Hình ảnh được yêu thích – 4) Dân tộc thiểu số / Bảo tồn

Dân tộc thiểu số

Khi nghiên cứu về dân tộc thiểu số trong một dự án phát triển, tôi ghi nhận được câu chuyện dưới đây.

eth_cuoc song Co tu

 

Tiếp theo là một vài hình ảnh dễ thương của dân tộc thiểu số.

 

Eth_2 Cham & Phu La

 

eth_2 diu

 

eth_Hmong in Sapa
Ba phụ nữ H’Mong ở Sa Pa

 

eth_Hon xua con vong (Dao Tien Dat)
“Hồn xưa còn vọng” (Tiến Đạt)

 

eth_Phu nu Thai (Vu Quang Boi)
“Phụ nữ Thái” (Vũ Quang Bội)

 

Bảo tồn

Hãy bắt đầu từ hai chuyện buồn, để từ đó ta sẽ thấy trân quý thêm chủng loài trong thiên nhiên.

Con vật trong ảnh dưới đây là Hổ Tasmania, loài đẻ con non rồi nuôi con trong túi, tương tự như các loài kangaroo, nhưng khác với các loài kangaroo ăn cỏ, hổ Tasmania lại ăn thịt. Trước đây loài thú này chỉ hiện diện ở Úc, New Zealand và New Guinea. Cá thể cuối cùng được bắt năm 1933 rồi được đưa về Vườn thú Hobart. Không ai màng nghiên cứu xem con này thuộc giống cái hay đực. Ba năm sau, con vật chết do chăm sóc không đúng cách: bị bỏ bê ngoài trời giá lạnh. Cho dù có những báo cáo phát hiện con vật sống hoặc dấu chân thêm những cuộc lùng kiếm và đặt máy ảnh tự động, không có chứng cứ rõ rệt cho thấy hổ Tasmania còn hiện diện. Năm 1982, IUCN chính thức công bố Hổ Tasmania đã tuyệt chủng.

Bao ton_Ho Tasmania 2

 

Dưới đây là một trong những bức ảnh cuối cùng của con tê giác cuối cùng ở Việt Nam, được chụp bằng hệ thống máy ảnh gắn cảm biến hồng ngoại. Ngày 25-10-2011, trong buổi công bố kết quả điều tra quần thể loài tê giác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế (IRF) đưa ra thông báo loài Tê giác Java, còn gọi là Tê giác một sừng – vốn chỉ còn ở Việt Nam và Indonesia – đã tuyệt chủng tại Việt Nam.

Bao ton_Te giac Java 2

 

Hình dưới là ngỗng Canada, có liên hệ mật thiết với người Canada, được thể hiện trên tem bưu chính, đồng tiền, hội họa, hàng mỹ nghệ…. của Canada. Năm 2009, một đàn ngỗng loài này đâm vào chiếc máy bay Airbus A320 của hãng US Airways Flight, làm tắt hết các động cơ máy bay, khiến cho cơ trưởng phải quyết định đáp máy bay xuống Sông Hudson. Câu chuyện được kể lại trong phim Sully.

Bao ton_Ngong Canada (Branta canadensis) 2
Ngỗng Canada (Branta Canadensis)

 

Đã giới thiệu ngỗng Canada thì cũng nên giới thiệu Sếu (hoặc Hạc) Nhật Bản, còn được gọi là Sếu đỉnh đầu đỏ. Chúng là loài sếu lớn và hiếm thứ hai trên thế giới. Tại Đông Á, Sếu Nhật Bản được coi là biểu tượng của sự may mắn, trường thọ và tính trung thực. Hình ảnh loài này thường được thể hiện qua trang phục cưới kimono, thi ca, hội họa, gốm sứ, và giấy xếp. Tháng 8/2018, Thảo Cầm viên Saigon tiếp nhận 2 cá thể của loài sếu này.

