lúa mạch, bắp… đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. Một số hoa văn là do người muốn chơi khăm tạo ra, bản thân họ có thể trình diễn một cách thuyết phục cách thức họ đã tạo ra một số hoa văn, thường là những vòng tròn. Nhưng có nhiều hoa văn phức tạp mà các nhà khoa học bỏ công sức nghiên cứu vẫn không thể lý giải được nguồn gốc. Người ta chỉ có thể nói rằng không phải tất cả các vòng tròn đồng ruộng là do con người tạo ra.
Hai bức ảnh dưới đây trình bày một hoa văn như thế, nhìn từ xa đến gần. Hoa văn xuất hiện ở Milk Hill, thuộc Hạt Wiltshire của Anh quốc. Với kích thước tổng thể 1500×1500 ft (457×457 m), hoa văn này có tổng cộng 409 vòng tròn, mỗi vòng tròn có đường kính lớn nhất là 70ft (21 m) và nhỏ nhất là 1 ft (0,3 m).
Dù có nguồn gốc thế nào chăng nữa, đây là một tác phẩm nghệ thuật cho chúng ta thưởng ngoạn.
Hình dưới đây thể hiện cuộc diễu hành của một đội quân Trung Quốc. Ước gì con người phô diễn nét đẹp để cống hiến cho đời thay vì phô trương sức mạnh! Nhưng ở đây là ảo tưởng!
Cũng phô diễn nét đẹp nhưng trong hoạt động nghệ thuật là Ca đoàn Nordic của Đại học Luther, Bang Iowa, Hoa Kỳ.
Các cô ở văn phòng công ty nơi tôi làm việc trước đây có ngẫu hứng: cùng nhau chụp một tấm ảnh để gửi chúc Tết. Ý tưởng độc đáo và dễ thương!
Dưới đây là ảnh quảng cáo truyền tải thông tin đa dạng về sâm: lá, hoa, củ tươi và củ ngâm, và về nấm linh chi: dạng nguyên và dạng thái lát. Tôi còn thấy bức ảnh có tính mỹ thuật cao.
Cực quang luôn mang lại màu sắc và đường nét huyền ảo. Càng đặc biệt khi cùng xuất hiện với Dải Ngân hà.

Nhiều nghĩa trang xấu xí và vô trật tự, nhưng cũng có nhiều nghĩa trang được thiết kế và chăm sóc chỉn chu, hẳn làm ấm lòng thân nhân người đã khuất.

Thay vì từ ngữ và logo nhằm phân biệt nhà vệ sinh nam và nữ, dùng ánh sáng theo cách dưới đây quả là một sáng tạo ngộ nghĩnh. Nhưng chỉ có thể áp dụng cho những nơi nói tiếng Anh và không được cúp điện!
* * *
Bài này vẫn còn mở, sẽ được bổ sung khi có thêm ảnh được yêu thích trong cùng thể tài.
Sưu tập: Diệp Minh Tâm – Cập nhật: tháng 2-2020