- Lê Mỹ An – An My Le
- Cao Quang Ánh – Joseph Cao
- Võ Văn Ánh
- Nguyễn Sơn Bình (SonBinh T. Nguyen)
- Ngô Bảo Châu
- Trịnh Hữu Châu – Eugene Huu-Chau Trinh
- Lê Văn Cường
- Kiều Tiến Dũng
- Minh Hạnh
- Lưu Lệ Hằng – Jane X. Luu
- Ngô Thanh Hải
- Nguyễn Trọng Hiền
- Phạm Hoàng Hộ
- Nguyễn Phúc Bửu Hội
- Nguyễn Xuân Hùng
- Nguyễn Đăng Hưng
- Trần Văn Khê
- Ève-Mary Thaï Thi Lac
- Vũ Thành Long – Bruce Vu
- Phan Thanh Sơn Nam
- Võ Quang Phương Oanh
- Philipp Rösler
- Phan Thị Kim Phúc
- Lê Thị Kim Phụng
- Nguyễn Thục Quyên
- Võ Quý
- Nguyễn Quang Riệu
- Đàm Thanh Sơn
- Đặng Thái Sơn
- Nguyễn Sum
- Vicky Thảo Nguyễn
- Lê Văn Thiêm
- Trần Văn Thọ
- Huỳnh Sanh Thông
- Trịnh Xuân Thuận
- Võ Văn Tới
- Ngô Đức Tuấn
- Nguyễn Văn Tuấn
- Võ Đình Tuấn
- Hoàng Tụy
- Trần Thanh Vân (Jean Tran Thanh Van)
- Hồ Thành Việt – John Ho
- Nguyễn Xuân Vinh
- Võ Tòng Xuân
- Nguyễn Hữu Xương
- Nguyễn Đạt Xường
- Nguyễn Thanh Việt – Viet Nguyen
- Phạm Mai Sĩ
- + Nguyễn Thanh Liêm
- + Nguyễn Thị Hiệp
- + Võ Trọng Nghĩa
- + Trần Ngọc Phúc (Kazufuku Nitta)
Dẫn nhập
Chắc chắn là bài này còn bỏ sót một số người Việt khác thành danh quốc tế, chỉ vì người viết không có phương tiện tổng hợp thông tin đầy đủ. Mục đích là nhằm nêu bật một số gương sáng – có lẽ là còn quá ít – về sự phấn đấu, tâm huyết và niềm đam mê để đi đến thành công. Có những người, như GS-TS Nguyễn Thục Quyên. bắt đầu tương đối muộn trong cuộc đời (ngay khi giảng bài còn bị sinh viên chê phát âm tiếng Anh kém!) nhưng cuối cùng nhờ nỗ lực vượt khó mà vươn lên đỉnh cao. Có những người, như GS-TS Phạm Hoàng Hộ, luôn mang tâm huyết cống hiến thêm và thêm mãi, cho đến giai đoạn cuối đời vẫn có thêm cống hiến. Nhiều người, có lẽ là đa số, phải vừa đi học vừa kiếm sống, làm đủ công việc như bồi bàn, rửa chai lọ trong phòng thí nghiệm… thêm vay tiền để trang trải việc học. Không ai giỏi tiếng Anh khi mới bắt đầu cuộc sống xứ người, cho nên họ phải phấn đấu, có người học cùng lúc 3 trường ở 3 thành phố khác nhau để mong bắt kịp người ta.
Bạn cũng nên suy ngẫm về chất nhân văn trong các câu nói, ví dụ như trường hợp của Philipp Rosler, Kim Phúc…; hoặc về tính chuyên nghiệp như Minh Hạnh…; hoặc về chất văn học nghệ thuật như trường hợp của Nguyễn Xuân Vinh, và cũng nên đọc thêm sách của Trịnh Xuân Thuận…
Một anh bạn người Việt bên Mỹ của người viết nói con của anh được cô giáo người Mỹ nhắn nhủ: “Em không những phải học giỏi, mà còn phải rất giỏi.” Ngoài phần giỏi còn phải có đạo đức nghề nghiệp vốn không thể đo đếm qua số bài báo chuyên môn. Tiêu biểu cho đạo đức nghề nghiệp như thế là những người như Tôn Thất Tùng, Phạm Biểu Tâm, Trần Ngọc Ninh… Đối với tiêu chí định tính chứ không định lượng này thì bạn cần tự tìm hiểu thêm.
Ghi chú: Nhân vật được cập nhật trong vòng 3 tháng qua được đánh dấu cộng (+).
Lê Mỹ An – An My Le
An My Lê, hay Lê Mỹ An theo báo chí tiếng Việt, sinh năm 1960 tại Sài Gòn, là giáo sư Khoa Nhiếp ảnh tại Đại học Bard, New York.
Năm 1975, An My cùng gia đình di cư đến Hoa Kỳ
Năm 1985, bà lấy bằng Thạc sĩ Khoa học (MS) ngành Sinh học ở Đại học Stanford, và năm 1993 bà lấy bằng Thạc sĩ Nghệ thuật (MFA) tại Đại học Yale.
Từ năm 1998, bà là giảng viên rồi là giáo sư Khoa Nhiếp ảnh tại Đại học Bard, New York.
Các tác phẩm của An My Le chủ yếu về tác động và hậu quả của chiến tranh, nhưng không thiếu những ảnh thi vị, an bình. Bất kể ảnh màu hay trắng đen, tác phẩm của bà có xu hướng thể hiện nét căng thẳng giữa phong cảnh tự nhiên và sự chuyển hóa bạo lực vào các trận chiến. Qua các bức ảnh chụp được, bà góp phần giúp con người nhận ra được bạo lực và sự vô nghĩa của chiến tranh.
Bà có các công trình nhiếp ảnh nổi tiếng như Vietnam (giai đoạn 1994-1998), mô tả nhiều ký ức chiến tranh và được “hòa giải” bằng phong cảnh thiên nhiên đầy sức sống; Small wars (Những cuộc chiến nhỏ) (1999-2002) và 29 palms (29 cây cọ), thể hiện cảnh lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang tập trận để mô phỏng trận chiến ở Trung Đông.
Bà tiếp tục thực hiện dự án Events ashore gần đây, bao gồm những tác phẩm chụp nhiều bờ biển và đại dương trên khắp thế giới để ghi lại nhiều hoạt động tuần tra, huấn luyện và viện trợ nhân đạo của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm mang lại một góc nhìn khác về chủ đề chiến tranh. Vào tháng 2 năm 2012, bà tổ chức triển lãm ảnh mang tên Events ashore tại Sàn Art ở Thành phố Hồ Chí Minh.
An My Le có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật với nhiều giải thưởng khác nhau:
- Blair Dickinson Memorial Award, Trường Nghệ thuật Đại học Yale
- New York Foundation for the Arts fellowship in photography (1996)
- John Simon Guggenheim Memorial Foundation (1997)
- Quỹ New York Foundation for the Arts (1996)
- John Gutmann Photography Fellowship (2004)
- National Science Foundation Antarctic Artists and Writers Program Award (2007)
- Tiffany Comfort Foundation Fellowship (2010)
Năm 2012, bà nhận giải thưởng MacArthur Fellowship (còn được gọi là “Genius grants” – “Thiên tài”) có trị giá 500.000 USD, là một trong những giải thưởng cao quý của Mỹ nhằm tôn vinh cá nhân có cống hiến về hoạt động sáng tạo cho nhân loại. Theo trang web của Quỹ MacArthur thì bà là “một nhiếp ảnh gia tiếp cận các đối tượng của chiến tranh và phong cảnh từ những quan điểm mới để tạo ra hình ảnh mờ ranh giới giữa thực tế và viễn tưởng hư cấu và với ý nghĩa súc tích”. Bà cho biết “Khi biết mình nhận được giải thưởng, tôi sung sướng tột độ. Tôi hy vọng công việc của tôi sẽ lột tả được bản chất của chiến tranh”. Bà là người Mỹ gốc Việt thứ ba nhận giải này, sau giáo sư Huỳnh Sanh Thông và nhà khoa học Huỳnh Mỹ Hằng.
Một số cuộc triển lãm lớn:
- Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York (1997)
- Trung tâm Nghệ thuật Đương đại PS1, Long Island City (2002)
- Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco (2006)
- Henry Art Gallery, Seattle (2006)
- Bảo tàng Nghệ thuật Baltimore (2013)
- Sweden Museum aan de Stroom, Antwerp, Belgium (2014)
- University of Art & Design, Vancouver (2015)
- Marian Goodman Gallery, Paris (2017)




Nhiếp ảnh gia chiến trường Võ Trung Dung, người Pháp gốc Việt, nhận xét về bà như sau:
Công trình nhiếp ảnh của An My về chiến tranh khác biệt rất lớn với nghề nhiếp ảnh báo chí truyền thống như chúng tôi đang làm. Trong các tấm ảnh của bà, ta sẽ không thấy cảnh chiến tranh, những người cầm súng, những cảnh đau lòng. Công trình nhiếp ảnh của bà luôn là bên lề hoặc sau cuộc chiến mà trong nghề chúng tôi gọi là “định vị cuộc chiến”. Kiểu tư liệu hình ảnh đó nằm ở ranh giới giữa tư liệu nhiếp ảnh và dàn dựng tưởng tượng. Những tấm ảnh của An-My không thể hiện cuộc chiến mà khơi gợi sự suy tư về chiến tranh. Theo góc độ cá nhân, tôi không thích lắm kiểu nhiếp ảnh chiến tranh đó, nhưng tôi nghĩ công việc của An My góp phần giúp nhân loại suy nghĩ về chiến tranh, về bạo lực, về tính phi lý của chiến tranh. Điều đó tốt quá đó chứ!
http://anmyle.com/ https://vi.wikipedia.org/wiki/An-My_L%C3%AA https://en.wikipedia.org/wiki/An-My_L%C3%AA
https://thanhnien.vn/the-gioi/nu-giao-su-goc-viet-nhan-giai-thuong-macarthur-2012-53695.html
http://stories.daylight.co/an-my-le-the-landscape-of-conflict
Cao Quang Ánh – Joseph Cao
Joseph Cao Quang Ánh sinh năm 1967 tại Sài Gòn. Khi ông 8 tuổi, ông cùng một người chị và một người em trai rời Việt Nam đến Hoa Kỳ vài ngày trước 30/4/1975.
Năm 1990, ông nhận bằng Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) ngành vật lý tại Đại học Baylor.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông gia nhập Dòng Tên và đến một chủng viện ở Louisiana để học làm linh mục. Trong hai năm đầu ông được phái đi tham gia các hoạt động nhân đạo tại nhiều nơi trên thế giới. Năm 1992, ông đến New Orleans để tiếp tục tu nghiệp. Sau đó, ông được nhận vào Đại học Fordham ở New York, và nhận bằng Thạc sĩ Nghệ thuật (Master of Fine Arts) về triết học vào năm 1995. Ông làm giảng viên môn triết học và đạo đức tại Đại học Loyola.
Năm 2000, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật (Juris Doctorate).
Năm 2002, ông mở văn phòng luật sư riêng. Ông là một thành viên trong Hội đồng Cố vấn Quốc gia cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.
Ông bắt đầu tham gia chính trường sau cơn bão Katrina. Như nhiều người khác tại New Orleans, nhà cửa của ông cũng như văn phòng ông bị cơn bão phá hủy. Ông cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, một trong những nhóm người đầu tiên trở lại thành phố, vận động thành công chống đối việc thiết lập một bãi rác để chứa các mãnh vụn gần nơi cộng đồng sinh sống.
Năm 2008, ông là ứng cử viên Cộng hòa thắng cử để trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện khu bầu cử số 2 của Louisiana. Ông nhậm chức dân biểu vào ngày 6 tháng 1 năm 2009, với sự hiện diện của vợ và hai người con gái trong trang phục áo dài cổ truyền cùng với cha mẹ ông.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Quang_%C3%81nh
Võ Văn Ánh
GS-TS Võ Văn Ánh là Giáo sư Toán tại ĐH Công nghệ Queensland, Úc.
GS-TS Ánh hoạt động trên lĩnh vực rất rộng là hoa học toán học, toán học tính toán và ứng dụng. Ông tập trung vào phát triển các phương pháp mới về lý thuyết và ứng dụng của các trường ngẫu nhiên hình cầu (spherical random fields), mô hình ngẫu nhiên của quá trình khuếch tán phi tuyến (spatiotemporal nonlinear diffusion processes) với những đặc điểm đa hệ fractal, ước lượng thống kê và phép xấp xỉ của khuếch tán dị thường…
Những phương pháp tính toán của ông có thể được ứng dụng vào phân tích sự xâm nhập mặn trong tầng nước ngầm, tín hiệu tế bào tim hay những thăng giáng vi mô của trường bức xạ nền vũ trụ.
Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về thông tin tri thức, công bố ông nằm trong danh sách top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới liên tiếp hai năm 2016 và 2017. Điều này tạo sự ngạc nhiên thú vị bởi thông thường, các công bố toán học ít được “để ý” hơn so với các lĩnh vực khác.
http://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/ai-dang-duoc-trich-dan-nhieu-nhat/20171123021740379p1c160.htm
Nguyễn Sơn Bình (SonBinh T. Nguyen)
GS-TS Nguyễn Sơn Bình là Giáo sư Hóa học tại ĐH Northwestern, Mỹ.
Ông sinh ở TP HCM trong gia đình khó khăn có 5 anh chị em. Sau năm 1975, ông và người em trai kém 2 tuổi được bố mẹ gửi sang Mỹ ở cùng dì.
Bà dì chỉ có thể giúp hai anh em chỗ ở. Để có tiền trang trải học hành, ông thường kiếm việc làm thêm, có nhiều ngày ông làm ba ca từ 7h sáng đến 15h chiều, 15h đến 6h sáng hôm sau và từ 6h đến 23h đêm với các công việc như rửa chén, bồi bàn.
Mới sang Mỹ khó khăn nhất là ông không biết tiếng, dù hồi đó ông có học và còn được mẹ dạy thêm tiếng Anh, nhưng cũng chỉ biết sơ qua về đọc, dịch và viết. “Việc đầu tiên để sống và vươn lên nơi đất khách quê người là phải biết nghe – nói tiếng Mỹ”, giáo sư Bình nói và cho biết người Mỹ rất kiên nhẫn để giúp đỡ người khác, nhưng nếu không thấy tiến bộ họ sẽ từ bỏ. “Chí hướng, sự kiên nhẫn và trách nhiệm đã giúp tôi sống được ở Mỹ”, ông nói.
Ông nhận bằng Tiến sĩ Hóa học tại Caltech vào năm 1995, nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Scripps rồi về giảng dạy tại Khoa Hóa, trường ĐH Northwestern và là thành viên chính của Phòng Thí nghiệm Quốc gia Mỹ Argonne.
Ông tập trung vào nghiên cứu hóa học vô cơ/hóa học hữu cơ kim loại, tổng hợp hữu cơ và khoa học polymer, đồng thời cũng quan tâm đến các chất xúc tác thân thiện với môi trường và vật liệu sinh học. Nhóm nghiên cứu liên ngành do ông dẫn dắt được phân làm ba ê kíp với ba nhánh chính: các vật liệu xốp (porous materials), graphene/graphene oxide, và các vật liệu sinh học (biomaterials).
Ông có hơn 250 bài báo trên tạp chí ISI và hơn 30 bằng sáng chế trong các lĩnh vực tổng hợp hóa học, xúc tác, tổng hợp vật liệu mềm và hóa học nguyên liệu được lấy cảm hứng từ sinh học.
Một số giải thưởng và vinh danh:
- Giải thưởng cho nghiên cứu cấp đại học AURS Award for Outstanding Support of Undergraduate Research (2005)
- Danh sách danh dự nhân viên giảng dạy và hành chính ASG Faculty/Administrator Honor Roll (2005, 2004, and 2003)
- Giải thưởng giảng dạy xuất sắc Weinberg Award for Distnguished Teaching (2003 & 2002)
- Giải thưởng Quỹ Khoa học Quốc gia National Science Foundation CAREER Award (2000)
- Giải thưởng Tổng thống cho Khoa học gia và Kỹ sư trẻ Presidential Early Career Award for Scientists and Engineers (2000)
- Giải thưởng công nhận sáng kiến Union Carbide Innovation Recognition Award (1999)
- Giải nghiên cứu cho khoa học và kỹ thuật David and Lucille Packard Fellowship for Science and Engineering (1997)
Giải Nobel về Hóa học năm 2005 được trao cho ba người, một trong ba người đó là TS Robert H. Grubbs, giáo sư hướng dẫn trước đây của TS Bình. Mỗi người phát triển metathesis, bước đi chính trong ngành hoa học giúp việc chế tạo các chất hóa học và nghiên cứu dược phẩm được sạch hơn, ít tốn kém hơn và có hiệu năng cao hơn. Dự án này là luận văn tiến sĩ của ông Bình.
Vào năm 2001, TS K. Barry Sharpless, giáo sư hướng dẫn của TS Bình làm nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Scripps, nhận Giải Nobel về Hóa học cho công trình về hóa tổng hợp.
Nói về may mắn được tham gia vào những công trình nghiên cứu cấp cao, ông Bình khiêm tốn nói: “Tôi chỉ có mặt đúng chỗ và đúng thời điểm. Nếu tôi không tham gia việc ấy thì hẳn đã có người khác.”
Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về thông tin tri thức, công bố ông nằm trong danh sách top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới ba năm liên tiếp, 2015-2017.
Câu nói: “Không trò nào được phép chỉ tin một ai, kể cả thầy Bình”.
https://www.chemistry.northwestern.edu/people/core-faculty/profiles/sonbinh-nguyen.html
https://dailynorthwestern.com/2005/10/18/archive-manual/his-chemical-romance/ https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/nha-khoa-hoc-trong-top-anh-huong-nhat-the-gioi-khong-du-can-dam-cuoi-vo-3341412.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=khoahoc&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_khoahoc http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Giao-su-Nguyen-Son-Binh-khong-tro-nao-duoc-phep-chi-tin-mot-ai-ke-ca-thay-11138
Ngô Bảo Châu
GS-TS Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, là nhà toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán, qua đó ông nhận Huy chương Fields.
GS-TS Châu hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế, 1988 và 1989.
Ông nhận bằng Tiến sĩ Toán học năm 1997 tại Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11), và được bổ nhiệm làm Giáo sư Toán học tại trường này vào năm 2004. Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, nơi làm việc trước đây của nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Albert Einstein, John von Neumann, Kurt Gödel, J. Robert Oppenheimer.
Trong năm 2008, ông công bố chứng minh nhằm giải quyết một bài toán khó tồn tại trong 30 năm của nền toán học thế giới: Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie, hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Công trình này được được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Năm 2010, do công trình nêu trên GS Ngô Bảo Châu được trao tặng Huy chương Fields. Đây là giải thưởng được trao cho tối đa 4 nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm/lần. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ tuổi đã có những đóng góp quan trọng có tính đột phá cho ngành toán học.
Năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư Khoa Toán tại Viện Đại học Chicago.
Năm 2012, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nhà nước Pháp, cho giáo sư Ngô Bảo Châu. Huân chương này được hoàng đế Napoléon Bonaparte lập ra năm 1802 để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp, bao gồm cả người Pháp và người nước ngoài.
Cùng năm 2012 ông được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ – có trụ sở tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts – là một trong những tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới về chính sách. Các thành viên của viện là những người đứng đầu trong nhiều lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, kinh doanh và các vấn đề xã hội. Họ đóng góp nghiên cứu cho viện về chính sách công nghệ, an ninh toàn cầu, giáo dục, chính sách xã hội và nhiều lĩnh vực khác.
Trong buổi giao lưu ngày 20-8-2011 với các thủ khoa của thủ đô, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, muốn giữ niềm đam mê thì phải giữ được con mắt trẻ thơ, để tò mò tìm hiểu vạn vật. Trước đề nghị của một nữ thủ khoa về việc chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khó khăn, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, bất cứ ai cũng sẽ gặp phải những vướng mắc trong cuộc sống. “Khi chúng ta kỳ vọng đạt được một điều gì đó, cảm giác thất bại trong quá trình thực hiện là thường xuyên bởi để đạt được điều mong muốn phải trải qua nhiều gian nan”, ông nói.
Ông là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ và của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Năm 2011, Việt Nam thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và bổ nhiệm ông làm Giám đốc Khoa học của Viện.
Câu nói:
“Hãy giữ đam mê bằng con mắt trẻ thơ”.
“Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”.
http://www.math.hcmus.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=792&Itemid=173
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_B%E1%BA%A3o_Ch%C3%A2u https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/gs-ngo-bao-chau-hay-giu-dam-me-bang-con-mat-tre-tho-2203298.html
Trịnh Hữu Châu – Eugene Huu-Chau Trinh
Trịnh Hữu Châu (Eugene Huu-Chau Trinh) sinh năm 1950 tại Sài Gòn. Ông là con trai út của kỹ sư công chánh Trịnh Ngọc Sang. Năm 1953, ông cùng với gia đình sang định cư ở Pháp.
Ông nhận bằng Tiến sĩ Vật lý Ứng dụng tại Đại học Yale năm 1977.
Năm 1979, ông được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA và tham gia các hoạt động nghiên cứu của Viện Kỹ thuật California dưới sự hỗ trợ của NASA.
Đến nay, hơn 40 công trình khoa học của Trịnh Hữu Châu đã được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu. Ông là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Vật lý Mỹ, Hội Cơ học Mỹ, Viện Hàng không và Không gian Mỹ, Hiệp hội Nghiên cứu về nguyên liệu, Hiệp hội Khám phá không gian… NASA đã trao tặng ông huy chương phi hành gia, huy chương thành tựu khoa học đặc biệt và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp.
Ngày 25/06/1992, sau khi hoàn thành hai năm huấn luyện, ông có mặt trong chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS–50 bay lên không gian. Như vậy, Trịnh Hữu Châu trở thành người Việt thứ hai bay vào vũ trụ sau khi Phạm Tuân làm được việc tương tự trước đó 12 năm (1980).
Trang web của NASA cho biết chuyến bay STS–50 của Eugene Trịnh kéo dài đúng 13 ngày, 19 giờ, 30 phút và 4 giây. Trong chuyến bay này, tại khoang vật lý DPM, ông thực hiện và theo dõi cùng lúc ba thí nghiệm về sức đẩy, sự rơi của chất lỏng và kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa do ông nghĩ ra.
Ông cũng nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA từ năm 1985 tới nay, trong đó có dụng cụ đo lường về trọng lực thấp được đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA.
http://www.vietthuc.org/eugene-tr%E1%BB%8Bnh-h%E1%BB%AFu-chau-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-g%E1%BB%91c-vi%E1%BB%87t-hoan-t%E1%BA%A5t-hanh-trinh-bay-vao-vu-tr%E1%BB%A5/
https://en.wikipedia.org/wiki/Eugene_H._Trinh
Lê Văn Cường
Lê Văn Cường (sinh năm 1946 tại Thừa Thiên Huế) là nhà kinh tế học, Giáo sư Danh dự (Emeritus Chair) tại Trường Kinh tế Paris (PSE) thuộc Đại học Paris I Pantheon-Sorbonne, Giám đốc Nghiên cứu Danh dự (Directeur de Recherche émérite) tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS).
Lê Văn Cường tốt nghiệp kỹ sư tại Trường Mỏ Nancy (Ecoles des Mines de Nancy) vào năm 1969. Ông sống và làm việc tại Pháp từ đó cho tới nay.
Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc một thời gian về địa chất thủy văn tại Trường Mỏ Paris (Ecoles des Mines de Paris).
Năm 1973 ông chuyển sang làm việc trên những mô hình kinh tế vĩ mô ứng dụng tại Trung tâm GAMA thuộc Đại Học Paris X và CNRS. Ông nhận ra rằng những mô hình này thiếu hụt một nền tảng kinh tế lý thuyết đằng sau. Vì vậy, ông quyết định theo học và lấy bằng tiến sĩ về toán ứng dụng trong kinh tế lý thuyết (“the mathematics of decision”: game theory, general equilibrium, fixed points, theoretical microeconomics) tại Đại học Paris 9 Dauphine vào năm 1978.
Năm 1981, ông trở thành nghiên cứu viên trong lĩnh vực kinh tế của CNRS và luôn làm việc tại đó. Ông đạt đến bậc cao nhất (Directeur de Recherche de classe exceptionnelle) trong các bậc nghiên cứu của CNRS.
Ông đã đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý khoa học tại các trung tâm khoa học của Pháp:
- 2000-2004: Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Toán, Thống kê, và Kinh tế toán (CERMSEM).
- 2004-2005: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Luật, Kinh tế, và Quản lý (GREDEG).
- 2006-2009: Giám đốc Trung tâm Kinh tế Sorbonne (CES).
- 2008-2011: Phó Giám đốc Khoa học của Viện Khoa học Xã hội và Nhân Văn (INSHS) thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp.
GS Lê Văn Cường cũng nằm trong hội đồng định hướng về khoa học và giảng dạy của Trường Kinh tế Paris.
Ông là tác giả của hơn 80 công trình nghiên cứu kinh tế, và là đồng tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng: Dynamic Programming in Economics (xuất bản bởi Springer Science & Business Media, 2003) và Handbook on Optimal Growth (xuất bản bởi Springer London, 2005).
Có hai thành tựu nổi bật nhất của Giáo sư Cường được đồng nghiệp nghiên cứu khắp nơi trên thế giới ghi nhận. Đầu tiên là ứng dụng thành công phương trình toán học nhằm hoàn thiện học thuyết cân bằng tổng thể. Kế đến là những phân tích thực nghiệm về mô hình kinh tế vĩ mô MOGLI và DMS giúp giải thích và làm rõ động lực thực của nền kinh tế Pháp trong ngắn hạn, trung hạn và làm cơ sở để ước lượng tác động dài hạn. Để có được thành tựu này, Giáo sư Cường xử lý dữ liệu dựa trên quá trình sản xuất của 10 ngành công nghiệp và các đơn vị phi sản xuất trong đó áp dụng gần 1.300 phương trình tính toán.
GS Lê Văn Cường là một trong những người đầu tiên tổ chức những chuyên đề và hội thảo khoa học về kinh tế học hiện đại tại Việt Nam. Ông cũng góp phần đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức nhiều hội thảo quốc tế về kinh tế học tại Việt Nam.
Từ năm 2010, thông qua Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế, Quản trị và Môi trường Việt Nam (VCREME), GS Lê Văn Cường cùng một số đồng nghiệp khác tổ chức khoá đào tạo dự bị thạc sĩ (Pre-Master) có thể có học bổng tại Hà Nội và Tp HCM dành cho người có mong muốn du học để tiếp cận những kiến thức cập nhật nhất trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Đối tượng là sinh viên hai năm cuối hoặc người đã tốt nghiệp đại học thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, quản trị. Học viên theo học sẽ phải học và thi 4 môn: toán, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, và kinh tế lượng. Những sinh viên đạt kết quả tốt được GS Cường và đồng nghiệp giới thiệu để có thể theo học, và thậm chí nhận được những suất học bổng thạc sĩ và tiến sĩ, tại những cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới.
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, VCREME xây dựng và phát triển các khóa đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế cho các đối tượng doanh nghiệp, sinh viên có nhu cầu du học sau đại học tại nước ngoài. Nhiều học viên VCREME nhận được học bổng tại các trường danh tiếng của Pháp, Mỹ, Ý… như Paris School of Economics, Toulouse School of Economics, Arizona State University, Trento University, Westminter University.
Trường Kinh tế Paris, Đại học Paris I, CNRS, Đại học Exeter, và Hội Kinh tế Lý thuyết Công (APET) tổ chức hai hội thảo khoa học để vinh danh GS Lê Văn Cường nhân dịp ông về hưu vào năm 2011. Tạp chí International Journal of Economic Theory cũng đăng một số đặc biệt để vinh danh đóng góp khoa học của GS Lê Văn Cường.
Sau khi về hưu, ông trở thành giáo sư danh dự và tiếp tục làm việc tại Trung tâm Kinh tế Sorbonne (CES), Trường Kinh tế Paris, Đại học Paris I, CNRS.
Những đóng góp khoa học của GS Lê Văn Cường gồm có bốn mảng chính: Kinh tế toán (lý thuyết cân bằng chung với thị trường tài chính), Tăng tưởng Tối ưu, Kinh tế vĩ mô động, và Kinh tế Việt Nam.
Câu nói: “Nếu tồn tại đạo năng suất, tôi xin tôn thờ đạo này”.
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_V%C4%83n_C%C6%B0%E1%BB%9Dng http://vcreme.edu.vn/vi/ http://nhipcaudautu.vn/kieu-bao/giao-su-le-van-cuong-toi-ton-tho-dao-nang-suat-3315300/
Kiều Tiến Dũng
Kiều Tiến Dũng (1961- ) rời Việt Nam sang định cư và học ở Australia năm 1980. Ông nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Edinburgh ở Anh năm 1988, sau đó giảng dạy ở ĐH Edinburgh và ĐH Oxford. Năm 1991, ông trở về làm giáo sư ĐH Melbourne, đồng thời cộng tác nghiên cứu với các đại học danh tiếng nhất của Mỹ như ĐH Princeton, ĐH Columbia, MIT.
Trong một công trình nghiên cứu ứng dụng các nguyên lý của cơ học lượng tử vào khoa học tính toán được gửi tới Viện Nghiên cứu Quốc gia Mỹ ở Los Alamos gần đây, GS Kiều Tiến Dũng đưa ra một kết luận hết sức quan trọng: “Chúng tôi bác bỏ Luận đề Turing-church bằng cách chỉ ra rằng tồn tại những bài toán không giải được theo nguyên lý Turing, nhưng có thể giải được bằng cách thực hiện những quy trình cơ học lượng tử xác định rõ ràng”. Nói cách khác, GS Dũng khám phá ra rằng những bài toán không giải được bằng máy tính hiện nay thực ra có thể giải được bằng máy tính lượng tử – máy tính dựa trên nguyên lý mã hóa lượng tử.
Ông có một khám phá có thể làm cho nền toán học và khoa học máy tính của thế kỷ trước vượt qua được giới hạn của chính nó: những bài toán từng được coi là “không giải được” hoặc “không tính được” có thể sẽ giải được bằng cách sử dụng những tính chất bí ẩn của cơ học lượng tử. Công trình này hiện thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới vì lần đầu tiên nêu lên những nguyên lý của một máy tính lượng tử trong tương lai cho phép giải được những bài toán thuộc loại không giải được (unsolvable) hoặc không tính được (uncomputable) bằng máy tính thông thường.
Tạp chí New Scientist, một tạp chí tiên phong trong việc giới thiệu những tư tưởng mới trong khoa học, bình luận: đó là một cuộc tấn công táo bạo vào chính những giới hạn của toán học, nhờ đó có thể lấy lại những kho báu mà chúng ta tưởng rằng vĩnh viễn sẽ nằm ở phía bên kia tầm với. Có lẽ phải vài ba chục năm nữa mới có thể ra đời những máy tính lượng tử kỳ lạ đó, nhưng ngay từ bây giờ, GS Kiều Tiến Dũng đã được nhìn nhận như một người bạo gan dám đối mặt với những thách thức thuộc loại tầm cỡ nhất, khó khăn nhất của khoa học tính toán!
TS Richard Gomez, giáo sư ĐH George Mason, Mỹ, một chuyên gia có uy tín lớn trong khoa học máy tính hiện nay nhận định: “Tôi đã đọc các công trình của GS Kiều Tiến Dũng và nhận thấy chúng hoàn toàn phù hợp với những khám phá của các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực tính toán Lượng tử và vật lý lượng tử. Không còn nghi ngờ gì nữa, hiện nay đã có một sự chấp nhận rộng rãi rằng thông tin mang tính chất vật lý. Đơn giản là GS Kiều Tiến Dũng biết lợi dụng những quy luật của vật lý lượng tử để đạt tới những kết quả mà trong thế giới của vật lý cổ điển không thể đạt tới được”.
Nếu lý thuyết của các nhà khoa học này được thực nghiệm trong tương lai sắp tới xác nhận, thì đây có thể sẽ là những thành tựu sánh ngang với những công trình bất hủ nhất của khoa học tính toán trong thế kỷ 21. Sự đánh giá này sẽ được kiểm nghiệm nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ phát triển của công nghệ máy tính lượng tử.
http://khoahoc.tv/nguoi-viet-thanh-danh-trong-linh-vuc-vat-ly-6743
Minh Hạnh
Nhà thiết kế thời trang (NTK) Minh Hạnh sinh năm 1961 tại Pleiku, trong một gia đình gốc Huế có sáu chị em gái. Trong hoàn cảnh chiến tranh gia đình bà phải di chuyển nhiều nơi từ Huế, Đà Nẵng rồi Sài Gòn. Vì thế sự hiểu biết về các vùng miền đặc biệt là trang phục ngưòi Việt của bà tỏ ra phong phú. Đặc biệt ấn tượng thời thơ bé với những sắc màu rực rỡ trên bộ váy áo của các cô gái dân tộc phố núi in đậm nét trong ký ức của bà. Nhanh nhẹn, thông minh, khéo tay, khi còn là cô bé 11 tuổi, Minh Hạnh đã tự may được áo váy cho búp bê và quần áo cho mình, đặc biệt là chiếc áo dài cho bản thân.
Bà tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia Định, rồi làm họa sĩ trình bày ở báo Tuổi Trẻ, báo Công Nhân Giải Phóng (nay là báo Người Lao Động).
Khi chuyển sang báo Phụ Nữ TP.HCM, dì Phương Điền của bà – tổng biên tập lúc bấy giờ – gợi ý bà làm trang báo thời trang. Vải là vải bao cấp, người mẫu là nhân viên báo. Bà cắt may, làm bản vẽ kỹ thuật và chụp hình đưa lên báo. Đó là trang báo thời trang đầu tiên của Việt Nam..
Ý thức về văn hóa dân tộc, NTK Minh Hạnh đi sâu vào tìm hiểu thời trang truyền thống, tìm hiểu chất liệu, kiểu họa tiết của các dân tộc thiểu số rồi thiết kế sáng tạo màu sắc hoa văn táo bạo bằng cảm quan hiện đại vào trong những bộ trang phục tơ tằm vốn là những sản phẩm mĩ nghệ thủ công truyền thống lên một tầm cao mới. Đây không phải là sự kế thừa theo truyền thống đơn thuần mà bà có ý thức “tương đối hóa” sự ảnh hưởng của thời trang Âu Mỹ ngày càng tăng lên, nhận thức một lần nữa giá trị của văn hóa trang phục cũng như tay nghề đặc sắc của người thợ Việt Nam để cho ra đời những mẫu sáng tạo đa dạng và phong phú.

Những cảm hứng thiết kế chủ đạo của bà là việc chú trọng giữ gìn và phát huy vẻ đẹp cổ truyền dân tộc thông qua các chất liệu thổ cẩm, lụa, sừng… nhưng không quên biến thể mới mẻ theo cách vô cùng uyển chuyển và sinh động.
NTK Minh Hạnh từng giữ vị trí cao nhất ở nhiều Tuần lễ thời trang Việt hay Festival lớn. Bà cũng từng đoạt giải ở cuộc thi thiết kế Makuhari Grand Prix tại Nhật, được Pháp tấn phong Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương. Ngoài ra, mẫu trang phục của bà còn được biểu diễn và trưng bày ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trên sàn diễn catwalk, Minh Hạnh là NTK Việt Nam sáng giá, thu được nhiều thành công, được nhiều đài truyền hình nổi tiếng trên thế giới phỏng vấn: CNN, NHK, TF1, TF2, RAI, CCTV… Trong công việc, bà chạm tay vào tất cả các khâu tỉ mỉ, từ việc chọn nguyên liệu, chiếc nút áo, đường chỉ, đường viền. Chẳng có quy định nào bắt buộc nhưng bà có thể sử dụng tất cả các loại máy may công nghiệp, am hiểu công nghệ dệt, nhuộm, may. Bà nói, mình có năng khiếu với mấy thứ máy móc đó.
Những thành tựu của NTK Minh Hạnh có nhiều và đa dạng. Dưới đây là một số nét chính.
1990: nhận học bổng của khóa thiết kế đồ lót tại Indonesia.
1992: Công ty Legamex mời về làm giám đốc, triển khai Trung tâm thời trang Việt Nam đầu tiên là Legafashion.
1994: về làm việc cho Viện Mẫu thời trang Việt Nam.
1997: người Việt đầu tiên nhận giải thưởng New Designer Award tại cuộc thi thiết kế Makuhari Grand Prix tổ chức ở Nhật. Còn được ban tổ chức mời giới thiệu đến công chúng Nhật Bản 100 mẫu thiết kế trong bộ sưu tập áo dài Việt Nam Truyền thống và tương lai tại đền Kiyomizu- Dera. Là nhà thiết kế đầu tiên nước ngoài được giới thiệu bộ sưu tập của mình tại đây.
1999: nhà tạo mẫu đầu tiên của Việt Nam và cũng là đại diện duy nhất của châu Á được mời tham dự cuộc trình diễn thời trang quốc tế Big Q tại Đức cùng với những tên tuổi nổi tiếng của làng thời trang thế giới.
2002: tổ chức buổi diễn thời trang tầm cỡ quốc tế tại cung đình Huế.
2003: trở lại đền Kiyomizu- Dera nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ Việt Nam- Nhật Bản, trình diễn bộ sưu tập áo dài mang tên “Trở lại thiên đường”, kết hợp hài hòa giữa đường nét truyền thống VN và họa tiết hoa văn Nhật.
2006: được Chính phủ Pháp trao tặng danh hiệu (Chevalier des Lettres et des Arts) do đóng góp trong việc phát huy sự cộng tác văn hóa Pháp-Việt trong ngành thời trang. Được Tổng thống de Gaulle thiết lập năm 1975, danh hiệu này vinh danh những thành tự nổi bật hoặc đóng góp lớn lao trong các ngành nghệ thuật và văn học Pháp và thế giới.
2011: trong lễ khai trương chính thức đường bay thẳng Hà Nội – London, TPHCM – London do Hãng Hàng không Việt Nam tổ chức tại Sân bay Quốc tế atwick, giới thiệu 100 mẫu áo dài, lấy ý tưởng từ các họa tiết trong trang phục của Hoàng gia Anh được kết hợp khéo léo và tinh tế với các màu sắc trang phục dân tộc Việt. Các mẫu áo dài được làm từ những chất liệu truyền thống, đặc trưng của VN: tơ tằm, thổ cẩm, sợi đay… được thực hiện bởi kỹ thuật 3D và nghệ thuật thêu tay truyền thống.
2012: là nhà thiết kế Việt Nam duy nhất được mời tham dự Lễ hội quốc tế dệt may đặc biệt tại triển lãm “Les Métamorphoses” (có nghĩa: Những biến thể) tại Bảo tàng Bargoin (Pháp), giới thiệu những loại thổ cẩm kết hợp với kỹ thuật thêu tay truyền thống, tinh xảocủa vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.
2012: trong khuôn khổ chương trình Ý–Việt lần thứ 2, giới thiệu bộ sưu tập Phong cách kiến trúc Ý, thể hiện những nghệ thuật gothic và baroc trong kiến trúc Ý trên vải thổ cẩm – một chất liệu trở thành niềm đam mê của bà từ nhiều năm.

2015: thiết kế những mẫu đồng phục của phi hành đoàn và tiếp viên của Hãng Hàng không Việt Nam.
2015: là NTK người Việt đầu tiên nhận Giải thưởng Fukuoka về Nghệ thuật và Văn hóa. Giải thưởng Fukuoka tôn vinh những cá nhân xuất sắc, đã thừa kế, phát triển và giới thiệu cho thế giới các giá trị châu Á đa dạng và độc đáo. Giáo sư Phan Huy Lê là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng này, vào năm 1996. “Giải thưởng này không chỉ dành cho tôi, mà dành cho văn hóa Việt Nam đã có dấu ấn tại châu Á. Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn đến những người dân tộc gắn bó với mình trong nhiều năm qua. Và tôi cũng muốn nhấn mạnh giải thưởng này mở đầu cho sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thời trang giữa hai quốc gia. Có một câu mà tôi rất tâm đắc – Văn hóa chính là điều sẽ cứu rỗi thế giới” – NTK Minh Hạnh chia sẻ.
2015: trình diễn bộ sưu tập áo dài và nón lá tại Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn John F. Kennedy (Mỹ).

2016: mang đến bộ sưu tập đa sắc sử dụng vải Hakata Ori cùng với chất liệu indigo đắt giá của Nhật Bản trong đêm Houte Couture cũng như Tuần lễ thời trang Việt Nam Xuân Hè.
2016: nhận lời mời của chính quyền vùng Hauts De Seine (Pháp), giới thiệu bộ sưu tập Hơi thở từ núi rừng Việt Nam tại bảo tàng Albert Kahn. Với tâm huyết mang bản sắc Việt ra thế giới, NTK Minh Hạnh còn mời chị Vàng Thị Mai – người H’Mông đang sinh sống tại Lùng Tám (Hà Giang) và chị Hồ Thị Hợp – người dân tộc Kơ Tu tại A Lưới (Huế) mang theo những khung dệt thô sơ nhất sang Pháp.
2017: giới thiệu bộ sưu tập thời trang thổ cẩm Việt Nam với quan chức ngoại giao và công chúng Thụy Sĩ tại Palais des Nations, trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneve.

2018: nhận Huân chương Hiệp sĩ của Chính phủ Ý.
2018: được mời trong Ban Tổ chức Tuần lễ thời trang Việt Nam Xuân Hè 2018 có tới hơn 60% số bộ sưu tập sử dụng chất liệu truyền thống, trong đó có chất liệu từ cây gai.
Hiện nay bà là giám đốc nghệ thuật cấp cao cho các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế, và Giám đốc Viện Thiết kế Thời trang Việt Nam (Vietnam Fashion Design Institute – Fadin).
Câu nói:
“Điều khó nhất đối với nhà thiết kế thời trang là đi tìm nét độc đáo trong sự bình thường.” “Việc đầu tiên của các NTK muốn thành công, đó là phải có đạo đức. Đạo đức đây không phải là hiền lành, gọi dạ bảo vâng. NTK đôi khi cá tính, sắc sảo lắm chứ! Đạo đức của nghề thiết kế nằm ở trái tim, phải tạo ra sản phẩm bằng cảm xúc thật của chính bản thân chứ không phải là thứ cảm xúc vay mượn…”
“Tôi đã từng đi vào vùng A Lưới xa xôi, và vô cùng ngạc nhiên khi thấy một cụ già dân tộc ngồi dệt thổ cẩm nhưng lại nghe nhạc của Michael Jackson, rất hiện đại và sành điệu. Họ làm thế để làm gì? Theo bạn? Họ muốn tạo cảm xúc riêng cho chính mình trên chính tấm vải mà họ dệt ra.”
http://me.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=10830 http://designs.vn/tin-tuc/nha-thiet-ke-minh-hanh-nguoi-phu-nu-nang-long-voi-truyen-thong-dan-toc_16203.html#.WvjUOZ4aa3A
http://vietnamnews.vn/life-style/arts-craft/155132/local-designer-made-french-chevalier.html#LihIBXfPp7q3gaqG.97
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/minh-hanh-lai-gay-bao-du-luan-voi-trang-phuc-vna-223847.html
http://ven.vn/designer-minh-hanh-wins-thailands-fashion-award-13640.html https://tuoitre.vn/nha-thiet-ke-minh-hanh-trinh-lang-bo-suu-tap-tho-cam-tai-geneve-20170911133644598.htm
https://tuoitre.vn/nha-thiet-ke-minh-hanh.html
Lưu Lệ Hằng – Jane X. Luu
GS Lưu Lệ Hằng hoặc Jane X. Luu (1963- ) sinh tại Saigon, năm 1975 theo gia đình sang Mỹ định cư. Năm 1990 bà nhận bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts (MIT).
Năm 1991, bà được Hội Thiên văn Hoa Kỳ (American Astronomical Society) trao Giải Annie J. Cannon về Thiên văn học. Giải này được trao hàng năm cho phụ nữ sinh sống ở Bắc Mỹ, trong vòng 5 năm sau khi lấy bằng Tiến sĩ có đóng góp xuất chúng vào môn thiên văn học.
Năm 1992, bà cùng thầy hướng dẫn khám phá ra vật thể đầu tiên trong Vành đai Kuiper. Nhờ đó vào năm 2012 bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được trao Giải Kavli của Na Uy – được xem là Giải Nobel trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Cũng trong năm 2012, tại Hong Kong, Quỹ Shaw xướng danh bà là người nhận giải Shaw Thiên văn học do những đóng góp của bà trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh”.
Để ghi nhận công lao của bà trong việc khám phá ra hơn 30 tiểu hành tinh, Hiệp hội thiên văn Mỹ đặt tên bà cho tiểu hành tinh 5430 Luu.
https://asteroidday.org/page/jane-luu/
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/nhung-nha-thien-van-goc-viet-thanh-danh-tren-the-gioi-3531473.html
https://en.wikipedia.org/wiki/Jane_Luu
Ngô Thanh Hải
Ông Ngô Thanh Hải sinh năm 1947, từng là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đến định cư tại Canada vào năm 1975.
Ông có bằng Thạc sĩ Giáo dục của Đại học Ottawa và làm việc nhiều năm trong ngành giáo dục tại Ottawa.
Từ năm 2007 ông làm thẩm phán quốc tịch.
Ông được bổ nhiệm vào Thượng viện Canada nhiệm kỳ 2012-2022 đại diện cho vùng Ottawa, là người Canada gốc Việt đầu tiên và người Canada gốc châu Á thứ hai phục vụ tại Thượng viện Canada.
Thượng nghị sĩ Canada được bổ nhiệm bởi Toàn quyền Canada (đại diện của Nữ hoàng Anh, cũng là Nữ hoàng Canada) theo ý kiến của Thủ tướng.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Thanh_H%E1%BA%A3i
Nguyễn Trọng Hiền
TS Nguyễn Trọng Hiền sinh năm 1963 tại Đà Nẵng. Năm 1981, ông cùng gia đình sang Mỹ và nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Princeton với chuyên ngành nghiên cứu bức xạ nền vũ trụ, làm nghiên cứu hậu Tiến sĩ (postdoc) chuyên ngành Vật lý thiên văn ở đại học Chicago, rồi làm việc ở NASA.
Hiện ông là giám sát viên nhóm thiết bị thiên văn, chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu của Phân ban vật lý thiên văn, phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.
Năm 1992, ông bắt đầu công tác nghiên cứu khoa học ở Nam Cực.
Năm 1994 TS Nguyễn Trọng Hiền quay lại Nam Cực lần thứ hai và làm lãnh đạo khoa học Trạm Amundsen-Scott trong 1 năm.
Tháng 9/1994, TS Nguyễn Trọng Hiền cắm quốc kỳ Việt Nam ở Nam Cực, bên cạnh lá cờ của Mỹ, Anh, Đức…
Hiện nay, từ năm 2008, ông là trưởng nhóm nghiên cứu (supervisor) (khoảng 6 người) của JPL tại Trạm Amundsen-Scott.
Năm 2010, ông được mời về Việt Nam giảng dạy tại Đại học Sư phạm Huế, sau đó tham gia Gặp gỡ Việt Nam năm 2013, gây ấn tượng với nhiều sinh viên.
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/nhung-nha-thien-van-goc-viet-thanh-danh-tren-the-gioi-3531473.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%E1%BB%8Dng_Hi%E1%BB%81n
Phạm Hoàng Hộ
GS-TS Phạm Hoàng Hộ sinh năm 1929 tại An Bình, Cần Thơ, Giáo sư Thực thụ của Viện Đại học Sài Gòn. Ông nhận bằng Tiến sĩ Khoa học Sinh học năm 1961 tại Đại học Sorbonne.
Năm 1957, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc Hải học Viện Nha Trang.
Trong giai đoạn 1962-1963, ông là Khoa trưởng Đại học Sư phạm Sài Gòn. Sau đó, ông trở về với công tác giảng dạy tại Viện Đại học Sài Gòn.
Năm 1963, ông được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Giáo dục của Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1966-1970, ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Đại học Cần Thơ.
Đầu năm 1970, GS Phạm Hoàng Hộ trở về Sài Gòn, tiếp tục công trình giảng dạy và nghiên cứu thực vật đến năm 1984. Sau 30/4/1975, ông được giao chức Hiệu phó Đại học Khoa học nhưng không có vai trò gì. Ông không phải là đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói với ông, có việc ông không bao giờ được biết. Một thời gian sau, GS Phạm Hoàng Hộ trả lại chức hiệu phó.
Năm 1984, ông được chính phủ Pháp mời sang làm giáo sư thỉnh giảng, nhờ đó ông thực hiện được hoài bão của mình: nghiên cứu thêm bộ sưu tập thực vật Đông Dương, trong khi Sài Gòn cũng có một bộ sưu tập thực vật do người Pháp để lại nhưng vừa thiếu vừa bị hư hỏng do công tác bảo quản kém. Ông cật lực làm việc ròng rã suốt sáu năm ở Viện Bảo tàng Thiên nhiên Quốc gia (Muséum National d’Histoire Naturelle) thuộc hệ thống Đại học Sorbonne. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cho rằng hiếm có một nhà thực vật học, nhất là người Việt Nam, có cơ hội nghiên cứu tại Viện Bảo tàng này, chứa một bộ sưu tập thực vật phong phú vào bậc nhất thế giới, với 8 tới 10 triệu mẫu vật cây cỏ. Ít nhất cho Việt Nam, nó là kho tàng duy nhất, vì chứa hơn 10 ngàn loài thu được ở nước ta. Nhờ giai đoạn nghiên cứu này, ông bổ túc thêm cho bộ sách Cây cỏ Việt Nam được trên 3.000 loài.
Từ Pháp, ông sang Canada sinh sống và tại đây ông hoàn tất công trình nghiên cứu cây cỏ Việt Nam.
Ông là hội viên của
- Hội Thực vật học Pháp
- Hội Tảo học Quốc tế (International Phycological Society)
- Hội Viện trưởng Đại học Quốc tế (APU)
- Uỷ ban Thẩm định hậu quả chất Da cam tại Nam Việt Nam
- Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Hoa Kỳ.
Ông là tác giả của nhiều sách về thực vật học Việt Nam như:
- Rong Biển Việt Nam (1969)
- Tảo học (1972)
- Sinh học thực vật (tái bản lần thứ tư, 1973)
- Hiển hoa Bí tử (tái bản lần thứ nhì, 1975)
- Cây cỏ miền Nam Việt Nam (Illustrated flora of South Vietnam): Quyển I (1970) & Quyển II (1972)
- Cây cỏ có vị thuốc ở Việt Nam (1998)
Quan trọng nhất là bộ sách Cây cỏ Việt Nam / Illustrated flora of Vietnam gồm Quyển I, II và III (1999, Nhà Xuất bản Trẻ Tp HCM, cũng được đưa lên ebook để phổ cập).
Ông qua đời năm 2017 tại Montréal, Québec, Canada.
Theo GS-TS Nguyễn Văn Tuấn:
Đóng góp của GS Phạm Hoàng Hộ cho khoa học Việt Nam là rất lớn, nhưng tiếc rằng Nhà nước hiện nay chưa ghi nhận công trạng của ông một cách thích hợp. Nhưng có lẽ ông chẳng cần ghi nhận từ Nhà nước, vì thế giới khoa học chân chính ở trong và ngoài nước lúc nào cũng xem ông là một người Thầy mở đường cho khoa học thực vật Việt Nam.
Peter S. Ashton, Bullard Professor of Forestry Emeritus, Đại học Harvard:
Với những ghi chú bằng tiếng Anh, cùng với những nét minh họa tinh vi của hơn 10.500 chủng loại, bộ sách Cây cỏ Việt Nam / Illustrated Flora of Vietnam của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cung cấp cho giới độc giả tiếng Anh lần đầu tiên và cập nhật một tài liệu tham khảo thấu đáo mà chúng tôi ít biết đến. Công trình này sẽ đứng như một tượng đài của sự quyết tâm, cống hiến, và uyên bác với lòng can đảm của tác giả.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Ho%C3%A0ng_H%E1%BB%99 https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1304539849625529&set=a.421315651281291.98182.100002085805770&type=3&theater http://tuanvannguyen.blogspot.com/2017/02/gs-pham-hoang-ho-1931-2017.html
Nguyễn Phúc Bửu Hội
Nguyễn Phúc Bửu Hội (1915-1972), là giáo sư hóa học hữu cơ, quê ở Huế, định cư ở Pháp. Thân phụ của ông là cụ Ưng Úy (1889 – 1954), là cựu Thượng thư dưới thời Bảo Đại. Ưng Úy là con của tri huyện Hương Trà Nguyễn Phúc Hồng Thi và là cháu nội của Tuy Lý vương Miên Trinh. Vì vậy, ông Bửu Hội là chắt của Tuy Lý vương và là cháu 5 đời của vua Minh Mạng.
Lĩnh vực nghiên cứu của ông là tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là tổng hợp dược phẩm. Ông công bố nhiều công trình khoa học ở các tạp chí hóa học danh tiếng của thế giới. Ngoài ra ông còn nghiên cứu về ung thư và năng lượng hạt nhân.
Do có nhiều công lao trong nghiên cứu tổng hợp thuốc chữa bệnh ung thư, ông được Chính phủ Pháp tặng thưởng huân chương cao quý Bắc đẩu bội tinh hạng 3 (Commandeurs of the Légion d’honneur) cũng như nhiều huy chương, giải thưởng khác của Hà Lan, Mỹ, Pháp.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ph%C3%BAc_B%E1%BB%ADu_H%E1%BB%99i
Nguyễn Xuân Hùng
GS-TS Nguyễn Xuân Hùng sinh năm 1976, hiện là Giảng viên Khoa Xây dựng, Đại học Công nghệ Tp HCM (HUTECH), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành CIRTech trực thuộc Viện Công nghệ Cao HUTECH.
Ông tập trung vào phát triển các công cụ tính toán mạnh và mô phỏng trên máy tính, đang được ứng dụng vào lĩnh vực cơ kỹ thuật, cơ sinh học, vật liệu.
Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về thông tin tri thức, công bố ông nằm trong danh sách top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới ba năm liên tiếp, 2015- 2017.
Nguyễn Đăng Hưng
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng là nhà cơ học, đặc biệt ứng dụng vào kỹ thuật hàng không không gian.
Ông sinh năm 1941 tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mồ côi mẹ từ sớm, ý thức được hoàn cảnh khó khăn của mình, ông rất quyết tâm trên con đường học tập.
Năm 1966, ông tốt nghiệp Kỹ sư Vật lý Hàng không và Không gian tại Đại học Liège, Khoa Kỹ thuật Hàng không và Không gian (LTAS), Bỉ, rồi được giữ lại làm kỹ sư nghiên cứu ở đây.
Năm 1984, ông nhận bằng tiến sĩ đặc biệt (Agrégé de l’enseignement supérieur) tại LTAS.
Năm 1991, ông là Giáo sư Thực thụ, đồng thời là trưởng Bộ môn Cơ học Phá hủy của LTAS.
Ông là tác giả của hơn 20 cuốn sách, giáo trình, và hơn 200 công trình khoa học mà phần lớn số đó được đăng trong các tạp chí hàng đầu về cơ học tính toán.
Trên cương vị quản lý ông có nhiều đóng góp như:
- Sáng lập bộ môn cơ học phá hủy (LTAS-Fracture Mechanics) cho Đại học Liège (1985),
- Thực hiện hằng chục nghiên cứu công nghệ cao trong hợp đồng với các công ty tại châu Âu như: CMI (công nghệ cơ khí Cokerill), SAMTECH (Công nghệ phần mềm tính toán cơ học), SEP (Spatial Euroepan Propulsion), CARAT-DUCHATELET (chế tạo khung xe), AEROSPATIALE-Marignane (chế tạo máy bay lên thẳng), AEROSPATIALE (Toulouse), Framatome (Lò năng lượng hạch nhân)…
- Đề xướng và thực hiện 3 dự án cho cộng đồng các nước nói tiếng Pháp tài trợ (AUPELF&UREF) và 3 dự án cho Cơ quan hợp tác quốc tể (CGRI), Cộng đồng Bruxelles-Wallonie tài trợ.
- Thành viên nhóm CEE-AG2 (1993-1996) của Ủy ban châu Âu về thẩm định cấu trúc lò nguyên tử.
- Thành viên Hội đồng các chuyên gia (Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp) sáng lập “Viện Công nghệ Thông tin Hà Nội” (1992); hồi phục “Trường kỹ thuật Nam Vang” (1992); điều hành “Các chương trình đào tạo liên ngành tại Đông Dương “ (1994).
- Sáng lập viên và Điều phối viên chương trình cao học Bỉ & Việt EMMC để giúp Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo thạc sĩ về ngành “Tính toán cơ học trong xây dựng” (1995-2007).
- Đề xướng và điều phối viên chương trình cao học quốc tế EU-EMMD (Đại học Công nghệ Hà Nội, Đại học Marseille, Đại học Lulea và Đại học Liège) để đào tạo thạc sĩ châu Âu về ngành “Thiết kế và tính toán trong cơ học” (2001-2004).
Từ năm 2006, ông nghỉ hưu và là Giáo sư Danh dự của Đại học Liège.
Câu nói:
“Hiểu biết là cần thiết, nhưng trí tưởng tượng mới là yếu tố quyết định.”
“’Tôn sư trọng đạo’ là chữ hiếu của học trò, nhưng tôn thầy như thánh nhân, là chân lý và luôn luôn đúng thì giáo dục sẽ chỉ còn là một chiều.”
“Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn nặng tình trạng thầy đọc, trò chép. Tôi cho đây là hậu quả của một nền giáo dục bị chệch hướng, nền giáo dục không chủ tâm khai phóng trí tuệ học đường mà làm ngược lại, không khuyến khích sáng tạo, tinh thần phản biện, thói quen trao đổi thảo luận…”
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C4%83ng_H%C6%B0ng http://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/giac-mo-viet-cua-mot-giao-su-538376.html
http://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/ton-su-trong-dao-thay-la-thanh-nhan-thi-giao-duc-chi-co-mot-chieu-510934.html
Trần Văn Khê
Giáo sư – Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê (1921-2015) được xem là cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc Việt Nam
Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế Âm nhạc, UNESCO… Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
Giải thưởng:
- 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
- 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa, Canada.
- 1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO – CIM de la Musique).
- 1991: Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (Officier de l’Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l’Information du Gouvernement français).
- 1993: được phong Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Văn chương Nghệ thuật châu Âu.
- 1995: Giải thưởng quốc tế về Dân tộc nhạc học Koizumi Fumio (Nhật).
- 1999: Huân chương Lao động hạng nhất của Việt Nam. Cũng trong năm này ông được Đại học Moncton (Canada) trao bằng Tiến sĩ danh dự nhờ học vị và công trình nghiên cứu về âm nhạc học. Đồng thời, ông nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Bộ Giáo dục Pháp.
- 2011: Giải thưởng “Thành tựu trọn đời trong âm nhạc” do Ủy ban kết nghĩa của hai thành phố San Francisco và TP HCM trao tặng.
- 2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
- 2013: Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh.
Ông là thành viên danh dự suốt đời của Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO.
Giáo sư Khê quay về Việt Nam định cư từ năm 2003 ở tuổi 82.
Năm 2004, ông chuyển về nước hàng nghìn cuốn sách, những công trình nghiên cứu, băng video… Tất cả tư liệu được ông tích góp trong hàng chục năm nghiên cứu âm nhạc được đóng gói trong hơn 460 kiện hàng đi theo đường biển chở từ Pháp về Việt Nam. Khối lượng tư liệu này được lưu trữ tại Viện Bảo tàng Tp HCM. Tháng 10/2005, Ủy ban Nhân dân TP HCM bàn giao căn biệt thự nhỏ nằm trên đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh làm nơi lưu trú cho Giáo sư Khê. Ngôi nhà này còn là nơi lưu trữ toàn bộ hiện vật liên quan đến đời sống cá nhân và nghề nghiệp của ông.
Thế giới ngày nay biết rõ và tôn vinh âm nhạc Việt Nam qua bảy di sản văn hóa phi vật thể: nhạc Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan, đờn ca tài tử, hát ví dặm, trong đó có đóng góp của ông.
Theo di nguyện của Giáo sư Trần Văn Khê, toàn bộ số tiền phúng điếu sau tang lễ sẽ được tổng kết và dùng lập quỹ học bổng mang tên Giáo sư. Trong tương lai, ngôi nhà số 32 Huỳnh Đình Hai được kỳ vọng trở thành Trung tâm Trần Văn Khê chuyên về các loại hình văn hóa – nghệ thuật của miền Nam.
Ève-Mary Thaï Thi Lac
Ève-Mary Thaï Thi Lac (sinh năm 1972 tại Qui Nhơn), thường được viết là Thái Thị Lạc trong các báo tiếng Việt, được một gia đình người Québec xin nuôi từ lúc hai tuổi và cô được nuôi dưỡng tại một nông trại.
Cô tốt nghiệp đại học chuyên ngành tội phạm học và quan hệ chủng tộc.
Năm 2007, cô đắc cử dân biểu liên bang Canada, qua đó là người Canada gốc Việt đầu tiên đắc cử dân biểu Quốc hội Canada và cũng là người gốc Việt đầu tiên giữ chức vụ dân biểu cấp liên bang tại một quốc gia phương Tây.
Cô tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm 2008, nhưng thất cử trong cuộc bầu cử năm 2011.
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%88ve-Mary_Tha%C3%AF_Thi_Lac https://fr.wikipedia.org/wiki/%C3%88ve-Mary_Tha%C3%AF_Thi_Lac
Vũ Thành Long – Bruce Vu
Vũ Thành Long sinh năm 1962, thiếu thời học tại Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn, Vũng Tàu. Năm 1980 định cư tại Mỹ.
Năm 1987, ông nhận 2 bằng cử nhân kỹ thuật hàng không và kỹ thuật cơ khí, được tạm thời nhận vào làm việc tại Trung tâm NASA Ames, phía Bắc California. Đây là trung tâm nghiên cứu hàng đầu của NASA. Nhận thấy tầm hiểu biết của mình còn quá hạn hẹp, ông quyết định trở lại trường học thêm trình độ cao học, và một năm sau được chính thức mời về làm việc tại Trung tâm NASA Marshall ở Huntsville, tiểu bang Alabama. Đây là trung tâm chịu trách nhiệm chính về phần động cơ phản lực và từng đóng góp phần then chốt trong thời kỳ Apollo đổ bộ Mặt Trăng.
Về làm việc ở NASA Marshall được 2 năm, Long lại đi học tiếp lên tiến sĩ. Chỉ sau một năm ông vượt qua hết các kỳ thi sát hạch và trở về nhiệm sở cũ tại Marshall.
Mải mê làm việc, Vũ Thành Long quên khuấy chuyện hoàn tất luận án ở Đại học Bang Mississippi. Khi nhà trường nhắc nhở, ông mới nhớ ra! NASA liền chu cấp toàn bộ kinh phí và ông nhận bằng Tiến sĩ Kỹ thuật Không gian ngay trong năm 1999.
Tiếp đó, ông được đặc cách vào nhóm Fellowship do Giám đốc NASA sáng lập. Bản tin của NASA cho biết, đây là khoa học gia gốc Việt đầu tiên được vinh dự này. Ông giảng dạy 2 khóa (6 tháng) tại Trường đại học Alabama, 18 tháng còn lại được tự do đi làm cho Công ty Boeing và Trung tâm nghiên cứu của Lục quân Hoa Kỳ.
Sau đó, Trung tâm Kennedy nhận ông về làm việc vĩnh viễn, và ông phụ trách nghiên cứu một số đề tài dành cho dàn phóng phi thuyền không gian của NASA. Kế tiếp, ông chịu trách nhiệm chính trong các chế tạo hỗ trợ cho thế hệ phi thuyền tương lai.
Ông cũng là Giáo sư Kiêm nhiệm (Adjunct Professor) tại Viện Công nghệ Florida và ĐH Trung Florida.
https://thanhnien.vn/the-gioi/nguoi-viet-nam-chau/noi-mang-voi-khoa-hoc-gia-nasa-191331.html
https://www.nasa.gov/audience/foreducators/postsecondary/features/the-human-spin-off.html
Phan Thanh Sơn Nam
GS-TS Phan Thanh Sơn Nam là giáo sư trẻ nhất ở Việt Nam năm 2015 khi ông mới 36 tuổi. Tính đến tháng 4/2018, ông có 74 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI.
Ông hiện là Trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học Trường ĐH Bách khoa Tp HCM.
Đáng lưu ý, GS-TS Nam là đồng tác giả của công trình trên tạp chí Journal of Catalysis, nghiên cứu sử dụng vật liệu Cu-MOFs làm xúc tác cho phản ứng điều chế các hợp chất họ propargylamine theo con đường hoạt hóa trực tiếp liên kết C-H. Các hợp chất chứa cấu trúc propargylamine có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực hóa dược, hóa chất nông nghiệp, vật liệu chức năng. Đây là một trong chuỗi những bài báo thuần Việt nghiên cứu về khả năng ứng dụng vật liệu MOFs làm xúc tác của nhóm nghiên cứu này, được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam, do những nhà khoa học người Việt thực hiện.
Ông được Tạp chí Asian Scientist (Singapore) vinh danh trong số 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2018.
https://thanhnien.vn/giao-duc/chan-dung-2-nguoi-viet-vao-top-100-nha-khoa-hoc-chau-a-949154.html
Võ Quang Phương Oanh
GS Phương Oanh sinh năm 1945 ở Đà Lạt, tốt nghiệp Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn năm 1962.
Trong giai đoạn 1964-1975 chị dạy nhạc dân tộc tại Nhạc viện Quốc gia Sài Gòn.
Năm 1969, chị thành lập trường dạy nhạc Phượng Ca Dân ca Quốc Nhạc. Cùng với các nhạc sĩ như Phạm Duy và Nguyễn Đức Quang, chị mang âm nhạc dân tộc vào các trường trung học và đại học.
Từ năm 1976 chị tiếp tục hoạt động âm nhạc dân tộc tại Châu Âu, và đoàn Phượng Ca cũng sinh hoạt trở lại cho đến ngày nay, lan rộng thành những chi nhánh ở Bỉ, Na Uy và những vùng phụ cận Paris. Chị cùng các nhóm Phượng Ca đi trình diễn nhiều nơi, từ Tòa thánh Vatican đến Viện Bảo tàng Boston ở Hoa Kỳ, từ Novelles Orléans đến Trung Phi, Úc, Canada (có lúc vì sức khỏe yếu phải dùng xe lăn để tham dự đại hội)…
Là giáo sư quốc gia tốt nghiệp ở Strasbourg, Phương Oanh được ban giám đốc của các Nhạc viện quốc gia Pháp: Antony 9216 (Nam Paris) – Sevran, Villepinte 93 27 (Bắc Paris) lựa chọn vào vị trí giảng dạy nhạc Âm nhạc Truyền thống Việt Nam. Đàn tranh đang được dạy trong 3 nhạc viện này.
Năm 1980, Phượng Ca chính thức có giấy phép hoạt động với tên viện Âm nhạc Truyền thống Việt Nam tại Âu Châu cho đến bây giờ. Nhạc viện Phượng Ca Dân ca Quốc nhạc được chính phủ Pháp công nhận là trường nhạc dân tộc duy nhất tại Pháp với chương trình giảng dạy đàn tranh chính thức có trong Bộ Văn hóa Giáo dục.
Với gần 50 năm hoạt động nghệ thuật từ quốc nội đến hải ngoại, GS Phương Oanh đạt thành tựu trong nhiều lĩnh vực: giảng dạy, nghiên cứu, sau nhiều năm dầy công khảo cứu đã xuất bản bộ sách giáo khoa giảng dạy đàn tranh. Ngoài ra, giáo sư Phương Oanh còn sáng tác và phối nhạc cho nhóm, thiết lập các hình thức khác nhau của nghệ thuật biểu diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam, bao gồm các hình thức mới của dàn hợp xướng trong âm nhạc truyền thống.
Tuy đã quá tuổi nghỉ hưu nhiều năm nhưng người ta vẫn nhận được tin tức hoạt động của GS Phương Oanh đây đó.
Giải thưởng:
- 1988: Huân chương vàng Viện Hàn lâm Nghệ thuật Châu Á
- 1994: Huân chương Công trạng Hoa Kỳ
Trường Phượng Ca cũng cộng tác vô điều kiện trong các buổi hòa nhạc với chủ đề “Tình thương không biên giới” nhằm gây quỹ cứu trợ cho các nạn nhân chiến tranh Rwanda, Kosovo, tsunami ở Thái Lan, cũng như trợ giúp các cô nhi viện, và viện dưỡng lão ở Việt Nam.
www.vietmelody.org/images/baiphongvanGSPhuongOanh.pdf https://vietmusicfest2015.wordpress.com/performers/
https://phuongoanh.net/?p=6421
http://phuongoanh.net/?p=4059
Philipp Rösler
Bác sĩ Philipp Rösler sinh năm 1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên nay là Sóc Trăng, không rõ cha mẹ, không rõ họ tên gốc và được nuôi trong một viện mồ côi Công giáo do các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Portieux tại Sóc Trăng coi sóc. Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết mình đọc một bài báo trên tạp chí Spiegel miêu tả các sơ phải chăm đến hơn 3.000 trẻ, họ phải tự nghĩ ra tên và họ của ngần ấy đứa trẻ để điền vào các phiếu, vì vậy ông không biết bất cứ điều gì về cha mẹ ruột của mình. Cho đến năm 2006, ông không biết gì về nơi mình sinh ra, Khánh Hưng. Chỉ đến khi ông tham quan Dinh Thống Nhất ông mới biết đó là Sóc Trăng.
Khi được 9 tháng tuổi, vào tháng 11/1973 ông được đưa sang Tây Đức. Ở đây, ông được một cặp vợ chồng người Đức vốn đã có hai con gái nhận nuôi và đặt tên là Philipp Rösler. Cha nuôi ông là phi công trực thăng trong quân đội Đức. Trong khóa huấn luyện phi công trực thăng ở Mỹ, ông được quen biết một phi công Nam Việt Nam. Qua người này ông nghe được những đau thương trong chiến tranh và có nhiều trẻ em mồ côi. Từ việc này, ông quyết định nhận nuôi một trẻ mồ côi Việt Nam.
Ông trưởng thành tại Hamburg, Bückeburg và Hannover, nơi ông tốt nghiệp trường trung học Lutherschule với hạng A. Năm 2002, ông nhận bằng Bác sĩ Y khoa.
Từ năm 1992, Rösler trở thành một thành viên của Đảng Dân chủ Tự do (Freie Demokratische Partei-FDP.
Năm 2003 ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng kinh tế, lao động và giao thông vận tải kiêm nhiệm phó thủ hiến của bang Niedersachsen.
Năm 2009, Rösler làm Bộ trưởng Bộ Y tế Đức trong nội các của bà Angela Merkel, qua đó trở thành bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức vào thời điểm nhận chức vụ này, cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.
Năm 2011 ông được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) và trở thành Phó Thủ tướng Đức.
Năm 2013, Đảng FDP lần đầu tiên không đạt được mức rào cản 5 % toàn số phiếu để có thể có đại biểu trong Quốc hội liên bang và Rösler từ chức Chủ tịch Đảng. Ông tuyên bố chính thức từ bỏ hoạt động chính trị để tập trung vào trách nhiệm mới.
Ông và gia đình chuyển sang sống tại Genf, Thụy Sĩ. Năm 2014, Philipp Rösler trở thành Giám đốc quản lý của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Thụy Sĩ.
Câu nói:
Khi tôi bốn hay năm tuổi, ba tôi đặt tôi trước gương cùng ông ấy. Ông nói: “Hãy nhìn con, rồi nhìn ba – con với ba khác nhau. Nhưng dù cho điều gì xảy ra hay người ta nói gì thì ba vẫn là ba của con”.
Tôi đi bởi vì vợ tôi nói với tôi: “Chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra.” (Trả lời câu hỏi tại sao phải đợi đến năm 33 tuổi ông mới lần đầu tiên trở về Việt Nam.)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Philipp_R%C3%B6sler
https://tuoitre.vn/pho-thu-tuong-duc-toi-tung-mo-la-hoang-tu-viet-nam-447479.htm http://www.spiegel.de/international/world/interview-with-german-economy-minister-philipp-roesler-about-vietnam-a-855880.html
Phan Thị Kim Phúc
Bà Phan Thị Kim Phúc, sinh năm 1963, nổi tiếng với bức ảnh thời sự có tựa đề Em bé Napalm.
Kim Phúc và gia đình sống trong làng Trảng Bàng, Tây Ninh. Ngày 8 tháng 6 năm 1972, máy bay Nam Việt Nam dội bom xuống làng Trảng Bàng khi đang xảy ra giao tranh. Do nhầm lẫn, máy bay ném trúng vào phía trước Thánh thất Cao Đài nơi gia đình Phúc trú ẩn trước đó để lánh nạn. Kim Phúc và một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy tại Ngã Ba Trảng Bàng sau khi bị dội bom napalm. Cô bé bị bỏng nặng và cháy hết quần áo.
Nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn Associated Press ghi lại khoảnh khắc này khi Kim Phúc trong tình trạng khỏa thân đang chạy giữa những dân làng lánh nạn, binh sĩ, và các nhà báo nhiếp ảnh. Tấm ảnh trở nên một trong những hình tượng ám ảnh nhất của Chiến tranh Việt Nam. Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, Kim Phúc thuật lại rằng trong bức ảnh cô đang kêu la, “Nóng quá, nóng quá”. Ngay ngày hôm sau, tấm ảnh được đưa lên trang bìa của tờ The New York Times. Tác giả Nick Ut được trao Giải Pulitzer và bức ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.
Một cuốn phim do hai nhà báo nhiếp ảnh Alan Downes của ITN và Le Phuc Dinh của NBC trình bày những diễn biến trước và sau thời điểm tấm ảnh được chụp. Những phân đoạn của cuốn phim được đưa vào phim Hearts and Minds của đạo diễn Peter Davis được trao giải Oscar phim tư liệu năm 1974.
Nick Út đưa Kim Phúc và những đứa trẻ đang bị thương khác vào Bệnh viện Barksy ở Sài Gòn. Vết thương quá nặng nên người ta không tin là cô bé có thể sống sót. Tuy nhiên, sau 14 tháng điều trị tại bệnh viện và phải trải qua 17 cuộc phẫu thuật, Kim Phúc được về nhà. Nick Út tiếp tục viếng thăm cô cho đến khi ông rời Sài Gòn năm 1975.
Với vết bỏng độ 3 bao phủ hơn nửa cơ thể, chỉ có may mắn mới giúp cô bé sống sót. Sau 14 tháng chữa trị với 17 cuộc phẫu thuật, cô bé được ra viện và trở về ngôi làng nhỏ. Cũng may là Kim Phúc không bị bỏng ở mặt, nên khi mặc quần áo vào thì không ai nhìn thấy. Dẫu vậy, cô bé vẫn mang trong mình nỗi mặc cảm xấu xí tật nguyền. Thêm vào đó là các vết bỏng vẫn liên tục đau nhức hành hạ, và những chấn động tâm thần vẫn không ngừng dày vò, tác động đến tâm lý cô bé mới hơn 10 tuổi. Nhưng rồi cuộc sống cứ thế trôi. Những năm tháng nằm viện khiến cô bé mơ ước thành bác sỹ. Sau này, cô thi đậu vào một trường y và chuyển vào học ở Tp HCM.
Năm 1982, cô cải đạo từ Cao Đài sang Công giáo. Sau này kể lại, Kim Phúc cho rằng đó là một ngả rẽ quan trọng của đời mình. Chúa dạy cô cách tha thứ và rời bỏ hận thù, bài học khó nhất mà cô dần dần học được.
Nhưng cuộc đời không để cho cô sống bình lặng như thế. Cùng năm đó, một ký giả người Đức qua Việt Nam để tìm kiếm “cô bé trong bức hình”. Ông tìm thấy và viết một bài báo về cô. Cũng từ đó, các cơ quan báo đài trong nước bắt đầu tìm đến Kim Phúc. Cô trở thành biểu tượng tuyên truyền về “tội ác Đế quốc Mỹ”. Liên tục các buổi phỏng vấn, phóng sự, quay phim tài liệu làm cô gái quá chán ngán.
Kim Phúc theo học tại trường Y ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tướng Việt Nam biết được câu chuyện của cô và thu xếp cho cô đi du học tại Cuba năm 1986. Ở đây cô gặp người chồng tương lai, cũng là một sinh viên du học. Hai người sau đó xin định cư ở Canada.
Năm 1997, bà Kim Phúc thành lập Tổ chức Kim Phúc tại Hoa Kỳ với mục tiêu cung cấp sự trợ giúp y tế và tâm lý cho trẻ em nạn nhân chiến tranh. Về sau, có các tổ chức khác cũng được thành lập, cùng tên, và cùng dưới một tổ chức chính, Kim Phuc Foundation International.
Cũng trong năm 1997, Kim Phúc được mời làm Đại sứ Thiện chí của UNESCO.
Năm 2000, Kim Phúc và Nick Ut được Nữ hoàng Anh Elizabeth II han hỏi tại London.
Năm 2004, Kim Phúc được Đại học York ở Toronto, Ontario, trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự do những nỗ lực trợ giúp trẻ em nạn nhân chiến tranh trên khắp thế giới. Cùng năm này, bà cũng được tặng thưởng Huân chương Ontario (Order of Ontario), huân chương cao quý nhất của tỉnh Ontario, Canada.
Năm 2005, bà nhận bằng Tiến sĩ Danh dự về Luật tại Đại học Queen’s ở Kingston, Ontario.
Năm 2011, bà nhận bằng Tiến sĩ Danh dự về Luật tại Đại học Lethbridge, Alberta.
Câu nói:
“Phần lớn mọi người biết bức hình đó nhưng biết rất ít về cuộc đời tôi. Tôi rất biết ơn… tôi có thể chấp nhận bức hình đó là hình tượng của một bé gái đầy sức sống. Điều đó thúc đẩy tôi làm việc, cống hiến nhiều hơn cho hòa bình.”
“Bom napalm mạnh khủng khiếp. Nhưng đức tin, lòng khoan dung, và tình yêu thương còn mạnh mẽ hơn nhiều. Sẽ không có chiến tranh nếu mỗi người đều biết sống bằng tình yêu thương chân thật, niềm hy vọng, và lòng khoan dung. Bé gái trong bức ảnh đã làm được, còn bạn thì sao?”
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Th%E1%BB%8B_Kim_Ph%C3%BAc
https://www.pri.org/stories/2018-02-21/how-vietnam-wars-napalm-girl-found-hope-after-tragedy
http://allthatsinteresting.com/napalm-girl https://www.theguardian.com/media/2012/jun/02/girl-vietnam-napalm-photo-peace
Lê Thị Kim Phụng
Bà Lê Thị Kim Phụng sinh năm 1975, hiện là Phó chủ nhiệm khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách khoa Tp HCM.
Với nghiên cứu tập trung vào việc tạo ra nhiên liệu sinh học từ chất thải của ngành nông nghiệp như dầu hạt cao su, hạt cà phê hay hoa quả, bà giành giải thưởng khoa học ASEAN–Mỹ năm 2016, qua đó được tạp chí khoa học nổi tiếng Asian Scientist bình chọn là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á.
Nguyễn Thục Quyên
Cuộc đời của Nguyễn Thục Quyên được tóm gọn như sau: 21 tuổi đi Mỹ khi tiếng Anh rất kém, 31 tuổi đỗ tiến sĩ, 41 tuổi được phong giáo sư.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên sinh năm 1970 ở Buôn Ma Thuật (Đắk Lắk) trong một gia đình gồm 5 anh chị em. Năm 1991, cô cùng gia đình đến Mỹ định cư, bắt đầu cuộc sống với vốn tiếng Anh bằng… không. Cô quyết tâm học tiếng Anh thật nhanh bằng cách đăng ký vào ba trường trung học ở ba thành phố, đi học vào buổi sáng, chiều và tối.
Khi vào đại học, cô xin làm thêm trong thư viện của trường từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối vào các ngày trong tuần. Trong hai năm cuối đại học, Quyên xin làm ở một phòng thí nghiệm, công việc chính chỉ là rửa lọ, bình dùng để làm thí nghiệm.
Cô nhận bằng Tiến sĩ Lý-Hóa vào năm 2001 tại ĐH California-Los Angeles. Cũng trong năm này, cô đến nghiên cứu postdoc ở Đại học Columbia, New York.
Ba năm sau cô chuyển sang Đại học California-Santa Barbara và mất hơn hai năm xây dựng hai phòng thí nghiệm riêng. Sau 11 năm, cô có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu. Các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của cô là về dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện, LED, về pin năng lượng mặt trời bằng chất liệu nhựa dẫn điện…
Năm 2011, Nguyễn Thục Quyên được phong hàm Giáo sư khoa học, ĐH California-Santa Barbara. Cô cũng được mời làm Giáo sư Thỉnh giảng tại Viện Công nghệ Kyoto, Nhật Bản; Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore; Đại học King Abdulaziz, Saudi Arabia.
Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về thông tin tri thức, công bố cô nằm trong danh sách top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới liên tiếp hai năm 2015 và 2016.
Cô nhận một số giải thưởng như:
- Hai giải thưởng quốc tế cho những nhà khoa học trẻ tuổi: Graduate Student Award của Mỹ và Outstanding Innovative Research Award của Áo, cùng năm 2000
- Giải Plous Award, một trong hai giải thưởng uy tín nhất của trường Đại học California, Santa Barbara, 2008
- Giải thưởng nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, 2010
- Giải thưởng nghiên cứu khoa học Alexander von Humboldt-Foundation của Đức, 2015 .
Câu nói:
“Hãy tin vào bản thân mình, và khi bạn có ước mơ hãy biến nó thành sự thật, đừng để mọi người làm bạn thay đổi ý định đó. Và đặc biệt, đổ lỗi cho người khác sẽ không bao giờ giúp mình tiến lên được”.
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/nhung-nha-khoa-hoc-nu-goc-viet-thanh-danh-tren-the-gioi-3551544-p2.html
https://www.tienphong.vn/gioi-tre/doa-thuc-quyen-viet-no-tren-dat-my-108865.tpo https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%A5c_Quy%C3%AAn
Võ Quý
GS-TS Võ Quý (1929-2017) sinh tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, là nhà sinh học, đặc biệt chuyên nghiên cứu về chim (điểu học).

Khi còn nhỏ ông đã quan tâm đến chim chóc, và ở tuổi 12 có thể nhận dạng hầu hết các loài chim hiện diện xung quanh làng quê của ông.
Trong thời kháng chiến chống Pháp, ông theo học tại một viện nghiên cứu và đào tạo dành cho người Việt ở tỉnh Quảng Châu.
Về nước năm 1954, ông góp công vào việc hoàn thiện Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1956 (Đại học Quốc gia Hà Nội kể từ 1993). Ông theo đuổi chuyên ngành điểu loại học từ khi bắt đầu giảng dạy Động vật học tại Khoa Sinh học ở trường này.
Năm 1966, ông nhận bằng Tiến sĩ về Điểu học tại Đại học Moskva.
Ngoài Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông còn giảng dạy tại các trường khác như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh… Ngoài ra, ông còn được mời giảng bài tại Đại học Wisconsin và Đại học Berkley (Hoa Kỳ), Đại học Oxford (Anh)…
Là chuyên gia động vật học chuyên ngành điểu học, trong nhiều năm ông nghiên cứu các loài động vật ở Việt Nam và thiết lập Bảo tàng Động vật tại Đại học Hà Nội.
Ông đã cùng các đồng nghiệp, sinh viên lập hồ sơ cho 1.000 loài và phân loài chim ở Việt Nam. Từ đó, quyển sách Chim Việt Nam gồm hai tập của ông được xuất bản năm 1975 và 1981, là sách động vật đầu tiên do người Việt soạn thảo, mô tả 774 loài chim (1004 loài và phân loài), kể cả thông tin về sinh học, cũng mô tả loài mới: Gà lôi lam đuôi trắng, Vietnamese Pheasant (Lophura hatinhensis).
Ông thuyết phục thành công các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam, để chỉ định công viên quốc gia đầu tiên của Việt Nam năm 1962 ở Cúc Phương.

Kế tiếp là những khu bảo tồn khác trong đó ông có vai trò chủ chốt trong việc kết hợp chính quyền và cộng đồng địa phương cùng cộng tác trong bảo tồn thiên nhiên, mà ví dụ rõ ràng nhất là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim. Hàng nghìn con sếu đầu đỏ (Eastern Sarus Crane, Grus antigone) và những loài chim khác sống tại đây cho đến năm 1950, rồi dần dà biến mất vì chiến tranh. Qua những nỗ lực trồng lại thảm thực vật, xây bờ kè, tạo dựng đảo nhân tạo, quản lý thủy vực… Đến năm 1994, ông báo cáo trước Đại hội đồng Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature – IUCN) về công trình này, cho biết lần đầu tiên sau 50 năm sếu đầu đỏ trở lại “nhảy múa” ở Tràm Chim, có năm lên đến 1.000 cá thể. Qua sự cộng tác với các nhà khoa học môi trường ở Lào, Kampuchea, Trung Quốc và Thái Lan, loài sếu đầu đỏ có thể được bảo về để tự do bay qua lại và sinh sống ở các nước này.

Ông được cho là có công xác nhận một loài trĩ mới cho khoa học ở vùng Kẻ Gỗ (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Khi mới hơn 30 tuổi, GS Võ Quý phát hiện ra con trĩ lam Hà Tĩnh (người dân quen gọi là “gà lừng”), mà ông cho rằng đó là một loài mới chưa được các nhà khoa học thế giới biết đến. Năm 1965, Võ Quý cùng Võ Ngọc Quang công bố mô tả về loài này. Trong 10 năm, ông kiên trì nghiên cứu tiếp và tìm thêm tài liệu chứng minh, sau đó được Hội đồng Quốc tế Bảo vệ chim (International Committee for Bird Preservation – ICBP) ghi nhận đó là loài chim cần được bảo vệ, năm 1975 được đặt tên khoa học là Lophura hatinhensis (theo địa danh nơi phát hiện là Hà Tĩnh). Năm 1991, hai cặp chim trưởng thành được đưa về vườn thú Hà Nội, và bảy năm sau có 50 cá thể con cháu.
Năm 2006, Việt Nam phát hành bộ tem 5 loài gà hoang dã quý hiếm của Việt Nam trong đó có loài Gà lôi lam đuôi trắng do Võ Quý mô tả. Ảnh: theo trái qua phải và trên xuống dưới, tên tiếng Việt, tên tiếng Anh và tên khoa học:
- Gà lôi lam đuôi trắng, Vietnamese Pheasant (Lophura hatinhensis), loài nguy cấp
- Gà so cổ hung, Orange-necked Partridge (Arborophila davidi) , loài nguy cấp
- Gà lôi lam mào trắng, Edwards’s Pheasant (Lophura edwardsi) , loài nguy cấp
- Gà tiền mặt đỏ, Germain’s Peacock-pheasant (Polyplectron germaini)
- Trĩ sao, Crested Argus (Rheinardia ocellata).
Tuy rằng theo nghiên cứu được công bố năm 2012 về hình thái học và DNA, Gà lôi lam đuôi trắng được cho là cùng loài (conspecific) hoặc là loài đột biến (mutation) hoặc là loài lai gần (inbred) của Gà lôi lam mào trắng, việc phát hiện loài và mô tả loài nguy cấp và đặc hữu này ở miền Trung Việt Nam là một công lao đáng kể của ông Võ Quý.
Năm 1985, ông thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (Center for Natural Resources Management and Environmental Studies – CRES) tại Đại học Quốc gia Hà Nội, làm Giám đốc trong thời gian 1985-1995, sau đó làm Giám đốc Danh dự. Đây là một trong những tổ chức đầu tiên – có lẽ chính là tổ chức đầu tiên – làm cầu nối cho sự hợp tác quốc tế về bảo tồn môi trường. Cũng ở đây, ông lập một kế hoạch tổng thể nhằm tái tạo rừng, và được chính phủ đưa vào Chiến lược Bảo tồn Quốc gia. CRES dần dà phát triển thành Viện Tài nguyên và Môi trường, có thêm chương trình đào tạo tiến sĩ.
GS Võ Quý hoạt động không chỉ trong lĩnh vực sinh học nói chung và điểu học nói riêng. Ông nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về: Môi trường và đa dạng sinh học, bảo tồn động vật hoang dã với sự tham dự của cộng đồng địa phương, ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ (defoliant) do quân đội Mỹ sử dụng…
Ông là thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu hậu quả do việc sử dụng thuốc diệt cỏ trong chiến tranh. Năm 1971, ông cùng một nhóm các nhà khoa học đi khảo sát hậu quả của thuốc diệt cỏ ở vùng Bến Hải. Năm 1974, ông lại xin vào Nam lần nữa, dẫn theo một đoàn công tác gồm 10 người, ba tháng lặn lội dọc theo đường Trường Sơn. Trong chuyến khảo sát ấy, 300 thước phim 16 ly của GS Võ Quý ghi lại cảnh những cánh rừng rộng lớn với những cây cổ thụ nhiều người ôm bị chết khô vì chất độc da cam, quang cảnh hoang vắng, không một tiếng chim kêu, vượn hót.
Ông dùng vị thế của mình như là một trong những chuyên gia hàng đầu về bảo tồn môi trường để thuyết phục các nhà chính trị trong việc ban hành chính sách và kế hoạch. Theo phóng viên Mike Ives của tờ The New York Times có một thời gian làm việc ở Việt Nam, ảnh hưởng của GS Võ Quý đối với chính sách môi trường của Việt Nam một phần là do mối quan hệ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người sau này có nhiều phát biểu ý kiến về các vấn đề môi trường.

Ông cũng đóng góp vào việc soạn thảo những pháp quy quan trọng đầu tiên của Việt Nam:
- đồng sáng lập và Phó chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm hai Chương trình quốc gia về môi trường từ năm 1981 đến năm 1990.
- đứng đầu nhóm soạn thảo Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 (được thay thế bởi các bộ luật cùng tên năm 2005 và 2014).
- Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học, được chính thức ban hành năm 2007.
Ông cũng tham gia vào một số công việc soạn thảo báo cáo quốc gia, như tham gia Hội đồng Thẩm định Báo cáo diễn tiến môi trường Việt Nam 2005 – Đa dạng sinh học, với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) và hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Ông là người đứng đầu hoặc là người sáng lập và thành viên tích cực của nhiều tổ chức như:
- Tổng hội Các nhà sinh học Việt Nam.
- Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
- Hội Sinh thái học Việt Nam.
- Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
GS Võ Quý là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như:
- Hội đồng Thế giới về Khu Bảo tồn (World Commission of Protected areas – WCPA).
- Hội đồng về Bảo vệ loài nguy cấp (Species Survival Commission – SSC), trong đó ông là Trưởng nhóm Chuyên gia về Trâu Hoang dã Châu Á, đặc biệt là việc bảo tồn kouprey (Bos sauveli).
- Hội đồng Vườn quốc gia và Khu bảo tồn (Commission of National Parks and Protected Areas – CNPPA).
Trong nhiều năm ông cộng tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế về môi trường như Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (The World Wide Fund for Nature – WWF), Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme – UNEP) và Chương trình Con người và sinh quyển (Man and the Biosphere Programme – MAB)…
Khoảng một thập kỷ trước khi qua đời, GS Võ Quý đóng vai trò trung gian giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khi hai nước cùng thảo luận làm cách nào giải quyết vấn đề dioxin trong Chất Da cam. Các cuộc thảo luận tỏ ra phức tạp bởi vì từ trước vẫn có ý kiến cho rằng mối tương quan giữa phơi nhiễm dioxin và bệnh tật không được minh chứng một cách khoa học, tuy rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu tài trợ cho các dự án hỗ trợ những người mà phía Việt Nam gọi là “nạn nhân” Chất Da cam. Nhưng GS Võ Quý vẫn kiên nhẫn duy trì không khí hợp tác giữa hai bên khi ông tập trung vào việc thảo luận những tác động trên môi trường – thay vì con người – do chiến tranh gây ra. Bà Susan Hammond, giám đốc điều hành của Tổ chức War Legacies Project (WLP, Dự án về Di sản Chiến tranh), nói “Ông ấy thật sự có nhiều ảnh hưởng để hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau trong vấn đề đó, nhưng theo cách rất trầm lặng, hoàn toàn ở bên trong hậu trường – đó là tính cách Võ Quý”.
Giải thưởng và vinh danh:
- 1988: Huy chương vàng của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF), do thành tích bảo vệ động vật hoang dã và xây dựng khu bảo vệ thiên nhiên.
- 1992: bằng Danh dự Global 500 của Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (United Nations Environment Programme – UNEP). Tính đến ngày ông qua đời, ông là người Việt duy nhất nhận vinh danh này.
- 1994: Kỷ niệm chương John C. Phillips, phần thưởng cao nhất của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature – IUCN).
- 1994: Giải thưởng Bruno-Shubert hạng Nhất của Đức về bảo vệ môi trường sinh thái.
- 1995: Giải thưởng Pew Scholars về môi trường của Đại học Michigan, Mỹ, có giá trị USD 150.000. Ông dùng toàn bộ số tiền này cho việc xây dựng và quản lý vùng đệm cho các khu bảo tồn với sự tham gia của cộng đồng địa phương, đặc biệt là Khu Bảo tồn Kẽ Gỗ ở Hà Tĩnh.
- 1997: Huân chương Golden Ark, Hà Lan.
- 2003: là nhà khoa học Châu Á thứ hai nhận phần thưởng Hành tinh Xanh (Blue Planet Prize) do Ashahi Glass Foundation trao tặng. Trị giá giải thưởng là 50 triệu yen, tương đương 6 tỷ đồng Việt Nam (chia với một người Mỹ cùng đoạt giải). Đây là một giải thưởng quốc tế lớn về môi trường, được trao cho những cá nhân và tổ chức đã có thành tích nổi bật trong lĩnh vực này. GS Võ Quý được vinh danh vì “vai trò chủ chốt trong việc bảo tồn và tái tạo môi trường Việt Nam bị thiệt hại do chiến tranh, và khởi xướng những dự án bảo tồn dựa trên cộng đồng”. Ông dùng toàn bộ số tiền từ giải thưởng vào việc nghiên cứu và bồi dưỡng cán bộ ngành môi trường.
- 2008: Tạp chí Time bầu chọn ông là “Anh hùng về Môi trường” (Hero of the Environment in 2008) do những công việc về bảo tồn môi trường và khắc phục ảnh hưởng của dioxin.
- 2012: giải MIDORI về Đa dạng Sinh học trị giá 100.000 USD. GS Võ Quý được vinh danh do “có sáng kiến thu hút các cộng đồng nông thôn tham gia các chương trình bảo tồn và trồng rừng, nên ông được gọi đúng nghĩa là chả đẻ của phong trào bảo tồn môi trường Việt Nam”. Ông dùng toàn bộ số tiền vào việc đào tạo và nghiên cứu môi trường cũng như thực hiện bảo tồn.
Ông là tác giả và đồng tác giả của 16 quyển sách cùng 140 bài báo và báo cáo.
Các công trình của GS Võ Quý được tổng hợp trong cuốn sách Môi trường và đa dạng sinh học – Tuyển chọn các công trình nghiên cứu của GS. Võ Quý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 2 phần:
- Phần I: hơn 30 bài nghiên cứu theo chuỗi thời gian, thể hiện diễn biến của vấn đề môi trường ở Việt Nam.
- Phần II: hơn 300 bài báo của các tác giả trong nước và quốc tế viết về GS Võ Quý, miêu tả những công trình góp phần giải quyết những vấn để về môi trường của đất nước và phần nào của cả thế giới.
Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), tổ chức phi chính phủ nhận được sự cố vấn và hỗ trợ tinh thần của GS Võ Quý từ ngày thành lập, gọi ông là “cây đại thụ của giới bảo tồn thiên nhiên” và nhận định “sự ra đi của GS Võ Quý là một mất mát to lớn đối với giới bảo tồn Việt Nam, cũng như cộng đồng nghiên cứu khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế”.
Khi được biết GS Võ Quý qua đời, tờ The New York Times đăng bài ai điếu với tựa đề nhắc lại cụm từ gọi ông là “Cha đẻ của ngành bảo tồn môi trường ở Việt Nam”.
Tạp chí Diplomat cũng có bài viết vĩnh biệt, nhắc lại cách gọi ông là “Anh hùng của Việt Nam về Môi trường” (Vietnam’s Hero of the Environment).
David Hulse, Giám đốc điều hành WWF ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-1999, phát biểu về Võ Quý: “Bạn có thể gọi ông ấy thực sự là cha đẻ của ngành bảo tồn ở Việt Nam.”

Theo bài Chuyện về ông già nghiên cứu dioxin bằng chim:
… khi tôi hỏi ông “Ngày ấy khó khăn thế, không phương tiện, không thiết bị, bác nghiên cứu điôxin bằng cách nào ạ?” Ông trả lời rất nhanh “Tôi nghiên cứu bằng chim” … Câu chuyện của ông hoàn toàn nghiêm túc. Ông bảo “Đất lành chim đậu”.
Yêu mến chim từ thuở nhỏ, sau này nghiên cứu sâu về chim, ông hiểu hết thảy nơi nào có con chim gì, loài chim ấy nó di cư, làm tổ ra sao, chim quan trọng như thế nào trong chuỗi sự sống. Thời buổi bom đạn, ai nấy gặp ông đều lấy làm lạ, một người đàn ông nhỏ thó lang thang trên chiến trường bị rải đầy chất độc, vậy mà tay lăm lăm cuốn sổ với cái ống nhòm để tìm chim. Họ đâu biết, những dữ liệu thu thập về sự thay đổi cơ cấu các loài chim hay sự biến mất của chúng đã giúp ông “giải mã” dần dần sự hủy diệt của chất độc điôxin đối với sự sống tự nhiên.
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_Qu%C3%BD https://www.thiennhien.net/2009/12/30/chuyen-ve-ong-gia-nghien-cuu-dioxin-bang-chim/ http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=M%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-v%C3%A0-%C4%91a-d%E1%BA%A1ng-sinh-h%E1%BB%8Dc-46140 http://hus.vnu.edu.vn/60y/nhanvat/gs-v%C3%B5-qu%C3%BD http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/gs-vo-quy-nha-bao-ton-thien-nhien-hang-dau-vn-da-qua-doi-351457.html
https://www.nytimes.com/2017/01/11/world/asia/vietnam-vo-quy-dead.html
http://www.nature.org.vn/en/about/introduction/history/
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhung-dieu-chua-biet-ve-gs-vo-quy-nha-dieu-hoc-nguoi-ban-cua-thien-nhien-20170115235902705.htm
https://baomoi.com/nho-giao-su-vo-quy-cay-dai-thu-cua-gioi-bao-ton-thien-nhien/c/21323752.epi
https://www.aeon.info/ef/midoripress/profile/vo_quy.html https://thediplomat.com/2017/01/farewell-to-vo-quy-vietnams-hero-of-the-environment/
Nguyễn Quang Riệu
GS-TS Nguyễn Quang Riệu (1932- ) sinh tại Hải Phòng, là giáo sư, tiến sĩ tại Đại học Sorbonne, giám đốc nghiên cứu tại Đài thiên văn Paris, và Giám đốc Nghiên cứu Danh dự của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS).
GS-TS Nguyễn Quang Riệu là một trong số rất ít nhà khoa học gốc Việt trên thế giới không ngại dấn thân và đạt được những thành công trong ngành thiên văn học, một ngành khoa học vẫn còn non trẻ và ít có điều kiện phát triển tại Việt Nam. Ông đã công bố trên 150 bài báo khoa học về vật lý thiên văn trên các tạp chí nổi tiếng.
Năm 1973, giáo sư Riệu nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp sau khi phát hiện và xác định chính xác vị trí xảy ra vụ nổ trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus X3).
Đàm Thanh Sơn
Đàm Thanh Sơn (1969- ) được xem là thần đồng khi mới học Lớp 2 đã có thể giải toán Lớp 10, và được Sở GD-ĐT đặc cách riêng về môn toán, cho học lên năm cuối cấp hai.
Năm 1984, ở tuổi 15 lần đầu dự Olympiad toán quốc tế, Đàm Thanh Sơn đoạt ngay huy chương vàng với số điểm tối đa 42/42.
Ông nhận bằng Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Tổng hợp Lomonosov danh tiếng của Nga năm 24 tuổi, rồi nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Đại học Washington, Bang Seatle (1995-1997) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) (1997-1999).
Trong giai đoạn 1999-2002, ông được bổ làm giảng viên chính thức của Đại học Columbia, đồng thời là học giả (fellow) ở Trung tâm Nghiên cứu RIKEN-BNL, Phòng Thí nghiệm Quốc gia Bookhaven (BNL).
Từ năm 2012, ông là Giáo sư Đại học (University Professor) tại Đại học Chicago. Ông chuyên nghiên cứu về vật lý lý thuyết, chủ yếu là vật lý phần tử cơ bản, vật lý hạt nhân và các ứng dung của lý thuyết dây.
Đầu năm 2005, Đàm Thanh Sơn cùng các cộng sự là P. K. Kovtun (Đại học California, Mỹ) và A.O. Starinets (Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter, Canada) công bố một công trình mới về mô hình lỗ đen lỏng trong không gian–thời gian 10 chiều trên tạp chí vật lý hàng đầu thế giới Physical Review Letters. Ngay lập tức khám phá mới này gây tiếng vang trong giới bác học chuyên sâu.
Các tạp chí thông tin khoa học có ảnh hưởng rộng như New Scientist (tháng 4-2005), Physics Today (tháng 5-2005) đều có bài viết về công trình này, một khám phá lý thuyết mà nếu được thực nghiệm hoàn toàn xác nhận sẽ là một định luật mới phổ quát của vật lý.
Tờ New Scientist đăng bài của Jenny Hogan nhan đề Exotic blackholes spawn new universal law (Những lỗ đen ngoại lai dẫn tới quy luật mới phổ quát). Sở dĩ tác giả dùng từ exotic (ngoại lai) là vì đây chưa hẳn là lỗ đen với những thuộc tính đã quan sát được trong thực tại vật lý, mà chỉ là một “lỗ đen” được nhóm Đàm Thanh Sơn mô hình hóa bằng lý thuyết dây (string theory) trong không gian–thời gian 10 chiều nhằm mô tả một chất lỏng tương tác mạnh, chất lỏng quarkgluon tồn tại trong không gian–thời gian bốn chiều quen thuộc. Như vậy, “lỗ đen” ở đây chỉ là một công cụ toán học dùng trong tính toán.
Sử dụng lý thuyết dây trong không gian–thời gian 10 chiều, nhóm Đàm Thanh Sơn tính toán được rằng vật chất do RHIC tạo ra đúng là một chất lỏng gần như lý tưởng có tỷ số độ nhớt với mật độ entropy là một hằng số liên quan với các hằng số cơ bản trong thế giới lượng tử như hằng số Planck, hằng số Boltzman.
Năm 2014, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, và của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.
Năm 2018, ông nhận Huy chương Dirac của Trung tâm Quốc tế về Vật lý Lý thuyết.
Giới khoa học vật lý Việt Nam đang hy vọng Giải Nobel về Vật lý sẽ được trao cho GS Đàm Thanh Sơn.
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0m_Thanh_S%C6%A1n
http://khoahoc.tv/nguoi-viet-thanh-danh-trong-linh-vuc-vat-ly-6743
http://atlantic.edu.vn/dam-thanh-son-giao-su-dac-biet-cua-dh-chicago-5243/
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dam-thanh-son-hi-vong-giai-nobel-cua-nguoi-viet-84222.html
Đặng Thái Sơn
Đặng Thái Sơn sinh năm 1958 tại Hà Nội trong gia đình có truyền thống nghệ thuật: cha là nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng còn mẹ là nghệ sĩ dương cầm Thái Thị Liên, một trong những người sáng lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Từ bé, Đặng Thái Sơn học piano với mẹ.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết “Tôi nghĩ mình đến với âm nhạc của Chopin như thuận theo số trời. Mẹ tôi cũng là người rất thích nhạc của Chopin. Khi còn đi sơ tán, vào những đêm yên tĩnh, trong bóng tối, mẹ tôi chơi đàn dưới ngọn đèn dầu những tác phẩm nhỏ như Mazurka, Nocturne của Chopin. Tôi nghe và yêu thích Chopin từ đấy.”
Năm 1965, ông bắt đầu học nhạc tại Nhạc viện Hà Nội.
Năm 1976, Đặng Thái Sơn được nhận vào học tại Nhạc viện Quốc gia Tchaikovsky ở Moskva.
Tại cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin lần thứ X (1980), ông là người châu Á đầu tiên đoạt giải nhất.
Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovky năm 1983, ông nhận lời mời sang giảng dạy tại Nhạc viện Kunitachi tại Tokyo, Nhật Bản.
Từ đó, ông trình diễn hầu như ở tất cả các phòng hòa nhạc nổi tiếng như Lincoln Center (New York), Jordan Hall (Boston), Barbican Centre (Luân Đôn), Salle Pleyel (Paris), Herkulessaal (München), Musikverein (Wien), Concertgebouw (Amsterdam), Opera House Sydney (Sydney) và Suntory Hall (Tokyo). Ông tham gia các dàn nhạc lớn như Orchestre Symphonique de Montréal, BBC Philharmonic, Praha Symphony Orchestra, Moskva Philharmonic Orchestra cũng như Virtuosi of Moscow, Wiener KammerOrchester, Orkiestra Filharmonii Narodowej w Warszawie và Sydney Symphony… và thu âm tại Deutsche Grammophon, Melodia, Polskie Nagrania, CBS Sony và các hãng thu nhạc nổi tiếng khác.
Từ 1980, hầu như năm nào ông cũng diễn ở Việt Nam; chỉ có khoảng thời gian từ 1987-1993 là bị gián đoạn. Một dấu ấn khá quan trọng trong những lần về đó là năm 1980, khi ông diễn 10 buổi liên tiếp tại Nhà hát Lớn Hà Nội do nhạc trưởng Trọng Bằng chỉ huy ngay sau khi được giải trở về. Đó có thể xem như một sự kiện lịch sử. Rồi sau 6 năm gián đoạn, trở lại Việt Nam diễn từ 1993 cũng là một dấu mốc quan trọng nhiều ý nghĩa đối với ông.
Năm 1991, ông định cư tại Montréal, Canada và dạy ở Đại học Montréal.
Năm 1999, Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ piano duy nhất không phải là người Ba Lan được mời đến dự buổi hòa nhạc nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của Frédéric Chopin. Từng là giám khảo trong nhiều cuộc thi âm nhạc, nhưng Đặng Thái Sơn cũng chính là người Á Đông đầu tiên được chọn vào ban giám khảo Concours Chopin năm 2005.
Những bài trình diễn của ông thường là những bài nhạc dương cầm của Frédéric Chopin, hay là của những nhạc sĩ trường phái lãng mạn và ấn tượng, cũng như những bài nhạc hòa tấu dương cầm của hầu như tất cả những nhà soạn nhạc nổi tiếng: Beethoven, Chopin, Schumann, Grieg, Mozart, Rachmaninov…
Tại Gala kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Chopin tháng 3 năm 2010, Đặng Thái Sơn là một trong 3 nghệ sĩ toàn cầu được chọn để biểu diễn (cùng Lý Vân Địch người Trung Quốc và Garrick Ohlsson người Mỹ).
Ông còn tham gia nhiều hoạt động tại Nga và Việt Nam: quyên góp tiền để ủng hộ xây dựng lại Nhạc viện Tchaikovsky vì bị hỏa hoạn; cùng một nhóm bạn người Nhật thành lập một quỹ từ thiện chủ yếu giúp đỡ Nhạc viện Hà Nội; cũng từ quỹ từ thiện này, Đặng Thái Sơn kêu gọi Chính phủ Nhật hỗ trợ sách nhạc, đàn,… cho một số trường tại Việt Nam. Hàng năm, ông thường về Việt Nam để tham gia vào các buổi hòa nhạc lớn.
Câu nói: “Điều khiến tôi cảm thấy hài lòng, đó là khi những mong muốn của mình được thực hiện trong đêm diễn, đó là khả năng bộc lộ bản thân của tôi đến đâu.”
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Th%C3%A1i_S%C6%A1n https://thethaovanhoa.vn/bong-da/tro-chuyen-voi-dang-thai-son-ky-2-toi-hieu-noi-dau-cua-chopin-n20100715145904623.htm
https://thethaovanhoa.vn/bong-da/tro-chuyen-voi-dang-thai-son-ky-cuoi-nhung-ky-niem-tho-au-va-ha-noi-n20100717104342743.htm
https://thethaovanhoa.vn/bong-da/nsnd-dang-thai-son-nguoi-ta-cu-tuong-minh-mo-mong-n20130122151035910.htm
Nguyễn Sum
PGS-TS Nguyễn Sum là giảng viên môn toán Trường ĐH Quy Nhơn.
Ông được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu cho công trình trong lĩnh vực toán học: “Nguyễn Sum, 2015. On the Peterson hit problem, Advances in Mathematics, Vol. 274, 432-489”. Đây là một công trình khoa học đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực tô pô đại số, giải quyết được một trường hợp đặc biệt (k=4) của giả thuyết “hit” do nhà toán học người Mỹ Frank Peterson đề xuất cách đây 30 năm. Đây là một bước tiến mới trong việc giải quyết giả thuyết Peterson kể từ năm 1990.
Bài báo dài 57 trang này được công bố năm 2015 trên một trong những tạp chí toán học hàng đầu thế giới. Điều đặc biệt là công trình được thực hiện hoàn toàn trong nước bởi tác giả duy nhất là PGS-TS Nguyễn Sum.
PGS Sum cho biết riêng về lĩnh vực nghiên cứu này ông có 10 bài báo khoa học quốc tế được công bố (trong đó 7 bài thuộc danh mục ISI và có tới 8 bài ông là tác giả duy nhất). Để có được bài báo công bố trên tạp chí Advances in Mathematics vào năm 2015, trước đó ông đã có 10 năm nghiên cứu.
Ông được Tạp chí Asian Scientist (Singapore) vinh danh trong số 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2018.
Vicky Thảo Nguyễn
Sinh năm 1976 tại Việt Nam, Vicky Thảo Nguyễn tới Mỹ định cư năm 1986, tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Stanford năm 2004. Cô có nhiều năm nghiên cứu tại Sandia National Laboratories, miền Bắc California, và được mời nghiên cứu tại Viện Công nghệ Cơ khí Max Planck tại Ðức.
TS Thảo Nguyễn hiện là Phó Giáo sư (Associate Professor) Đại học John Hopkins, bang Maryland. Năm 2009, cô nhận giải thưởng cao quý từ Chính phủ Mỹ dành cho nhà khoa học trẻ.
TS Thảo Nguyễn chuyên nghiên cứu ngành cơ khí sinh học (biomechanics), như độ bền và độ dẻo của các loại nhựa polymer, sự phát triển và hình thành của những tế bào sinh học cũng như tái tạo các mô. Cô còn nghiên cứu về sự phát triển và hình thành các cơ chế tiềm ẩn trong não bộ và hệ thần kinh trung ương, cũng như tái tạo các mô sau khi bị chấn thương.
Lê Văn Thiêm
GS-TSKH Lê Văn Thiêm (1918-1991) quê quán ở xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1937 thi đỗ tú tài phần thứ nhất, 1939 thi đỗ thứ nhì trong kỳ thi kết thúc lớp P.C.B, nhờ vậy được cấp học bổng sang Pháp du học.
Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ ở Đức năm 1944 về Giải tích phức, Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm Giáo sư Toán học và Cơ học tại Đại học Tổng hợp Zuyrich (Thụy Sĩ, 1949).
Ông là một tài năng toán học xuất sắc, có công lớn trong việc xây dựng và phát triển ngành toán học Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên giải được Bài toán ngược của Lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.
Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, GS Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam: Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964); Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966); Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thông vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh (1966 – 1967).
Sau khi Viện Toán học được thành lập, GS nhận thấy cần ứng dụng hàm biến phức sang các lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt… Nhiều vấn đề lớn của đất nước như: Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn; Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An,… được GS và những người cộng tác như: Ngô Văn Lược, Hoàng Đình Dung, Lê Văn Thành, … nghiên cứu giải quyết. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng, Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được đưa vào cuốn sách chuyên khảo The theory of groundwater movement (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện sĩ người Nga P.Ya. Polubarinova Kochina, xuất bản ở Matxcơva năm 1977.
Ông là Hiệu trưởng của hai trường Đại học Khoa học cơ bản, Sư phạm Cao cấp (1950–1954), Giám đốc Đại học Khoa học Hà Nội (1954–1956), Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956–1970), Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học (1970 – 1980).
Ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996) về Cụm công trình nghiên cứu cơ bản của toán học lý thuyết và những bài toán ứng dụng (1960-1970).
http://www.vast.ac.vn/gioi-thieu-chung/cac-nha-khoa-hoc-cua-vien
Trần Văn Thọ
GS-TS Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.
Ông sinh năm 1949 tại Quảng Nam, năm 1967 sang Nhật Bản du học.
Ông nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế Đại học Hitotsubashi, Tokyo. Ở lại Nhật, ông vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, sau đó làm phó giáo sư, rồi giáo sư Đại học Obirin (Tokyo).
Từ năm 2000 đến nay, ông là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Waseda (Tokyo).

Năm 1990, lần đầu tiên có ba người nước ngoài được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật, ông là một trong ba người đó. Ông ở cương vị này trong gần 10 năm, qua nhiều đời Thủ tướng Nhật.
Ông tham gia cộng tác trong các Tổ Tư vấn cải cách kinh tế hoặc trong Ban Nghiên cứu chính sách của các thủ tướng Việt Nam như Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Ông là sáng lập viên Trung tâm kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra ông còn là cầu nối giao lưu giữa sinh viên Nhật Bản – Việt Nam và là cây bút quen thuộc trên các báo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tia Sáng…
Ngoài các đóng góp về tư duy kinh tế, thời gian gần đây ông cũng có các đóng góp về các lĩnh vực khác của xã hội như giáo dục Việt Nam dựa vào các kinh nghiệm về giáo dục ở Nhật Bản mà ông có được.
Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ định ông là một trong 16 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
Năm 2018, Giáo sư Trần Văn Thọ nhận Huân chương Thụy Bảo Tia Vàng với hình Hoa Hồng của Nhật. Ông Trần Văn Thọ được trao giải thưởng này vì đã giúp thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam cũng như tăng cường hiểu biết đối với Nhật Bản.
Sau buổi lễ, GS Trần Văn Thọ và phu nhân tới yết kiến Nhật Hoàng tại Hoàng cung.
Huân chương Thụy Bảo được trao từ năm 1888, là tặng thưởng của Nhật hoàng dành cho những cá nhân nước ngoài có đóng góp vào sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản và đóng góp cho sự phát triển quan hệ giữa Nhật Bản với quốc gia của người được trao huân chương.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Th%E1%BB%8D https://tuoitre.vn/giao-su-tran-van-tho-nhan-huan-chuong-thuy-bao-tia-vang-cua-nhat-20180511170952136.htm
Huỳnh Sanh Thông
Huỳnh Sanh Thông (1926-2008) là học giả chuyên môn về văn học Việt Nam. Ông là giáo sư Đại học Yale từ thập niên 1970 đến thập niên 1990.
Ông sinh tại Hóc Môn, theo học ở trường Pétrus Ký rồi đi Hoa Kỳ năm 1948 sau khi bị người Pháp bắt giam một năm vì hoạt động chống Pháp. Ông tốt nghiệp ngành kinh tế học ở Đại học Ohio (Ohio University) năm 1951 rồi làm giảng viên Việt ngữ ở Viện Ngoại vụ (Foreign Service Institute) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, D.C. Năm 1957 ông chuyển sang dạy văn chương Việt Nam ở Đại học Yale cho đến năm 1972. Cũng trong thời gian này ông soạn một số sách dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh.
Vào thập niên 1960 ông về Việt Nam làm việc cho Việt Tấn xã của Việt Nam Cộng hòa nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông lại sang Mỹ.
Từ đầu thập niên 1980, ông có nhiều nỗ lực trong việc sưu tầm sáng tác của các tác giả gốc Việt.
Nếu Đại học Cornell có được một kho tàng báo sinh viên, học sinh ấn hành tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 thì Văn khố Việt Nam tại Đại học Yale là nơi lưu trữ nhiều ấn phẩm của sinh viên Việt xuất bản tại Hoa Kỳ trong những năm đầu định cư kể từ tháng 4-1975.
GS Huỳnh Sanh Thông được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm The Tale of Kieu, tức là bản Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du dịch ra Anh ngữ. Tác phẩm này được Đại học Yale cho ra mắt từ năm 1973 Bản dịch này sau ông hiệu đính lại và được Đại học Yale tái xuất bản dưới dạng song ngữ Anh-Việt vào năm 1987 (GoodReads rating: 4.2).
Hai tác phẩm khác của ông cũng rất có tiếng là An anthology of Vietnamese poems: From the Eleventh through the Twenthieth Centuries (Tuyển tập thi văn Việt Nam: Thế kỷ 11 đến thế kỷ 20) và Flowers from hell (Hoa địa ngục), tức tập thơ của Nguyễn Chí Thiện. Các tác phẩm này cũng do Đại học Yale xuất bản.
Ngoài ra ông là người sáng lập bộ sách Lac-Viet và tạp chí Vietnam Forum (Diễn đàn Việt Nam). Tạp chí này ra được 16 số từ năm 1983 đến năm 1997. Qua đó ông giới thiệu đến độc giả nói tiếng Anh nhiều nét đa dạng của văn hóa Việt Nam như 9 bài thơ tình của Xuân Diệu, Chuyện hai con vịt của Nguyễn Ngọc Ngạn, Hai chữ nước nhà của Á Nam, tiểu thuyết Đại học máu của Hà Thúc Sinh…
Riêng bộ sách Lac-Viet có nhiều bài biên khảo và dịch thuật các bản văn cổ kim như The song of a soldier’s wife tức Chinh phụ ngâm khúc và The quarrel of the six beasts tức Lục súc tranh công.
Ông cũng dịch một số sáng tác của Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Ngọc Ngạn, Nhật Tiến, Võ Kỳ Điền….
GS Huỳnh Sanh Thông còn là Giám đốc Yale Southeast Asian Refugee Project (Dự án của Đại học Yale về người tỵ nạn Đông nam Á) từ năm 1981 đến 1990.
Là một dịch giả uyên bác, GS Huỳnh Sanh Thông nhận được những giải thưởng văn chương cao quý như “Harry J. Benda Prize in Southeast Asia Studies” vào năm 1981 và “MacArthur Fellowship” vào năm 1987, với ngân quỹ nhiều trăm nghìn USD để ông không phải lo nhiều về tài chính trong cuộc sống mà dành toàn thời gian cho việc biên soạn và dịch thuật mà kết quả là những tác phẩm của ông để lại cho hậu thế.
Bùi Văn Phú kể về ông: Có một điều tôi biết về Giáo sư Huỳnh Sanh Thông là ông sống rất giản dị, mộc mạc, và trong mấy ngày tôi thăm Văn khố Việt Nam, không thấy ông không lái xe mà đưa đón tôi bằng những chuyến xe buýt công cộng.
GS Huỳnh Sanh Thông từ trần ở New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ.
Một số tác phẩm:
- Introduction to spoken Vietnamese, American Learned Societies xuất bản năm 1957 (cùng soạn với Robert B. Jones)
- Từ-điển Việt-Anh, Center for Applied Linguistics xuất bản năm 1968
- The tale of Kieu, Random House xuất bản năm 1972
- Spoken Vietnamese, Spoken Languages Services xuất bản năm 1979 (cùng soạn với Robert B. Jones)
- The heritage of Vietnamese poetry, Yale University Press xuất bản năm 1979, dịch một số bài thơ của Hồ Xuân Hương
- Flowers from hell, Yale University Press xuất bản năm 1984
- An anthology of Vietnamese poems: from the Eleventh through the Twentieth Centuries, Yale University Press xuất bản năm 1996
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_Sanh_Th%C3%B4ng http://www.bbc.com/vietnamese/culture/story/2008/11/081123_huynh_sanh_thong.shtml
Trịnh Xuân Thuận
GS-TS Trịnh Xuân Thuận (1948- ) là nhà vật lý thiên văn, đồng thời là nhà văn đã viết nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của bản thân trong mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động vì môi trường và hòa bình.
Ông sinh tại phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), sau đó theo gia đình vào Tp HCM. Ông theo học Trường Trung học Yersin ở Đà Lạt và Trung học Jean-Jacques Rousseau ở Saigon. Nhờ nền giáo dục này mà nhiều năm sau ông có thể viết được nhiều quyển sách bằng Pháp văn về vật lý thiên văn và vũ trụ học được đánh giá cao về tính chính xác khoa học lẫn giá trị văn học.
Năm 1966, ông sang Thụy Sỹ học ngành vật lý. Một năm sau, ông nhận được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ.
Ông học tại Viện Công nghệ California từ năm 1967 tới 1970, rồi học ở Đại học Princeton từ năm 1970 tới 1974, rồi nghiên cứu lấy bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên văn tại Đại học Princeton dưới sự hướng dẫn của Lyman Spitzer, cha đẻ của kính viễn vọng không gian Hubble,
Ông giảng dạy vật lý thiên văn tại Đại học Virginia từ năm 1976 tới nay. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Paris VII (Université Paris VII – Diderot).
Giáo sư Thuận còn làm việc cho Đài Thiên văn Paris-Meudon và Viện Vật lý thiên văn Paris. Ông là một trong những người sáng lập Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo quốc tế (International Society for Science and Religion).
Năm 2004, nhờ những bức ảnh vũ trụ của kính viễn vọng không gian Hubble, ông phát hiện thiên hà trẻ nhất được biết đến trong vũ trụ (I Zwicky 18) – một sự phát hiện được nhiều báo chí quốc tế bình luận.
GS Thuận cũng thường xuyên xuất hiện trên các chương trình truyền hình và truyền thanh ở Mỹ, Pháp và một số nước khác nhằm quãng bá khoa học đại chúng.
Năm 2007, giáo sư Trịnh Xuân Thuận được giải thưởng Moron của Viện Hàn Lâm Pháp. Năm 2009, ông được UNESCO trao giải thưởng Kalinga vì những đóng góp trong việc đại chúng hóa khoa học.
Tính đến 2014, Giáo sư Thuận có hơn 230 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng. Ông cũng cho ra mắt nhiều sách có giá trị về vũ trụ học và mối tương quan giữa khoa học với Phật giáo.
Một số bản dịch tác phẩm của Trịnh Xuân Thuận:
- Giai điệu bí ẩn (La mélodie secrète), Phạm Văn Thiều dịch, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000.
- Hỗn độn và hài hòa (Le Chaos et l’Harmonie), Phạm Văn Thiều và Nguyễn Thanh Dương dịch, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003.
- Cái vô hạn trong lòng bàn tay – Từ Big Bang đến giác ngộ (L’Infini dans la paume de la main – du Big Bang à l’éveil), viết chung với Matthieu Ricard, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ & Tạp chí Tia Sáng.
- Lượng tử và hoa sen (dịch từ cuốn The quantum and the lotus tức là bản tiếng Anh của L’Infini dans la paume de la main), Nhà xuất bản Tp HCM, 2002.
- Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Jacques Vauthier, Phạm Văn Thiều dịch, Nhà xuất bản Trẻ & Tạp chí Tia Sáng, 2001.
- Những con đường của ánh sáng (Les Voies de la lumière), Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch, Nhà xuất bản Trẻ, 2 tập.
- Nguồn gốc – nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu (Origines – la nostalgie des commencements), Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch, Nhà xuất bản Trẻ, 2006.
- Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao (Dictionnaire amoureux du Ciel et des Étoiles), Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch, Nhà xuất bản Tri thức, 2011.
- Vũ trụ và hoa sen (Le cosmos et le lotus), Phạm Văn Thiều và Phạm Nguyễn Việt Hưng dịch, Nhà xuất bản Tri thức, 2013.
- Khát vọng tới cái vô hạn (Désir d’infini), Phạm Văn Thiều và Phạm Nguyễn Việt Hưng dịch, Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Tri thức, 2014.
- Số phận của vũ trụ: Big Bang và sau đó (Le destin de l’univers: Le big bang, et après), Hoàng Thanh Thúy Việt Hưng dịch, Kim Đồng, 2015.
- Đối mặt với vũ trụ (Face à l’univers), Phạm Văn Thiều và Phạm Nguyễn Việt Hưng dịch, Nhà xuất bản Tri thức, 2016.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Xu%C3%A2n_Thu%E1%BA%ADn https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/nhung-nha-thien-van-goc-viet-thanh-danh-tren-the-gioi-3531473.html
https://franceintheus.org/spip.php?article5567
Võ Văn Tới
TS Võ Văn Tới là Giám đốc Điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation).
Năm 1968, ông sang Thụy Sĩ du học. Thời điểm ấy ngành công nghệ nano chưa xuất hiện, và ông quyết định theo đuổi ngành học micro-engineering (kỹ thuật chính xác) bởi đây được xem là một ngành thế mạnh của Thụy Sĩ, với hướng nghiên cứu của về thiết bị y tế liên quan đến thị nhãn (vision) của người. Sau khi nhận bằng tiến sĩ ngành này, ông được Chính phủ Thụy Sĩ cấp học bổng toàn phần để nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Trường Y Harvard và Học viện Kỹ thuật Massachusettes (MIT) của Mỹ. Hardvard và MIT kết hợp với nhau thành lập một chương trình nhằm ứng dụng kỹ thuật vào khoa học và công nghệ sức khoẻ. Trong khoảng thời gian một năm rưỡi, ông tập trung nghiên cứu những kỹ thuật mới ví dụ như kỹ thuật vi điện tử (microelectronics) ứng dụng vào khoa học sức khoẻ. Trong quá trình công tác tại Harvard-MIT, ông có nhiều bằng sáng chế cho y học như máy nhỏ thuốc tự động, máy đo số liệu bạch huyết trong mắt.
Sau gần 2 năm nghiên cứu, ông được nhận vào đội ngũ giảng huấn tại Trường Đại học Tufts, Massachusetts. Với chuyên ngành là kỹ thuật y sinh, chuyên môn về nhãn khoa, ông sáng chế ra những thiết bị dùng để nghiên cứu về mắt.
Ông là Phó Giáo sư (Asociate Professor) ngành kỹ thuật y sinh (biomedical engineering) tại ĐH Tufts (Mỹ), sau khi sáng lập ngành này. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại ĐH Pennsylvania và Phó Siám đốc Viện Nghiên cứu mắt ở Sion (Thụy Sĩ).
Giải thưởng:
- Tufts University Leibner Award for Teaching and Advising
- 2004 Thirtieth Lillian and Joseph Leibner Award for Distinguished Teaching and Advising.
Ông xin thôi việc ở ĐH Tufts để trở về Việt Nam. Ông tâm sự: “Đó là quyết định khó khăn, nhưng là hoài bão hơn nửa đời người tôi mới dám thực hiện. Nếu ở lại Tufts, tôi vẫn chỉ có thể làm cái công việc mấy chục năm qua tôi đã làm”.
Ở Việt Nam, ông thành lập và làm Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Tp HCM. Bộ môn này tập trung nghiên cứu những thiết bị y tế mới cho bệnh nhân ngoại trú phù hợp với Việt Nam và những nước đang phát triển. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo chuẩn ABET và hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại. Tháng 12/2015, Hệ thống các Đại học ASEAN (ASEAN University Network – AUN) đánh giá và công nhận chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kỹ thuật Y Sinh tại Đại học Quốc tế với số điểm 5.1, điểm cao nhất mà các chương trình đại học Việt Nam từng đạt được.
Bên cạnh công tác giảng dạy chuyên môn, ông cùng sinh viên nghiên cứu các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Những máy viễn áp, giao diện đo đường từ xa, máy theo dõi nhịp tim từ xa, phần mềm quản lý bệnh vẹo cột sống… lần lượt ra đời.
Trước khi được bổ nhiệm giám đốc điều hành VEF, TS Võ Văn Tới là thành viên hội đồng quản trị do tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm từ năm 2004. VEF là sáng kiến đặc biệt của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm đưa hai nước Việt-Mỹ đến gần nhau hơn thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Câu nói: “Chương trình tuyển chọn ở mình [Việt Nam] rất khó khăn, đa số người được chọn là giỏi. Tôi cũng nói đùa là nếu dự thi chắc tôi sẽ rớt. Nhưng điều đáng tiếc ở đây là tuyển chọn thì kỹ nhưng sau đó mình không biết cách làm cho họ giỏi hơn”.
http://vjsonline.org/scientist-portrait/n%E1%BA%BFu-mu%E1%BB%91n-vi%E1%BB%87t-nam-m%C3%ACnh-c%C3%B3-th%E1%BB%83-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-v%E1%BB%9Bi-v%E1%BA%ADn-t%E1%BB%91c-%C3%A1nh-s%C3%A1ng-gs-ts-v%C3%B5-v%C4%83n-t%E1%BB%9Bi
https://tuoitre.vn/ts-vo-van-toi—giam-doc-vef-neu-thi-vao-dh-vn-toi-cung-rot-210884.htm http://www.sggp.org.vn/ve-que-nha-xay-dung-nganh-ky-thuat-y-sinh-238571.html https://www.hcmiu.edu.vn/Khoa-va-Bo-mon-Schools-and-Departments/Bo-mon-Ky-thuat-Y-sinh-Department-of-Biomedical-Engineering
Ngô Đức Tuấn
Sau khi tốt nghiệp ĐH Xây dựng Hà Nội và làm giảng viên của trường, Ngô Đức Tuấn (1974???- ) sang Úc làm tiến sĩ rồi ở lại làm việc từ năm 2000.
Năm 2011, TS Tuấn được tổ chức nghiên cứu an ninh quốc gia RNSA trao giải thưởng nghiên cứu xuất sắc về an ninh và bảo vệ các công trình trọng điểm của Australia.
Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Vật liệu Quốc phòng (ĐH Tổng hợp Melbourne) do TS Tuấn làm trưởng nhóm được trao giải thưởng Eureka. Đây là giải thưởng thường niên được trao cho các thành tích xuất sắc, các phát minh có tầm ảnh hưởng lớn và khả năng ứng dụng trên các lĩnh vực khác nhau như y học, môi trường, hay an ninh quốc phòng.
Công trình đoạt giải là về vật liệu cường độ cao và kết cấu composite để gia cường kết cấu nhà, cầu, hầm, sân bay…
Các công nghệ vật liệu và kết cấu composite do TS Tuấn và đồng nghiệp đang phát triển có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực dân sự và công nghiệp, giúp tăng cường khả năng bảo vệ chống thiên tai và các tác động đặc biệt như cháy nổ.
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nha-khoa-hoc-viet-duoc-vinh-danh-o-australia-2877146.html
Nguyễn Văn Tuấn
TS Nguyễn Văn Tuấn quê ở Kiên Giang, có hai bằng tiến sĩ: Ph.D và D.Sc.
Năm 1982 ông sang định cư tại Úc.
Ông là giáo sư của Khoa Y Trường ĐH New South Wales (nay đổi tên là UNSW Australia), và giáo sư của ĐH Công nghệ Sydney, tức UTS (University of Technology, Sydney). Ông còn được bổ nhiệm làm Giáo sư Kiêm nhiệm (Adjunct Professor) của Trường Y Notre Dame, Sydney. (Ở phương Tây, chức danh Adjunct Professor chỉ là chức để được tuyển nghiên cứu sinh và đóng góp cho trường qua bài giảng trong các seminar và tư vấn khoa học.) Ông còn giữ vài chức vụ Giáo sư Thỉnh giảng (Visiting Professor) của các đại học UC Irvine (Mĩ), Tromso (Na Uy), CUHK (Hồng Kông), Viện Karolinska (Thụy Điển), Khon Kaen và Mahidol (Thái Lan), ĐH Y Hà Nội, và ĐH Tôn Đức Thắng.
Nơi công tác chính của ông là Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, một viện gắn liền với UNSW Australia, và Bệnh viện St Vincent’s, Sydney.
Chuyên ngành của ông là di truyền của bệnh loãng xương. Ngoài ra, ông còn làm việc về thống kê học, và cho biết mình “trăn trở với các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học và giáo dục.”
Công trình tiêu biểu của ông là sáng chế mô hình “Garvan Fracture Risk Calculator”, được giới y khoa khắp thế giới sử dụng.
Ông công bố hơn 250 bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế; trong số này có khoảng 210 bài là “original articles”, phần còn lại là xã luận, bình luận, tổng quan, và chương sách. Những công trình này được trích dẫn hơn 19.000 lần. Chỉ số H của ông là 65 (theo ISI) hay 65 (theo Google Scholar). Theo PLoS Medicine, ông được xếp vào nhóm 0.1% các nhà nghiên cứu y khoa trên thế giới.
Câu nói: “Việt Nam có hơn 9000 giáo sư và phó giáo sư, nhưng chỉ có gần 4700 người làm việc trong các đại học. Đó là một điều bất hợp lí nghiêm trọng và đặt câu hỏi về chức danh giáo sư”
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Tu%E1%BA%A5n_(gi%C3%A1o_s%C6%B0_d%E1%BB%8Bch_t%E1%BB%85_h%E1%BB%8Dc) http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2013/01/ve-tac-gia-trang-blog.html https://baomoi.com/gs-nguyen-van-tuan-toi-tram-cam-khi-nghe-thieu-tien-si/c/23962445.epi https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/giao-su-goc-viet-thanh-danh-o-australia-3609148.html
Chú thích: Có tranh cãi về học vị và chức vụ của ông Nguyễn Văn Tuấn. Các thông tin ở trên được rút từ trang tuanvannguyen.blogspot.com.au của ông, trong đó ông cho biết trang wikipedia tiếng Việt viết về ông có “nhiều thông tin hoàn toàn sai”.
Võ Đình Tuấn
Võ Đình Tuấn sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý năm 1971. Bốn năm sau, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Hóa Lý tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH) ở Zurich. Năm 1975, ông sang định cư tại Mỹ. Hai năm sau, ông là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Viện Thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge (Oak Ridge National Laboratory – ORNL).
Với những thành công liên tục trong nghiên cứu khoa học, từ năm 2003, ông là giám đốc Trung tâm Lượng tử ánh sáng của ORNL cho đến khi giữ chức Viện trưởng Viện Lượng tử ánh sáng Fitzpatrick của Mỹ. TS Tuấn là người đi tiên phong trong lĩnh vực lượng tử ánh sáng, ông xây dựng nền tảng cho Viện Fitzpatrick trong các lĩnh vực: Lượng tử ánh sáng sinh học, Công nghệ nanô, Vật liệu quang học và Công nghệ thông tin lượng tử.
TS Tuấn còn nghiên cứu cải tiến những công nghệ mới như: bộ phận cảm ứng quang học nanô có khả năng phát hiện những thay đổi phân tử ở cấp độ tế bào; công nghệ mạch điện tử sinh-quang học siêu nhỏ (“chip” sinh-quang học) giúp việc thí nghiệm hóa học trở nên dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn; quang học lượng tử giúp cho việc truyền những dữ liệu y khoa cá nhân trở nên an toàn hơn.
Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, TS Tuấn là tác giả của trên 30 bằng phát minh và sáng chế đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực môi trường, sinh học, y học… Ông có hơn 330 bài viết được công bố trên các báo và tạp chí. Ông cũng là tác giả của sáu cuốn sách về các đề tài khoa học và là giảng viên tại nhiều trường đại học.
TS Tuấn nhận năm giải thưởng nghiên cứu và phát triển (R&D) vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996. Năm 1988, ông được Hiệp hội Quang phổ học Ứng dụng trao tặng huy chương vàng; năm 1989, ông là người đoạt giải Languedoc-Rousillon của Pháp; năm 1992, Hiệp hội Câu lạc bộ Sáng chế Mỹ trao tặng ông giải International Hall of Fame. Ông cũng là người hai lần đoạt giải chuyển giao công nghệ của Federal Laboratory Consortium (năm 1986 và 1995).
Năm 1996, ông được Câu lạc bộ Sáng chế Mỹ và Hiệp hội Sáng chế Tennessee bình chọn là Nhà phát minh giỏi nhất trong năm; năm 1997, ông được Bộ Năng lượng Mỹ trao giải nghiên cứu công nghệ và môi trường; một năm sau đó, ông lại nhận giải Thương mại hóa công nghệ.
http://khoahoc.tv/nguoi-viet-thanh-danh-trong-linh-vuc-vat-ly-6743
Hoàng Tụy
GS-TS Hoàng Tụy (1927-2019) sinh tại Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu cụ Phó bảng Hoàng Diệu.
Năm 1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học toán-lý tại ĐH Lomonosov Moskva.
Trong một công trình được công bố năm 1964, ông đưa ra một lát cắt độc đáo không những để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục, mà còn để giải những bài toán quy hoạch tổ hợp. Phương pháp do Hoàng Tụy đề xuất về sau, được giới toán học quốc tế gọi là “lát cắt Tụy” (Tuy’s cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục.
Ông là Chủ nhiệm Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1961-1968), và Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam (1980-1989).
Ông là tác giả của gần 150 bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như: quy hoạch toán học, tối ưu toàn cục, lý thuyết điểm bất động, định lý minimax, lý thuyết các bài toán cực trị, quy hoạch lõm…
Cuốn sách chuyên khảo của Reiner Horst (CHLB Đức) và Hoàng Tụy viết bằng tiếng Anh Global optimization – Deterministic approaches (Tối ưu toàn cục – tiếp vận tất định) dày 694 trang năm 2990, được Springer-Verlag tái bản nhiều lần, được coi là kinh điển trong lĩnh vực tối ưu toàn cục.
Năm 1996, ông cùng Giáo sư Nhật Bản Hiroshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung bằng tiếng Anh cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on low rank nonconvex structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp) dày 472 trang, Kluwer Academic Publishers in đồng thời ở Mỹ, Anh, Hà Lan…
Một cuốn sách khác, bộ Giáo trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành tối ưu toàn cục, do Hoàng Tụy viết bằng tiếng Anh, cũng được nhà xuất bản nói trên in ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997.
Ông nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Linköping, Thụy Điển (1995), và Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).
Năm 2011, ông nhận Giải thưởng Constantin Carathéodory. Đây là giải do Hội Tối ưu hóa Toàn cục Quốc tế (International Society of Global Optimization) trao tặng hai năm một lần cho đóng góp vào lý thuyết, thuật toán và ứng dụng tối ưu hóa toàn cục.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_T%E1%BB%A5y
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/bai-phuc-ong–giao-su-hoang-tuy–20110923120657321.htm
https://www.springer.com/us/book/9783540610380
Trần Thanh Vân – Jean Tran Thanh Van
Giáo sư Trần Thanh Vân sinh năm 1936 tại Đồng Hới, Quảng Bình.
Năm 1963, ông nhận bằng Tiến sĩ Vật lý với luận án xuất sắc chỉ rõ rằng phần tử proton không phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất, mà là một cấu trúc gồm nhiều phần tử còn nhỏ hơn nữa kết hợp lại (về sau, được cộng đồng vật lý quốc tế làm sáng tỏ đó là các phần tử quark).
Năm 1993 giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam nhằm hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và giáo dục.
Năm 2012, ông nhận Huy chương Tate của Hội Vật lý Hoa Kỳ. Huy chương này được trao tặng hai năm một lần nhằm vinh danh vai trò lãnh đạo quốc tế và công tác cộng đồng trong ngành vật lý.
Năm 2013, ước mơ ấp ủ 50 năm của ông trở thành hiện thực – Trung tâm khoa học quốc tế và giáo dục liên ngành (ICISE) được khánh thành nhằm giúp đỡ sinh viên và nhà khoa học trẻ châu Á hội nhập với cộng đồng khoa học quốc tế.
Ông và vợ, Giáo sư Lê Kim Ngọc (một nhà sinh học nổi tiếng thế giới), đều được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh (Ordre national de la Légion d’honneur), là huân chương cao quý của Nhà nước Pháp.
Ông góp công xây dựng các Làng trẻ em SOS ở Đà Lạt, Đồng Hới và Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Thuỷ Xuân (Huế).
Hồ Thành Việt – John Ho
Kỹ sư Hồ Thành Việt (1955-2003) tốt nghiệp kỹ sư điện tại Đại học California State, Fullerton, năm 1984.
Từ năm 1979, ông bắt đầu nghiên cứu việc font đưa chữ Việt vào máy tính. Đến năm 1986, ông chính thức cho phát hành bộ font chữ Việt đầu tiên, bộ chữ VNI, lúc đầu đi kèm với công cụ soạn thảo văn bản VNI-Word cho hệ điều hành MS-DOS. Sau này bộ gõ VNI và font chữ VNI được dùng chung với những phần mềm có sẵn như: Microsoft Word, Wordstar, dBASE, WordPerfect, Ventura Publisher, CorelDRAW, Adobe Photoshop, v.v… và chữ Việt được in trên máy in kim (Dot matrix) để dùng trong lĩnh vực xuất bản sách báo Việt ngữ, sau này in được trên máy in laser.
Song song với việc phát minh chữ Việt cho PC, công ty VNI cũng cho phát hành bộ chữ Việt trên máy Apple Macintosh. Từ lúc này, cả hai loại máy IBM và Macintosh đều có thể trao đổi bài vở, tài liệu lẫn nhau với phương pháp đánh dấu chữ Việt của VNI từ PC, Macintosh giống như nhau.
Năm 1995, công ty VNI của ông phát hành bộ phần mềm “VNI-Tân Kỳ for Windows” bao gồm font chữ và cách nhập liệu dùng cho Windows Workstation 3.1 và Windows 95 với cách đánh dấu tiếng Việt mới có khả năng “tự sửa chữa” cùng khả năng chuyển các bảng mã Việt khác nhau. Cùng với bộ bảng mã đi sau như TCVN (cũng dùng một nguyên tắc giống như trong VISCII và VPS) và cách đánh chữ theo chuẩn ABC phát hành tại miền Bắc Việt Nam, bộ font VNI-Tân Kỳ của Hồ Thành Việt là một trong hai bộ chữ Việt trong Hệ điều hành Windows 95 được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam thời kỳ đó. Năm 2000, bộ “VNI-Tan Viet 2000 UNICODE” được cải tiến để sử dụng được trên mọi hệ điều hành.
Nhờ phát minh của ông với font chữ VNI, tiếng Việt có thể viết và đọc trên máy tính. Vào buổi bình minh của công nghệ máy tính, sự kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển ngành xuất bản sách báo tiếng Việt được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Hồ Thành Việt ngày đêm miệt mài trong việc nghiên cứu để đưa chữ Việt tiến đến mức ngang hàng với các ngôn ngữ chính trên thế giới được sử dụng trong hệ thống máy tính và công ty VNI vẫn không ngừng triển khai các áp dụng phần mềm của VNI để phục vụ khách hàng. Cho đến nay, mặc dù đã có bảng mã chữ Unicode (UTF-7 và UTF-8) rất phổ biến, nhưng bộ chữ VNI vẫn có độ tương thích cao và được ưu tiên sử dụng để thể hiện tiếng Việt trong rất nhiều phần mềm ứng dụng và đặc biệt trong ngành ấn loát và xuất bản sách báo tiếng Việt.
Ngoài lãnh vực xuất bản, sách báo, kỹ sư Hồ Thành Việt và công ty VNI đã thực hiện nhiều phần mềm cho những lĩnh vực khác như phim ảnh, karaoke… các bộ từ điển Việt-Anh và Anh-Việt, từ điển phát âm VNI, VNI-Karaoke (để viết và làm chữ chạy trong các băng đĩa karake), WebEye 2000 (xem tất cả bảng mã Việt trên máy tính và trên Internet), Lịch Ông Đồ (lịch đối chiếu dương lịch và âm lịch bằng máy tính được soạn từ năm 1901 tới năm 2049), phần mềm hướng dẫn thiếu nhi hải ngoại học tiếng Việt…
Công ty VNI còn làm ấn bản để chạy chữ karaoke với nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Tầu, Hàn, Nhật, Thái… được các công ty nước ngoài sử dụng và khen ngợi vì giúp họ tiết kiệm rất nhiều thì giờ và tiền bạc.
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Th%C3%A0nh_Vi%E1%BB%87t http://www.vysajp.org/news/h%E1%BB%93-thanh-vi%E1%BB%87t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-phat-minh-b%E1%BB%99-ch%E1%BB%AF-vi%E1%BB%87t-vni-tren-may-tinh/
Nguyễn Xuân Vinh
Ông Nguyễn Xuân Vinh (1930- ) là Giáo sư Tiến sĩ, Viện sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Không gian người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trên thế giới. Năm 1962, ông là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian sau khi thực hiện thành công nghiên cứu do NASA tài trợ cho công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền. Những lý thuyết của ông góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được Mặt Trăng thành công, đồng thời được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái Đất an toàn.
Từ năm 1958, ông là Đại tá Tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai sĩ quan phi công là Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử điều khiển 2 chiếc khu trục cơ Skyraider thả bom Dinh Độc lập. Ông bị liên đới trách nhiệm nên Tổng thống Ngô Đình Diệm cách chức Tư lệnh Không quân của ông. Cùng năm này, ông xin giải ngũ và đi du học ở Hoa Kỳ.
Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian (Ph.D. in Aerospace Engineering Sciences) tại Đại học Colorado. Năm 1972, ông được phong giáo sư (professor) tại Đại học Michigan. Cũng trong năm này ông lấy tiếp bằng Tiến sĩ Quốc gia Toán học tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp.
Năm 1984, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Hoa Kỳ thứ ba và là người Châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp (Académie Nationale de l’Air et de l’Espace). Đến năm 1986, ông trở thành Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics) và được trao giải thưởng về Điều khiển Phi hành.
Ông viết hàng trăm tiểu luận về toán, động học không gian (astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization), và ba quyển sách về hàng không và không gian.
Trong nhiều năm ông được mời thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn và thuyết trình tại các hội nghị quốc tế nhiều nơi trên thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Úc.
Năm 1999, ông nghỉ hưu, được Hội đồng Quản trị (Board of Regents) tại Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư Danh dự ngành Kỹ thuật Không gian (Professor Emeritus of Aerospace Engineering) vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.
Ông nhận các giải thưởng khoa học sau:
- Cơ học và Điều khiển Phi hành (Mechanics and Control of Flight) của Viện Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (American Institute of Aeronautics and Astronautics) năm 1994
- Thành tựu Xuất sắc 2000 “Excellence 2000 Award” của Phòng Thương mại Liên Á-Mỹ (Pan Asian American Chamber of Commerce)
- Giải Dirk Brouwer do Hội Không gian Hoa Kỳ (American Astronautical Society) trao tặng năm 2006 vì thành tựu trọn đời xuất sắc trong ngành cơ học không gian và động lực học vũ trụ.
Ông còn là nhà văn với bút danh Toàn Phong với một số tác phẩm nổi tiếng được xuất bản, trong đó có truyện dài Đời phi công, 1959, Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961 (Việt Nam Cộng hòa).
Trả lời câu hỏi về việc vừa là nhà văn vừa là nhà khoa học, ông nói:
Đọc trong văn học sử thế giới chúng ta thấy có nhiều nhà bác học lừng danh họ chơi nhạc để giải trí, như trong thế kỷ vừa qua ta thấy toán học gia Jean Dieudonné chơi dương cầm, còn thủy tổ thuyết tương đối là nhà bác học Albert Einstein thì kéo vĩ cầm để thư dãn. Riêng tôi thì viết văn hay làm thơ cũng là một cách giải tỏa tinh thần cho bớt bị căng thẳng bởi những công việc hàng ngày. Vả chăng, trong ngành chuyên môn của tôi, bí quyết để tìm ra những quĩ đạo tối ưu là biết cách dung hòa những điều kiện đối nghịch nhau để tìm ra lời giải thích nghi nhất. Có một chân lý mà ít người nhận thấy là từ những gì tương phản nhau mà có thể nẩy sinh ra hương sắc tuyệt vời. Tôi lấy một thí dụ là mấy câu thơ cụ Nguyễn Du viết để tả tiếng đàn của Thúy Kiều, nhà thơ đã dùng những câu đối nghịch nhau để người đọc tự tìm ra vẻ đẹp trong nhạc tính:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
Cụ Nguyễn Du dùng những chữ “trong” và “đục”, “khoan” và “mau” thật đối nghịch nhau mà tả ra tiếng đàn thật là tuyệt vời. Tôi nghĩ tả như thế này nhà thơ cũng dựa vào một bài thơ chữ Hán có những hình ảnh tương tự.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Xu%C3%A2n_Vinh https://bienxua.wordpress.com/2016/07/16/toan-phong-nguyen-xuan-vinh/
Võ Tòng Xuân
GS-TS Võ Tòng Xuân (1940- ) sinh tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông nhận bằng cử nhân của Đại học Phillippines tại Los Banos năm 1967, và bằng tiến sĩ tại Nhật Bản năm 1975. Ông từng là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang và Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này.
Thành viên tổ chức quốc tế
- Thành viên Hội đồng Quản trị Rockefeller Foundation
- Thành viên Hội đồng Quản trị Asian Institute of Management, Manila
- Thành viên Hội đồng Quản trị International Potato Center, Lima, Peru
- Research fellow & trustee, International Rice Research Institute
- Thành viên Hội đồng Giám đốc, International Fertilizer Development Center
Giải thưởng
- Giải thưởng Ramon Magsaysay về Phục vụ nhà nước (Government Service) (1993)
- Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada về “Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới” (“Recognition of Devotion and Contribution to World Science”) (1995)
- Huy chương Kỵ mã Nông nghiệp (Chevalier de l’Ordre du Mérite Agricole) của Pháp (1996)
- Giải “Cựu sinh viên xuất sắc nhất” của Đại học Philippines tại Los Banos (2001)
- Giải thưởng Nikkei châu Á về Tăng trưởng vùng (Nikkei Asia Prize for Regional Growt) (2002)
- Giải thưởng ASTD Derek Tribe của Úc (2005)
- Giải “Cựu sinh viên Golden Jubilarian xuất sắc nhất” của Đại học Philippines tại Los Banos (2017)
- Giải “Cựu sinh viên xuất sắc nhất về về Kỹ thuật lúa gạo” của Đại học Philippines tại Los Banos (2017)
Câu nói
“Các tiến sỹ không nghiên cứu tìm tòi mà biến thành các biên tập viên, copy – paste, thậm chí còn không thèm sửa phông chữ, không biết “biên tập” ra sao. Đây là nỗi đau đớn của nền giáo dục nước ta.”
“Cả nước cần khoảng 18 triệu tấn gạo. Trồng lúa giờ không ưu tiên nữa, chỉ trồng đủ ăn, dư ra 2 triệu tấn gạo là vừa, đừng ham dư ra 8-9 triệu tấn gạo.”
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_T%C3%B2ng_Xu%C3%A2n
https://en.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_T%C3%B2ng_Xu%C3%A2n
https://news.zing.vn/giao-su-vo-tong-xuan-trong-lua-du-an-dung-ham-du-ra-8-9-trieu-tan-post782423.html
http://daotao.vtv.vn/giao-su-vo-tong-xuan-dua-nhau-kiem-bang-tien-sy-de-tranh-bi-tinh-giam-bien-che/
Nguyễn Hữu Xương
GS-TS Nguyễn Hữu Xương (sinh năm 1933) là nguyên giáo sư trong phân khoa Hóa học, Vật lý và Sinh học tại Đại học California tại San Diego.
Ông nhận ba bằng Thạc sĩ (Master degree) về kỹ thuật điện (1957), toán học (1958) và vật lý (1961) rồi nhận bằng Tiến sĩ Vật lý ở Đại học California tại Berkeley năm 1962. Ông giảng dạy tại đại học này từ năm đó. Lĩnh vực chuyên môn nghiên cứu của ông là sinh hóa.
Một số giải thưởng:
- 1992: UCSD Chancellor Associate Award
- 1985: Union of Pacific Asian Award
- 1977: NATO Senior Fellowship
- 1965: Guggenheim Fellowship
Ông đã nghỉ hưu với chức danh Giáo sư Danh dự (Professor Emeritus).
Thành tích nổi bật của Giáo sư Nguyễn Hữu Xương là nghiên cứu và tìm ra được phương pháp mới để đo các nhiễu xạ quang tuyến một cách tự động mà không cần dùng phim ảnh. Ông là một người tiền phong trong công nghệ nghiên cứu tinh thể học chất đạm (protein crystallography) và phát minh ra “máy quang tuyến Xương” mang tên ông (“Xuong’s X-Ray Machine” hay là “Xuong Machine”) có tính năng tiếp thu rất nhanh những dữ kiện về nhiễu xạ quang tuyến, hiện nay được sử dụng trong những nghiên cứu về tế bào liên hệ đến ung thư hoặc tìm loại thuốc để diệt virus có hại đến con người như HIV, poliovirus…
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_X%C6%B0%C6%A1ng
Nguyễn Đạt Xường
Nguyễn Đạt Xường (1914-2006) sinh ở Trà Vinh. Ông nhận tiến sĩ khoa học ở Sorbonne năm 1947, rồi được tuyển vào Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS), cộng sự của GS Bửu Hội, nghiên cứu chế tạo các loại dược phẩm. Các loại thuốc của ông gồm 2 nhóm: nhóm thứ nhất là những phân tử nhân tạo tổng hợp có khả năng mang những tính chất dược liệu nhờ có một cấu trúc hay một chức đặc biệt ; nhóm thứ nhì là những hoạt chất tìm kiếm trong thảo mộc thường đã được dùng làm thuốc, rồi chiết xuất, xác định cấu tạo để trực tiếp dùng hay tổng hợp nhân tạo những chất tương tự.
Bắt đầu từ 1965, phần lớn cuộc khảo cứu của ông chuyển hướng qua phương cách thứ hai: sử dụng những chất thuốc chiết xuất từ thảo mộc.
Ông là tác giả hay đồng tác giả 300 công trình nghiên cứu khoa học trong ấy có khoảng 50 bài về hoá học hữu cơ, 65 bài về liệu pháp hóa học và chừng 40 bài về cuộc trị liệu những chứng nấm khuẩn (mycobacterium) như bệnh phong, bệnh lao. Ông là tác giả thuốc được phép đưa ra thị trường năm 1982 dưới tên thương mại Celiptium được sử dụng trong nhiều trung tâm chữa trị ung thư.
Ông là một trong những nhà nghiên cứu gốc Việt được trao tặng nhiều giải nhất ở Pháp: hai giải của Viện Hàn lâm Quốc gia Y khoa, hai giải của Viện Hàn lâm Khoa học, giải của Cơ quan Pháp quốc về Nghiên cứu Y khoa, Huy chương Bạc CNRS, huân chương Chevalier de l’Ordre de la Santé publique (Hiệp sĩ Y tế).
Ông nhận huân chương Chevalier de l’Ordre de la Santé publique (Hiệp sĩ Y tế) năm 1955, huân chương Officier de l’Ordre National du Mérite (Sĩ quan Quốc công) năm 1971, huân chương Commandeur de l’Ordre National du Mérite (Tư lệnh Quốc công) năm 1982.
Ông về hưu năm 1979 ở cấp bậc Maître de Recherches tương đương bây giờ với chức Giám đốc Nghiên cứu Directeur de Recherches cấp 2, nhưng vẫn được phép tiếp tục khảo cứu ở Viện Quốc gia Nghiên cứu và Phòng ngừa Lão hóa não INRPVC ở Villejuif rồi ở Phân khoa Dược học tại Châtenay-Malabry.
Gặp gỡ báo Sài Gòn Giải phóng, ông muốn nhắn nhủ:
“Điều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ là phải có ý chí và biết nuôi hoài bão đẹp. Nhờ đó mà từ một cậu bé có hoàn cảnh hết sức bất hạnh tôi đã vươn lên và đạt ít nhiều thành công trong khoa học”.
http://chimviet.free.fr/truyenky/voquangyen/vyen066.htm
= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Dưới đây là phần bổ sung sau phiên bản đầu tiên
Nguyễn Thanh Việt – Viet Nguyen
TS Nguyễn Thanh Việt sinh năm 1971 tại Ban Mê Thuột (nay là Buôn Mê Thuột), Việt Nam, trong một gia đình di cư từ Miền Bắc Việt Nam năm 1954. Ông cùng gia đình tới Hoa Kỳ năm 1975.
Lớn lên tại San Jose, TS Việt lấy bằng Cử nhân Anh ngữ và Cử nhân Dân tộc học tại Đại học California, Berkeley năm 1992. Năm 1997 ông nhận bằng Tiến sĩ Anh ngữ tại cũng tại đại học này rồi chuyển tới Đại học Nam California để giảng dạy tiếng Anh và môn Hoa Kỳ học. Ngoài việc giảng dạy và sáng tác văn học, ông viết bài cho Time, The Guardian, The Atlantic, The Los Angeles Times, và còn là nhà phê bình văn hóa cho tờ The Los Angeles Times.
Tiểu thuyết đầu tay của ông, The Sympathizer (Grove Press/Atlantic xuất bản năm 2015) là best-seller của tờ The New York Times và nhận Giải Pulitzer hạng mục tác phẩm hư cấu năm 2016. The Sympathizer cũng nhận nhiều giải thưởng khác như
- Giải Dayton Literary Peace
- Giải Edgar cho Tiểu thuyết Đầu tay, the Mystery Writers of America
- Giải Tiểu thuyết Đầu tay, the Center for Fiction
- Huy chương Andrew Carnegie cho Tiểu thuyết xuất sắc của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ
- Giải Sách California
- Giải Văn chương Tiểu thuyết Asian/Pacific American, Asian/Pacific American Librarians Association.
Tác phẩm này cũng lọt vào vòng tuyển chọn cuối cùng của nhiều giải thưởng văn học khác, cũng như được đưa vào trên 30 danh sách “Sách của năm”, trong đó có danh sách của The New York Times, The Guardian, The Wall Street Journal, Slate.com, Amazon.com và The Washington Post.
Những tác phẩm khác:
- Race and Resistance: Literature and Politics in Asian America (Oxford University Press, 2002).
- đồng tác giả: Transpacific Studies: Framing an Emerging Field (University of Hawaii Press, 2014).
- Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War, (Harvard University Press, 2016), vào vòng tuyển chọn cuối cùng National Book Award cho hạng mục phi hư cấu, National Book Critics Circle Award cho hạng mục phi hư cấu, nhận giải John G. Cawelti hạng mục sách giáo khoa, the Popular Culture Association/ American Culture Association.
- Tuyển tập truyện ngắn The Refugees from (Grove Press, 2017).
Những giải thưởng liên quan đến công tác giảng dạy:
- Mellon Mentoring Award for Faculty Mentoring Graduate Students
- Albert S. Raubenheimer Distinguished Junior Faculty Award
- General Education Teaching Award
- Resident Faculty of the Year Award.
Đa phương tiện (Multimedia) là phần chủ chốt trong công tác giảng dạy của ông. Trong khóa học về Chiến tranh Mỹ ở Việt Nam, ông và các sinh viên của mình tạo nên Another War Memorial, nhận tài trợ Fund for Innovative Undergraduate Teaching và giải thưởng mang tên USC Provost’s Prize for Teaching with Technology.
Ông hiện là Giáo sư (University Professor, chức danh trao cho một số ít giáo sư có tầm quan trọng đặc biệt) Anh văn và Hoa Kỳ học tại Đại học Nam California, và cũng là Aerol Arnold Chair of English.
Năm 2018, ông được nhận vào Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ (American Academy of Arts and Sciences – AAAS).
https://dornsife.usc.edu/cf/faculty-and-staff/faculty.cfm?pid=1003574 https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Thanh_Vi%E1%BB%87t
Phạm Mai Sĩ
Phạm Mai Sĩ quê ở thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trước ngày 30/4/1975, Phạm Mai Sĩ có người bạn tên là NL cùng là sinh viên năm thứ hai Đại học Saigon, còn NL quê ở Bình Định. Sau sự kiện ngày 30.4.1975, cả hai cùng di tản khỏi thủ đô miền Nam Việt Nam, trở nên thân thiết với nhau, sau có thêm người bạn tên Tuấn.
Sau bốn năm miệt mài học tập, cả ba được trường Lebanon Valley College cấp học bổng toàn phần, Phạm Mai Sĩ theo ngành Y, còn NL và Tuấn theo học Hóa. Mùa Hè năm 1979, Sĩ tốt nghiệp bằng Cử nhân Hóa hạng cao nhất (Magna Cum Laude). Rồi ông được Đại học Pittsburgh nhận vào học Y khoa lúc anh đang sống vất vả, loay hoay, không việc làm, không có tiền đi học. NL ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và để dành được chút tiền, anh mượn thêm của bạn bè, tất cả được $15,000 gửi hết cho Sĩ.
Nửa năm sau, tháng 1/1980 Sĩ không còn tiền để tiếp tục học, NL cũng bất lực. May mắn lúc đó ở Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới qua đời để lại một gia tài khổng lồ, muốn cấp học bổng cho sinh viên y khoa. Nhà trường liên lạc nhờ bà giúp cho trường hợp của Sĩ. Bà ân nhân này đồng ý trả hết các chi phí học cho Sĩ những năm còn lại với điều kiện không được nêu tên bà là ai và kết quả học phải xuất sắc.
Bà cũng hỏi Sĩ xem còn nợ ai không. Sĩ cho biết NL đã vay mượn cho Sĩ 15 ngàn USD, bà trả luôn cho Sĩ món nợ ấy, và ông quyết tâm học thật giỏi để đền ơn hai ân nhân, và ơn trường. Tốt nghiệp Y khoa hạng xuất sắc năm 1983, bác sĩ Phạm Mai Sĩ quyết định sang Châu Phi thực tập.
Từ Châu Phi, ông gửi thư và hình về cho NL, bao gồm những tấm hình chụp chung với thổ dân nghèo, với mái tranh dột nát, đám cây khoai mì khô khốc và những bữa ăn không có cơm, thật đạm bạc. Sĩ vui vẻ giúp họ và ở đây bệnh nhân nhiều vô số cần giúp đỡ. Ông nói: “Tao mổ tim như mổ gà.” Mỗi ngày ông mổ cho hàng chục bệnh nhân nên càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm với các ca mổ khó. Sau đó, Nhớ ơn người Mỹ đã giúp mình, Sĩ làm thiện nguyện giúp mổ tim cho trẻ em khắp thế giới, kể cả Việt Nam.
GS Sĩ được mời gia nhập vào Khoa Giải phẫu của Đại học Y khoa Pittsburgh năm 1992. Một năm sau, ông đảm trách vị trí Giám đốc Bộ phận Ghép Tim Người lớn (Adult Heart Transplant Section) của viện này. Ông được Đại học Miami, Florida tuyển dụng để thiết lập toàn bộ Chương trình Tim Nhân tạo và ghép Tim/Phổi tại Miami vào năm 1998. Ông nhận chức danh Phó Giáo sư (Associate Professor) năm 2000 và Giáo sư (Professor) năm 2002.
Tại Bang Pennsylvania, ông Robert Casey là Thống đốc, được mổ tim nhiều lần nhưng chỉ được vài năm lại hỏng. Khi GS Sĩ làm trưởng nhóm chuẩn bị thay tim cho ông thì có một thanh niên chết vì tai nạn xe hơi. Sĩ quyết định không chỉ thay tim, mà thay tất cả các bộ phận khác trong lồng ngực ông Thống đốc, lấy từ người quá cố, một việc làm chưa ai làm trước đó, nhưng Sĩ quyết định làm. Ông nói: “Tất cả các bộ phận khác của ông Thống đốc cũng đã hư, nếu chỉ có thay tim thì sẽ không sống được lâu, cũng phí, nên phải làm liều”. Các bác sĩ kia ngăn cản, nhưng ông vẫn liều làm một cuộc cách mạng y khoa. Ngày 14/6/1993, ca mổ dài 36 giờ liền với 12 bác sĩ thượng thặng cùng làm với bác sĩ Phạm Mai Sĩ. Khi hồi tỉnh, mở mắt ra, Thống đốc Casey nói, “Anh là Chúa Cứu thế giúp tôi sinh lại lần nữa.”
Nhớ lại chuyện cũ, Sĩ nói: “khi ông Casey mở mắt ra sau mấy ngày hôn mê, tôi cũng như người chết đi sống lại. Sau mấy ngày nằm cạnh để theo dõi bệnh nhân từng giờ, mình thở phào vì mình biết là đã làm nên lịch sử trong ngành y khoa”.
Ông Thống đốc sống mạnh khỏe hơn 10 năm sau với trái tim của người thanh niên vắn số, rồi mới qua đời vì tuổi già.
GS Phạm Mai Sĩ là Trưởng khoa Giải phẫu Tim của Pittsburgh University và Maryland University, và hiện là Giám đốc Bệnh viện Tim tại Jacksonville, Florida.
NL, người bạn của GS Phạm Mai Sĩ, không muốn nêu rõ tên của mình vì sợ hiểu lầm là làm ơn rồi kể ơn. Tuy nhiên chính NL vào năm 1990 cũng được mổ tim do một nữ bác sĩ ở Singapore University, là học trò của bác sĩ Sĩ. Khi mổ cho NL, cô gặp sự cố, may nhờ BS Sĩ điều khiển từ Pittsburgh hướng dẫn cho nên cô học trò sửa sai và giúp NL có quả tim mới khỏe mạnh sống được hơn 28 năm nay.
Một số nét nổi bật về thành tựu của GS Phạm Mai Sĩ
- Tham gia việc thí nghiệm bệnh án để cho FDA thông qua dụng cụ hỗ trợ tâm thất trái Novacor.
- Là thành viên của nhóm đầu tiên tìm ra loại thuốc Tactolimus, tác nhân tốt hơn cho hệ miễn dịch của những bệnh nhân ghép tim.
- Là người đầu tiên tìm ra việc truyền tủy xương trong thời gian ghép tim để giảm thiểu sự đào thải.
- Là thành viên của nhóm đầu tiên sử dụng tế bào LAK trong việc chữa trị cho bệnh nhân ghép nội tạng trong thời gian hậu phẫu.
- Nhận học bổng nghiên cứu sinh của Trường Cao đẳng Phẫu thuật Hoa Kỳ.
- Nhận bằng Tiến sĩ Danh dự của Đại học Moron, Argentina.
http://viendongdaily.com/mot-bac-si-goc-viet-ty-nan-cs-lung-danh-the-gioi-vzO5VVmQ.html
http://www.ninhhoatoday.net/khuyenhocky2-2.asp
http://www.giesuchanhlongthuong.net/vuot-qua-so-phan/chuyen-ve-bac-si-mo-tim-pham-mai-si/
+ Nguyễn Thanh Liêm
GS BS Nguyễn Thanh Liêm được ghi nhận với nhiều thành tích: từng là bác sĩ ghép tế bào gốc chữa bệnh bại não và tự kỷ đầu tiên ở Việt Nam; trực tiếp phẫu thuật 5 ca song sinh dính liền thuộc loại khó. Ông cũng có gần 100 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế ở Mỹ và Châu Âu. Mới đây nhất là công bố nghiên cứu về giải trình tự gene người Việt.
Năm 1997, GS BS Nguyễn Thanh Liêm được giới y khoa quốc tế biết tới khi trở thành phẫu thuật viên đầu tiên ở Việt Nam mổ nội soi điều trị phình đại tràng bẩm sinh, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện phẫu thuật nội soi ở trẻ em. Tiếp theo đó, ca mổ nội soi lồng ngực điều trị thoát vị cơ hoành cho trẻ sơ sinh thành công vào tháng 2/2002 đưa GS BS Nguyễn Thanh Liêm trở thành người đầu tiên trên thế giới thực hiện được kỹ thuật rất khó này.
Đến nay, GS BS Liêm đã có nhiều công trình nghiên cứu nhi khoa được xuất bản trên các tạp chí uy tín quốc tế, được mời đến giảng bài, tham luận tại nhiều nước và hội nghị, góp phần đưa các kỹ thuật này áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. GS Liêm được giới phẫu thuật nhi toàn cầu coi là người tiên phong và chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ và phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị cơ hoành. Đặc biệt, kỹ thuật nội soi u nang ống mật chủ của GS Liêm còn được đưa vào sách giáo khoa phẫu thuật nhi thế giới. Hiện nay, các kỹ thuật mổ của GS Liêm đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong nước và ở Đài Loan, Hà Lan, Hoa Kỳ, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ý…
Sau lĩnh vực ngoại nhi, GS BS Liêm cũng là người tiên phong nghiên cứu và phát triển chuyên sâu về tế bào gốc. Từ năm 2014, các công trình nghiên cứu ghép tế bào gốc chữa nhiều căn bệnh nan y như bại não, tự kỉ, teo đường mật bẩm sinh, liệt do chấn thương cột sống của GS Liêm cùng các đồng nghiệp tại Hệ thống Y tế Vinmec tiếp tục gây tiếng vang trong giới y học khi đem lại sự thay đổi cuộc sống cho nhiều người bệnh.
“Liệu pháp ghép tế bào gốc đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec theo quy trình chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn quốc tế để đem lại hiệu quả cao nhất. Trong tương lai, phương pháp này có thể mở rộng để điều trị nhiều bệnh khác như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, Parkinson…”, GS BS Nguyễn Thanh Liêm chia sẻ.
GS BS Nguyễn Thanh Liêm được trao giải thưởng Nikkei Châu Á cho khoa học và công nghệ năm 2018. Trong lịch sử 22 năm của giải thưởng này, GS. Nguyễn Thanh Liêm là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được vinh danh ở lĩnh vực khoa học công nghệ.
GS BS Liêm được ghi trong danh sách 100 Nhà Khoa học Tiêu biểu của Châu Á (Asian Scientist 100, 2019 edition) do Tạp chí khoa học Asian Scientist công bố tháng 3/2019.
Nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, vào thời điểm tháng 7/2019 GS BS Nguyễn Thanh Liêm là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gene Vinmec, Hà Nội.
Phát biểu:
Tôi không phải đi ngược chiều một cách mù quáng và vô đạo đức, mà tôi đi vì có niềm tin và cơ sở khoa học, và bởi nếu không đi thì không bao giờ thành đường.
https://www.asianscientist.com/2019/03/pr/asian-scientist-100-2019-edition/
+ Nguyễn Thị Hiệp
TS Nguyễn Thị Hiệp sinh năm 1981, tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên Tp HCM, sau đó sang Hàn Quốc học sau đại học và làm nghiên cứu sinh. Năm 2012, TS Hiệp trở về nước làm giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Tp HCM.
TS Nguyễn Thị Hiệp đã có 13 năm (tính đến 2019) nghiên cứu về các vật liệu ứng dụng trong y học và tương tác của chúng lên tế bào và mô với 26 công bố khoa học thuộc ISI, 6 công bố khoa học thuộc Tạp chí Quốc tế, 6 bài báo trong nước và hơn 40 bài báo khoa học trong các Hội nghị Quốc tế.
TS Nguyễn Thị Hiệp từng được trao giải nhất Giải thưởng ASEAN–US năm 2017 về Giải pháp giảm áp lực lên các thành phố đô thị hóa nhanh – mảng Sức khỏe Cộng đồng.
TS Nguyễn Thị Hiệp được giải thưởng L’Oréal–UNESCO năm 2018 (2018 L’Oréal–UNESCO for Women in Science Award) dành cho các nhà khoa học nữ xuất sắc dưới 40 tuổi, nhờ công trình nghiên cứu loại keo có thể dùng để chữa các loại vết thương khác nhau, diệt khuẩn và giảm thời gian tái tạo mô. Nhóm nghiên cứu của TS Hiệp thí nghiệm kiểm tra keo để tối đa hóa sự an toàn và hiệu quả của vật liệu. Mục tiêu cuối cùng là thu được một sản phẩm có thể dán ngay lập tức lên tất cả loại vết thương, giúp loại bỏ vi khuẩn và thúc đẩy sự tái tạo mô nhanh. Khi dán lên, keo sẽ tạo thành một lớp màng để ngăn ngừa chảy máu, hấp thụ chất lỏng từ vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng từ vi sinh vật.
TS Hiệp được ghi trong danh sách 100 Nhà Khoa học Tiêu biểu của Châu Á (Asian Scientist 100, 2019 edition) do Tạp chí khoa học Asian Scientist công bố tháng 3/2019.
Vào thời điểm tháng 7/2019, TS Nguyễn Thị Hiệp là Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế Tp HCM.
https://www.asianscientist.com/2019/03/pr/asian-scientist-100-2019-edition/
+ Võ Trọng Nghĩa
Võ Trọng Nghĩa (1976- ) là cựu sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, và Đại học Tokyo.

Thuở nhỏ, Võ Trọng Nghĩa theo học ở trường cấp 1 Phú Thủy. Ngôi trường này làm bằng nhà tranh vách đất nên thường hay bị sập khi có bão. Chính vì thế nên Võ Trọng Nghĩa có quyết tâm xây trường tốt hơn để không bị sập nữa. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Võ Trọng Nghĩa thi đậu vào ba trường đại học là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, và Đại học Kiến trúc Hà Nội. Ông chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội để theo học vì mong muốn thực hiện được ước mơ lúc nhỏ là thiết kế các ngôi trường thật chắc chắn để không bị sập như trường cũ của mình.
Năm 1996, ông nhận được học bổng Chính phủ Nhật để theo học tại Khoa Kiến trúc, Viện Công nghệ Nagoya (Nagoya Institute of Technology). Năm 2002 Võ Trọng Nghĩa tốt nghiệp thủ khoa trường này, sau đó tốt nghiệp thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyo vào năm 2004 với đề tài nghiên cứu về khí động học, gió và nước. Đây là yếu tố nền tảng tạo nên thành công ban đầu cho những công trình thiết kế của Võ Trọng Nghĩa sau này.
Ông học tiếp tiến sĩ, đoạt giải thưởng xuất sắc cho nghiên cứu ở luận án tiến sĩ. Thế nhưng, khi việc học chưa hoàn tất, người thầy hướng dẫn của Nghĩa – Giáo sư Hiroshi Naito – nói với cậu: “Ta đào tạo con để con làm kiến trúc sư giỏi chứ không phải để nghiên cứu… đi về học thất bại đi, còn hơn là cứ thành công mãi.” Ông quay về Việt Nam, bỏ dở chương trình tiến sĩ. Trở về Việt Nam, ông thành lập công ty Vo Trong Nghia Architects vào năm 2006. Ông phát triển thiết kế kiến trúc bền vững bằng cách tích hợp các vật liệu rẻ tiền ở địa phương và những kỹ năng truyền thống với mỹ học đương đại và các phương pháp hiện đại.
Đầu năm 2015, Võ Trọng Nghĩa nhận lời làm Giáo sư giảng dạy thiết kế kiến trúc tại Singapore University of Technology and Design (SUTD).
Trở thành kiến trúc sư có số lượng giải thưởng quốc tế lớn nhiều nhất Việt Nam, Võ Trọng Nghĩa vẫn rất ít quan hệ. Vị giám đốc kiên quyết không ra ngoài tiếp khách, chỉ ăn trưa với cơm hộp và tối về nhà. Những nhân viên trong công ty của Nghĩa bắt buộc phải ngồi thiền 2 tiếng mỗi ngày trong giờ làm việc.
Võ Trọng Nghĩa ngồi làm việc trong khung cảnh hơi tối do không bật đèn. Những khu làm việc bên trong công ty này cũng tương tự, các kiến trúc sư (khá nhiều người nước ngoài) làm việc trong yên lặng, với ánh sáng tự nhiên.
Vị kiến trúc sư nổi tiếng làm giám đốc nhưng không có phòng riêng. Chỉ đến khi bắt đầu cuộc trò chuyện, Nghĩa mới với tay bật đèn cho sáng khu mình ngồi. Nghĩa nói: “Không có ai bắt tắt đèn đâu mà mọi người thích như vậy đấy. Chắc là do họ và tôi thiền quen nên thế”.
Phát biểu:
“Càng rất vội thì càng phải từ từ. Nếu cần nhanh, tốc độ như tên lửa thì phải bình tâm như không có gì, chứ cứ vội vàng thì sẽ thất bại. Muốn to trước hết phải nhỏ lại một chút.”
Một số giải thưởng quốc tế
- 1999: Giải Vàng thiết kế dự thi của Tập đoàn Suzuki.
- 2002: Giải thưởng luận án tốt nghiệp xuất sắc Đại học Công nghiệp Nagoya; Giải Hội Kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai.
- 2003: Giải Luận văn đặc biệt của Hội Kiến trúc sư Rotary.
- 2004: Giải Luận án Thạc sĩ xuất sắc của Đại học Tổng hợp Tokyo (Furuichi Award); Giải đặc biệt cuộc thi Tôn vinh thành phố do Tạp chí Quy hoạch và Công ty Ashui tổ chức nhằm hưởng ứng chương trình “Lễ kỷ niệm các thành phố” do Hiệp hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) phát động.
- 2005: Giải thưởng cao quý của Nhật Bản: Viện trưởng Đại học Tổng hợp Tokyo (Dean of The University of Tokyo Award). Võ Trọng Nghĩa là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng này.
- 2007: Huy chương Vàng ARCASIA Award for Architecture/ Đại học Kiến trúc, Tp HCM.
- 2008: International Architecture/ wNw Café.
- 2009: hai Giải International Architecture/ wNw Bar và Trung Nguyen Coffee Culture Center; Giải Bạc Global Holcim/ Đại học Kiến trúc, Tp HCM.
- 2010: Green Good Design/ wNw Bar.
- 2011: ARCASIA Award for Architecture/ wNw Bar; International Architecture/ Bamboo Wing; hai Giải Green Good Design/ Vietnam Pavilion và Bamboo Wing; hai Giải FuturArc Green Leadership/ wNw Bar và Vietnam Pavilion.
- 2012: hai Giải World Architecture Festival, hạng mục Trường học/ Binh Duong School và hạng mục Nhà/ Stacking Green; International Architecture/ Stacking Green; hai Giải Green Good Design/ Stacking Green và Bamboo Wing; World Architecture News 21 for 21/ wNw Bar; ba Giải FuturArc Green Leadership/ Bamboo Wing, Binh Duong School và Stacking Green;
- 2013: Building of the year 2012 on Archdaily, hạng mục Nhà/ Stacking Green; International Architecture/ Dailai Conference Hall.
- 2014: ba Giải World Architecture Festival/ House for trees, Son La Restaurant, và FPT Technology Building; International Architecture/ Kontum Indochine Café; AR House/ House for trees; ARCASIA Building of the Year/ Dailai Bamboo Complex; ARCASIA Gold Medal/ Dailai Bamboo Complex; Green Good Design/ Farming Kindergarten.
- 2015: ba Giải International Architecture/ House for Trees, Son La Restaurant và Farming Kindergarten; Green Good Design/ House for Trees, Son La Restaurant và Farming Kindergarten; FuturArc Green Leadership/ House for Trees; Building of the year 2014 on Archdaily/ Farming Kindergarten.
- 2016: DFA (Design for Asia) Award, Grand award/ Naman Retreat; ARCASIA Award 2016, Gold Medal / Farming Kindergarten; Green Good Design/ Naman Retreat the Babylon, Hay Hay Restaurant Bar, Diamond Island Community Hall, Vietnam Pavilion in EXPO Milano 2015, FPT University Ha Noi Administrative Centre; International Architecture Awards/ Diamond Island Community Hall, Naman Retreat Hay Hay Restaurant Bar, Naman Retreat the Babylon; BUILD Architecture Awards 2016,UK/Architectural Practice of the Year 2016-Viet Nam; Green Era Award/Sheraton Phu Quoc Resort.
- 2017: Ashui / Green build of the year/ Binh House; World Architecture Festival/ Binh house); World Architecture Festival/ Office – Future project/ Viettel Offsite Studio); International Architecture/ Naman Conference Hall; ARCASIA, Jaipur/Gold Award/ Son La restaurant; Green Good Design/ Atlas Hotel, Sen Village Community Centre, Hoan House, Roc Von Restaurant, The Lantern.
- 2018: International Architecture [IAA]/ Lantern Nonoco Gallery; năm Giải Green Good Design/ Sơn La Ceremony Dome; Binh House, Bamboo House, Tree House; và Dong Anh House; hai Giải FuturArc Green Leadership/ Atlas Hotel và Nanoco Gallery; hai Giải A’Design/Farming Kindergarten và House for Trees.
- 2019: FuturArc Green Leadership/ Castaway Island; ba Giải Green Good Design/ Bamboo Stalactite Pavilion, Breathing House, Nocenco Café.
Giới thiệu một số công trình kiến trúc
Cà phê Gió và Nước, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Toàn bộ nguyên liệu xây dựng quán Cà phê Gió và Nước là từ 7.000 cây tầm vông, loại vật liệu có sẵn ở địa phương, mang sắc thái dân tộc phong phú. Giải pháp kiến trúc phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ứng dụng nguyên tắc khí động học tiêu biểu, sử dụng năng lượng gió và khả năng làm mát của nước thay cho máy điều hòa không khí, giảm giá thành xây dựng và vận hành. Tác phẩm có hàm lượng sáng tạo nghệ thuật cao.
Cây tầm vông sinh trưởng nhanh, được 5 năm là có thể thu hoạch. Cây tầm vông được xử lý theo phương pháp truyền thống: ngâm sình, hun khói, đảm bảo thẩm mỹ và không gây độc hại, có độ bền cao… nên không gian được mở rộng. Cả kiến trúc đều không có cột bê tông, hay trụ chống mà chỉ đỡ nhau bằng những dây giằng vững chắc nhưng không kém phần mềm mại, nhờ những đường cong kỹ thuật. Mái hình chữ V được liên kết bởi hàng nghìn cây nên tạo được không gian thoáng và có khẩu độ lớn (lớn nhất là 12 m).
Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo. Thoạt nhìn đáy hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối, chính cách tận dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ mang đến cảm giác rất sâu. Nơi khách ngồi uống cà phê thấp hơn mặt hồ. Theo lý giải của kiến trúc sư thì cách bố trí mặt bằng như vậy giúp khách tận hưởng được luồng gió nước mát đưa từ mặt hồ sang.
Thiết kế Cà phê Gió và Nước nhận những giải thưởng sau:
- Giải Nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia (Việt Nam) năm 2006.
- Giải Nhì cuộc thi Kiến trúc Quốc tế dành cho các công trình bằng vật liệu tre do Bamboo Technologies Maui (Mỹ) tổ chức năm 2006.
- Huy chương vàng Giải thưởng Kiến trúc ARCASIA của Hội Kiến trúc sư Châu Á. Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa là người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng này.
Farming Kindergarten, Đồng Nai
Nhà trẻ Farming Kindergarten được thiết kế như là một nguyên mẫu cho loại hình nhà trẻ bền vững, nơi mà trẻ con có thể học hỏi và tìm hiểu cách tự trồng và cung cấp thức ăn.
Mái nhà hình xuyến là vườn trồng rau, là nơi trẻ có thể hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp và có được sự kết nối với thiên nhiên. Mái nhà xanh là một đường chạy dài liên tạo ra ba sân trong vui chơi cho trẻ. Từ sân chơi, không những thầy cô giáo mà cả trẻ cũng có thể chạy nhảy dễ dàng lên phía mái nhà trồng rau, mặc dù vườn trồng rau có độ dốc cao dần lên đến độ cao tầng hai.
Các kiến trúc sư tại công ty của ông Nghĩa chia sẻ ý tưởng:
“Những sân trong này tạo sự an toàn và thoải mái cho trẻ vui chơi, đồng thời mái nhà cũng kết nối với sân trong ở cả điểm đầu và điểm cuối, cho phép trẻ có thể trải nghiệm môi trường đặc biệt và thân thiện khi vui chơi tại đây.”
Các lớp học được bố trí dọc theo mái nhà hình xuyến và dành cho 500 học sinh. Các lam bê tông tạo bóng râm và làm giảm cường độ ánh nắng mùa hè gay gắt cho các lớp học.
Phương án kiến trúc và phương pháp tiết kiệm năng lượng cơ khí bao gồm nhưng không giới hạn: mái xanh, lam chắn từ bê tông đổ tại chỗ, những nguyên vật liệu tái chế, nước nóng từ năng lượng mặt trời… Những phương pháp đó khẳng định tầm quan trọng trong việc giáo dục bền vững. Công trình cũng được thiết kế để làm tối đa sự thông gió tự nhiên qua việc phân tích khí động học trên máy tính.
Các giải thưởng:
- A’Design Awards 2018.
- Zumtobel Group Award 2017/ Honorable Mention
- UIA Award / Honorable mention 2017.
- ARCASIA Award 2016, Huy chương Vàng.
- AR school, finalist 2015.
- DFA(Design for Asia) Award 2015, Huy chương Bạc.
- International Architecture Awards 2015.
- Green Good Design 2015.
- National Architectural Prize (Vietnam), Jury award 2015.
- Building of the year 2014 on Archdaily, Educational Architecture category winner 2015.
- World Architecture Festival (WAF) /Shortlist 2015.
- FuturArc Prize, Professional category 2nd Prize 2013.
Breathing House – Phan Kế Bính House, Tp HCM
Ngôi nhà của gia đình này nằm ở trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, ở một khu phố đông đúc. Khu đất rộng 3,9m và sâu 17,8m, tách biệt, chỉ có thể tiếp cận được bằng một con hẻm nhỏ.
Vị trí ngôi nhà nằm gần các tòa nhà lân cận, bị hạn chế không gian mở từ phía trước, trên và sau. Do đó, trước sau và phía trên của ngôi nhà được che bởi một “tấm màn che xanh”, để ánh sáng tự nhiên và không khí có thể đi vào bên trong, đồng thời giúp khuếch tán môi trường, lọc ánh sáng mặt trời khắc nghiệt, cải thiện tầm nhìn và đảm bảo an ninh, sự riêng tư cho ngôi nhà.
Bên trong tấm màn này là 5 khối phòng sắp xếp so le nhau giữa hai bức tường. Sự sắp xếp này giúp tạo các “khoảng không nhỏ” dọc theo các tầng. Bằng cách này, thông gió tự nhiên diễn ra theo hiệu ứng ống khói, đồng thời cung cấp ánh sáng gián tiếp ở khắp không gian trong ngôi nhà.
Ngôi nhà góp phần cải thiện môi trường xung quanh, phục vụ như một ốc đảo xanh trong một rừng bê tông và một mô hình mẫu của cuộc sống hiện đại trong một bối cảnh đô thị dày đặc như hiện nay.
Công trình đoạt giải thưởng Green Good Design, 2019.
Bamboo Stalactite Pavilion, Venice, Ý
“Nhũ tre” bao gồm 11 mô-đun, mỗi mô đun được định hình bởi sự kết hợp tỉ mỉ giữa hai cấu trúc hyperbol. Dầm và cột tre được chuẩn bị sẵn ở Việt Nam. Sau đó, được vận chuyển sang Ý để thi công trong vòng 25 ngày dưới dự tham gia của 8 công nhân, được hỗ trợ từ kiến trúc sư, Kỹ sư Việt Nam và Ý.
Sự linh hoạt của tre giúp tạo nên những không gian kiến trúc phong phú với sự kết nối giữa vẻ đẹp thiên nhiên, với ánh sáng, gió và biển. Chính vì lý do này, “Nhũ tre” là không gian tự do mang tính cộng đồng, không phân biệt và bình đẳng cho tất cả mọi người. Nó dễ dàng trở thành một điểm nhấn, dù chỉ là một không gian nhỏ.
Công trình đoạt giải thưởng Kiến trúc xanh 2019.
Tòa nhà hiệu bộ Trường Đại học FPT, Hà Nội
Chuyên trang kiến trúc Designboom vinh danh 10 công trình giáo dục tiêu biểu của năm 2017. Tòa nhà hiệu bộ Trường Đại học FPT do Võ Trọng Nghĩa Architects thiết kế giành vị trí thứ 3 trong danh sách này.
Trường Đại học FPT tọa lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, cách Hà Nội 30km về phía tây. Đây là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực công nghệ cao vì một Việt Nam phát triển bền vững. Vì vậy, Võ Trọng Nghĩa Architect đưa ra ý tưởng về một trường đại học xanh, tận dụng tài nguyên gió, nước và ánh sáng, giảm thiểu tiêu thụ điện và hiệu ứng nhà kính.
Tòa nhà hiệu bộ Trường Đại học FPT là công trình kết hợp văn phòng làm việc của cán bộ giảng viên và giảng đường học tập của sinh viên. Công trình có 7 tầng với tổng diện tích sử dụng là 11.065 m2. Mặt tiền được thiết kế ô vuông đặc rỗng so le nhau tạo nên kết cấu trông ấn tượng. Ưu điểm của thiết kế này là phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Đông Nam Á, giúp tòa nhà tận dụng được ánh nắng, gió tự nhiên, nhưng vẫn thuận lợi cho quá trình thoát nhiệt vào mùa hè. Chúng được sản xuất sẵn từ nhà máy để đảm bảo sự an toàn trong quá trình thi công, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu cũng như tiết kiệm thời gian xây dựng.
Hệ thống cây xanh là một trong những yếu tố làm nên sự độc đáo của Đại học FPT Hòa Lạc. Thiết kế tòa nhà đảm bảo sinh viên được tiếp xúc với cây xanh và duy trì mối liên hệ với thiên nhiên dù cho họ xa nhà, nâng cao ý thức về chất lượng môi trường. Cây trong mỗi phòng và các khu vườn ngoài trời cho phép kết nối liên tục với thiên nhiên, cũng có những cây bên cạnh không gian mở với khoảng trống cho sinh viên sử dụng tự do. Cảnh quan cũng được lồng ghép ở trên cùng của tòa nhà tạo thành một khu vườn riêng cho sinh viên và nhân viên.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT – người đã làm việc với Nghĩa trong một thời gian dài trong hai công trình ở cả Hà Nội và TP HCM – cho biết: “Nếu thuê một kiến trúc sư tốt thì giá trị của công trình sẽ tăng lên rất nhiều mà chi phí thực tế không đắt so với tổng kinh phí xây dựng”.
Các giải thưởng:
- Giải Giáo dục Tương lai tại Festival Kiến trúc Thế giới ở Singapore, 2014.
- Giải Nhất hạng mục Kiến trúc sư trẻ, Kiến trúc Xanh (Spec Go Green Award), 2014.
- Giải Vàng, Kiến trúc Xanh Việt Nam 2015-2016.
- Giải Green Good Design, 2016.
http://cafef.vn/vo-trong-nghia-kien-truc-su-ky-di-nhat-viet-nam-20160623165558595.chn
https://kienviet.net/2013/07/01/nha-tre-farming-kindergarten-vo-trong-nghia-architects/
http://votrongnghia.com/company/
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_Tr%E1%BB%8Dng_Ngh%C4%A9a
+ Trần Ngọc Phúc (Kazufuku Nitta)
Vào những năm 1950–1960, khi đất nước Việt Nam liên tục biến động, gia đình của ông Trần Ngọc Phúc cũng phải gánh chịu những cơn sóng lớn. Mặc dù còn nhỏ, song cậu bé Trần Ngọc Phúc đã cảm nhận được những thử thách khắc nghiệt mà cha mẹ của cậu đang phải chèo chống để bảo vệ gia đình. Thế nhưng, cho dù các thử thách có khắc nghiệt đến đâu, cha và mẹ cậu chưa bao giờ từ bỏ sự thiện lương, sự kiên cường và lòng tự trọng của những con người xuất thân từ những gia đình gia phong, nề nếp.
Sau khi tốt nghiệp trung học ở Sài gòn, năm 1968 ông Trần Ngọc Phúc (1947 – ) đi du học ở Nhật Bản. Ông kể lại:
Ban đầu, sau khi sang Nhật tôi thường liên lạc với gia đình ở Việt Nam qua điện thoại. Rồi chiến tranh tiếp diễn, tình thế trở nên gay cấn hơn, cho đến lúc tôi hoàn toàn mất liên lạc với gia đình tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Mất liên lạc với gia đình, không biết là họ còn sống hay đã mất, càng ngày tôi càng rơi sâu vào hố tuyệt vọng bởi những tin tức mỗi ngày trên báo chí, trên màn ảnh truyền hình.
Tôi được nuôi nấng trong một gia đình khá giả ở Việt Nam, tôi thấy rằng tôi thật ích kỷ, thật là một đứa con hư. Cha mẹ chiều theo mơ ước của tôi, gởi tôi qua Nhật học bằng chi phí của gia đình. Bởi vậy việc không liên lạc được với gia đình khiến cho tinh thần tôi bị khủng khoảng trầm trọng. Tôi nghĩ rằng mình chẳng bao giờ có cơ hội trở về. Trong thời gian đó, tôi tránh đến gần cửa sổ trong các tòa nhà cao tầng, chỉ e trong lúc phẫn chí tôi đi tìm cái chết. Tôi đã nghỉ làm hơn một tháng trời, nhưng rồi nhờ vào sự khuyến khích của bạn bè, tôi quyết định ở lại Nhật và tiếp tục làm việc.
Nhìn vào công việc, tôi quyết định chọn những công việc đặc trưng mà chỉ mình mới làm được, và có thể dồn hết khả năng của mình để làm việc…

Năm 1984, ông Phúc thành lập công ty Metran. Trong số các thiết bị do ông nghiên cứu, phải kể đến máy hỗ trợ hô hấp cho trẻ sinh non. Với tâm niệm “làm những điều mà người khác không thích làm”, máy hô hấp thông thường dành cho 90% bệnh nhân thì có rất nhiều người đã chế tạo. Ông dành thời gian nghiên cứu máy hỗ trợ cho những phần trăm còn lại cực khó cứu chữa. “Tôi coi trọng tính mạng của những trẻ sinh non mắc bệnh nghiêm trọng, nên muốn tập trung tạo ra những chiếc máy hỗ trợ đảm bảo sinh mạng cho các bé tốt nhất”, ông Phúc cho biết.
Đứa trẻ nhỏ nhất sinh ra tại Nhật Bản có thể nằm trên bàn tay của người lớn. Những đứa trẻ đặc biệt như thế này, nếu dùng máy hỗ trợ hô hấp thông thường thì rất khó cứu sống và để lại nhiều di chứng. Nhưng sử dụng máy hỗ trợ hô hấp do ông Phúc nghiên cứu thì tỷ lệ các cháu sống sót mà không để lại di chứng rất cao.
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, chỉ riêng trong năm 2011, nhờ chiếc máy trợ thở tần số cao của Metran, bệnh viện đã cứu sống được 120 bé sinh non nặng dưới 1 ki-lô-gam.

Năm 2012, doanh nghiệp Metran của ông Trần Ngọc Phúc được lựa chọn là một trong 3 doanh nghiệp được đón tiếp Nhật Hoàng Akihito đến thăm. Đây là vinh dự rất lớn, bởi Nhật Hoàng chỉ viếng thăm duy nhất một lần trong năm một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật (như doanh nghiệp của ông Phúc).
Ngày 25/11/2017, một đài truyền hình của Nhật Bản thực hiện chương trình, thông qua đó ông Phúc gặp được hai cháu bé sinh non nhờ có thiết bị của ông mà được cứu sống và giờ đây đã lớn khôn, khỏe mạnh. Gia đình của hai bé coi ông như ân nhân. Cuộc gặp gỡ đầy niềm hạnh phúc vui sướng cho cả ông và gia đình hai bé. Các cháu biểu diễn kiếm đạo cho ông xem, chia sẻ ước mơ của chúng cho ông nghe. Sản phẩm nghiên cứu của mình đã cứu được những đứa trẻ như vậy, có lẽ đó là một trong những món quà tuyệt vời nhất đối với ông Phúc.
Hiện tại ông đang bán máy thở khắp nơi trên thế giới.
Những phát biểu của ông Phúc:
- “Thi ân mà không cần đáp trả.” Đây là điều ông học được từ cha mẹ ông.
- “Tôi tin là lúc nào mình cũng có thể tìm ra con đường khi mình đốc hết toàn lực để cố gắng.”
- “Trong lĩnh vực y khoa, không nên quá coi trọng lợi ích kinh tế nhất thời mà phải tính chuyện phát triển lâu dài. Và điều cần nhất là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, con người.”
https://doanhnhansaigon.vn/chan-dung-doanh-nhan/niem-tu-hao-cua-ong-phuc-metran-1047835.html
– – – – –
Ghi chú: Bài này còn ở trạng thái mở, sẽ được bổ sung khi có thêm thông tin.
Tổng hợp: Diệp Minh Tâm — Cập nhật: tháng 4/2020