Bao ton_seu Nhat Ban (Grus japonensis) 2
Sếu Nhật Bản (Grus japonensis)

 

Đừng nhầm Sếu Nhật Bản với Sếu đầu đỏ hoặc Sếu cổ trụi, là loài lớn nhất trong họ sếu và là loài chim biết bay cao nhất thế giới. Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thủy chung và thậm chí bỏ ăn để đi theo bạn đời. Do đó, Sếu đầu đỏ còn là biểu tượng của lòng chung thủy cũng như tình yêu bền vững. Chúng thường di cư đến kiếm ăn ở Đồng Tháp, Kiên Giang. Sự hiện diện của chúng là chỉ số chất lượng môi trường. Những năm gần đây, vì sự xâm lấn của con người và việc giữ nước để phòng cháy chữa cháy khiến thức ăn của loài sếu này là củ năng bị suy giảm, số lượng Sếu đầu đỏ quay về Việt Nam ít đi nhiều.

bao ton_Seu dau do (Grus antigone) (Nguyen Van Hung)
Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii) (Nguyễn Văn Hùng)

 

Cộng vào 3 loài chim có ý nghĩa đặc biệt, một loài có vú có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam là Voọc chà vá chân nâu, hay còn gọi là Voọc ngũ sắc. Một số cửa hàng lưu niệm bán thú giả trông y như thật, chứng tỏ con vật quá đẹp, quá đáng yêu! IUCN xếp loài này vào hạng Nguy cấp (Endangered – E), còn Công ước CITES cấm buôn bán trên toàn cầu.

bao ton_Voc cha va chan nau ( (Pygathrix nemaeus), )
Gia đình Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus)

 

Dưới đây là Mi Langbian, loài đặc hữu của Việt Nam, hiện diện ở vùng núi Langbian (Núi Bà) và Tuyền Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng, Khu bảo tồn Chư Yang Sin (Dak Lak), Măng Đen và Ngọc Linh (Kon Tum). Đây là một trong những loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, được IUCN xếp vào hạng Nguy cấp (Endangered – E).

Bao ton_Mi Langbian (Laniellus langbianis)
Mi Langbian (Laniellus langbianis)

 

Dưới đây là ảnh một cá thể trưởng thành của Dơi mũi heo Kitti (tiếng Anh: Kitti’s hog-nosed bat). Đây là loài dơi nhỏ nhất thế giới, được một người Thái phát hiện ở Thái Lan, vì thế là niềm tự hào của người Thái.

bao ton_Kitti's hog-nosed bat
Kitti’s hog-nosed bat (Craseonycteris thonglongyai)

 

Hình dưới đây chỉ 4 loài rùa quý hiếm của Việt Nam. Các loài rùa có màu sắc và hoa văn đẹp bị săn lùng ráo riết, vì người giàu (ở Việt Nam và cả ở Trung Quốc) sẵn lòng trả giá cao để mua cho bằng được làm thú cưng. Cộng với lý do sinh cảnh bị thu hẹp dần, các loài rùa này có nguy cơ tuyệt chủng cao.

bao ton_4 rua

Ba loài đầu được IUCN xếp vào hạng Rất Nguy cấp (Critically Endangered – CE), tức là chỉ dưới nguy cơ tiệt chủng ngoài thiên nhiên. Còn Công ước CITES cấm mua bán tất cả các loài rùa thuộc chi Cuora và Rùa Trung bộ.

  • Rùa hộp trán vàng miền Trung (Cuora bourreti) là một trong những loài rùa quý hiếm nhất của Việt Nam cũng như toàn thế giới. Ngoài thiên nhiên, ba vườn thú ở Đức, Anh và Mỹ gây giống thành công loài rùa này.
  • Rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturata), mới chỉ được phát hiện trong thiên nhiên vào năm 2011.
  • Rùa Trung bộ (Mauremys annamensis) là loài đặc hữu của Việt Nam. Từ cuối những năm 1980, quần thể rùa Trung Bộ trong tự nhiên đã gần như biến mất bởi nạn săn bắt, buôn bán bất hợp pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam và Trung Quốc. Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật Cúc Phương có thể nhân nuôi sinh sản thành công loài rùa này. Năm 2013, Trung tâm tiếp nhận 71 cá thể rùa Trung Bộ từ Vườn thú Rotterdam (Hà Lan) và Vườn thú Munster (Đức) trở về Việt Nam để thích nghi và thả về môi trường tự nhiên.
  • Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga), được IUCN xếp vào hạng Sẽ Nguy cấp (Vulnerable – V).

Thiên nhiên thật là đa sắc màu, ví dụ như 4 loài chim bồng chanh (dân gian thường gọi chung là chim bói cá) dưới đây.

bao ton_4 bong chanh

 

Nếu bạn nhìn thấy con vật nào cho dù không giống hẳn mà chỉ tương tự như một trong ba cá thể trong hình dưới đây, hãy noi gương một số người đã làm: bỏ tiền ra mua, không phải để mang lên bàn nhậu, mà để trao lại cho cơ quan có chức năng bảo tồn. Phát hiện của bạn có thể gây tiếng vang, vì đây là ba loài cầy quý hiếm.

bao ton_3 cay

 

Tiếp theo là 4 loài cá biển có màu sắc bắt mắt. Chỉ mong bạn đừng bỏ tiền ra mua để thả vào bể cá trong nhà bạn. Hãy để chúng tiếp tục sống ngoài thiên nhiên, rồi con cháu bạn còn được trông thấy chúng.

bao ton_4 ca bien

 

Hãy đọc bài viết dưới đây về cách nhận định rắn độc và rắn không độc, cũng như phòng tránh rắn cắn:

https://tamdiepblog.wordpress.com/2018/09/08/dong-vat-doc-nguy-co-va-phong-tranh/

Nói chung, rắn sợ người hơn là người sợ rắn. Biết cách phòng chống thì ta được an toàn và không cần thiết lúc nào cũng phải giết hại động vật. Sáu loài rắn không độc được trình bày trong hình dưới đây.

bao ton_6 ran khong doc

 

Dưới đây là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Montse Grillo, 37 tuổi, khi cô lặn ngoài khơi bờ biển Tenerife thuộc Quần đảo Canary, cách bờ nam của Morocco 100 km về phía tây.

Bao ton_Green sea turtle (Montse Grillo) 2
Rùa biển xanh (Montse Grillo)

 

Ở một số quốc gia, người ta xây cầu vượt cho động vật hoang dã băng qua các đường ô tô, 4 ví dụ được trình bày dưới đây.

 

bao ton_Cau vuot Grevesmulen, Quoc lo A20, Duc
Cầu vượt Grevesmulen, Quốc lộ A20, Đức

 

bao ton_Cau vuot Quoc lo A50, Ha Lan (Niels Verheul & Henri Cormont)
Cầu vượt Quốc lộ A50, Hà Lan (Niels Verheul & Henri Cormont)

 

bao ton_Cau vuot cho dong vat o Singapore
Cầu vượt cho động vật ở Singapore

 

bao ton_Cau vuot Quoc lo Xuyen Canada, Cong vien Quoc gia Banff, Canada
Cầu vượt Quốc lộ Xuyên Canada, Công viên Quốc gia Banff, Canada

 

Dưới đây là con đười ươi Sumatra hoang dã treo mình trên cây trong Công viên Quốc gia Gunung Leuser ở miền bắc Sumatra, Indonesia. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và khai thác rừng trồng dầu cọ.

bao ton_Duoi uoi Sumatra (Marco Gaiotti)
Đười ươi Sumatra (Marco Gaiotti)

Bài này vẫn còn mở, sẽ được bổ sung khi có thêm ảnh được yêu thích trong cùng thể tài.

Sưu tập: Diệp Minh Tâm. Cập nhật: 02-Nov-2018

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *