Hình ảnh được yêu thích – 5) Thiên nhiên / Tai họa

Thiên nhiên

Hãy xem bức ảnh dưới đây mà chiêm nghiệm câu nói: Con người quá nhỏ bé trong thiên nhiên.

thien nhien_Con nguoi trong thien nhien (Fabio Zingg).jpg
Con người trong thiên nhiên (Fabio Zingg)

 

Cảnh đồng hoa và sông núi trong ảnh dưới đây đúng là đẹp, nhưng nếu chỉ có thể thì tôi đã không chọn đưa vào bộ sưu tập này. Một chú cún con trắng nõn giữa sắc màu của thiên nhiên tạo nên cảnh tượng thật đáng yêu!

thien nhien_Mua thu Colorado Aspen USA (Co Nguyen).JPG
Mùa thu Colorado, Aspen (Co Nguyen)

 

Đến đây thì không có bình luận gì thêm, để bạn được tĩnh lặng chiêm ngưỡng những hình ảnh khác trong thiên nhiên.

thien nhien_Ca he.jpg
Cá hề

 

thien nhien_Ca kheo
Cà kheo (Himantopus himantopus)

 

thien nhien_Cap doi hoan hao (Tran Lam).jpg
“Cặp đôi hoàn hảo” (Trần Lam)

 

 

thien nhien_Chim nghe thuong (Aegithina tiphia).jpg
Chim nghệ thường (Aegithina tiphia)

 

 

 

thien nhien_chim dau riu – hoopoe (Upupa epops)_Henry E Hooper
chim đàu rìu – hoopoe (Upupa epops)_Henry E Hooper

 

thien nhien_Cuu Trai Cau-Jiuzhaigou Trung Quoc
Cửu Trại Câu, Trung Quốc

 

thien nhien_Doi cao do, Prince Edward Island Canada (Brittany Crossman).jpg
Đôi cáo đỏ, Prince Edward Island, Canada (Brittany Crossman)

 

thien nhien_Goosander and brood by Jonathan Gaunt
“Goosander and brood” (Jonathan Gaunt)

 

thien nhien_Rung tram.jpg
Rừng tràm, Việt Nam

 

thien nhien_Tranh tai (Nguyen Thanh Hung).jpg
“Tranh tài” (Nguyễn Thành Hưng)

 

thien nhien_Trau dau hung.jpg
Trảu đầu hung (Merops leschenaultia)

 

thien nhien_Truong Gia Gioi-Zhangjiajie.jpg
Trương Gia Giới, Trung Quốc

 

bac ma – great tit (Parus major)_Prashanth Chandra
chim bạc má – great tit (Parus major)_Prashanth Chandra

 

thien nhien_chich nui – mountain tailorbird (Phyllergates cucullatus)_Harjeet Singh
chích núi – mountain tailorbird (Phyllergates cucullatus)_Harjeet Singh

 

thien nhien_sa dau den – black-capped kingfisher (Halcyon pileata)_Wattanachai Poommarin
sả đầu đen – black-capped kingfisher (Halcyon pileata)_Wattanachai Poommarin

 

bong chanh tai xanh – blue-eared kingfisher (Alcedo meninting)_Wuttidanai Budnumphet
bồng chanh tai xanh – blue-eared kingfisher (Alcedo meninting)_Wuttidanai Budnumphet

 

hoanh hoach cham con_Hoang Huan
hoành hoạch chăm con_Hoang Huan

 

thien nhien_trau duoi xanh – blue-tailed bee eater (Merops philippinus)_Sathish Poojari
trảu đuôi xanh – blue-tailed bee eater (Merops philippinus)_Sathish Poojari

 

Tai họa

Các nhiếp ảnh gia trình bày thể tài này không phải vì muốn phô trương tính mỹ thuật hoặc khai thác chi tiết lạ kỳ. Làm như thế tức là gây xúc phạm đến nạn nhân! Chủ đích là mượn ảnh để nêu bật ý chính: con người chịu tổn thất do thiên tai nhưng đó là phần phụ; phần chính là do con người tự gây ra.

Ảnh dưới đây không phải là tranh sơn dầu. Đó là ảnh chụp hai ngư dân chèo thuyền trên mặt nước hồ ở Trung Quốc bị ô nhiễm nặng do sự lạm dụng phân bón và nước thải xả ra không qua xử lý. Hậu quả là những loài tảo sinh sôi mạnh, tạo nên màu sắc khác nhau.

tai hoa_ghe tren tao.jpg
Ngư dân chèo thuyền trên hồ ở Trung Quốc

 

Ảnh dưới đây trình bày cảnh lũ lụt ở Thành phố Houston ngày 29/8/2017 do nước từ Hồ chứa Addicks tràn xuống. Lý do trực tiếp là lượng mưa lớn trút xuống từ cơn bão Harvey. Lý do gián tiếp được cho là do sự phát triển kém suy xét và thiếu quy hoạch chống lũ về lâu dài. Trong hàng thập kỷ, các nhà khoa học và các cộng đồng địa phương đã cảnh báo về khả năng xảy ra lũ lụt như thế này, nhưng họ không được quan tâm.

tai hoa_Lu lut o Houston (David J. Phillip).jpg
Lũ lụt ở Houston, Texas (David J. Phillip)

 

Dưới đây là ảnh nhận giải thưởng trình bày hậu quả của hạn hán.

tai hoa_Dryness (Chinmoy Biswas)
“Dryness” (Chinmoy Biswas, Ấn Độ)

 

Sau trận động đất ở Nhật Bản năm 2011, một số hố ga trồi lên do hiện tượng đất hóa lỏng (liquefaction). Ảnh dưới đây là một ví dụ.

tai hoa_Manhole floated by earthquake.jpg
Hố ga trồi lên sau động đất 2011, Nhật Bản

 

Ảnh dưới đây cho thấy váng dầu ngoài khơi Thành phố Orange Beach, Bang Alabama, sau khi giàn khoan Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico bị cháy nổ năm 2010.

tai hoa_Vang dau tu Deepwater Horizon (Goodnough-Blomber Getty Images.jpg
Váng dầu từ thảm họa Deepwater Horizon (Goodnough-Blomber/Getty Images)

 

Vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Liên bang Xô Viết ngày 26/4/1986 trở thành một trong những thảm họa kinh hoàng nhất thế giới do con người gây nên. Khoảng 116.000 cư dân trong vùng có bán kính 30 km được di tản để định cư nơi khác. Quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)  cho phép làm việc tại Chernobyl trên cơ sở luân phiên 2-3 tháng trong vòng sáu tháng. Vì thế mà trong bức ảnh Pripyat hoang tàn không thích hợp cho con người cư ngụ lâu dài, ta vẫn thấy một số người đang làm nhiệm vụ trong vùng còn bị nhiễm phóng xạ.

tai hoa_Chernobyl
Một khu vực ở Chernobyl bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân

Bài này vẫn còn mở, sẽ được bổ sung khi có thêm ảnh được yêu thích trong cùng thể tài.

Sưu tập: Diệp Minh Tâm — Tháng 12/2019

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *