Thưởng thức nhạc cổ điển
Một số ca khúc cổ điển nổi tiếng
Amazing Grace – John Newton
Serenade – Schubert
Serenata ‘Rimpianto’ – Enrico Toselli
Dòng sông xanh – Johann Strauss II
Ave Maria – Bach/Gounod
Ave Maria – Schubert
O sole mío – Bài hát xứ Neapoli
Torna a Surriento – Bài hát xứ Neapoli
Un bel dì vedremo – Puccini
Ôi cha yêu quí của con – Puccini
Hợp xướng của những người lính – Gounod
Một số bài nhạc cổ điển được yêu thích
Khúc Lãng mạn Số 2 – Beethoven
Minuet cung G – Beethoven
Minuet cung G – Petzold
Für Elise – Beethoven
Hành khúc hôn lễ – Mendelssohn
Bài ca mùa xuân – Mendelssohn
Ah, vous dirai-je, Maman – Mozart
Capricho Italiano – Tchaikovsky
Điệu vũ Hungari Số 5 – Brahms
Vltava – Smetana
Méditation – Massenet
Rhapsody Hungari Số 2 – Liszt
Humoresque – Dvorak
Liebesträume Số 3 – Franz Liszt
Étude Op. 10, No. 3 – Chopin
Sonata Ánh trăng – Beethoven
Rondo Alla Turca (Hành khúc Thổ) – Mozart
Canon – Pachelbel
Nocturne Số 2 – Chopin
Grande valse brillante cung E giáng– Chopin
Khúc dạo đầu cung G thứ – Rachmaninoff
Phiên chợ Ba Tư – Ketèlbey
Mở đầu 1812 – Tchaikovsky
Hành khúc Lộng lẫy và Uy phong Số 1 – Elgar
Sonata cho Piano Số 16 – Mozart
Một số trích đoạn
Minuetto – Boccherini
Elvira Madigan – Mozart
Khúc dạo đầu, Hôn lễ của Figaro – Mozart
Air trên dây Sol – Bach
Andante Cantabile – Tchaikovsky
Chương 1, Giao hưởng “Italy” – Mendelssohn
Chương 2, Concerto cho clarinet cung A – Mozart
Tổ khúc / Tấu khúc
Peer Grynt – Grieg
Tiểu dạ khúc – Mozart
Bốn mùa – Vivaldi
Divertimento cung D, K. 136 (K. 125a) – Mozart
Concerto trọn vẹn
Concerto cho Piano Số 5 “Hoàng đế” – Beethoven
Concerto cho Piano Số 1 – Tchaikovsky
Giao hưởng
Bản Giao hưởng “Từ thế giới mới” – Dvorak
Bản Giao hưởng Số 25 – Mozart
Bản Giao hưởng Số 35 “Haffner” – Mozart
Bản Giao hưởng Số 40 – Mozart
Bản Giao hưởng số 41 “Sao Mộc” – Mozart
Bản Giao hưởng Số 5 “Định mệnh”– Beethoven
Giao hưởng Số 6 “Đồng quê” – Beethoven
Bản Giao hưởng Số 9 – Beethoven
Bản Giao hưởng Số 3 “Eroica” – Beethoven
Ballet
Kẹp hạt dẻ – Tchaikovsky
Hồ thiên nga – Tchaikovsky
Opera
Carmen – Georges Bizet
Quả phụ vui tính – Franz Lehár
Đám cưới của Figaro – Mozart
Les contes d’Hoffmann – Offenbach
Orphée aux enfers – Offenbach
Hoàng tử Igor – Borodin
Cavalleria rusticana – Mascagni
Guillaume Tell – Gioachino Rossini
Nabucco – Verdi
Aida – Verdi
La Traviata – Verdi
Nhạc cổ điển Việt Nam
Bèo dạt mây trôi
Flashmob
Khải hoàn ca trong Giao hưởng số 9 của Beethoven
Arlésienne trong nhạc kịch Carmen
Habanera trong nhạc kịch Carmen
Brindisi trong nhạc kịch La traviata
Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái trong nhạc kịch Nabucco
Liên khúc Habanera, O sole mío & Brindisi
Rondo Alla Turca – Mozart
Tổng hợp
Đôi điều cơ bản
Các thời kỳ chính của nhạc cổ điển
Giới thiệu về nhịp độ
Giới thiệu về giọng hát
Giới thiệu về loại hình nhạc
Kết luận
Dẫn nhập
Bài này dựa theo yêu thích chủ quan của người tổng hợp, bởi vì có ca khúc hoặc bài nhạc cổ điển mà giới chuyên môn đánh giá cao hơn nhưng không được giới thiệu ở đây. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là những ca khúc và bài nhạc ở đây đã trường tồn qua nhiều năm tháng và mang lại cảm xúc cho nhiều thế hệ.
Có một số người nghĩ mình không thích nhạc cổ điển nên không muốn nghe loại nhạc này. Ban đầu, tôi nằm trong số những người đó, tuy lúc đầu tôi vẫn thích các bản Serenade, Serenata và Dòng sông xanh đã quá nổi tiếng. Dần dà, dù không hiểu nhiều về nhạc cổ điển, tôi vẫn có thể thưởng thức thêm một ít về loại nhạc này.
Để tôi giới thiệu cho bạn một ít đó và hy vọng bạn sẽ thích nhạc cổ điển như tôi sau khi thưởng thức những ca khúc và bài nhạc được giới thiệu trong bài này. Đa số là trích đoạn của những bản concerto hoặc symphony hoặc nhạc kịch dài được nhiều thế hệ trên toàn thế giới yêu thích. Bạn chịu khó thưởng thức ít nhất một lần mỗi ca khúc và bài nhạc được giới thiệu ở đây. Tôi tin rồi sẽ có chuyển biến trong tâm tư của bạn, và sau đó là tùy bạn tự khám phá tiếp.
Vì một số lý do, người viết cáo lỗi không thể đưa ra nguồn trích dẫn ở đây. Trang web không có tính thương mại này trình bày cảm nhận riêng của người viết, có tham khảo thông tin từ bốn phương, rồi đưa lại ra bốn phương. Nếu qua bài này độc giả nẩy nở tình yêu đối với nhạc cổ điển và cuộc sống được phong phú hơn, thì cái tội đạo văn của người viết hẳn sẽ được dung thứ.
Thưởng thức nhạc cổ điển
Lúc đầu khi nghe nhạc cổ điển, bạn chỉ cần nghe mà chưa cần biết cái gì là cái gì, ai là ai. Nhạc tức là âm thanh, vì thế trước nhất cần nghe âm thanh. Dần dà, bạn có thể tìm hiểu thêm một ít điều cơ bản được trình bày ở phần cuối bài này.
Nếu mới bắt đầu làm quen với nhạc cổ điển, bạn nên nghe qua Bản ghi âm để dễ chú tâm vào cung điệu hơn, bởi vì video có hình ảnh đẹp có thể làm bạn quá chú ý đến hình ảnh mà bỏ qua phần âm thanh, còn nếu có hình ảnh xấu thì có thể khiến cho bạn khó chịu và cũng khó thưởng thức âm thanh.
Nên dành hết tâm tư khi thưởng thức nhạc cổ điển, tạo cho mình một không gian tĩnh lặng riêng, mang headphone, nhắm khẽ mắt, thì việc thưởng thức mới trọn vẹn. Có thể thưởng thức với một cốc bia, một tách trà, hoặc một tách cà phê, nhưng lúc đó không nên làm việc gì khác.
Kế tiếp, bạn nên xem video âm thanh vì loại video này có âm thanh trong trẻo nên dễ thưởng thức, lại thường có chất lượng trình bày bởi dàn nhạc và ca sĩ hàng đầu. Còn video trình diễn sống thường có chất lượng trình bày đa dạng nên tôi đã chọn lọc cho bạn. Loại video này thường có tạp âm, nhưng như thế tạo cho bạn có cảm tưởng như đang ngồi trong nhà hát hoặc hòa mình cùng với đám đông.
Nên nâng cấp thiết bị âm thanh nếu cần thiết. Nên có headphone chất lượng khá chụp lên vành tai – thay cho nút earphone nhét vào lỗ tai – để loại tạp âm bên ngoài mà đón nhận được mọi nốt nhạc lớn nhỏ. Nên nhớ nhạc cổ điển có âm vực từ thấp đến cao rất rộng, nên headphone là cần thiết để bạn nắm bắt được đầy đủ.
Dùng riêng cho mình tôi, thì tôi có laptop hiệu Dell (máy tính Mỹ như Dell và HP cho âm thanh tốt hơn máy các nước khác bởi vì sound card Mỹ tốt hơn), cặp loa Bose nhỏ dùng thay đổi với headphone hiệu Panasonic, cùng màn hình 21-inch HD. Ở phòng khách thì có đầu máy CD/DVD (đương nhiên rồi), ampli/receiver, và bộ 6 loa (nhưng khởi đầu chỉ 2 loa chính và 1 loa bass cũng đủ).
Bạn không cần, và không nên, tốn tiền nhiều quá cho hệ thống âm thanh, bởi vì đến một mức nào đó, bạn bỏ thêm tiền vẫn không thể nhận ra chất lượng cao hơn. Lấy ví dụ như một giàn âm thanh gồm ampli, CD/DVD và bộ loa có giá từ 200 USD (hàng Trung quốc) đến 5.000 đô (hàng Anh hoặc Canada), đối với tôi cỡ giá 1.000 USD là vừa phải, cùng lắm là 1.500 USD. Đừng ky bo quá và cũng đừng nghe theo lời ai bảo phải bỏ ra vài ngàn USD nghe mới đã! Đến cấp cao như thế thì tai bạn không thể nhận ra sự cải thiện, mà cần thiết bị đo âm thanh ta mới biết.
Thêm nữa, nên dành thời gian nghe nhạc cổ điển ở nhà hát nếu thuận tiện. Đối với tôi, xem vở ballet The Nutcracker ở Ottawa, nghe Giao hưởng số 5 của Beethoven (có Lê Dung) ở Nhà Hát lớn Hà Nội và Giao hưởng số 9 của Dvorak ở Nhạc viện Thành phố HCM, thêm một lần nghe bản giao hưởng này ở Nhà hát Thành phố, là những trải nghiệm khó quên.
Ghi chú: trong phần giới thiệu dưới đây, những phần trình diễn mà tôi vô cùng yêu thích được ghi dấu sao (*) ở đầu mục, lại cũng do chủ quan của tôi, còn tiết mục được thêm vào trong 3 tháng gần đây được đánh dấu cộng (+).
Một số ca khúc cổ điển nổi tiếng
Amazing Grace – John Newton
Ca khúc này có nghĩa “Ân điển Diệu kỳ”, nghe không có vẻ như “cổ điển” nhưng thật ra khá cổ: do Mục sư Anh giáo John Newton (1725-1807) sáng tác khoảng năm 1772. John Newton khởi đầu là thuyền trưởng một tàu buôn nô lệ. Ngày 10 tháng 5 năm 1748, trên đường về, tàu của ông gặp bão. Biến cố này giúp Newton nếm trải kinh nghiệm về sự giải cứu kỳ diệu bởi Thiên Chúa. Trong nhật ký, Newton viết rằng trong lúc nguy ngập vì tàu sắp đắm, ông kêu lên “Lạy Chúa, xin thương xót tôi!” Từ đó, ông chấp nhận đức tin Cơ Đốc. Từ năm 1755 đến 1760, Newton từ bỏ nghề hải hành và đến sinh sống ở Liverpool, tại đây ông gặp George Whitefield và John Wesley. Chịu ảnh hưởng hai nhà thuyết giáo Giám Lý rất nổi tiếng này, Newton bắt đầu trau dồi kiến thức cũng như học tiếng Hi Lạp và tiếng Hebrew để trở thành một mục sư Anh giáo.
Ca từ được sáng tác bởi Newton rất được yêu thích bởi tín hữu Cơ Đốc thuộc mọi giáo phái, do bài thánh ca đã tóm lược cách súc tích nội dung giáo lý ân điển của Cơ Đốc giáo. Ca từ lấy cảm hứng từ Kinh Thánh, sách 1Sử ký 17: 16[1], khi lòng và tâm trí của Vua David bị phủ lấp bởi sự kinh ngạc trước ân điển diệu kỳ của Thiên Chúa, bởi ân điển mà nhà vua và hậu duệ của nhà vua được kể là những người được Chúa tuyển chọn.
Bài ca được nhiều người hát từ hai bên chiến tuyến trong cuộc Nội chiến Mỹ.
Khi bị chính phủ Mỹ cưỡng bức tập trung vào những khu định cư dành riêng cho người da đỏ, nhiều người thuộc bộ tộc Cherokee gục chết trên “con đường nước mắt” mà không được chôn cất tử tế, bài hát mang đến niềm an ủi cho những người sống sót. Từ đó, bài thánh ca thường được xem là Quốc ca của người Cherokee. Đó là lý do khiến nhiều nghệ sĩ da đỏ đương đại ghi âm ca khúc này.
Trong tiếng Việt, ca khúc này được dịch ra nhiều phiên bản như: Ân điển diệu kỳ, Ơn huyền diệu, Ơn huệ cao vời, Ơn lạ lùng, Ân phúc diệu kỳ…
Ca từ gốc Anh ngữ (hát bởi Jewel)
Amazing grace! how sweet the sound,
That saved a wretch; like me!
I once was lost, but now am found,
Was blind, but now I see.
’Twas grace that taught my heart to fear,
And grace my fears relieved;
How precious did that grace appear
The hour I first believed!
The Lord hath promised good to me,
His word my hope secures;
He will my shield and portion be
As long as life endures.
When we’ve been there ten thousand years,
Bright shining as the sun,
We’ve no less days to sing God’s praise
Than when we first begun.
Ơn Lạ Lùng – Tường Lưu dịch lời Việt
Ngợi ca Chúa từ ái ban ơn lạ lùng.
Đời tôi vốn tràn những lệ đắng.
Tôi đã hư mất bao ngày lầm than trong nơi tội đầy.
Mà ơn Chúa thương xót khoan nhân.
Đời tôi rất nhiều nỗi gian lao u sầu,
buồn lo đã làm vắng niềm tin.
Nhưng Chúa đã cứu tôi về nghỉ yên trong tay nhiệm mầu.
Thật ơn Chúa rộng lớn vô biên.
Thời gian đã chồng chất trên tôi tuyệt vọng.
Tìm đâu thấy được nghĩa cuộc sống?
Ơn Chúa đưa dắt tôi vào tình thương mênh mông tuyệt vời.
Bàn tay Chúa hằng nắm giữ tôi.
Rồi đây Chúa lại đến đem tôi về trời
Làm sao nói được hết niềm vui?
Khi đứng bên các thánh đồ ngợi ca tôn vinh danh Ngài
Về ơn Chúa chuộc cứu chính tôi.
Bài hát này có nhiều cách trình bày phối khí và thanh nhạc đa dạng, ta nên nghe qua tất cả:
Video âm thanh, Elvis Presley:
https://www.youtube.com/watch?v=B3XdXEJEI4E
+ * Video trình diễn sống, Khắc Triệu, Cẩm Vân, CeCe & MPU Choir, trong chương trình Giấc mơ đêm mùa đông, nhạc trưởng Đức Trí, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=ZLvze2h0s0E
Video trình diễn sống, Mai Chí Công với phụ đề Việt ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=d7-n6sVgKq4
Video trình diễn sống, Hayley Westenra:
https://www.youtube.com/watch?v=R6ksjR_MR5Q
MV, BYU Noteworthy, cappella biến tấu có tựa My Chains Are Gone:
https://www.youtube.com/watch?v=X6Mtpk4jeVA
* Video trình diễn sống, Alan Jackson theo âm hưởn
Serenade – Schubert
Bài Serenade bất hủ này do Franz Schubert (1797-1828) sáng tác năm 1826, để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Trong thời Trung cổ ở Châu Âu, các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu người đẹp tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này thường được gọi là “serenade”. Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, thường được người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được: guitar, mandolin, nhưng cũng có khi người ta còn chịu khó bê đến cả đàn piano!
Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân vốn là ca sĩ trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.
Bài hát thể loại serenade của Schubert trở nên quá nổi tiếng, nên dần dà được gọi đơn giản là “Serenade của Schubert” (Schubert Serenade).
Bài nhạc có giai điệu trữ tình, lai láng nhưng không trầm mặc, êm đềm nhưng vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện (tác dụng bởi việc chuyển cung từ thứ sang trưởng ở đoạn kết). Schubert như nói lên tiếng lòng của muôn người, muôn thế hệ…
Dạ khúc – lời Việt của Phạm Duy viết năm 1948, đáng chú ý ở điểm ngắt câu ở chỗ luyến, kiểu vắt dòng trong thơ
Chiều buồn nhẹ xuống
đời. Người tình tìm đến
người. Thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của đóa
cười. Tình bền của lứa
đôi. Thoáng hương trong chiều rơi.
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt chìm sâu.
Tình đời tỏa mát
màu. Chiều nay là lúc
đầu. Nói cho nhau nghe đời sau
Nhẹ nhàng người đắm
sầu. Kể lể chuyện kiếp
nao. Có ai chia lìa nhau.
Một ngày đó tóc mây đã phai mầu
Có chờ ta oán trách đâu
Có vì duyên kiếp không lâu
Ðời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau
Cho người cứ mãi phụ nhau.
Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời
Nhớ nuôi cho hương một chiều
Vương vấn đời …
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời
Chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buồn không lời.
+ * Video âm thanh, Lệ Thu hát lời Việt của Phạm Duy:
https://www.youtube.com/watch?v=ch-_9ubGQkI
Video âm thanh của Nana Mouskouri hát ca từ nguyên ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=ChDWHq1Mr9I
Video âm thanh, Orquesta Club Miranda:
https://www.youtube.com/watch?v=0bjB-IWEYI0
Video trình diễn sống, Sheena Gutierrez (violin) và Stepan Rudenko (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=wj2GDmaEDSs
Video trình diễn sống, Camille Thomas và Beatrice Berrut:
https://www.youtube.com/watch?v=_JpXlliAn2I
Serenata ‘Rimpianto’ – Enrico Toselli
Người Việt đơn giản gọi tên ca khúc này của Enrico Toselli (1883-1926) là “Serenata”, trong tên gốc tiếng Ý ‘Rimpianto’ có nghĩa hồi tưởng, tên tiếng Anh của ca khúc là Nightingale Serenade (Serenade chim sơn ca).
Chiều tà – Lời Việt của Phạm Duy
Lắng trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ơi! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp chưa về lỡ làng.
Đã quên hết sầu chưa ?
Lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ
Bên gối ơ thờ
Nghe tiếng tơ tình mong chờ.
Chiều êm êm đưa duyên về người
Đàn triền miên nắn tiếng sầu đời
Người ơi! Đến bên tôi nghe lời xao xuyến
Như chuyện thần tiên
Niềm mơ xưa là đó.
Cho ta nâng niu lời thơ
Chiều mơ không gian
Hờ hững khói thiên đàng
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà.
Nhạc chiều của chúng ta
Là câu ân ái muôn đời
Bóng đã xế rồi
Hãy nép trong lòng cõi đời.
Tình yêu mãi mãi…
Bản ghi âm, Thu Giang hát lời Việt của Phạm Duy:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chieu-ta-thu-giang.VLzdKHpPOOWv.html
Video âm thanh, violin &piano:
https://www.youtube.com/watch?v=DHc-TctElko
Video âm thanh, Mary Schneider hát Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=Nq_pJCvL5jQ
Video âm thanh, Hans-Georg Arlt (violin) & Dàn nhạc Giao hưởng Berlin:
https://www.youtube.com/watch?v=wIY_bSn8-Jw
* Video trình diễn sống Nightingale Serenade, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu:
https://www.youtube.com/watch?v=YmDNhi07_Ho&list=PLBRr-RlcHns2vgydUGtU1-XDP_Y52MHEw
Dòng sông xanh – Johann Strauss II
Video âm thanh Nightingale Serenade của violin and piano:
https://www.youtube.com/watch?v=DHc-TctElko
Dòng sông xanh – Johann Strauss II

Dòng sông xanh là tựa đề của nhạc phẩm có tên gốc là An der schönen blauen Donau, từ đó tên tiếng Anh là The Blue Danube và tên tiếng Pháp là Le Beau Danube bleu. Tác giả nhạc phẩm này là Johann Strauss II (1825-1899), viết xong năm 1866.
Theo Wikipedia Việt ngữ (không ghi nguồn), bản nhạc waltz này xuất phát từ mối tình không thể nào quên của chính Johann Strauss II. Tác phẩm ra đời khi Johann Strauss II đã có vợ. Vợ của nhà soạn nhạc dành cho ông một tình yêu vô bờ bến, tận tụy. Rồi một ngày, bà phát hiện ra chồng mình có một nhân tình trẻ trung.
Một buổi sáng, bà đến tìm cô nàng này. Trước khi mở cửa, cô háo hức vì tưởng nhân tình Strauss sẽ đến. Nhưng rồi cô cảm thấy lo lắng vì trước mặt cô là vợ của người đàn ông. Cô cứ nghĩ đến một cuộc đánh ghen khủng khiếp, ghê gớm sẽ đến với mình. Nhưng không, bà chỉ đến để cảm ơn người nhân tình của chồng mình và dặn chăm sóc chu đáo ông. Cô gái từ chỗ lo lắng đã bàng hoàng trước những lời nói đó. Cô gái ấy đã bật khóc, rồi chợt tỉnh ra, cố gắng đuổi theo người đàn bà cao thượng kia. Trong lúc ấy, người vợ của Strauss đã ra khỏi khách sạn, rồi bà không thể trụ được nữa. Bà ngã quỵ xuống. Nhìn thấy sự gục ngã ấy, cô nhân tình biết rằng không thể làm tổn thương trái tim người phụ nữ kia được nữa, liền xách vali ra đi.
Đúng lúc đó, Strauss đến khách sạn tìm cô nàng ấy. Ông gặp vợ mình ngất xỉu, lo lắng đưa bà tới bệnh viện. Bà vợ, khi tỉnh lại, đã nói lời xin lỗi vì tìm cố gái kia. Strauss lại tức tốc đến khách sạn, nhưng cô gái đã đi rồi. Ông đuổi theo thì tàu đã rời bến. Strauss ngẩn ngơ vì mọi thứ xảy ra, nhưng cũng cảm thấy rất hạnh phúc vì hai người phụ nữ ông yêu đều cao thượng và biết hy sinh. Trong cảm xúc ấy, “Dòng Danube xanh” xuất hiện giữa dòng ngất ngây của tình yêu.
Riêng Wikipedia Anh ngữ và Pháp ngữ không đề cập đến giai thoại trên.
Lời Việt của nhạc phẩm do Phạm Duy viết năm 1948 cũng trở nên nổi tiếng với người Việt.
Dòng sông xanh – lời Việt: Phạm Duy
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền
Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu
Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai
Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui
Thả ý thắm theo người chở gió về xuôi
Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi
Đời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ
Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa
Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta
Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tầu mà đi
Ai giang hồ sau nghìn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ
Sông về sông dào dạt ý
Hát tang bồng theo tầu mà đi
Ai giang hồ sau nghìn hải lý
Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ
Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời
Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai
Sông về, sông cười ròn tiếng
Yêu mối tình bên bờ thành Vienne
Đôi giang hồ quay về bờ bến
Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Đàng
Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về
Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè
Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về
Nước sông miên man trôi đi
Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề
Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì
Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề
Nước sông miên man trôi đi
A á a a a a a a a a ! Em ơi ! Em ơi ! Yêu đi !
A á a a a a a a a a ! Có sóng nước trên sông ghi
A á a a a a a a a a ! Em ơi ! Em ơi ! Ra đi !
A á a a a a a a a a ! Nước cũ đón đưa về
A á a a a a a a a a ! Em ơi ! Em ơi ! Yêu đi !
A á a a a a a a a a ! Có sóng nước trên sông ghi
A á a a a a a a a a ! Em ơi ! Em ơi ! Ra đi !
A á a a a a a a a a ! Nước cũ đón đưa về
Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước
Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm
Người hỡi! Giúp nhau mở đôi mắt ướt
Ngắm cầu nhớ sông im cúi gầm
Người hỡi! Ánh trăng rụng không tới nước
Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm
Người hỡi! Giúp nhau mở đôi mắt biếc
Ngắm sông quanh sao mờ
Đi về đâu ? Đi về đâu ?
Nước lặng khô cứng đờ
Màn tang buông tuyết phủ
Người ơi! Đi về đâu ?
Kiếp tù đầy nước giá
Xót thương cho cây khô nghèo
Đi về đâu ? Đi về đâu ?
Nước lặng khô cứng đờ
Màn tang buông tuyết phủ
Người ơi! Đi về đâu ?
Kiếp tù đầy nước giá
Xót thương cho cây khô nghèo
[nhạc dạo]
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh
Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới
Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời
Bông hoa đầu rụng rơi trên dòng xanh
Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh
Gió Đông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới
Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời
Bông hoa đầu rụng rơi trên sông xanh lơ
Đi! Ta đi, đi theo sông, sóng nước biếc
Theo nhịp sóng vui tưng bừng
Đi! Ta đi, đi theo sông, sóng nước biếc
Theo mây trôi đi muôn nơi khắp chân trời
Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh
Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp
Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến
Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ
Quay về miền đời lúc mơ huyền
Phạm Duy cất công là thế để viết nên ca từ này, nhưng trải qua bao thế hệ ca sĩ người ta không nghe được ai trình bày trọn vẹn ca từ của Phạm Duy. Ngay cả “tiếng hát vượt thời gian” Thái Thanh ngày xưa và ca sĩ trẻ Ngọc Hạ sau này cũng bỏ qua đoạn ca từ chữ nghiêng. Ca khúc chỉ kéo dài hơn 7 phút nhưng cứ dồn dập liên miên từ đoạn này qua đoạn khác nên các ca sĩ không kham nổi – chỉ trừ Thu Giang sau này. Ta phải cảm ơn Thu Giang đã thể hiện đầy đủ công sức của Phạm Duy.
Tôi thấy tiếc là chưa thấy ca sĩ Việt Nam nào trình bày trọn vẹn bài hát với dàn nhạc giao hưởng.
* Bản ghi âm trọn lời Việt của Phạm Duy do Thu Giang trình bày (có ca từ):
https://mp3.zing.vn/bai-hat/Dong-Song-Xanh-Thu-Giang/ZWZABZIF.html
Video trình diễn sống một phần lời Việt của Phạm Duy do Ngọc Hạ trình bày:
https://www.youtube.com/watch?v=kozDTvD_kK0
* Video trình diễn sống, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, ở lâu đài của Nữ hoàng Sisi (Schönbrunn Palace, Vienna) với điệu luân vũ minh họa của Trường Múa Elmayer, Áo:
https://www.youtube.com/watch?v=IDaJ7rFg66A
Bản ru em của Brahms

Ca khúc này có tựa nguyên tác là Wiegenlied, trong tiếng Anh là Brahms’s Lullaby (Bản ru em của Brahms) hoặc Cradle song (Bài hát bên nôi). Ca khúc do Johannes Brahms (1833-1897) sáng tác vào năm 1868 cho giọng hát và piano. Với một giọng hát nhẹ nhàng, du dương, đơn giản chứ không cần luyến láy, đây là bài ru em nổi tiếng ở phương Tây. Nhiều ca sĩ trứ danh như Céline Dion, Jewel… trình bày bài hát này.
Ca từ Anh ngữ hát bởi Jewel
Lullaby, and good night, in the skies stars are bright
May the moon, silvery beams, bring you with dreams
Close you eyes, now and rest, may these hours be blessed
Till the sky’s bright with dawn, when you wake with a yawn
Lullaby, and good night, you are mother’s delight
I’ll protect you from harm, and you’ll wake in my arms
Sleepyhead, close your eyes, for I’m right beside you
Guardian angels are near, so sleep without fear
Lullaby, and good night, with roses bedight
Lilies o’er head, lay thee down in thy bed
Lullaby, and good night, you are mother’s delight
I’ll protect you from harm, and you’ll wake in my arms
Lullaby, and sleep tight, my darling sleeping
On sheets white as cream, with the head full of dreams
Sleepyhead, close your eyes, I’m right beside you
Lay thee down now and rest, may you slumble the best
Go to sleep, little one, think of puppies and kittens.
Go to sleep, little one, think of butterflies in spring.
Go to sleep, little one, think of sunny bright mornings.
Hush, darling one, sleep through the night
Sleep through the night
Sleep through the night
Video âm thanh phối khí nguyên thủy:
https://www.youtube.com/watch?v=t894eGoymio
Bản ghi âm, Jewel, có ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=Y0eASoAXTx0
Video âm thanh, độc tấu đàn harp:
https://www.youtube.com/watch?v=rFH2ipF6rPQ
Video âm thanh, để ru em bé ngủ:
https://www.youtube.com/watch?v=8Y41RzTcY2o
* Video trình diễn sống, Yo-Yo Ma (cello) và Kathryn Stott (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=T6nb35I9w-8
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Newark và Ban Hợp xướng Southern Delaware:
https://www.youtube.com/watch?v=s86LeWVcWhQ
Ave Maria – Bach/Gounod
Đây là bản chỉnh sửa của một bài hát gốc Latin rất nổi tiếng và được ghi âm rất nhiều lần.
Bài hát được viết bởi một nhà soạn nhạc trường phái lãng mạn của Pháp Charles Gounod vào năm 1859. Bản Ave Maria của ông có bổ sung “Prelude số 1, từ cuốn 1 của The Well-Tempered Clavier, sáng tác bởi Johann Sebastian Bach vào 137 năm trước bản Ave Maria của Charles Gounod.
Rất nhiều các bản phối khí các nhạc cụ khác nhau cho Ave Maria của Bach/Gounod được ra đời, gồm violon, guitar, bộ tứ đàn dây, piano solo, cello và cả kèn trombone. Bài hát thường được biểu diễn trong các đám cưới và tang lễ của người Công giáo. Nhưng ca sĩ Opera hay Pop, đơn cử như Luciano Pavarotti và cả các dàn hợp xướng ghi lại phần biểu diễn của các tác phẩm này đến hàng trăm lần vào thế kỷ XX.
Những năm tiếp theo trong sự nghiệp, Gounod cũng sáng tác phiên bản Ave Maria cho 4 phần của dàn hợp xướng SATB (gồm Soprano: giọng nữ cao; Alto: giọng nữ trầm; Tenor: giọng nam cao; Bass: giọng nam trầm). Đây là bản hoàn toàn khác biệt và không liên quan gì đến bản solo mà được mọi người biết nhiều tới hơn.
Đã có ít nhất 2 lời Việt viết cho ca khúc này, một của Phạm Duy (Cầu xin Maria) có từ rất lâu, một của Dương Thụ gần đây hơn.
Cầu xin Maria, Lời Việt của Phạm Duy
Cầu xin Mari-a!
Thấm nhuần một lòng thương chúng ta
Đoái hoài một đàn con xót xa
Mến trìu một bàn tay thiết tha của người.
Mẹ ôi! Mà lòng trinh tiết toả ngời
Người mà tình thiêng muôn đời
Quỳ niệm, một vòng hoa đặt trên thánh giá
Những khi chiều tà.
Xin cầu một kiếp nào
Mối tình xanh mãi mầu, tiếng hát chầu
Đưa bao duyên lành mới qua cầu
Hoa trong muôn vườn hát khoe mầu
Người cười trong ánh nắng
Tiếng reo yên lành
Đây đó ta cùng nép dưới bàn thờ xin cầu lời thương nhau
Amen!
* Video âm thanh, đàn harp và violin:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/gounod-ave-maria-bach.RafiFrYETg.html
Video âm thanh, Maria Callas:
https://www.youtube.com/watch?v=5uzZu9HZBWA
Video trình diễn sống, Amira Willighagen, Giáng Sinh 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=tEImCJWI_ak
Video trình diễn sống, Laura Ullrich:
https://www.youtube.com/watch?v=cNM9AYYaXYY
+ * Video trình diễn sống, Yo-Yo Ma (cello), Kathryn Stott (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=hyUhEjtlDLA
Ave Maria – Schubert
Ave Maria, tên phổ thông của một bài hát có tựa là Ellens dritter Gesang, là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert (1797-1828), được viết vào năm 1825. Ông này đã sáng tác 600 bài hát, chín bản giao hưởng , cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương.
Ngày nay, Schubert được xếp hạng là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của những năm cuối thời kỳ cổ điển, đầu thời kỳ lãng mạn, và các tác phẩm của ông thường xuyên được trình diễn nhiều trong những năm đầu thế kỷ 19.
Cảm hứng để nhà soạn nhạc yểu mệnh viết bài hát xuất sắc này là từ tập thơ Lady of the Lake (dịch nghĩa: Người phụ nữ bên hồ) của đại thi hào người Scotland Walter Scott. Nhân vật chính trong tập thơ này, nữ anh hùng Ellen Douglas trong thời gian trốn tránh quân thù bên một cái hồ, đã cầu nguyện Đức Mẹ đồng trinh Maria bằng những lời thơ. Schubert vốn sùng đạo, lại nhớ đến người con gái ông yêu có khuôn mặt giống Đức Mẹ Maria nên phổ nhạc cho tác phẩm này, lấy tên là Ellens dritter Gesang (có nghĩa là Bài hát thứ ba của Ellens). Tuy nhiên, vì bài hát mở đầu và thường lặp lại hai từ “Ave Maria” nên người ta bắt đầu nghĩ đến việc phổ giai điệu này vào Kinh Kính Mừng tiếng Latinh. Schubert không đặt tên tác phẩm này là Ave Maria mà là Ellens dritter Gesang. Có lẽ chỉ người hoài cổ mới nhớ đến phiên bản sơ khai của tác phẩm, vì hiện tại nó ít phổ biến. So với bản Ave Maria của Johann Sebastian Bach và Charles Gounod, bản Ave Maria của Schubert có tiết điệu đơn giản hơn. Tác phẩm này cho ta một cảm giác man mác, là cảm xúc chung mỗi khi ta thưởng thức hầu hết các tác phẩm của Schubert.
+ Video âm thanh, Maria Callas:
https://www.youtube.com/watch?v=j8KL63r9Zcw
Video trình diễn sống, Mirusia cùng dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu:
https://www.youtube.com/watch?v=3d4xXvF2ukY&t=147s
Live performance, Celtic Women, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=usADINi17cI
+ Sound recording, Sissel Kyrkjebø:
https://www.youtube.com/watch?v=MdJ9qUGEPOM
Lời Việt: Ave Maria (Schubert) – hát bởi Khánh Hà và Ngọc Hạ
Dâng về Maria
Đây những linh hồn đầy ưu tư
Khép nép trong lòng Mẹ ôi hết ưu phiền
Đàn con xin mẹ âu yếm nối cho lành duyên
Hãy ban cho hương đời đã tan vỡ trong ngày qua
Và đưa tới nơi mơ hồ
Mẹ ơi, Santa Maria
Lòng con run lên vì nghe tiếng chuông xa xa
Từ xưa thơ ấu hoa xuân nở trong gió thơ
Tàn kiếp mong linh hồn siêu thoát thiên đường kia
Ave Ma…ri…a
Ave Ma…ri…a
Ave Ma…ri…a
Video trình diễn sống, Ngọc Hạ, ca từ Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=0VrgDN-V9II
Bản ghi âm lời Việt, Khánh Hà:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ave-maria-schubert-khanh-ha.0FGhhHldjl.html
O sole mío – Bài hát xứ Neapoli
Tựa đề bài hát có nghĩa: “Mặt trời của tôi” hoặc “Ánh nắng của tôi”. (Người phương Tây thường sống trong không khí lạnh, vì thế họ rất thích ánh nắng!) Giovanni Capurro viết ca từ; Eduardo di Capua và Alfredo Mazzucchi (1878–1972) soạn nhạc.
Đây là bài hát nổi tiếng được viết năm 1898, bằng ngôn ngữ gốc Neapolean – ngôn ngữ của thành phố Naples và khu vực lân cận Campania, miền Nam nước Ý. Vùng này sản sinh một số bài hát nổi tiếng – gọi chung là những “Bài hát xứ Napoli” (Anh ngữ: Neapolitan songs) đi cùng năm tháng. Những bài hát khác, như Torna a Surriento (tựa lời Việt: Trở về mái nhà xưa) và Santa Lucia, đã quá quen thuộc nên không cần giới thiệu ở đây.
Ca từ và giai điệu của bài hát O sole mío đưa người nghe tới nước Ý xinh đẹp với tình yêu và những tia nắng mặt trời rực rỡ. Câu mở đầu bài hát “Che bella cosa ‘na jurnata ‘e sole” có nghĩa là “Thật là một ngày nắng đẹp trời”. Ý nghĩa bài hát là lời thổ lộ tình yêu lãng mạn của một chàng trai với người anh yêu.
Bài hát được nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới thể hiện, trong đó ca sĩ nhạc rock Elvis Presley sử dụng giai điệu của O Sole Mio trong bản single It’s Now or Never, biến nó trở thành một trong những bài hát bán chạy nhất trong sự nghiệp của Elvis. Tuy vậy, người thể hiện thành công nhất bài hát này là nghệ sĩ Opera giọng tenor người Ý Luciano Pavarotti. Năm 1980, ông nhận giải Grammy cho hạng mục Trình diễn ca khúc cổ điển hay nhất (Best Classical Vocal Performance) cho bài hát này.
* Bản ghi âm của ca sĩ Luciano Pavarotti:
http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/mat-troi-cua-toi-o-sole-mio-4451.html
Bản ghi âm, Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn hát lời Việt:
https://nhac.vn/bai-hat/o-sole-mio-mat-troi-cua-toi-trong-tan-dang-duong-viet-hoan-soa4439
Ba ca sĩ trên hát lời Việt như sau:
Ánh dương sáng chân trời
ngàn tia nắng soi ngời ngời
Khi mây tối đã điêu tàn
trời thêm thắm huy hoàng.
Gió đưa hương thơm lành
lòng chan chứa bao tâm tình
Ôi xinh đẹp xiết bao
huy hoàng thay ánh mặt trời.
Có ánh sáng tuyệt vời
ấm áp hơn mặt trời
đó chính là nụ cười
của người tôi yêu.
Em hỡi
vầng thái dương thân yêu
với nụ cười xinh
thắm tô cuộc đời.
Video trình diễn sống, Andrea Bocelli ở Công viên Trung tâm, New York:
https://www.youtube.com/watch?v=Mwj6-4zGhJI
Video trình diễn sống, Amira Willighagen & Patrizio Buanne, Nam Phi:
https://www.youtube.com/watch?v=dDESzUuZuC0
+ Video trình diễn sống, Hauser (cello) và Dàn nhạc Giao hưởng Zagreb, Croatia:
https://www.youtube.com/watch?v=f1J59mZuGUU
Torna a Surriento – Bài hát xứ Neapoli
Torna a Surriento (Trở về Surriento) là một bài hát tiếng Napoli có phần nhạc được cho là được sáng tác vào năm 1902 bởi Ernesto De Curtis, phần lời do anh trai ông là Giambattista De Curtis đặt.
Một trong số các bản bằng tiếng Anh là do Claude Aveling đặt lời, tựa đề là Come back to Sorrento.
Lời Việt phổ biến nhất do Phạm Duy viết, lấy tựa đề là Trở về mái nhà xưa.
Lời Việt: Trở về mái nhà xưa của Phạm Duy
Về đây khi mái tóc còn xanh xanh
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây với xác hiu hắt lạnh lùng
Ôi lãng du quay về điêu tàn.
Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa?
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa?
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa.
Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan
Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan
Về đây nhé ! Cắm xong chiếc thuyền hồn
Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn.
Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh
Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh
Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn!
Đốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh
Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh
Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về
Đang khóc than trên đường não nề.
Thôi nhé đừng hoài âm xưa
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà
Người ngồi im bóng
Lắng nghe tháng ngày qua.
+ Video âm thanh_Trở về mái nhà xưa (lời Việt Phạm Duy), Trần Thái Hòa & Ngọc Hạ:
https://www.youtube.com/watch?v=vNZxVU74XFI
Video trình diễn sống_Trở về mái nhà xưa (lời Việt Phạm Duy), Thiên Tôn & Võ Mai Thanh Vy:
https://www.youtube.com/watch?v=3J3mgjGLAzo
* Video trình diễn sống, hòa tấu, Hauser (cello) & Caroline Campbell (violin):
https://www.youtube.com/watch?v=Jo4fRy4zGK4
Video trình diễn sống_độc tấu guitar:
https://www.youtube.com/watch?v=Jk5q08w_cGw
Un bel dì, vedremo – Puccini
Madama Butterfly là vở opera nổi tiếng của nhà soạn nhạc người Ý Giacomo Puccini (1858-1924). Puccini sáng tác nó trong các năm 1901-1903. Vở opera được trình diễn lần đầu tiên tại thành phố Milan vào năm 1904.
Bối cảnh là nước Nhật, đầu thế kỷ hai mươi. Trung úy Pinkerton là một người lính Mỹ đóng quân tại Nhật Bản. Anh kết hôn với một geisha Nhật Bản tên là Cio-Cio San, còn được gọi là Madama Butterfly. Ngay sau lễ kết hôn, Pinkerton bị điều đi khỏi Nhật Bản.
Trong ba năm, Cio-Cio San luôn cầu nguyện anh trở lại. Người hầu Suzuki của cô thương hại cô và luôn nói với cô rằng Pinkerton sẽ không bao giờ quay trở lại, nhưng Cio-Cio San lại tin khác. Cô ấy hát Un bel di, vedremo khi mường tượng chiếc tàu chở Pinkerton cập cảng và cô sẽ nhìn thấy nó qua cửa sổ trong ngôi nhà của họ nằm trên đỉnh một ngọn đồi.
Bài hát Un bel di, vedremo (có nghĩa: Một ngày đẹp, ta sẽ thấy) là bài hát được yêu thích nhất trong vở opera và thường được trình bày riêng rẽ trong các buổi hòa nhạc.
Dịch ca từ (lời tâm sự với người hầu Suzuki):
Một ngày đẹp trời, ta sẽ thấy
một vệt khói mỏng mảnh bay lên
trên đường chân trời, xa tắp phía biển khơi.
Và rồi một con tầu xuất hiện.
Rồi con tầu sơn màu trắng bạc
Sẽ nhằm hướng bến cảng tiến vào
và gầm vang đại bác chào mừng.
Em có thấy? Kìa chàng đã đến!
Chị sẽ không xuống đón chàng đâu nhé.
Chị sẽ ở trên sườn dốc và chờ
Và chờ trong một thời gian dài
Và chị sẽ không hề mỏi mệt
dù thời gian chờ mong dằng dặc.
Bứt ra khỏi những đám thị dân
một người đang tới, một chấm nhỏ thôi
đang bắt đầu cất bước lên đồi.
Chàng là ai? là ai chàng hỡi?
Và chàng sẽ nói gì khi đến?
Chàng sẽ nói điều gì khi đến?
Chàng sẽ gọi “hỡi Cánh Bướm” từ xa.
Còn chị sẽ chẳng trả lời đâu
mà sẽ trốn chàng thêm một lát
một lát thôi để mà đùa bỡn
một lát thôi chẳng đủ chết người
tại cuộc gặp gỡ đầu tiên của mình
và rồi hơi âu lo chàng gọi
chàng sẽ gọi : “Em bé bỏng ơi,
người vợ bé bỏng của ta ơi,
Ngọn thảo mộc tỏa hương thơm ngát”
Cái tên chàng gọi chị trong lần cuối.
Và tất cả những điều này sẽ diễn ra
Chị hứa với em
Em đừng sợ hãi
Chị sẽ đợi chàng với niềm tin son sắt.
Bản ghi âm_Un bel di, vedremo, Maria Callas, người mà tên tuổi gắn liền với bài hát:
https://www.youtube.com/watch?v=c-r2vu4t9-g
Video trình diễn sống_Un bel di, vedremo, Anna Netrebko:
https://www.youtube.com/watch?v=RIXjFdkA6VU
Video trình diễn sống_Un bel di, vedremo, Renee A. Fleming trong chương trình Diamond Jubilee Concert, kỷ niệm 60 năm ngày Nữ hoàng Anh lên ngôi, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=gSaUUGJMeD8
Video trình diễn sống_trích đoạn vở Madama Butterfly, Nhà hát Hoàng gia, Ermonela Jaho trong vai Cio-Cio San:
https://www.youtube.com/watch?v=CTT5FlTvz4A
Ôi cha yêu quí của con – Puccini
Tựa đề gốc của ca khúc này là O mio babbino caro. Đây là ca khúc trong vở nhạc kịch Gianni Schicchi của Giacomo Puccini (1858-1924), là một trong những ca khúc nhạc kịch được yêu thích nhất. Puccini là một nhà soạn nhạc vĩ đại người Ý, chuyên soạn các vở opera. Các tác phẩm opera của ông như La Bohème, Tosca hay Madama Butterfly và đặc biệt là Turandot là những nhạc phẩm âm nhạc cổ điển được biểu diễn thường xuyên nhất trong danh mục thể loại opera tiêu chuẩn. Riêng ca khúc O mio babbino caro trong Gianni Schicchi đã trở thành một phần của văn hóa hiện đại.
Câu chuyện liên quan đến ca khúc nói về tình yêu đôi lứa: chàng Rinuccio và nàng Lauretta, con gái của Giani Shicchi. Họ trải qua một loạt nhiều tình tiết liên quan đến tài sản, kể cả di chúc của ông Buoso Donati, chú của Rinuccio. Tất cả đều trông chờ vào di chúc nhưng kết quả cuối rất bi hài. Người cha Giani Shicchi không muốn con gái Lauretta kết hôn với Rinuccio. Nàng Lauretta cất giọng soprano hát lên một khúc aria đầy cầu khẩn và thống thiết với người cha.
Ca từ gốc tiếng Ý:
O mio babbino caro
mi piace, è bello, bello
Vo’andare in Porta Rossa
a comperar l’anello!
Sì, sì, ci voglio andare!
e se l’amassi indarno
andrei sul Ponte Vecchio
ma per buttarmi in Arno!
Mi struggo e mi tormento!
O Dio, vorrei morir!
Babbo, pietà, pietà!
Babbo, pietà, pietà!
Dịch nghĩa tiếng Việt:
Ôi cha yêu quí của con!
Con mến chàng, chàng rất đẹp trai
Con muốn đến Porta Rossa [Cổng Hồng]
để mua một chiếc nhẫn!
Nhưng nếu tình yêu của con không thành
thì con sẽ đến Ponte Vecchio [Cầu Cũ]
và gieo mình xuống dòng sông Arno
Con buồn bã khổ sở quá!
Trời ơi! Con chỉ muốn chết!
Cha ơi, xin hãy thương con!
Cha ơi, xin hãy thương con!
* Bản ghi âm, Sarah Brightman, với ca từ gốc:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/o-mio-babbino-caro-sarah-brightman.QTKWdxetLe.html
Bản ghi âm, Lê Dung:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/aria-o-mio-babbino-caro-le-dung.OYk0uA7G67Va.html
* Video trình diễn sống, Carmen Monarcha, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, trước số khán giả kỷ lục 38.605 ở Melbourne, Úc:
https://www.youtube.com/watch?v=-rtnhtGyfWA
Hợp xướng của những người lính – Gounod
Faust là vở opera nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Pháp Charles Gounod (1818-1893), được sáng tác vào năm 1859. Gounod tuy sáng tác opera nhiều, những chỉ thành công thực sự với Faust.
Trong vở opera này, bản Hợp xướng của những người lính trở thành đoạn nổi tiếng nhất của tác phẩm.
+ Video âm thanh, Orchestre du Théatre National de l’Opéra de Paris, nhạc trưởng Georges Pretre:
https://www.youtube.com/watch?v=JqYbDBk1fCE&t=311s
Video trình diễn sống, The Bach Choir & Orchestra of the Netherlands:
https://www.youtube.com/watch?v=kFhfd2qafl4
Video trình diễn sống, Bohemian Singers & KBS Symphony Orchestra, Busan, 2011:
https://www.youtube.com/watch?v=fc8x6bYd-QI
Một số bài nhạc cổ điển được yêu thích
Khúc Lãng mạn Số 2 – Beethoven
Đây là một trong những bài nhạc được yêu thích hàng đầu của người tổng hợp bài này.
Bài nhạc này có tên Anh ngữ đầy đủ là Romance for Violin and Orchestra No. 2 in F major. Đây là tác phẩm thứ hai trong hai tác phẩm như vậy của Ludwig van Beethoven. Nó được viết vào năm 1798 nhưng không được xuất bản cho đến năm 1805. Phần đệm dành cho sáo và một cặp mỗi đàn obo, bassoon, tù và sừng, cùng đàn dây.
* Bản ghi âm, violin với dàn nhạc:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/romance-for-violin-no-2-in-f-op-50-ludwig-van-beethoven-va.2zvagGaBN4.html
* Video âm thanh, Jascha Heifetz (violin):
https://www.youtube.com/watch?v=P0YCWZnpoO0
* Video trình diễn sống, Juyeon Yun (violin) & Youngsil Kim (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=9F3Ke4EdQZo
Video trình diễn sống, Renaud Capuçon (violin), nhạc trưởng Kurt Masur:
https://www.youtube.com/watch?v=Jf2J0ykoW2A
Minuet cung G – Beethoven
Beethoven viết bài nhạc này (Anh ngữ: Minuet in G) thoạt tiên cho dàn nhạc giao hưởng, nhưng chỉ còn lại bản cho piano còn bản phối khí bị thất lạc. Như người ta nói: “Trong cái rủi có cái may”, bởi vì nhờ sự thất lạc đó mà các nghệ sĩ về sau có thể linh động phối khí theo nhiều cách khác nhau.
Đây là bài nhạc rất được yêu thích, đặc biệt đối với người mới học đàn piano.
Bài nhạc được vết theo thể ba phôi thai (Anh ngữ: incipient ternary), A-A-B-A, có nghĩa là bài nhạc gồm 4 đoạn: đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 4 giống nhau, riêng đoạn 3 có tiết tấu hoàn toàn khác biệt.
* Video âm thanh, Dàn nhạc Giao hưởng Philadelphia:
https://www.youtube.com/watch?v=dfqYgwEspAE
Video trình diễn sống, Jennifer Jeon, violin & piano:
https://www.youtube.com/watch?v=n6dDcAQZDQI
Video trình diễn sống, Harry Völker, piano:
https://www.youtube.com/watch?v=oGWFIBL10dc
Video trình diễn sống, Susanne Beer, Katharine O’Kane & Agnieszka, hiếm khi ta nghe bản phối khí cho 3 cello:
https://www.youtube.com/watch?v=v1MHgBfSmjg
Minuet cung G – Petzold
Bản nhạc Minuet cung G dành cho keyboard được ghi chép trong tập 1725 Notebook for Anna Magdalena Bach. Trong một thời gian, bản nhạc được cho là sáng tác bởi Johann Sebastian Bach (mang số hiệu BWV Anh 114), nhưng hiện nay được công nhận rộng rãi là của nhà soạn nhạc và nhạc sĩ organ người Đức Christian Petzold (1677-1733).
Năm 1965, hai nhà soạn nhạc người Mỹ Sandy Linzer và Denny Randell viết ca khúc thuộc thể loại pop A Lover’s Concerto, dựa theo bài nhạc cổ điển Minuet cung G nêu trên. Ca khúc do nhóm nữ The Toys trình bày, đạt thứ hạng cao ở Mỹ và Anh.
* Video âm thanh_Minuet cung G, piano thời Baroque:
https://www.youtube.com/watch?v=IzbJiz_DO7E
* Video âm thanh_Minuet cung G, dàn nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=-Dr4M0ZcIdI
Video trình diễn sống_Minuet cung G, Ton Koopman độc tấu harpsichord:
https://www.youtube.com/watch?v=KqSAGwa49MM
* Bản ghi âm_A Lover’s Concerto, Kelly Chen (Trần Tuệ Lâm):
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/lovers-concerto-tran-tue-lam-kelly-chen.XqJnNP1FnG.html
Video trình diễn sống_A Lover’s Concerto, Tongjuan Wang độc tấu đàn harp:
https://www.youtube.com/watch?v=Wg9PRnQbcPc
Für Elise của Beethoven
Mang tên có nghĩa: “Dành tặng Elise”, bài nhạc này không được công bố rộng rãi cho đến tận năm 1867, 40 năm sau ngày mất của Ludwig van Beethoven (1770-1827). Người ta vẫn chưa rõ Elise là ai, nhưng bản nhạc đi sâu vào lòng người xuyên suốt nhiều thế hệ.
Bản ghi âm piano solo:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/fr-elise-ludwig-van-beethoven.V53aXsLJxqqe.html
* MV, Lang Lang, MV với âm thanh và hình ảnh xuất sắc:
https://www.youtube.com/watch?v=GwcyH-aWUc8
Video trình diễn sống, Lola Astanova (piano) và Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=Nb9YqX4iid0
Video trình diễn sống, Deborah Henson-Conant (phối khí và trình bày đàn harp):
https://www.youtube.com/watch?v=K6IGbyUVw18
Hành khúc hôn lễ – Mendelssohn
Nhiều người phương Tây không lạ gì với bài nhạc này, có tên tiếng Anh là The wedding march. Bài nhạc này được trỗi lên trong rất nhiều hôn lễ ở phương Tây, và thói quen đó đã lan đến Việt Nam. Dĩ nhiên là chỉ một đoạn đầu ngắn vang lên trong các hôn lễ.
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=0Oo4z37OUEI
Video trình diễn sống, Dàn Tứ tấu Meison:
https://www.youtube.com/watch?v=a69RtpGI9Yg
Video trình diễn sống, độc tấu piano:
https://www.youtube.com/watch?v=hjr9fw5Hi-g
Hành khúc hôn lễ – Mendelssohn
Nhiều người phương Tây không lạ gì với bài nhạc này, có tên tiếng Anh là The wedding march. Bài nhạc này được trỗi lên trong rất nhiều hôn lễ ở phương Tây, và phong cách đó đã lan đến Việt Nam. Dĩ nhiên là chỉ một đoạn đầu ngắn vang lên trong các hôn lễ.
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=0Oo4z37OUEI
Video trình diễn sống, Dàn Tứ tấu Meison:
https://www.youtube.com/watch?v=a69RtpGI9Yg
Video trình diễn sống, độc tấu piano:
https://www.youtube.com/watch?v=hjr9fw5Hi-g
Bài ca mùa xuân – Mendelssohn
Felix Mendelssohn (1809-1847) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm, nghệ sĩ đại phong cầm và chỉ huy dàn nhạc người Đức thuộc giai đoạn đầu thời kỳ âm nhạc Lãng mạn. Chất liệu âm nhạc của Mendelssonhn thật hài hòa, phóng khoáng, dễ thương, ngọt ngào, để lại những xúc cảm thanh thản còn mãi cho khán thính giả.
Những bài ca không lời (tiếng Đức: Lieder ohne Worte) là tập hợp các bản nhạc ngắn và trữ tình viết cho piano. Bộ tác phẩm này được sáng tác từ năm 1829 đến năm 1845, bao gồm 48 bản nhạc, được chia thành 8 tập.
Riêng tập 5 (được sáng tác trong thời gian 1842-1844) có bài ca thứ 6 mang tên Frühlingslied (Bài ca mùa xuân, Anh ngữ: Spring song) được yêu thích nhất. Bài hát này đôi khi được biết ở Anh với tên Camberwell Green, một địa danh ở London nơi Mendelssohn sáng tác bài hát khi đang ở cùng với gia đình Bennecke, họ hàng của vợ ông.
Bản ghi âm:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/spring-song-mendelssohn.QFsY7oAcml.html
Video trình diễn sống, Marios Panteliadis (piano solo):
https://www.youtube.com/watch?v=xOJWbo3TVKI
Video trình diễn sống của Saskia Schneider (flute) & Piotr Machnik (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=RvUraJomzG8
Video trình diễn sống, Orchestral Ensemble Seoul:
https://www.youtube.com/watch?v=7Lxc6a6CLTc
Ah, vous dirai-je, Maman – Mozart
Khởi đầu, Ah, vous dirai-je, Maman (“Mẹ ơi, ước gì con có thể nói với mẹ”) là bài dân ca cho trẻ em ở Pháp, có nhiều phiên bản ca từ khác nhau. Dựa theo bài này, khoảng năm 1781-1782, Mozart cải biên thành 12 biến tấu (variation) dành cho độc tấu piano. Cả bài nhạc gồm có 13 đoạn: đầu là chủ đề và 12 đoạn còn lại là Biến tấu (Variation).
Dựa trên bài nhạc nêu trên, sau này có những bài ca cho trẻ em như Twinkle, Twinkle, Little Star và Alphabet Song.
+ * Video trình diễn sống, Alberto Lodoletti, với tiêu đề cho từng đoạn Variation:
https://www.youtube.com/watch?v=7BTvoqVK420
* Video trình diễn sống, Myung-Whun Chung, một bản đàn mẫu mực:
https://www.youtube.com/watch?v=MYSk2r9YqeU
Video trình diễn sống của Elena Ivanina (11 tuổi):
https://www.youtube.com/watch?v=Ezvj-De6bxY
Video âm thanh_Twinkle Twinkle Little Star, CoCoMelon Nursery, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=n38kGst16sI
Capricho Italiano – Tchaikovsky
Tôi rất thích bài nhạc này của Tchaikovsky (1840-1893) dành cho dàn nhạc giao hưởng. Đó là bài nhạc thuộc thể fantasia, tức là tác phẩm có nghệ thuật ngẫu hứng, vì vậy hiếm khi tuân theo quy tắc chặt chẽ.
Tchaikovsky lấy cảm hứng viết nên bài nhạc nêu trên khi ông đi nghỉ ở Rome, đưa vào đó những nốt nhạc đường phố và tiết điệu dân ca nước Ý.
Để thích bài nhạc này như tôi thì bạn nên kiên nhẫn ở đoạn đầu, có vẻ như là đoạn dạo đầu nhưng đối với tôi là quá dài! Có lẽ vì thế mà tôi từng nghe ban nhạc cắt bớt đoạn đầu.
Tập kiên nhẫn rồi, đến đoạn kế tiếp bạn mới thấy điệu valse dìu dặt khoan thai nghe mới thật thích thú! Kế tiếp, nhạc chậm lại rồi có lúc nhanh lên và trở lại dìu dặt như ở đoạn giữa.
Video âm thanh, 14 phút, với đoạn mở đầu chỉ dài 4 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=DfM4wASXgqg
Video trình diễn sống, Orquestra Sinfônica de Minas Gerais, 2016, 18 phút, với đoạn mở đầu dài 5 phút 40:
https://www.youtube.com/watch?v=k8Aaq1CFmtw
Video trình diễn sống của Dàn nhạc Sinfónica de Galicia với nhạc trưởng Jesús López Cobos, 18 phút, với đoạn mở đầu dài 6 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=B8jTRivcSfs
Điệu vũ Hungary Số 5 – Brahms
Bài nhạc này trở thành bất tử do Charlie Chaplin đưa vào phim The Great Dictator một tiểu phẩm về anh thợ cắt tóc làm việc theo tiết tấu của bản nhạc.
Video trích đoạn phim_Charlie Chaplin:
https://www.youtube.com/watch?v=H19jByxrqlw
Video trình diễn sống, nhóm tứ tấu Ivy String:
https://www.youtube.com/watch?v=fTYwq8vtAfs
Video trình diễn sống, Alexandra Zlătior & Nathan Tinker (song tấu piano):
https://www.youtube.com/watch?v=aEX48pzi_Pw
+ Video trình diễn sống, Matej Meštrović (piano), Kristina Bjelopavlović Cesar (piano), Borna Šercar (trống) theo thể thức đương đại:
https://www.youtube.com/watch?v=p4GFQRyZpgg
Vltava – Smetana
Bedřich Smetana (1824-1884) là nhà soạn nhạc Séc, được biết đến nhiều nhất với bản giao hưởng thơ Vltava (tên tiếng Anh: The Moldau), bài thứ hai được hoàn tất năm 1874 trong tập giao hưởng thơ sáu bài với tên gọi Má vlast (Đất nước tôi). Điểm đặc biệt là Smetana sáng tác các bản giao hưởng thơ này khi ông đang bị điếc hoàn toàn.

Vltava là tác phẩm hay nhất của ông, và riêng người tổng hợp mỗi lần nghe lại bài nhạc này vẫn cảm thấy xúc động lâng lâng khó tả. Bài nhạc mô tả dòng sông Vltava (tên Đức: Moldau), là sông dài nhất trên lãnh thổ Cộng hòa Séc. Con sông chảy qua những khu rừng, đồng cỏ và nông trang rồi chảy qua Thành phố Prague và cuối cùng nhập vào Sông Elbe.
* Video âm thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=3G4NKzmfC-Q
Video trình diễn sống, Radio Filharmonisch Orkest o.l.v. Urbański trình diễn:
https://www.youtube.com/watch?v=DiX0srZI0OY
Video trình diễn sống, Valérie Milot (solo harp), 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=TnYCW8eWqQo
* Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Gimnazija Kranj của Slovania, nhạc trưởng Nejc Bečan, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=l6kqu2mk-Kw
Dàn nhạc Giao hưởng này quy tụ những người trẻ nhưng có trình độ rất khá, riêng người tổng hợp có ấn tượng tốt với nhạc trưởng Nejc Bečan đầy biểu cảm, qua đó ông chuyển cái hồn của bài nhạc đến khán giả.
Méditation – Massenet
Méditation (suy tưởng, suy ngẫm) là một khúc chuyển cảnh giao hưởng trong opera Thaïs của nhà soạn nhạc người Pháp Jules Massenet (1842-1912). Khúc nhạc được viết cho violin và dàn nhạc. Vở opera được công diễn lần đầu tại Opéra Garnier ở Paris vào năm 1894.
Méditation chuyển giữa cảnh I và cảnh II trong màn II của opera Thaïs. Trong cảnh đầu tiên, Athanaël, một tu sĩ Cenobite, đương đầu với Thaïs, một kỹ nữ xinh đẹp đam mê khoái lạc và là người say mê Venus, và có ý định thuyết phục cô thoát khỏi cuộc đời xa hoa và khoái lạc để tìm sự cứu rỗi ở Chúa trời. Trong khoảng thời gian suy ngẫm sau cuộc đụng độ, khúc Méditation được trình diễn. Tại cảnh thứ hai của màn II, sau khúc Méditation, Thaïs nói với Athanaël rằng cô đồng ý theo ông đi vào sa mạc.
Khúc nhạc viết ở cung D và có thời lượng 5-6 phút. Massenet có lẽ đã viết khúc nhạc này với mục đích tôn giáo, tốc độ được biểu thị là Andante Religioso (Religioso vừa có nghĩa là cẩn thận, đều đặn, thể hiện sự chặt chẽ trong nhịp độ; vừa có thể hiểu theo nghĩa đen là những cảm xúc dựa vào tôn giáo) với một nhịp độ như bước đi.
Khúc nhạc được mở đầu bằng đoạn giới thiệu ngắn của đàn harp, sau đó violin nhanh chóng bắt đầu motif. Sau khi violin biểu diễn giai điệu hai lần, khúc nhạc dần dần càng lúc càng trở nên say đắm. Khúc nhạc sau đó được tiếp nối bằng một khúc chuyển đoạn ngắn từ nghệ sĩ độc tấu và quay lại chủ đề chính. Sau khi chủ đề chính được biểu diễn hai lần, nghệ sĩ độc tấu cùng dàn nhạc chơi những hòa âm ở quãng âm cao trong khi đàn harp và bộ dây chơi êm ả ở quãng âm dưới.
* Video trình diễn sống, Rusanda Panfili (violin) & Donka Angatscheva (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=7QtGOWemQhY
Video trình diễn sống, Clara-Jumi Kang (violin):
https://www.youtube.com/watch?v=qxMn6TRg_Yo
* Video trình diễn sống, Stjepan Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=Hvno17nl7vg
Rhapsody Hungary Số 2 – Liszt

Bản rhapsody Hungary này là bản thứ hai trong bộ 19 rhapsody Hungary của Franz Liszt (1811-1886), là một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Hungari. Ông chịu ảnh hưởng bởi nhạc dân dã Hungary, nhất là nhạc của người Bô-hê-miêng nghe từ lúc còn bé. Ông là người biểu diễn có danh tiếng ở khắp châu Âu vào thế kỷ 19, đặc biệt là nhờ có kỹ thuật điêu luyện trên phím đàn. Ngày nay ông vẫn được xem như là một trong những nghệ sĩ piano lớn lao nhất từ trước đến nay.
Rhapsody Hungary Số 2 nổi tiếng nhất trong bộ 19 bản. Ban đầu bài nhạc này được soạn cho piano solo, về sau có bản cho dàn giao hưởng và cũng là cơ sở cho một số bài hát thịnh hành. Liszt chịu ảnh hưởng của nhạc dân dã Hungari, nhưng phần mở đầu của bài nhạc mang âm hưởng Rumani.
Bài nhạc nêu trên càng trở nên nổi tiếng thêm vì được Tom và Jerry trình bày trong một phim hoạt hình của hai vai chính này. Vì thế, bài nhạc cũng có tên The Cat Concerto (Concerto của Mèo).
Video trình diễn sống, bản nhạc cũng có tên Concerto của Mèo (The Cat Concerto),Yannie Tan 16 tuổi độc tấu piano dựa theo Tom and Jerry, có lúc chú chuột Jerry phá bĩnh chen vào chơi một đoạn của bài nhạc The Entertainer:
https://www.youtube.com/watch?v=E1JKd1C7izQ
* Video trình diễn sống, Valentina Lisitsa độc tấu piano, 2010:
https://www.youtube.com/watch?v=LdH1hSWGFGU&list=RDEMInNhkFT2RUhbkrXy5_HPlA&index=3
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Cologne New Philharmonic, nhạc trưởng Volker Hartung, Laeiszhalle Hamburg, 2012.
https://www.youtube.com/watch?v=uNi-_0kqpdE
Humoresque – Dvorak
Antonín Dvořák (1841-1904) soạn ra 8 đoạn humoreque vào năm 1894, trong đó đoạn Số 7 được yêu thích nhất.
Một nhà phê bình âm nhạc cho rằng đoạn Humoresque Số 7, thuộc cung G giáng, có lẽ là đoạn nhạc dành cho piano nổi tiếng thứ nhì, sau bản Für Elise của Beethoven. Vì đã quá nổi tiếng nên người ta hầu như quên bẵng 7 đoạn kia, và gọi đoạn số 7 đơn giản là Humoresque.
* Video âm thanh, Dàn nhạc Giao hưởng Budapest, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=LR9msTsmpZs
* Video âm thanh,
https://www.youtube.com/watch?v=mOmNVj1HDKQ
Video trình diễn sống, Yo Yo Ma & Itzhak Perlman, hình ảnh kém nhưng âm thanh thì tuyệt vời:
https://www.youtube.com/watch?v=JZnzjzjYkK0
Video trình diễn sống, Leonard Razboršek 8 tuổi (cello) và Lilijana Žerajić (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=3PhPE8Wg7Oo
Liebesträume Số 3 – Franz Liszt
Liebesträume (viết theo Anh ngữ: Liebestraum) có nghĩa: Giấc mơ tình yêu, là một bộ ba bài nhạc của nhà soạn nhạc người Hungari, Franz Liszt (1811-1886). Trong bộ ba bài nhạc dành cho piano này, bài nhạc thứ ba được yêu thích nhất, nên nhiều khi bài nhạc thứ ba được đơn giản gọi là Liebestraum, khiến cho nhiều người không biết đến hai bài nhạc đầu.
Đây là bài nhạc có tiết tấu chậm rãi, thoạt nghe tưởng là dễ chơi, nhưng người chơi dương cầm thấy phần chạy ngón rất khó, đòi hỏi những ngón tay khéo léo trong một mức độ kỹ thuật điêu luyện cao.
Với từng giai điệu êm đềm, tác phẩm thoát ra sâu lắng nhẹ nhàng như những hơi thở buồn, rồi mạnh mẽ trào dâng như từng con sóng xô dữ dội, khắc sâu vào trái tim thính giả những xúc cảm cháy bỏng, quyến rũ của tình yêu, của ước mơ nào đó mà trong lòng bạn đang khát khao tìm kiếm… Có lẽ bài nhạc này chính là sự cộng hưởng của cả ba loại tình yêu: cao quý, đắm say và trọn vẹn…
Elvis Presley chuyển thể bài nhạc này thành ca khúc Today, Tomorrow and Forever.
Bản ghi âm:
* https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/liebestraum-liszt.EfBbbZKlEU.html
Video trình diễn sống, Yuval Salomon (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=j0Z1tL18RpU
Video trình diễn sống, đôi khiêu vũ trên băng người Mỹ, Kaitlin Hawayek & Kaitlin Hawayek, hạng 4 Giải Skate Canada năm 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=l64jLUChS8s
Étude Op. 10, No. 3 – Chopin
Étude Op. 10, Số 3 là tác phẩm được sáng tác bởi nhà soạn nhạc và kỳ tài piano người Ba Lan, Frédéric Chopin (1810-1849) cho độc tấu piano vào năm 1832 ở cung E. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tại Pháp vào năm 1833, rồi đến Đức và Anh.
Étude là từ tiếng Pháp, trong âm nhạc vốn dùng chỉ những bản nhạc được soạn làm bài tập để luyện kỹ thuật chơi đàn. Nhưng đến Chopin thì các étude ông soạn không còn là những bài tập luyện ngón khô khan chán ngán nữa, mà là những tác phẩm âm nhạc thực sự. Nổi tiếng nhất trong các étude của Chopin là Étude số 3 của tập số 10 cung E.
Tác phẩm không phức tạp lắm với một chủ đề, một biến tấu và phần tái hiện chủ đề cuối cùng. Chính Chopin nói về tác phẩm này rằng đây là bản etude có giai điệu đẹp nhất mà đời ông có thể viết.
Ông tuyên bố: “Cả đời tôi, tôi chưa bao giờ có thể tìm thấy lần nữa một giai điệu đẹp đến thế.”
Tác phẩm nhanh chóng nổi tiếng với những tên gọi khác nhau như: Tristesse (Buồn vắng) hoặc L’Adieu (Ly biệt)… nhưng tên không phải do Chopin đặt.
Live performance, Lang Lang & Berlin Philharmonic:
https://www.youtube.com/watch?v=8yjnLmv1hHU
Live performance, Tiffany Poon:
https://www.youtube.com/watch?v=0_Fni9afzFs
Sonata Ánh trăng – Beethoven
Nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven đặt tên cho bản nhạc này là Sonata quasi una Fantasia, tên tiếng Anh là Moonlight Sonata, từ đó có tên Việt là Sonata Ánh trăng. Beethoven viết bản sonata này cho piano vào năm 1801 dành cho cô học sinh dương cầm 17 tuổi của ông Gräfin Giulietta Guicciardi.
Bản sonata này chứa đựng những ý tưởng ảo diệu không thường thấy ở những bản sonata khác, đặc biệt là phần cuối cùng rất khó trình bày. Vì thế, đây là một bản sonata có nhịp độ ít thấy: vào thời của Beethoven các bản sonata thường bắt đầu với tiết điệu nhanh. Nhưng bản Sonata Ánh trăng lại bắt đầu với phần đầu rất chậm, phần giữa nhanh hơn, phần cuối cùng cực kỳ nhanh:
1/ Adagio (cung C thăng thứ): 7 phút 30, rất chậm,
2/ Allegretto (cung D giáng): 3 phút, chậm vừa
3/ Presto agitato (cung C thăng thứ): 3 phút, rất nhanh
Video piano tutorial:
https://www.youtube.com/watch?v=0KoY2Nsp6MU
* Video trình diễn sống, Lola Astanova (piano) và Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=AzWDs26YL9Y
Video trình diễn sống, Olga Kocab (harp):
https://www.youtube.com/watch?v=cEPRpBjtG8A
Rondo Alla Turca (Hành khúc Thổ) – Mozart
Bài nhạc Rondo Alla Turca – cũng được gọi là Hành khúc Thổ (Anh ngữ: Turkish March) – là chương thứ ba, cũng là chương cuối, của Sonata số 11 do Mozart soạn cho độc tấu piano. Vào thời của Mozart, điệu hành khúc của lính Thổ là phổ biến. Đó là của dân tộc Thổ trong Đế quốc Ottoman, tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ sau này.
* Video âm thanh, piano:
https://www.youtube.com/watch?v=quxTnEEETbo
Video trình diễn sống, Lang Lang & Clayton Stephenson song tấu cùng một piano:
https://www.youtube.com/watch?v=LIAsTaDxUNc
Video trình diễn sống, phiên bản cho dàn nhạc giao hưởng với sáo làm chủ đạo:
https://www.youtube.com/watch?v=nqGA5rjLxT8
Video trình diễn sống, Georgii Cherkin (piano) với Dàn nhạc Giao hưởng Classic FM, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=ScsJ8GOlM7Y
Canon – Pachelbel
Canon là một bài nhạc đối âm sử dụng giai điệu có kết hợp một hoặc nhiều giai điệu phỏng mẫu kèm theo trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ, trong khoảng nghỉ, điệu nhảy…) Giai điệu chính đóng vai trò chủ đạo trong canon gọi là lãnh xướng (hợp âm chính, tiếng Anh: leader hoặc dux), còn những giai điệu mô phỏng với nhiều âm sắc khác nhau có tác dụng hỗ trợ hoặc bè gọi là phụ xướng (hợp âm phụ, tiếng Anh: follower hoặc comes).
Canon cung D (tiếng Anh: Canon in D, hoặc đơn giản là Canon) là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của Johann Pachelbel (1653-1706). Ông là một nhà soạn nhạc người Đức kiêm nghệ sĩ đàn organ thời kỳ Baroque, người đưa nền âm nhạc organ truyền thống miền Nam nước Đức lên thời đỉnh cao, và ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thời trung Baroque.
Bài Canon được viết vào khoảng năm 1680, thời kỳ Baroque, như là một bản nhạc giao hưởng dành cho ba violin và bè trầm, nhưng sau đó được hòa âm nhiều kiểu dành cho đồng diễn. Bài Canon cung D bị lãng quên suốt nhiều thế kỷ và chỉ được tái phát hiện vào thế kỷ 20. Nó được tái công bố vào năm 1919 và chỉ vài thập niên sau đó trở nên rất nổi tiếng. Bài nhạc từng một thời nổi tiếng trong cộng đồng nhạc pop trong thập niên 1990, và biến thể được sử dụng trong nhạc nhẹ, rock và hiphop – đến nỗi có nhận xét về việc lạm dụng bản nhạc này.
* Video âm thanh, Lee Galloway (piano solo):
https://www.youtube.com/watch?v=rNsgHMklBW0
* Video âm thanh, Kanon Orchestre de Chambre & Jean-Francois Paillard:
https://www.youtube.com/watch?v=NlprozGcs80
Video trình diễn sống, Anna Comellas (cello) & Rosalind Beall (guitar):
https://www.youtube.com/watch?v=-mb9jlbiVF4
Video trình diễn sống, Ímpetus Madrid Baroque Ensemble:
https://www.youtube.com/watch?v=PfxrNblTr4o
Nocturne Số 2 – Chopin
Đây là bài được ưa thích nhất trong số các bài Nocturne của nhà soạn nhạc và kỳ tài piano người Ba Lan, Frédéric Chopin (1810-1849). Ông nổi tiếng toàn thế giới như một trong những người đi tiên phong của thời kỳ này Lãng mạn. Ông cũng kết thân với nhạc sĩ người Hungary Franz Liszt và là thần tượng của nhiều nghệ sĩ đương thời kể cả Robert Schumann. Những đổi mới của ông về phong cách, sự hài hòa, và hình thức âm nhạc, và sự kết hợp âm nhạc với chủ nghĩa dân tộc của ông, tạo ảnh hưởng trong suốt và sau giai đoạn cuối Lãng mạn.
Tất cả các tác phẩm của Chopin đều có piano, hầu hết là cho piano solo.
Video âm thanh, Vadim Chaimovich (piano solo):
https://www.youtube.com/watch?v=9E6b3swbnWg
* Video trình diễn sống, Lola Astanova (piano) và Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=PPhTVt4ZpLU
Grande valse brillante cung E giáng – Chopin
Bài nhạc Grande valse brillante cung E giáng do Frédéric Chopin (1810-1849) sáng tác năm 1833 và phát hành năm sau. Đây là bản valse đầu tiên cho độc tấu piano của Chopin, dù trước năm 1834 ông đã soạn ít nhất 16 bài nhạc valse – một số bị tiêu hủy, một số được công bố sau khi ông qua đời.
Chopin cũng đặt tên Grande valse brillante cho ba bài valse kế tiếp của bộ Op. 34, được xuất bản năm 1838.
Năm 1909, nhà soạn nhạc người Nga Igor Stravinsky phối khí cho dàn nhạc giao hưởng để trình bày trong vở ballet Les Sylphides (1907).
Video âm thanh, London Festival Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=2QXo5ByJB2g
* Video trình diễn sống, Valentina Lisitsa (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=LG-E4PVGQSI
* Video trình diễn sống, Lang Lang (piano), in “Berlin Gala Concert”, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=s_O7q9RIep4
Khúc dạo đầu cung G thứ – Rachmaninoff

Khúc nhạc này (nguyên tựa Anh ngữ: Prelude in G minor) được Sergei Rachmaninoff (1873-1943) hoàn tất năm 1901. Rachmaninoff là nhà soạn nhạc và nhạc trưởng người Nga trong cuối thời kỳ Lãng mạn, và các tác phẩm của ông nằm trong số loại hình âm nhạc được yêu thích nhất trong thời kỳ này.
Ông đích thân trình bày khúc nhạc này – cùng với hai Khúc Dạo đầu Số 1 và 2 – trong buổi ra mắt ở Moskva năm 1903.
Video âm thanh, do chính Rachmaninoff trình bày:
https://www.youtube.com/watch?v=M8RyWFA7PSY&list=RDM8RyWFA7PSY&start_radio=1#t=32
* Video trình diễn sống, Yuja Wang ở Berlin, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=GhBXx-2PadM
Video trình diễn sống, Paul Barton:
https://www.youtube.com/watch?v=3M7NOkhzkCw
Phiên chợ Ba Tư – Ketèlbey
Đây là bản nhạc cổ điển nhẹ (tên gốc Anh ngữ: In a Persian Market) được nhà soạn nhạc người Anh Albert Ketèlbey (1875-1959) viết vào năm 1920, dành cho dàn nhạc giao hưởng và có thể bao gồm hợp xướng. Là giám đốc một đoàn văn nghệ tạp kỹ, Ketèlbey có xu hướng sáng tác loại nhạc giao hưởng nhẹ (light orchestral music), mỗi bài nhạc xuyên suốt chứ không chia thành chương.
Tác phẩm Phiên chợ Ba Tư – với khí nhạc vô cùng lôi cuốn và đa màu sắc – trở thành một kiệt tác âm nhạc. Màu sắc phối khí phong phú là một đặc trưng lớn trong nhiều sáng tác của Ketèlbey. Đặc biệt ở tác phẩm này.
Tuy Ketèlbey không phải là một tên tuổi lớn trong nhạc cổ điển, ngoài những tác phẩm thời kỳ đầu mang phong cách cổ điển, phần lớn thời gian ông chuyên tâm vào kiểu nhạc nhẹ (light music) viết cho piano hoặc dàn nhạc. Tuy vậy, ông biết cách nâng nghệ thuật nhạc nhẹ lên một đỉnh cao hiếm thấy. Thành công lớn nhất của ông ở tác phẩm này là khả năng miêu tả một phiên chợ Ba Tư cổ bằng âm nhạc tuyệt vời. Điểm độc đáo của Ketèlbey là ở chỗ này. Nó làm ông khác biệt với tất cả, và nhắc đến ông là người ta sẽ phải nhớ đến Phiên chợ Ba Tư huyền thoại của ông.
Video âm thanh, Dàn nhạc La Orquesta Y Coros Del Festival De Praga:
https://www.youtube.com/watch?v=6Ede2QMi5JM
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Symphonette Raanana, Israel 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=qf7c1KKH7kg
Mở đầu 1812 – Tchaikovsky
Bản Mở đầu 1812 (Anh ngữ: 1812 Overture) được nhà soạn nhạc người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893) sáng tác vào năm 1880, kỷ niệm cuộc rút chạy của Napoléon Bonaparte khỏi Moskva năm 1812. Trong tác phẩm có đưa thêm La Marseillaise và quốc ca của nước Nga của Nga hoàng thời đó. Ý định ban đầu của Tchaikovsky là bản nhạc sẽ được biểu diễn tại một quảng trường của Moskva với một dàn quân nhạc lớn, những tiếng chuông nhà thờ và tiếng súng đại bác. Đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi sử dụng cả khánh trong dàn nhạc giao hưởng.

Bản Mở đầu 1812 thường được trình bày trong Lễ Quốc khánh của Mỹ. Đó là do sự trùng hợp: năm 1812 cũng đánh dấu cuộc Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc, thường được biết đến với cái tên Chiến tranh 1812. Người Mỹ nhận thấy rằng nội dung bản Mở đầu 1812 với các tiết tấu diễn tả cuộc chiến gian khổ mà vinh quang của người Nga hoàn toàn trùng khớp với diễn biến cuộc chiến tranh 1812 giành độc lập của người Mỹ. Do đó trong ngày quốc khánh Hoa kỳ, ngoài việc nghe lại bản “Lá cờ ánh sao chói lọi” thì người Mỹ rất phấn khích khi nghe 1812 Overture.
Video âm thanh của Giàn nhạc Giao hưởng Berlin với nhạc trưởng Claudio Abbado:
https://www.youtube.com/watch?v=lDIVz9r3q3s
Video trình diễn sống của Hong Kong Festival Orchestra and Voices với Giám đốc Âm nhạc và Nhạc trưởng Sean Li:
https://www.youtube.com/watch?v=3Nyt6MVM3PU
+ * Video trình diễn sống, Banda Simfònica d’Algemesí, Nhạc trưởng Alberto Ferrer i Martínez, phiên bản đầy đủ cùng với tiếng đại bác, pháo bông và chuông đổ, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=QUpuAvQQrC0
Hành khúc Lộng lẫy và Uy phong Số 1 – Elgar
Một số người không thích nhạc cổ điển nhưng vẫn phải nghe bài nhạc này trong lễ tốt nghiệp của họ. Đó là truyền thống của một số trường trung học, cao đẳng và đại học ở Mỹ. Truyền thống này cũng lan đến Viện Công nghệ Châu Á (Asian Institute of Technology) ở Bangkok: khi sinh viên tốt nghiệp tiến vào hội trường để nhận văn bằng thì bài nhạc này được phát ra. Do vậy mà tiết tấu của bài nhạc để lại kỷ niệm đẹp cho nhiều người kể cả người tổng hợp bài này. Dần dà, bài nhạc còn mang tên Hành khúc Tốt nghiệp (Anh ngữ: Graduation March). Tiết điệu khá thích hợp cho một lễ tốt nghiệp: sinh viên bước đi trong hành khúc trang trọng, với ý nghĩa sắp dấn thân vào đời.
Bộ Hành khúc Lộng lẫy và Uy phong (Anh ngữ: Pomp and Circumstance Marches) là một loạt các hành khúc do Sir Edward Elgar (1857-1934) soạn cho dàn nhạc. Đó là một số sáng tác nổi tiếng nhất của ông. Đoạn Số 1, được hoàn tất năm 1901, chính là Hành khúc Tốt nghiệp. Bài nhạc được dùng trong lễ đăng quang năm 1902 của vua Anh Edward VII, con của Nữ hoàng Victoria. Bài nhạc được Đại học Yale dùng khi trao bằng tiến sĩ danh dự cho Edgar năm 1905, như là cách vinh danh một người thành đạt. Nhưng bài nhạc được phát ra lúc Edgar đã nhận văn bằng và đang bước xuống. Sau đó, nhiều trường khác ở Mỹ làm theo, nhưng phát ra bài nhạc lúc khởi đầu buổi lễ tốt nghiệp.
+ Video âm thanh, Hành khúc Tốt nghiệp:
https://www.youtube.com/watch?v=Kw-_Ew5bVxs
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, được rút gọn còn 2 phút rưỡi, giống với Hành khúc Tốt nghiệp nhất:
https://www.youtube.com/watch?v=nWdsKWWJjVw
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng BBC, đầy đủ, dài gần 9 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=R2-43p3GVTQ
Sonata cho Piano Số 16 – Mozart
Sonata cho Piano Số 16 cung C của Wolfgang Amadeus Mozart, được viết trong danh mục theo chủ đề riêng “dành cho người mới bắt đầu”, và đôi khi còn được gọi bằng tên “Sonata đơn giản” (nguyên ngữ: Sonata semplice).
Mozart đưa bản sonata này vào danh sách các tác phẩm của mình vào ngày 26 tháng 6 năm 1788, cùng ngày với Bản giao hưởng số 39 của ông. Tuy nhiên trường hợp chính xác từng phần của bản nhạc không được biết đến nhiều. Mặc dù bản nhạc đã được biết đến ngày nay, nhưng nó không được công bố trong suốt cuộc đời của Mozart và phải đến năm 1805, nó mới được in ấn.
Bản sonata được chia làm 3 phần:
1/ Alegro: phần được biết đến nhiều nhất
2/ Andante
3/ Rondo
+ * Video trình diễn sống_Allegro, Lang Lang:
https://www.youtube.com/watch?v=4xeAsc6m35w
+ * Video âm thanh_toàn bộ Sonata, Maria Joao Pires:
https://www.youtube.com/watch?v=kUnYGUwatpo
Video trình diễn sống_toàn bộ Sonata, Tobias Sing:
https://www.youtube.com/watch?v=X0rOe6KfmTo
Một số trích đoạn
Minuetto – Boccherini
Đây là một trong những trích đoạn mà người tổng hợp bài này yêu thích nhất.
Luigi Boccherini (1743-1805) là nhà soạn nhạc người Ý trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thời kỳ âm nhạc Baroque và Cổ điển.
Bản Ngũ tấu cho Đàn dây (String Quintet) cung E gồm có 3 chương:
1/ Amoroso
2/ Allegro e con spirito
3/ Minuetto
Tuy nói là bản ngũ tấu nhưng bản này có thể được trình bày qua những cách phối khí khác nhau cho những tổ hợp nhạc cụ khác nhau, như ta thấy dưới đây. Riêng Chương 3 Minuetto là đoạn nhạc được yêu thích nhất, và hẳn là bạn cũng đã hoặc sẽ yêu thích đoạn nhạc này.
* Video âm thanh:
https://www.youtube.com/watch?v=E9DCwgLRBFs
Video trình diễn sống, Harry Völker (piano solo), chậm và lãng mạn:
https://www.youtube.com/watch?v=0JunFQ9xQIY
Video trình diễn sống, Mitsuko Ito (violon) và Tomoko Asai (piano) , nhanh và thanh thoát:
https://www.youtube.com/watch?v=FXg3_KVDA0U
Video trình diễn sống, ngũ tấu với tiết điệu nhanh hơn những nhóm trên:
https://www.youtube.com/watch?v=gFFh-HRNP48
Video trình diễn sống, BMMC / Andrés Valero-Castells, Banda Municipal de A Coruña, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=HDAt8Sxz5Lw
Elvira Madigan – Mozart
Concerto cho Piano Số 21 cung C được nhà soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) hoàn thành năm 1785. Gồm có 3 chương:
Chương 1: Allegro maestoso. Chương này được mở đầu bởi dàn nhạc giao hưởng, đầy sức sống, hứng khởi. Cách mở đầu này là thường có trong các bản concerto dành cho piano của Mozart nhưng nó có hơi hướng giao hưởng, tức là tầm vóc to lớn hơn. Tuy cả chương nhạc là một loạt sóng của cảm xúc vui tươi trào dâng, nhưng cái kết khá bất ngờ bởi nó nhỏ dần và im lặng, thể hiện một sự khiêm tốn.
Chương 2: Andante. Đây là chương nổi tiếng nhất của bản concerto. Chương này được bắt đầu bởi tiếng violin với phần đệm của những cello và contrabass. Cũng giống như chương trước, dàn nhạc lại cho ta thấy chủ đề chính của chương nhạc. Rồi piano lại xuất hiện thành yếu tố chính, diễn tả lại chủ đề đó trong tiếng bật ngón tay (Anh ngữ: pizzicato) của đàn dây và phần đệm của các nhạc cụ bộ gỗ. Rồi chúng lại tỏ ra sự ngang bằng với nhạc cụ độc tấu. Trong khi đó, người ta cũng có thể nghe thấp thoáng tiếng kèn. Chương này cũng kết thúc trong im lặng.
Chương 3: Allegro vivace assai. Dàn nhạc giao hưởng lại mở đầu chủ đề chính của chương, rồi đến lượt piano. Chủ đề này khá giống chương 1, hào hứng, đầy sức sống và mang hơi hướng giao hưởng, nhưng thay vì chỉ có thế là một sự tinh nghịch, đùa giỡn của cả piano và dàn nhạc. Có những đoạn còn thể hiện một cuộc chạy đua giữa piano và dàn nhạc. Tuy nhiên, khác với hai chương trước, chương này được kết thúc hoành tráng bởi dàn nhạc, bỏ qua sự khiêm tốn có từ trước.
Chương 2 của bản nhạc được dùng làm nhạc nền cho phim Elvira Madigan của Thụy Điển năm 1967. Vì thế, bản Concerto cho Piano Số 21 mang biệt danh Elvira Madigan.
Bạn nên thưởng thức Chương 2-Andante khi bắt đầu làm quen với nhạc cổ điển. Sau đó, có thể thưởng thức tiếng đàn tuyệt vời của Yeol Eum Son trình bày toàn bộ bản Concerto.
* Video âm thanh_Andante, Dàn nhạc Giao hưởng Prague:
https://www.youtube.com/watch?v=cQPfOvcY75o
* Video âm thanh_Andante, James Last:
https://www.youtube.com/watch?v=mDVDx-Eulcg
Video trình diễn sống Andante, Budapest Scoring Symphonic Orchestra với Nhạc trưởng Zoltan Kokenyessy:
https://www.youtube.com/watch?v=b4eDInaDigw
Video trình diễn sống_toàn bộ Concerto, Yeol Eum Son (piano) cùng dàn nhạc giao hưởng, 31 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=fNU-XAZjhzA&t=990s
Khúc dạo đầu, Hôn lễ của Figaro – Mozart
Hôn lễ của Figaro (tên gốc tiếng Ý: Le nozze di Figaro) là vở opera gồm bốn hồi với phần nhạc do nhà soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart sáng tác năm 1786 và phần lời do nhà thơ người Ý Lorenzo Da Ponte đặt dựa trên vở hài kịch La folle journée, ou le Mariage de Figaro (1784) của Pierre Beaumarchais.
Le nozze di Figaro là một trong những vở opera hay nhất của Mozart, đặc biệt là bản Khúc dạo đầu (Overture). Nhà soạn nhạc viết nhạc cho vở opera này với những giai điệu đầy chất thơ. Ông còn kết hợp tài tình hát và hát nói.
Video âm thanh, Dàn nhạc Giao hưởng Tbilisi:
https://www.youtube.com/watch?v=0LgkkwyUK_A
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng Vienna với Nhạc trưởng Fabio Luisi, năm 2006 ở Tokyo:
https://www.youtube.com/watch?v=Mp6UAGN_Ir4
Video trình diễn sống, Budapest Scoring Symphonic Orchestra với nhạc trưởng Peter Pejtsik:
https://www.youtube.com/watch?v=JIYYqKWGZCA
Air trên dây Sol – Bach
Đoạn Air trên dây Sol (Anh ngữ: Air on the G String) là một đoạn trong Tổ khúc giao hưởng Số 3 của Johann Sebastian Bach (1685-1750).
Bach là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, và đàn harpsichord người Đức thuộc thời kỳ Baroque (1600-1750). Nhờ kỹ năng điêu luyện trong cấu tạo đối âm, hòa âm, và tiết tấu, cũng như khả năng điều tiết nhịp điệu, hình thái, và bố cục âm nhạc nước ngoài, nhất là từ Ý, và Pháp, Bach góp phần quan trọng làm giàu nền âm nhạc Đức.
Bach viết 4 tổ khúc (Anh ngữ: suite) cho dàn nhạc, trong đó nổi tiếng nhất là Tổ khúc Số 3 (D-dur BWV.1068) nhờ sự hùng vĩ, sức mạnh và đặc biệt là vẻ đẹp phi thường của chương II vẫn được biết đến với cái tên Air on G-string. Là một trong những đoạn nhạc được yêu thích nhất thời Baroque, chương này được chuyển biến cho các loại nhạc cụ khác nhau độc tấu, nhưng không có bản nào có được âm thanh đầy đặn bằng bản gốc cho dàn dây của chính tác giả.
* Video âm thanh, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin với Nhạc trưởng Sir Simon Rattle:
https://www.youtube.com/watch?v=GMkmQlfOJDk
Video trình diễn sống, dàn nhạc thính phòng, sử dụng nhạc cụ như thời của Bach:
https://www.youtube.com/watch?v=pzlw6fUux4o
Video trình diễn sống, hai cello Luka Sulic and Stjepan Hauser ở Zagreb, Croatia, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=9xn_r19xb_s
Video trình diễn sống, Anastasiya Petryshak (violin), ở Milan, Ý, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=CLk8OILr72U
Andante Cantabile – Tchaikovsky
Đây là Chương 2 của Ngũ tấu cho Đàn dây Số 1 thuộc cung D, do nhà soạn nhạc người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893) soạn năm 1871. Đoạn nhạc có tiết tấu êm đềm, dành cho đàn cello làm chủ đạo, được dàn giao hưởng hòa theo.
* Bản ghi âm, St. Petersburg Quartet:
https://archive.org/details/TchaikovskyAndanteCantabilest.PetersburgQuartet
Video trình diễn sống, Nathan Chan (cello) and a quintet:
https://www.youtube.com/watch?v=6ECmJIW4Gsc
+ * Video trình diễn sống, Zeng Yun (French Horn), Mariinsky Theatre Orchestra, Conductor A.Shuplyakov, The 16th International Tchaikovsky Competition, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=bB9j0R13z6Q
Chương 1, Giao hưởng “Italy” – Mendelssohn
Giao hưởng Số 4 cung A, thường được gọi là Giao hưởng Italy, được nhà soạn nhạc người Đức Felix Mendelssohn (1809-1847) sáng tác.
Cũng giống như Giao hưởng Scotland và Overture Hebrides, tác phẩm được hình thành từ những chuyến du lịch khắp châu Âu của Mendelssohn từ năm 1829 đến 1831. Cảm hứng sáng tác đến từ sắc màu và không khí của Ý, nơi Mendelssohn đưa ra những phác thảo nhưng không hoàn thành tác phẩm.
Mendelssohn viết cho chị Fanny từ Rome:
Bản giao hưởng Italy đang có tiến triển tuyệt vời. Đây sẽ là tác phẩm vui tươi nhất mà em sáng tác, đặc biệt là chương cuối. Em vẫn chưa tìm được gì cho chương chậm, và em nghĩ em sẽ để dành nó cho Naples.
Tác phẩm được hoàn thành vào ngày 13 tháng 3 năm 1833 tại Berlin, đáp lại lời mời cho một bản giao hưởng từ London (nay là Royal) Philharmonic Society.
Mendelssohn chỉ huy buổi ra mắt tác phẩm vào ngày 13 tháng 5 năm 1833 tại London, trong một buổi hòa nhạc của London Philharmonic Society.
Sự thành công của tác phẩm, cùng sự nổi tiếng của Mendelssohn, tạo ảnh hưởng lên tiến trình âm nhạc Anh quốc suốt phần còn lại của thế kỷ. Tuy vậy, Mendelssohn vẫn không hài lòng với tác phẩm và theo như ông nói, đã trả giá bằng những khoảnh khắc cay đắng nhất trong sự nghiệp của mình. Ông sửa chữa lại tác phẩm vào năm 1834 và thậm chí có ý định viết các phiên bản thay thế cho chương 2, 3 và 4. Ông không bao giờ cho xuất bản tác phẩm và nó chỉ xuất hiện trên bản in vào năm 1851, do đó được gọi là giao hưởng số 4 dù thực sự đây là bản giao hưởng thứ ba của ông.
Tác phẩm gồm 4 chương:
1/ Allegro vivace (La): tươi vui trong hình thức sonata.
2/ Andante con moto (Rê thứ): một ấn tượng của nghi lễ tôn giáo tác giả chứng kiến ở Naples.
3/ Con moto moderato (La) khúc minuet.
4/ Presto & Finale: Saltarello (La thứ): sự kết hợp chặt chẽ các động tác nhảy múa giữa khúc saltarello của thành Rome và khúc tarantella của Naples.
Đây là một trong những tác phẩm lớn nhiều chương bắt đầu bằng giọng trưởng và kết thúc bằng giọng thứ.
Thời lượng một buổi biểu diễn trung bình khoảng nửa tiếng.
Ở đây chỉ có chủ ý giới thiệu Chương 1. Tùy bạn sau này tìm hiểu thêm toàn bộ bản giao hưởng.
Video âm thanh, organ:
https://www.youtube.com/watch?v=Hbk10O2Ep4g
Video âm thanh, Philharmonia Orchestra János / Sándor, 8 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=k_4Byb4DGtA&t=92s
* Video trình diễn sống, Saint Paul Chamber Orchestra, rút ngắn còn 3 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=dRrEB48RfHU
* Video trình diễn sống, Berliner Philharmoniker / Riccardo Chailly, rút ngắn còn 3 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=WjQC9x85SUY
Chương 2, Concerto cho clarinet cung A – Mozart
Đây là bản concerto duy nhất dành cho clarinet của Mozart, được viết vào năm 1791. Đây có lẽ là bản concerto nổi tiếng nhất dành cho clarinet, một nhạc cụ ít khi trình diễn độc tấu.
Tác phẩm gồm 3 chương, trong đó Chương 2- Adagio là nổi tiếng hơn cả.
+ Trích đoạn phim_ Adagio, Out of Africa (1985):
https://www.youtube.com/watch?v=Rjzf_cWzlp8&t=21s
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=Rjzf_cWzlp8
* Video âm thanh, Jack Brymer & Sir Thomas Beecham, Royal Philharmonic Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=DRYaoxVVeO8
+ * Video trình diễn sống, Hauser (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=bA-tI7APvwY
Tổ khúc / Tấu khúc
Peer Gynt – Grieg
Peer Gynt là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà soạn nhạc người Na Uy Edvard Grieg (1843-1907), được công nhận rộng rãi là một nhà soạn nhạc hàng đầu của thời kỳ Lãng mạn. Tác phẩm này xuất phát từ vở kịch cùng tên của ông, gồm 23 khúc nhạc chèn vào các hồi trong vở kịch đó.
Sau đó ông chuyển soạn cho piano 4 tay, rồi lại soạn thành hai tổ khúc cho dàn nhạc giao hưởng.
Hai tổ khúc đó là:
Tổ khúc Số 1
1/ Buổi sáng
2/ Cái chết của bà Aese
3/ Vũ khúc của Anitra
4/ Trong lâu đài của Thần Núi
Tổ khúc Số 2
1/ Cướp cô dâu và lời than vãn của Ingrid
2/ Vũ khúc Ả Rập
3/ Peer Gynt trở về quê hương
4/ Khúc hát nàng Solveig
Khúc hát nàng Solveig
Trong vở kịch Peer Gynt, Khúc hát nàng Solveig (tiếng Anh: Solveig’s Song) ở đoạn kết rất được yêu thích. Với giai điệu và lời ca du dương, đây là một trong những ca khúc nhạc cổ điển được ưa thích nhất trên toàn thế giới.
Lời Việt: Khúc hát đợi chờ, Lê Dung, Thu Giang hát
Mùa đông dù trôi qua
Mang bóng dáng đông qua xuân về
Và nỗi nhớ anh đi chưa về.
Dù cho ở nơi ấy
Mang chiếc bóng cô đơn bên mình
Và nỗi nhớ anh đi chưa về.
Ngàn trùng dù có cách xa
Anh sẽ về rồi anh sẽ về
Lòng em luôn luôn hằng nhớ.
Tình này em xin hiến dâng
Có bao giờ nhạt phai trong lòng
Tình em yêu anh không phai.
[ . . . ]
Dù cho ở nơi ấy
Anh vẫn sống yên vui thanh bình
Như những giấc mơ em bên mình.
Dù cho ở nơi đây
Mang chiếc bóng cô đơn bên mình
Và nỗi nhớ anh đi chưa về.
Ngàn trùng dù có cách xa
Em vẫn chờ dù đến bao giờ
Lòng em luôn luôn hằng nhớ.
Trọn đời em xin hiến dâng
Có bao giờ nhạt phai trong lòng
Tình em bên anh không phai.
[ . . . ]
Video âm thanh_Buổi sáng, Berliner Philharmoniker, Herbert von Karajan:
https://www.youtube.com/watch?v=-rh8gMvzPw0
* Video trình diễn sống_Buổi sáng, Warsaw Philharmonic Orchestra, Nhạc trưởng Jacek Kaspszyk:
https://www.youtube.com/watch?v=SS7-Gwz1Zio
+ * Video trình diễn sống_Vũ khúc của Anitra: Oslo Philharmonic conducted by Vasily Petrenko:
https://www.youtube.com/watch?v=EncD0_bJeD8
+ * Video trình diễn sống_Trong lâu đài của Thần Núi, Seattle Symphony:
https://www.youtube.com/watch?v=4nMUr8Rt2AI
* Video âm thanh_Tổ khúc Số 1, Berliner Philharmoniker, Nhạc trưởng Herbert von Karajan:
https://www.youtube.com/watch?v=dyM2AnA96yE
+ * Video trình diễn sống_Tổ khúc Số 1, Dàn nhạc Giao hưởng Trondheim, Nhạc trưởng Han-Na Chang, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=nkBti3oSdlA
* Bản ghi âm_Khúc hát nàng Solveig của Thu Giang:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/khuc-hat-nang-solveig-chanson-de-solveig-thu-giang.Ft2N21kuI-.html
* Video âm thanh_Solveig’s Song, Sissel Kyrkjebø, với phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=SvDyEIWtnqU
+ * Video trình diễn sống_Khúc hát nàng Solveig, Anna Kovach, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=_mO946wHSRI
+ * Video trình diễn sống_Khúc hát nàng Solveig, Phạm Thùy Dung, trong chương trình “Live Concert Trăng Hát”, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=AOd89T5PM0M
Tiểu dạ khúc – Mozart

Có lẽ nhiều người đã quen thuộc từ lâu với tiết tấu mở đầu bài nhạc này nhưng lại không thể nhớ hoặc đọc ra tựa đề Eine Kleine Nachtmusik. Tựa này có nghĩa: Tiểu dạ khúc, tức là bài nhạc ngắn để chơi vào buổi tối ở nhà riêng chứ không phải trong nhà hát (tên thông dụng tiếng Anh: A Little Night Music). Đây là bản thuộc thể loại Serenade dành cho đàn dây cung G Số 13, (Anh ngữ: String Serenade no. 13 in G).
Bài nhạc là một trong những tác phẩm phổ biến nhất của Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), được sáng tác năm 1787. Đây có lẽ là bài nhạc được ưa chuộng nhất của Mozart và nằm trong số các bài nhạc cổ điển của thế giới được ưa chuộng nhất.
Bài nhạc này được viết cho nhóm tứ cầm thính phòng: 2 violons, viola, và cello, đôi khi có thể có thêm contre-bass. Tuy nhiên ngày nay nó thường được trình tấu bởi các dàn nhạc giao hưởng.
Bài nhạc gồm có các chương sau:
1/ Allegro (cung G – D – G). Ngắn gọn và không rắc rối, chương này là một thí dụ hoàn hảo của thể loại tiểu khúc sonata. Được viết cho một buổi tối giải trí nhẹ nhàng, nó không yêu cầu kỹ năng cảm thụ phức tạp. Chương này được yêu thích nhất và nhiều người quen thuộc với tiết tấu này nhất.
2/ Romanze: Andante (cung C). Chương chuyển tiếp, dẫn từ chủ đề chính và chuẩn bị cho chủ đề thứ nhì ở cung át, cung D trưởng. Chủ đề thứ nhì, với tính cách nhịp nhàng duyên dáng, tạo sự tương phản với chủ đề đầu tiên.
3/ Menuetto: Allegretto (cung G). Chương phát triển ít phức tạp hơn. Mozart đơn giản sử dụng chủ đề đầu tiên và ý nhạc thứ nhất của hai ý nhạc kế tiếp trong đoạn trình bày, đặt chúng ở một cung khác trước, cung D.
4/ Rondo: Allegro (G). Chương tái hiện khẳng định lại cho rõ ràng đoạn trình bày mà không có sự chuyển cung. Cả hai chủ đề thứ nhất và thứ nhì như được nghe ở cung chính, cung G, và chương chấm dứt bằng một đoạn coda ngắn. Toàn bộ chương cân bằng hoàn hảo và gọn gàng.
Lúc đầu khi mới làm quen với nhạc cổ điển, bạn chỉ cần nghe Chương 1. Tuy nhiên, toàn bài nhạc đều rất đáng nghe (đặc biệt tôi cũng rất thích Chương 2), vì thế dần dà bạn nên nghe hết, chỉ dài 24 phút thôi.
Trích đoạn phim_Amadeus (1984), bài nhạc nổi tiếng thậm chí đối với người ít nghe nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=j9NG_NPLktA
Video trình diễn sống_Chương 1– Allegro, Dàn nhạc Thính phòng New Century, nhạc trưởng Nadja Salerno-Sonnenberg:
https://www.youtube.com/watch?v=UzEX0-nwN4Y
* Video trình diễn sống_Chương 1– Allegro, Tứ tấu Ivy String:
https://www.youtube.com/watch?v=f3u5-MkFY5E
Video trình diễn sống_Chương 2– Romanze, Tứ tấu Gewandhaus:
https://www.youtube.com/watch?v=biKpYSdlVWg
* Video trình diễn sống_Chương 2– Romanze, Dàn nhạc Thính phòng New Century, Music Director Nadja Salerno-Sonnenberg:
https://www.youtube.com/watch?v=e1vE783rUyM
* Video âm thanh_toàn bài nhạc, Dàn nhạc Thính phòng Slovak với nhạc trưởng Bohdan Warchal:
https://www.youtube.com/watch?v=o1FSN8_pp_o
1/ Serenade. Allegro
2/ Romance. Andante
3/ Minuet. Allegretto
4/ Rondo. Allegro
* Video trình diễn sống_toàn bài nhạc, Dàn nhạc Giao hưởng McGill với nhạc trưởng Alexis Hauser, dài 24 phút, âm thanh và hình ảnh đều xuất sắc:
https://www.youtube.com/watch?v=r_oK8dKIBYc
Bốn mùa – Vivaldi

Sau khi đã thưởng thức những bài nhạc ngắn hoặc trích đoạn, bây giờ bạn có thể sẵn sàng nghe qua toàn bộ tấu khúc dài. Nếu chỉ muốn nghe một tấu khúc trong đời, thì bạn nên nghe tấu khúc dưới đây.
Bốn mùa (tiếng Anh: The Four Seasons; tiếng Ý: Le quattro stagioni) là một bộ bốn bản concerto cho violin do Antonio Vivaldi (1678-1741) sáng tác năm 1725. Bốn mùa là tác phẩm nổi tiếng nhất của Vivaldi, và là một trong những tác phẩm phổ biến nhất trong các tiết mục âm nhạc cổ điển. Kết cấu của mỗi concerto được thay đổi, giống như mỗi mùa tương ứng.
Chim chóc chào mừng mùa xuân bằng những âm thanh vui tươi. Có tiếng thì thầm của những cơn gió nhẹ. Dông và chớp thông báo trước điều này, bao trùm không trung. Chỉ sau một chút yên lặng, lũ chim trở lại với tiếng hót. Trên cánh đồng hoa tươi đẹp, một chàng chăn dê với con chó trung thành thiếp đi trong tiếng thì thầm ngọt ngào của cây lá và hoa cỏ. Theo âm thanh vui vẻ của một chiếc kèn túi mộc mạc, các nữ thần và các chàng chăn cừu nhảy múa trong tiết xuân bừng sáng.
Mùa hè. Dưới ánh nắng khắc nghiệt, con người trở nên yếu ớt, những cây thông bị đốt cháy. Chim cu cất tiếng gáy. Rồi ta nghe chim cu gáy và chim sẻ hót. Và cậu bé chăn cừu kêu lên, bởi vì cậu sợ một trận bão mạnh sắp xảy ra. Một đàn ruồi và ong vò vẽ hung dữ xuất hiện. Bầu trời nổi sấm chớp, mưa đá san phẳng ruộng ngô và phá hủy ngũ cốc.
Mùa thu. Nông dân ăn mừng một mùa bội thu với những điệu nhảy và bài ca. Nhiều người kết thúc bằng giấc ngủ. Không khí được hòa trộn bằng niềm vui thích. Lúc bình minh, thợ săn bước vào cuộc săn với tù và, súng và chó săn. Thú hoang chạy trốn, và họ lần theo dấu vết. Hoàn toàn sợ hãi, và quá mệt mỏi bởi tiếng súng và chó săn, con vật rũ ra kiệt sức.
Mùa đông. Run rẩy vì giá lạnh trong cơn gió buốt, con người chạy, giẫm chân, răng đánh lập cập. Những ngày dễ chịu trôi qua một cách yên bình trước đống lửa trong khi bên ngoài đang đổ mưa. Đi trên băng bằng bước chậm vì sợ ngã, con người di chuyển nhẹ nhàng, nhưng rồi vẫn trượt chân, ngã xuống. Đi trên băng một lần nữa cho tới khi lớp băng vỡ ra. Nghe tất cả các ngọn gió khắc nghiệt thổi tới, dù vậy mùa đông vẫn mang lại niềm phấn khích.
Bạn có thể bắt đầu nghe từng đoạn, rồi sẽ nghe toàn bộ tấu khúc.
* Video trình diễn sống_Mùa Xuân, Classical Concert Chamber Orchestra & Ashot Tigranyan:
https://www.youtube.com/watch?v=e3nSvIiBNFo
* Video trình diễn sống_Mùa Hè, Stanisław Moniuszko School of Music Orchestra, Bielsko Biała, Ba Lan, Nhạc trưởng Andrzej Kucybała, Agnieszka Uścińska (violin), 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=kaoqCARilbA
* Video trình diễn sống_Mùa Thu, Cleveland Baroque Orchestra, Jeannette Sorrell (Nhạc trưởng/harpsichord), Olivier Brault (violin), 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=PapzGRO9edU
* Video trình diễn sống_Mùa Đông, Cynthia Miller Freivogel và Early Music Ensemble Voices of Music:
https://www.youtube.com/watch?v=ZPdk5GaIDjo&spfreload=10
* Video trình diễn sống_Four Seasons, Janine Jansen (violin), Internationaal Kamermuziek Festival, dài 49 phút, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=zzE-kVadtNw
Bấm chức năng SHOW MORE của YouTube rồi bấm đoạn có màu để nhảy đến đoạn đó:
La Primavera/Xuân
Spring Movement 1 (Allegro) – 0:04
Spring Movement 2 (Largo) – 3:31
Spring Movement 3 (Allegro) – 6:02
L’estate/Hạ
Summer Movement 1 (Allegro non molto) – 10:22
Summer Movement 2 (Adagio) – 15:41
Summer Movement 3 (Presto) – 17:54
L’autunno/Thu
Autumn Movement 1 (Allegro) – 21:01
Autumn Movement 2 (Adagio molto) – 26:10
Autumn Movement 3 (Allegro) – 28:41
L’inverno/Đông
Winter Movement 1 (Allegro non molto) – 32:05
Winter Movement 2 (Largo) – 35:21
Winter Movement 3 (Allegro) – 37:00
* Video trình diễn sống_Four Seasons, Dàn nhạc Thính phòng Sankt Peterburgh, Antal Zalai (violin & nhạc trưởng), dài 44 phút, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=6i6KTcXNHfg
Bấm chức năng SHOW MORE của YouTube rồi bấm đoạn có màu để nhảy đến đoạn đó:
Spring 00:00
Summer 10:43
Autumn 21:40
Winter 32:48
Divertimento cung D, K. 136 (K. 125a) – Mozart
Divertimento cung D, K. 136 (K. 125a), là bài đầu tiên trong nhóm những bài nhạc được gọi chung là “Những Giao hưởng Salzburg”. Đặc điểm của những bài nhạc này là được soạn cho đàn dây, chứ không phải cho dàn nhạc gồm nhiều nhạc cụ đàn dây, khí nhạc… Điểm đặc biệt khác là mỗi bài nhạc chỉ có 3 chương, không giống như giao hưởng hoàn chỉnh có 4 chương.
Divertimento cung D, K. 136 (K. 125a) – cũng có tên Divertimento cho dàn nhạc đàn dây (Anh ngữ: Divertimento for string orchestra) hoặc “Giao hưởng Salzburg Số 1” (1772) – là bài nhạc vui tươi được ưa thích. Để ý rằng cái tên “cung D” gồm một số bài nhạc khác nhau, được phân biệt qua số K.
Video âm thanh, Dàn nhạc Kurpfälzisches Kammerorchester Mannheim, Nhạc trưởng Florian Heyerick:
https://www.youtube.com/watch?v=7FRYoBy7iT8
* Video trình diễn sống, Dàn nhạc New York Classical Players, Nhạc trưởng Dongmin Kim, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=E_GT8CPcIkg
Allegro (00:07)
Andante (04:15)
Presto (10:06)
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Giao hưởng của Đài Phát thanh Pháp, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=1UfylU-Jc00&t=166s
Concerto trọn vẹn
Concerto cho Piano Số 5 “Hoàng đế” – Beethoven

Nếu chỉ muốn nghe trọn vẹn một bản concerto duy nhất trong đời thì bạn nên nghe bản này!
Còn được biết đến là bản “Concerto Hoàng đế” (Anh ngữ: Emperor Concerto), được Ludwig van Beethoven (1770-1827) soạn trong quãng thời gian 1809-1811, và là bản concerto cho piano cuối cùng của ông. Phụ đề “Hoàng đế” là do một nhà xuất bản nào đó trong thế kỷ 19 thêm vào, không hẳn với sự đồng ý của Beethoven.
Đây được xem là bản concerto hay nhất theo thể cổ điển đích thực, cũng là bản concerto đầu tiên hay nhất của thế kỷ 19.
Bản concerto này dài trên dưới 40 phút, có 3 chương:
Allegro cung E giáng
Adagio un poco mosso cung B
Rondo: Allegro cung E giáng
Video âm thanh, Vienna Symphony Orchestra, Nhạc trưởng Zubin Mehta:
https://www.youtube.com/watch?v=p3qfJQGngQc
00:00 I. Allegro moderato
19:56 II. Adagio un poco mosso
28:28 III. Rondo: Allegro
+ Video trình diễn sống, Orquesta Sinfónica de Galicia, Nhạc trưởng Daniele Pollini, Maurizio Pollini (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=yTLOQGF-c1E
Allegro (0:35)
Adagio un poco mosso (21:00)
Rondo. Allegro (28:53)
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=yTLOQGF-c1E&t=886s
+ * Video trình diễn sống, Duisburger Philharmoniker, Nhạc trưởng Joseph Bastian, Rosalía Gómez Lasheras (piano), 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=q-hn8WH_-3U&t=4s
Concerto cho Piano Số 1 – Tchaikovsky
Nếu bạn muốn nghe thêm một bản concerto thì tôi giới thiệu bản này.

Concerto cho Piano Số 1 cung B giáng thứ là bản concerto đầu tiên mà nhà soạn nhạc người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893) viết cho piano năm 1875. Đây được coi là một trong những tác phẩm phổ biến của Tchaikovsky và trở thành bản hay nhất trong các bản concerto cho piano. Bản này có thể làm người ta không nhớ rằng Tchaikovsky có đến ba bản concerto cho piano, bởi vì nó làm lu mờ hai tác phẩm anh em kia.
Concerto cho Piano số 1 của Tchaikovsky thể hiện rõ chất Nga và con người trong nhà soạn nhạc vĩ đại, đồng thời còn thể hiện trào lưu lãng mạn phổ biến thời đó. Nói chung, tác phẩm rất đẹp, hay, có sức truyền cảm không hề nhỏ. Theo truyền thống của nhạc cổ điển châu Âu, tác phẩm này gồm 3 chương:
Chương 1: Allegro non troppo e molto maestoso – Allegro con spirito. Đây là chương nhạc nổi tiếng nhất của tác phẩm, đặc biệt là phần đầu. Chương nhạc được mở đầu bằng tiếng kèn mang tính phát hiệu lệnh. Sau mỗi đoạn 4 tiếng kèn như thế, cả dàn nhạc giao hưởng đáp lại. Tiếp theo thì piano xuất hiện, tạo khúc đệm để các nhạc cụ bộ dây và bộ gỗ thể hiện một chủ đề. Piano thể hiện lại chủ đề đó và dạo thêm một đoạn nữa để rồi chủ đề được thể hiện lại một lần nữa bởi cả dàn nhạc (chủ đề này chính là chủ đề khiến người ta nhớ đến nó nhiều nhất). Chủ đề này không được thể hiện lại một lần nào nữa trong suốt chương nhạc mà thay vào đó là một chủ đề dựa trên một câu chuyện dân gian Ukraina kết hợp với chủ đề trữ tình. Ta có thể cảm nhận một dòng cảm xúc sâu lắng chợt bùng lên mạnh mẽ, lắng xuống rồi lại bùng lên và lắng lại. Phần sau của chương nhạc là một tràng cảm xúc như thế. Kết thúc chương nhạc, cả dàn nhạc thể hiện sự huy hoàng. Chương này khá dài: 18-22 phút trong tổng số 40 phút của toàn bộ bản concerto.
Chương 2: Andantino semplice – Allegro vivace assai/Prestissimo. Đây là chương nhạc chậm duy nhất của tác phẩm và cũng là chương duy nhất viết ở cung D giáng. Và đây có lẽ cũng là chương nhạc thể hiện rõ nhất chất Nga trong âm nhạc của Tchaikovsky. Nghe chương 2, ta có thể cảm nhận những giai điệu của dân ca Nga. Đồng thời ta cũng có thể thấy ngay phong cách của tác giả: đằm thắm, sâu lắng như chính con người thật của ông. Chương nhạc được mở đầu bởi các nhạc cụ bộ gỗ, rồi được tiếp bởi sự thể hiện là chủ đề của piano với phần đệm của dàn nhạc dây. Tuy nhiên, ở giữa tác phẩm, có hai lần piano dạo nhanh. Chương nhạc được kết thúc với những tiếng piano nhẹ nhàng trong sự kéo dài của tiếng các nhạc cụ bộ gỗ.
Chương 3: Allegro con fuoco. Chương 3 có nhiều điểm tương đồng với chương 1. Thứ nhất, chương 3 cũng là một chương nhanh. Thứ hai, chương 3 cũng là một chương được chuyển từ cung B giáng thứ sang cung B giáng. Thứ ba, chương 3 cũng được mở đầu bằng dàn nhạc và cũng có cái kết tương tự chương 1. Thứ tư, chương 3 có chủ đề khá giống với chương 1. Chương 3 chỉ có khác chương 1 ở chỗ chương này nhanh hơn. Chương 3 được mở đầu bằng mở đầu lần lượt bằng dàn nhạc dây, bộ gỗ, rồi piano độc diễn với phần đệm của bộ dây. Dàn nhạc nối tiếp một cách mãnh liệt. Chủ đề chính của tác phẩm được thể hiện lại ba lần.
Lúc đầu, bạn có thể chỉ cần nghe phần rút gọn của Chương 1 để làm quen với bản Concerto này và để tâm hồn bạn tự cảm nhận. Dần dà về sau, bạn có thể nghe tiếp trọn vẹn bản Concerto.
+ Video âm thanh_Tonight We Love, Caterina Valente, với ca từ Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=a8NCmNJL_Uw
* Video trình diễn sống Chương 1 rút gọn, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, dài 3 phút 20 giây:
https://www.youtube.com/watch?v=YmYeISiVPOw
Video âm thanh Chương 1, Dàn nhạc Giao hưởng Bruno:
https://www.youtube.com/watch?v=BWerj8FcprM
+ * Video trình diễn sống_toàn bộ Concerto, Mariinksy Theatre Orchestra, Nhạc trưởng Valery Gergiev, Nobuyuki Tsujii (piano), 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=Bj_DgWSI5ZM
* Video trình diễn sống_toàn bộ Concerto, Nordwestdeutsche Philharmonie, Nhạc trưởng Yves Abel, Anna Fedorova (piano), 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=hNfpMRSCFPE&t=739s
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=hNfpMRSCFPE&t=743s
Giao hưởng
Bản Giao hưởng Số 9 “Từ thế giới mới” – Dvorak
Đây là bản giao hưởng người tổng hợp thích nhất. Nếu bạn chỉ muốn thưởng thức toàn bộ một bản giao hưởng duy nhất trong đời, thì nên nghe bản này.

Antonin Dvorak (1841-1904) (tên viết theo chữ Séc là Antonín Dvořák) là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng qua mọi thời kỳ, nhà soạn nhạc Séc nổi tiếng và thường được trình diễn nhất thế giới nói chung. Những tác phẩm giao hưởng của ông thuộc vào đỉnh cao của nhân loại và thường có mặt trong những buổi biểu diễn nhạc giao hưởng. Ông là một đại diện của dòng nhạc cổ điển lãng mạn của thế giới.
Một phụ nữ giàu có người Mỹ tên Jeannette Thurber (1850-1946) hẳn là rất mê nhạc nên vào năm 1885 tài trợ cho việc thành lập Nhạc viện Quốc gia Mỹ (The National Conservatory of Music of America) ở Thành phố New York. Chưa hết, bà còn muốn tuyển một người xuất chúng để cầm đầu nhạc viện này, nhưng ở Mỹ bà không tìm được ai. Thế nên bà ngỏ ý mời Dvorak. Lúc này Dvorak là người đã thành danh: có hai bằng tiến sĩ và đang là giáo sư ở Nhạc viện Praha. Thế nên ông do dự. Bà Jeannette Thurber bèn hành xử theo kiểu… Mỹ: bà cho biết sẵn lòng trả cho Dvorak khoản lương cao hơn nhiều hơn so với mức nhà soạn nhạc đang hưởng. Thế là ông chấp nhận lời mời, phần khác là vì lý do viện trưởng một nhạc viện mới do tư nhân thành lập ở Mỹ có vị thế tự do và sáng giá hơn là ở Séc.
Dvorak hoàn thành bản Giao hưởng Số 9 Từ thế giới mới (tiếng Anh: From the new world) vào một kỳ nghỉ hè năm 1893 tại Spillville, Bang Iowa, một khu kiều dân của người Czech nhập cư, những người đã giúp ông dịu bớt nỗi nhớ nhà da diết. Sức hấp dẫn của bản giao hưởng đến từ những giai điệu lôi cuốn, gợi nhớ đến vùng đồng bằng rộng lớn của miền Trung Hoa Kỳ, một số giai điệu có nguồn gốc từ âm nhạc truyền thống của người Mỹ gốc Phi và người Mỹ bản địa.
Tại buổi ra mắt ở Carnegie Hall do Dàn nhạc Giao hưởng New York trình bày năm 1893, mỗi chương nhạc kết thúc với những tràng pháo tay vang dội khiến Dvořák cảm thấy cần đứng lên và cúi chào. Đây là một trong những thành công trước công chúng to lớn nhất trong sự nghiệp của Dvořák. Dần dà vượt xa các bản giao hưởng nổi tiếng nhất đương thời, đây là một trong số các tác phẩm làm rung động hàng triệu con tim thính giả trên khắp thế giới. Đây có lẽ là bản giao hưởng được yêu thích nhất mọi thời đại, trong khi âm nhạc của Dvorak chỉ được đón nhận ở không quá mười quốc gia, bản giao hưởng này đã vươn tới toàn bộ phần còn lại của thế giới âm nhạc.
Về mặt hình thức, tác phẩm hoàn toàn nằm trong truyền thống châu Âu với:
- Chương 1: Adagio – Allegro molto, êm đềm.
- Chương 2: Largo, êm đềm, nhẹ nhàng, xen vào những đoạn bùng nổ, được yêu thích nhất.
- Chương 3: Scherzo: Molto vivace – Poco sostenuto, sống động.
- Chương 4: Allegro con fuoco, sôi nổi hân hoan, được dùng làm nhạc nền cho phim Jaws.
Để giữ xu hướng hình thức theo chu kỳ nổi bật, mọi chủ đề của tác phẩm đều nảy sinh từ một motive chung ban đầu và trở lại ở chương kết.
Sự tương đồng với bầu không khí của các tác phẩm trước đó khiến một số nhà bình luận nhận định rằng Giao hưởng Từ thế giới mới là tác phẩm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nỗi nhớ quê hương Bohemia của tác giả. Một số nhà bình luận khác lại nắm lấy sự lan tỏa của các tiết tấu đảo phách, các gam ngũ cung và các quãng bảy giảm trong âm nhạc bản địa Mỹ để tìm ra một sự gắn kết gần gũi hơn với nước Mỹ.
Phi hành gia Neil Armstrong bật bản nhạc này khi đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1969.
Video âm thanh_Chương 2, Radio Symphony Orchestra Ljubljana, nhạc trưởng Anton Nanut:
https://www.youtube.com/watch?v=Aa-aD0SdxTY
+ * Video trình diễn sống_Chương 2, The Chamberlain Brass, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=pWfe60nbvjA
Cả hai bài trình diễn dưới đây đều được thu âm và ghi hình ảnh xuất sắc.
* Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Pháp, Nhạc trưởng Marzen Diakun, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=OV0KkYUa6iA
00:36 1st movement : Adagio – Allegro molto
13:30 2nd movement : Largo
25:57 3rd movement : Scherzo Molto Vivace
33:27 4th movement : Allegro con fuoco
* Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Dàn nhạc Giao hưởng Gimnazija Kranj của Slovania, nhạc trưởng Nejc Bečan, trong chương trình Great Christmas Concert, 2018, với kỹ thuật thu âm và góc độ ghi hình xuất sắc:
https://www.youtube.com/watch?v=O_tPb4JFgmw
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=O_tPb4JFgmw&t=798s
Ca khúc Going home
Riêng Chương 2- Largo được một môn đồ người Mỹ của Dvorak là William Arms Fisher viết ca từ thành ca khúc mang tên Going home (Trở về nhà), được xuất bản năm 1922. Ông mất năm 1948, nhưng ca khúc của ông sống mãi với thời gian. Dần dà, do ý nghĩa gắn với tên ca khúc, bài nhạc này được dùng khi đón người Mỹ (thường là người đã hy sinh cho nước Mỹ) trở về nhà. Đặc biệt, ban quân nhạc thường trỗi lên đoạn này trong lễ chào đón linh cữu những chiến binh hy sinh được đưa về quê nhà. Một ví dụ như thế là cảnh trong phim Clear and present danger (1994) do Harrison Ford thủ vai chính.
Video âm thanh, Libera, với ca từ:
https://www.youtube.com/watch?v=-BunbeRED5Y
* Video âm thanh, Annie Haslam:
https://www.youtube.com/watch?v=2MVRdrIbDgQ
Video âm thanh, Daniel O’Donnell:
https://www.youtube.com/watch?v=IqEQicbkSV0
* Video trình diễn sống, Sissel Kyrkjebo:
https://www.youtube.com/watch?v=iJFhTb1gi6Y
Bản Giao hưởng Số 25 – Mozart
Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) soạn bản giao hưởng này khi mới lên 17 tuổi, năm 1773.
Bản Giao hưởng Số 25 có cấu trúc tiêu chuẩn cổ điển:
Chương 1/ Allegro con brio, 4/4, cung G thứ
Chương 2/ Andante, 2/4, cung E giáng
Chương 3/ Menuetto & Trio, 3/4, cung G thứ, Trio cung G
Chương 4/ Allegro, 4/4, cung G thứ
Chương 1 của bản giao hưởng này là đoạn mở đầu cho phim Amadeus (1984) kể về cuộc đời của Mozart.
+ * Video âm thanh_Chương 1:
https://www.youtube.com/watch?v=7lC1lRz5Z_s
+ Video âm thanh_toàn bộ bản Giao hưởng:
https://www.youtube.com/watch?v=rNeirjA65Dk
* Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Dàn nhạc Thính phòng Weinberger, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=707oHEGF6l8
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=707oHEGF6l8&t=34s
Bản Giao hưởng Số 35 “Haffner” – Mozart

Một gia đình giàu và nhiều thế lực mang họ Haffner có con trai vừa được hoàng gia phong tước. Qua trung gian người bạn là cha của Mozart, tên Lepold, họ yêu cầu nhà soạn nhạc viết một bản giao hưởng để mừng cho sự kiện trọng đại trong gia đình họ.
Mozart vâng lời cha, nhưng quá bận bịu với những yêu cầu sáng tác khác và trình diễn nên chỉ khi có ít thời giờ rãnh rỗi mới soạn một đoạn của bản giao hưởng theo yêu cầu. Trong mùa hè 1782, Mozart vừa soạn được chương nào của bản giao hưởng thì gửi ngay cho người cha chương đó rồi quay lại với công việc khác và quên bẵng mình đã viết những gì. Từ đó tạo nên Bản Giao hưởng Số 35 “Haffner”.
Mùa xuân năm sau, vì cần có nhạc mới trong buổi công diễn sắp đến, Mozart xem lại bản giao hưởng và sửa chữa chút ít, ví dụ thêm phối khí cho sáo và clarinette. Trong một bức thư gửi người cha, Mozart cho biết: “Con lấy làm thích thú đối với Giao hưởng Haffner này, vì trước đó con đã quên bẵng mọi nốt nhạc trong đó. Con nghĩ bản giao hưởng này sẽ tạo hiệu ứng tốt.”
Tiên đoán của Mozart trở thành hiện thực, khi Bản Giao hưởng Số 35 “Haffner” được công diễn vào tháng 3/1783. Một tờ báo địa phương tường thuật trong số đám đông rất lớn có Hoàng đế Áo, người dự khán toàn bộ buổi công diễn khác với thói quen thông thường, và cổ vũ mạnh mẽ.
Bản Giao hưởng Số 35 “Haffner” có cấu trúc tiêu chuẩn cổ điển gồm 4 chương:
1/ Allegro con spirito, 2/2
2/ Andante, 2/4
3/ Menuetto, 3/4
4/ Presto, 2/2
Video âm thanh, dài 21 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=p3rI-nFMFZE
Video trình diễn sống, Dàn nhạc Thính phòng Thụy Điển với nhạc trưởng Nathalie Stutzman, 2014, dài 18 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=ER0ML30biZ8
+ * Video trình diễn sống, Bernard Haitink & Royal Concertgebou Orchestra, dài 23 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=LDBmGj9xxpM
00:49 Allegro con spirito
09:25 Andante
15:33 Menuetto
18:33 Presto
Bản Giao hưởng Số 40 – Mozart
Giao hưởng số 40 cung G thứ là tác phẩm do Mozart sáng tác năm 1788, được xem là giao hưởng hay nhất của tác giả, và do đó trở nên nổi tiếng.
Theo cách thường thấy vào thời của Mozart, bản giao hưởng này gồm có 4 chương (movement):
1/ Molto allegro, 2/2: nhanh – được yêu thích nhất
2/ Andante, 6/8: chậm
3/ Menuetto. Allegretto – Trio, 3/4: bản luân vũ
4/ Finale. Allegro assai, 2/2: nhanh
Trong thời gian đầu khi mới làm quen với nhạc cổ điển, ít nhất một lần trong đời bạn nên thưởng thức Chương 1 của bản giao hưởng này.
* Video trình diễn sống_Chương 1, Dàn nhạc Thính phòng Na Uy:
https://www.youtube.com/watch?v=NxV9VytEm9c
* Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Nhạc trưởng Julien Salemkour & Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Berlin:
https://www.youtube.com/watch?v=wqkXqpQMk2k
0:27 I. Molto allegro
7:38 II. Andante
15:10 III. Menuetto (Allegretto)
19:28 IV. Finale (Allegro assai)
+ * Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Nhạc trưởng Umberto Benedetti Michelangeli & Kammerorchester Basel, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=CDzxKJkU21s&t=814s
Molto Allegro: 00:06
Andante: 7:49
Menuetto. Allegretto: 18:42
Allegro assai: 22:50
Bản Giao hưởng Số 41 “Sao Mộc” – Mozart
Wolfgang Amadeus Mozart hoàn thành bản Giao hưởng Số 41 cung C, K. 551, vào năm 1788. Đây là bản giao hưởng dài nhất và bản cuối cùng trong thể loại này mà Mozart từng sáng tác.
Tác phẩm có biệt danh là bản “Jupiter” (Sao Mộc). Tên này bắt nguồn không phải từ Mozart mà có khả năng từ “ông bầu” âm nhạc Johann Peter Salomon.
Bốn phần được sáng tác theo mô hinh giao hưởng cổ điển đặc trưng:
1/ Allegro, nhanh và tươi sáng, 4/4
2/ Andante, nhiều cảm xúc, 3/4 cung F
3/ Menuetto: Allegretto-Trio, 3/4
4/ Molto allegro, khá nhanh, 2/2
Trong thời gian đầu khi mới làm quen với nhạc cổ điển, bạn hãy thưởng thức Chương 1 – cũng là chương tôi rất thích. Sau đó, khi tình yêu với nhạc cổ điển nảy nở, bạn có thể nghe tiếp chương khác, hoặc toàn bộ bản giao hưởng mà bạn chọn.
Video âm thanh_Chương 1, Berliner Philharmoniker:
https://www.youtube.com/watch?v=t7NIv8Aj8qg
* Video trình diễn sống_Chương 1, Sydney Youth Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=SNUqi-8fccc
Video âm thanh_Chương 3, Scottish Chamber Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=ZR7xDdg9tMU
Video âm thanh_Chương 4:
https://www.youtube.com/watch?v=oofFQUuU84w
Video âm thanh_toàn bộ bản Giao hưởng, Wiener Philharmoniker, nhạc trưởng Riccardo Muti, dài 30 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=bnK3kh8ZEgA
* Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Orquesta Sinfónica de Galicia, nhạc trưởng Lorin Maazel, dài 41 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=C6EOb86YdIs&t=155s
Allegro vivace (00:26)
Andante cantabile (13:29)
Menuetto (Allegretto) (26:46)
Molto allegro (31:54)
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=C6EOb86YdIs
+ * Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Simon Blendis & The London Mozart Players, dài 34 phút, 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=jsDpT2Ch8UU
Bản Giao hưởng Số 3 “Eroica” – Beethoven
Bản Giao hưởng Số 3 là bản giao hưởng thứ ba của Beethoven. Nó được ra đời từ lòng mến mộ Napoleon Bonaparte của Beethoven, nhưng sau khi Napoléon muốn đăng quang ngôi Hoàng đế và thành lập đế chế Pháp, thì Beethoven phản ứng quyết liệt, ông xé bỏ trang bìa của tổng phổ có hình của Napoléon, sau đó sửa đổi tác phẩm lại và đặt tên mới cho nó là Eroica, có nghĩa là “Anh hùng ca”. Beethoven muốn thể hiện hình ảnh người anh hùng lý tưởng của mình.
Bản giao hưởng này gồm có 4 chương:
Allegro con brio, 12–18 phút, E♭ major
Marcia funebre: Adagio assai (nhịp bước tang lễ), 14–18 phút, C minor
Scherzo: Allegro vivace, 5–6 phút, E♭ major
Finale: Allegro molto, 10–14 phút, E♭ major
Tùy theo cách diễn tả, thời gian trình bày tổng cộng là từ 41 đến 56 phút.
Khi khởi đầu làm quen với nhạc cổ điển, bạn có thể nghe Chương 1 cũng đủ.
Video âm thanh_Chương 1, Nhạc trưởng Walter Attanasi & Dàn nhạc Thính phòng Cassoviae:
https://www.youtube.com/watch?v=ft9lJBXW5rg
* Video trình diễn sống_Chương 1, Bernard Haitink & Berliner Philharmoniker:
https://www.youtube.com/watch?v=lO-jyhK9B50
Bản Giao hưởng Số 5 “Định mệnh” – Beethoven
Bản Giao hưởng Số 5 cung C thứ, cũng được gọi là “Giao hưởng Định mệnh” (Anh ngữ: Symphony of Destiny), được Beethoven sáng tác vào giai đoạn 1804-1808. Đây là một trong những bản giao hưởng âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất và phổ biến nhất.
Bản giao hưởng gồm bốn chương (movement):
chương 1: Allegro con brio
chương 2: Andante con moto
chương 3: Scherzo. Allegro
chương 4: Allegro.
Tác phẩm mở đầu bằng mô-típ bốn nốt “ngắn-ngắn-ngắn-dài” lặp lại hai lần. Mô-típ này gắn liền với một số câu chuyện về sau.
- Trong Thế chiến 2, trước mỗi bản tin đài BBC đều phát đi 4 tiếng trống “ngắn-ngắn-ngắn-dài”. Đó là ký hiệu Morse “tít tít tít te” cho mẫu tự V (tượng trưng cho victory – chiến thắng), và cũng tương ứng với mô-típ của bản giao hưởng mang số 5 (số Ả Rập) tức số V La Mã.
- Khi chuyển quân nhảy dù đến Normandie trong chiến dịch đổ bộ giải phóng Châu Âu, một số máy bay vận tải nháy đèn 3 chớp ngắn và 1 chớp dài, rồi cứ lặp đi lặp lại như thế. Ý nghĩa cũng theo ký hiệu Morse như nêu trên.
- Đoạn mở đầu phim The longest day thuật lại trận đánh Normandie cũng có những hồi trống “ngắn-ngắn-ngắn-dài”.
- Rồi đến một chuyên gia điểu học mô tả tiếng kêu của con chim bắt cô trói cột là 4 nốt nhạc đầu trong Bản Giao hưởng Số 5 của Beethoven. Tôi nhận thấy tiếng kêu của con chim này chẳng giống 4 nốt nhạc kia gì cả, và nghe ra cũng chẳng giống câu “bắt cô trói cột”. Tôi thường nói đùa với các đồng nghiệp về sinh thái học là những ai muốn tìm hiểu tiếng kêu của con chim này thì phải nghe qua bản giao hưởng đó – cũng là một dịp thêm hiểu biết về nhạc cổ điển!
Bản ghi âm_Chương 1 để bạn bắt đầu làm quen với bản giao hưởng này:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/symphony-no-5-beethoven.yACwYLbZKs.html
Video trình diễn sống_Chương 1, Philharmonisches Kammerorchester Berlin:
https://www.youtube.com/watch?v=Jyq7CrzvXzc
Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Vienna Philharmonic Orchestra với nhạc trưởng Christian Thielemann, 35 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=olMPeiqoiic
+ * Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Nhạc trưởng Nicolás Pasquet & Orchestra of the University of Music Franz Liszt Weimar, 31 phút, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=agtMrVRr34s
0:19 I. Allegro con brio
7:03 II. Andante con moto
15:44 III. Scherzo: Allegro
20:20 IV. Allegro
Giao hưởng Số 6 “Đồng quê” – Beethoven
Giao hưởng số 6 cung F, hay còn gọi là Giao hưởng Đồng quê (tiếng Đức: Pastoral-Sinfonie; tiếng Anh: Pastoral Symphony), là bản giao hưởng nổi tiếng của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Ludwig van Beethoven (1770-1827). Tác phẩm được hoàn thành vào năm 1808. Đây là một tác phẩm trong số các tác phẩm hiếm hoi của Beethoven mang tính chất âm nhạc chương trình (loại âm nhạc nhằm kể chuyện). Tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 12 năm 1808, tức là chỉ sau 6 hoặc 5 ngày sinh nhật lần thứ 38 của nhà soạn nhạc lớn.
Gần bốn mươi tuổi, nhà soạn nhạc người Đức đem lòng yêu cô học trò xinh đẹp Theresa de Brunowick, con gái một điền chủ người Hungary. Nhờ sự khuyến khích của cô gái, ông sáng tác bản giao hưởng Đồng quê. Rất tiếc Beethoven lầm tưởng đó là tình yêu; niềm hy vọng kết hôn của ông tan vỡ sau khi cô gái kia khước từ lời tỏ tình của Beethoven.
Giao hưởng Số 6 hoàn thành gần cùng lúc với Giao hưởng Số 5 nhưng đây là một tác phẩm có nội dung và tính chất hoàn toàn khác. Trong Giao hưởng Số 5, tất cả đều căng thẳng đến cao độ: bằng những phương tiện âm thanh hùng vĩ, nó phản ánh cuộc đấu tranh và niềm vui chiến thắng. Còn Giao hưởng Đồng quê, xét về nội dung âm nhạc thôn dã cũng như tiêu đề của nó là một loạt những bức tranh thanh bình.
Beethoven là người yêu thiên nhiên và dành nhiều thời giờ đi bộ ở miền quê. Ông thường đi ra khỏi Vienna (thủ đô Áo) để làm việc ở nông thôn. Ông nói rằng Giao hưởng Đồng quê truyền đạt những cảm xúc nảy sinh do tiếp xúc với thế giới thiên nhiên và cuộc sống thôn dã nhiều hơn là bức tranh phong cảnh bằng âm thanh. Tuy vậy, trong bản giao hưởng này, chúng ta vẫn thấy rõ tính chất hội họa đậm nét của nó.
Beethoven chia bản giao hưởng thành 5 phân đoạn và ở mỗi phân đoạn đều có đôi dòng giải thích.
1/ Allegro ma non troppo – Niềm vui khôn xiết khi đặt chân đến vùng quê. Bản Giao hưởng Đồng quê mở đầu với sự ấm áp, đưa chúng ta đến với khung cảnh thôn quê, như một sự dẫn dắt đến với chủ đề. Trong phân đoạn này, chúng ta thấy được một phong cách nhạc chính thống phổ biến, thể hiện qua việc lựa chọn và phối hợp chặt chẽ giữa các nhạc cụ.
2/ – Andante molto mosso – Cảnh bên suối. Phân đoạn chậm rãi này miêu tả một vẻ đẹp tinh tế, rất tự nhiên của… thiên nhiên. Đây là một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, một chủ đề âm nhạc khác thường trong bầu khí trong lành của thôn quê. Không chỉ riêng về mặt hình ảnh, bản giao hưởng còn gợi lên một cảm nhận rất chân thực. Bạn gần như có thể hít thở khí trời của chốn này. Cuối đoạn, ta có thể nghe thấy những âm thanh tựa như tiếng chim hót.
3/ Allegro – Niềm hân hoan sum vầy của dân làng. Đám đông huyên náo phía xa xa, những người nông dân vui vẻ, chất phác. Họ đang ăn mừng với những điệu nhảy tươi vui. Tất nhiên, đây chỉ là những điệu dân ca rất đơn giản, nhưng vẫn tràn đầy sức sống.
4/ Allegro – Giông bão. Không hề có một sự ngắt quãng giữa phân đoạn này với phân đoạn trước, như một bước ngoặt gợi ý về những khó khăn phía trước. Đúng vậy, một cơn bão đang kéo đến. Beethoven đưa vào bản giao hưởng những tiếng sét đầy kinh ngạc cùng những cơn gió cuốn. Ông khiến cho cơn bão như đang dần kéo đến từ phía chân trời, ngày một gần hơn, dữ dội hơn. Những nhạc cụ với hợp âm trầm – cello và double basse – nổi lên báo hiệu cơn bão đã đến; tiếp theo đó, từng đoạn violin vang lên như những hạt mưa đang trút xuống; và thông qua timpani, cùng với sáo, ta cảm nhận được những tiếng sấm và những tia sét; rồi tiếp đến là cầu vồng. Tất cả những hình ảnh trên giúp ta cảm nhận được tình cảnh khó khăn mà con người phải đối mặt với thiên nhiên. Một cảm giác cấp bách về nỗi sợ hãi của con người, vì nhân loại không có đủ sức mạnh để chống lại các lực thiên nhiên. Khi cơn bão kết thúc, tất cả sinh vật sống quay trở lại bề mặt của vùng đất, trở về với vị trí của chúng trong chu kỳ tự nhiên. Điều này được thực hiện bởi một hòa âm của sáo, tựa như tia nắng đang dần soi rọi trở lại.
5/ Allegretto – Shepherd’s Song (Bài hát của người chăn cừu) – Niềm cảm kích sau cơn bão. Sau khi cơn bão lặng dần, tất cả các con vật xuất hiện, và cùng chung một cảm nhận về sự cứu rỗi. Ánh nắng lại xuất hiện, và tâm trí của mọi người lại được thư thái trở lại. Đây là khúc ca của lòng biết ơn đối với thiên nhiên, một phân đoạn êm ả, đầy hoa mỹ. Nó được bắt đầu khá nhẹ nhàng, rồi dần dần nhanh hơn, tươi vui hơn. Âm nhạc khá đơn giản, tỏ lòng biết ơn quý mến.
Trong giai đoạn làm quen với nhạc cổ điển, bạn nên nghe Chương 1 cũng đủ. Dần dà, bạn có thể nghe toàn bộ bản giao hưởng.
Video ghi âm_Chương 1, The Royal Sound Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=iMJPZ-mu-Ts
Video trình diễn sống_ Chương 1, Israel Philharmonic Orchestra – Itzhak Perlman:
https://www.youtube.com/watch?v=hvbRwb8twiA
Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Wiener Philharmoniker, Christian Thielemann:
https://www.youtube.com/watch?v=LHmWoAj4al0
1/ Allegro ma non troppo
[14:00] 2/ Andante molto mosso
[27:50] 3/ Allegro
[33:20] 4/ Allegro
[37:04] 5/ Allegretto, Shepherd’s song.
Video trình diễn sống_toàn bộ bản Giao hưởng, Chamber Orchestra of Europe & nhạc trưởng Yannick Nézet-Séguin:
https://www.youtube.com/watch?v=skIcB1eIvJo
Bản Giao hưởng Số 9 – Beethoven
Bản Giao hưởng Số 9 cung D thứ là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven hoàn thành vào năm 1824.
Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông bị điếc hoàn toàn. Trong buổi công diễn, sau khi kết thúc khán giả vỗ tay và hoan hô vang dội nhưng Beethoven không nghe được gì cả. Nhạc công violin thứ nhất tiến đến Beethoven và xoay người ông một vòng, mỗi khi nhà soạn nhạc nhìn đến hướng nào thì khán giả ở hướng đó vỗ tay và hoan hô, nhờ đó Beethoven mới cảm nhận tình cảm nồng nhiệt của khán giả dành cho bản giao hưởng này.
Bốn chương gồm có:
Chương 1: Allegro ma non troppo, un poco maestoso, dài 15 phút. Phần mở đầu tạo cảm giác hồi hộp, đầy bí ẩn. Tiếng vê (tremolo) chập chờn mờ ảo của violin, trên nền tremolo ấy thấp thoáng những bóng lờ mờ các motiv, nhạc sĩ đang lần dò những tuyến mạch của chủ đề chính dần hình thành, và sau một sự chuẩn bị lâu dài, bằng nỗ lực hùng mạnh của dàn nhạc, cuối cùng, khẳng định chủ đề chính.
Chương 2: Scherzo: Molto vivace – Presto, dài 10 phút. Dồn dập, tạo nên ấn tượng lúc thì mang tính chất anh hùng ca, lúc thì phóng túng, mơ mộng.
Chương 3: Adagio molto e cantabile – Andante Moderato – Tempo Primo – Andante Moderato – Adagio – Lo Stesso Tempo, dài 16 phút. Thể hiện lý tưởng đạo đức, vẻ đẹp và tính chất hùng vĩ của âm nhạc đầy cảm hứng bởi ý tưởng cao cả về đạo đức và hoàn thiện, sứ mệnh và nghĩa vụ của con người.
Chương 4: Presto; Allegro molto assai (Alla marcia); Andante maestoso; Allegro energico, sempre ben marcato, dài 24 phút. Một khoảnh khắc yên lặng trong dàn nhạc. Rồi cuối cùng chủ đề mới xuất hiện, chủ đề Niềm Vui. Đầu tiên là cello và contrebass diễn tấu chủ đề ấy, sau đó từng nhóm nhạc cụ khác và cuối cùng, cả dàn nhạc. Đó là niềm vui đã vượt qua đau khổ, chiến thắng cái ác, là thành quả của sự hài hòa cân đối cao độ của nội tâm và sự thoải mái về tinh thần của con người. Chủ đề Niềm Vui xuất hiện ở các giọng đơn ca và hợp xướng: “Ôi Niềm Vui thần thánh tuyệt vời, nữ thần của bầu trời! Lòng hân hoan, chúng tôi bước vào thánh đường của người”. Từ lúc đó Niềm Vui vô tận, không gì làm u tối đi, được giữ mãi cho đến cuối chương. Đặc biệt, âm nhạc trong chương thứ tư được dùng làm bài ca chính thức của Liên Minh châu Âu.
Đoạn đơn ca và hợp xướng trong Chương 4 được gọi là Khải hoàn ca (tiếng Đức: Ode an die Freude, tiếng Anh: Ode to Joy), là một thể thơ “ode” trang trọng được viết vào mùa hè năm 1785 bởi nhà thơ, nhà viết kịch và nhà sử học người Đức Friedrich Schiller (1959-1805), bài này được xuất bản cùng năm trong tạp chí của ông mang tên Thalia. Bài thơ được biết đến nhiều nhất với việc phổ nhạc của Beethoven trong Chương 4, dành cho bốn giọng đơn ca, hợp xướng, cùng dàn nhạc. Đôi khi có những buổi công diễn lớn quy tụ hàng trăm giọng hát cho Khải hoàn ca.
Như vậy là, từ tối tăm ra ánh sáng, qua đấu tranh và tổn thất đến giác ngộ sứ mệnh của con người, từ u tối đến ánh sáng của chân lý, đến niềm vui của thế giới được giải phóng và hạnh phúc. Đó là những nét lớn trong nội dung tư tưởng của bản giao hưởng số 9, thể hiện những lý tưởng bất tử mà hàng bao nhiêu thế kỷ loài người đang vươn tới. klitecodec
Tại hầu hết các Thế vận hội từ nửa sau thế kỷ 20, Chương 4 được trình diễn như một phần của các nghi thức. Bản Giao hưởng Số 9 được các phi hành gia của Apollo 11 đem lên để tại Mặt trăng năm 1969 như một thông điệp thân ái của con người đến các nền văn minh ngoài hành tinh.
Bạn chỉ cần làm quen với Chương 4, đặc biệt là Khải hoàn ca.
* Video trình diễn sống hợp xướng_Khải hoàn ca, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, rút gọn còn 4 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=E9dLGDCdg3g
* Video trình diễn sống_Khải hoàn ca, Dàn nhạc giao hưởng Folsom Orchestra & Sacramento Master Singers, Nhạc trưởng Michael Neumann, 23 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=hdWyYn0E4Ys
Video trình diễn sống_Chương 4, Nhạc trưởng Daniel Barenboim và West-Eastern Divan Orchestra, với phụ đề Anh ngữ, 30 phút, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=Uo1gnA5KsV4
Ballet
Ta thưởng thức ballet theo hai phương diện: cử động của cơ thể trong điệu múa, và nhạc nền. Hai vở ballet được giới thiệu ở đây đều xuất sắc trong cả hai phương diện. Đặc biệt là những trích đoạn của nhạc nền có thể được trình diễn trong buổi hòa nhạc mà không cần có múa.
Kẹp hạt dẻ – Tchaikovsky
Kẹp hạt dẻ (tiếng Nga: Щелкунчик, Балет-феерия / Shchelkunchik, Balet-feyeriya; tiếng Anh: The Nutcracker) là vở ba lê gồm hai màn, ban đầu được dàn dựng bởi Marius Petipa và Lev Ivanov, với sự cộng tác về âm nhạc của Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893). Vở kịch được chuyển thể từ truyện của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann: The Nutcracker and the Mouse King.
Hiện giờ vở ballet này được công diễn bởi vô số công ty ba lê, chủ yếu vào dịp Giáng Sinh, nhất là ở Mỹ: Những công ty ba lê chính của Mỹ thu 40% lợi nhuận hàng năm từ những vở kịch Kẹp hạt dẻ. Ở Canada, các gia đình có truyền thống đưa trẻ em đi xem vở ballet vào dịp Giáng Sinh. Nhiều người vẫn muốn xem lại vở ballet này hàng năm, bởi vì các vũ khúc, phong cảnh và trang phục thay đổi từ đoàn này sang đoàn khác và trong mỗi đoàn từ năm này sang năm khác. Đây là sắc thái đặc biệt, cộng với âm nhạc hay đồng đều xuyên suốt, và các điệu nhảy đa dạng (Tây Ban Nha, Ả Rập, Trung Hoa..) tạo nhiều thích thú. Những yếu tố này làm cho Kẹp hạt dẻ lan truyền rộng rãi trong đại chúng.
Cốt truyện
Theo Wikipedia, dưới đây là bản tóm tắt dựa trên bản gốc vào năm 1892 bởi Marius Petipa. Câu chuyện được thay đổi ít nhiều qua các vở khác nhau, nhưng vẫn giữ các điểm cơ bản. Tên của nhân vật cũng thay đổi. Trong câu chuyện của nhà văn E.T.A. Hoffmann, cô bé tên là Marie Stahlbaum, và Clara (Klärchen) là tên con búp bê của cô. Trong bản chuyển thể của Dumas, tên của cô là Marie Silberhaus. Trong những bản khác, như của Baryshnikov, Clara được hiểu là Clara Stahlbaum (nhân vật chính) chứ không phải Clara Silberhaus.
Màn I, Cảnh 1: Nhà Stahlbaum. Giao thừa đêm Giáng sinh, gia đình cùng khách mời tụ họp trong phòng khách để trang trí cây thông Noel để chuẩn bị cho lề hội đêm. Sau khi cây thông trang trí xong, bọn trẻ được bước vào. Chúng đứng ngẩn ngơ nhìn cây Noel lấp lánh với nến cùng đồ trang trí.
Lễ hội bắt đầu. Người người đi diễu hành. Quà được phát tặng cho bọn trẻ. Khi chiếc đồng hồ con cú điểm tám giờ, một nhân vật bí ẩn bất ngờ bước vào căn phòng. Đó chính là Drosselmeyer, vừa là ủy viên hội đồng địa phương, vừa là ảo thuật gia và cha đỡ đầu của bé Clara. Ông rất giỏi trong việc chế tạo đồ chơi và đã đem theo nhiều món quà cho lũ trẻ, bao gồm bốn con búp bê biết nhảy múa vui mắt. Sau đó ông cất chúng đi.
Clara và Fritz ủ rũ vì thấy những món đồ chơi thú vị bị đem cất, nhưng Drosselmeyer đã để dành một món khác cho chúng: một con búp bê kẹp hạt dẻ làm bằng gỗ hình chú lính, được dùng để làm nứt vỏ hạt. Những đứa trẻ khác khi trông thấy nó liền lờ đi. Nhưng Clara vừa nhìn đã thích thú ngay lập tức. Drosslemeyer tặng chú kẹp hạt dẻ cho cô bé. Nhưng cậu bé Fritz cố tình làm gãy nó, vì thế Clara rất buồn. Drosslemeyer sửa nó cho cô và dặn hai đứa trẻ phải biết quý đồ chơi.
Đêm, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ, Clara quay lại phòng khách thăm chú lính Kẹp Hạt dẻ yêu quý. Khi cô đặt chân lên giường, chiếc đồng hồ điểm lúc nửa đêm và cô nhìn thấy Drosselmeyer đang ngồi trên đỉnh con cú của chiếc đồng hồ. Đột nhiên, lũ chuột khổng lồ bắt đầu kéo đến. Cây Noel trở nên cao vút. Chú Kẹp Hạt dẻ cũng vụt lớn lên. Clara bị kẹt giữa cuộc chiến của đội quân bánh quy gừng và lũ chuột nhắt dưới sự điều khiển của Vua Chuột. Lũ chuột bắt đầu cắn binh lính bánh quy gừng.
Kẹp Hạt dẻ dẫn đầu đội quân bánh quy gừng cùng với sự giúp đỡ của những chú lính chì và y tá búp bê. Khi thấy Vua Chuột chiếm ưu thế so với Kẹp Hạt dẻ đang bị thương, Clara ném một chiếc giày vào hắn, giúp cho chú Kẹp Hạt dẻ chiến thắng.
Màn I, Cảnh 2: Rừng thông. Lũ chuột rút lui và Kẹp Hạt dẻ hóa thành một chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Anh dẫn Clara đi qua vầng trăng sáng tới rừng thông, cùng những bông tuyết nhảy múa xung quanh họ.
Màn II, Cảnh 1: Vương quốc Bánh Kẹo. Clara và Hoàng tử trong chiếc thuyền vỏ hạt dẻ được bầy cá heo kéo tới Vương quốc Bánh Kẹo, đang được tạm cai quản bởi Tiên Sugar Plum (Nho khô) cho tới khi Hoàng tử trở về. Anh thuật lại chuyện Clara đã giúp anh thắng Vua Chuột như thế nào.
Clara được ca ngợi như một người anh hùng vì đã hóa giải được lời nguyền của Vua Chuột đối với Hoàng tử Kẹp Hạt dẻ.
Một lễ hội được tổ chức với muôn ngàn bánh kẹo từ trên khắp thế giới: sô cô la của Tây Ban Nha, cà phê từ Ả Rập Xê-út, và trà của Trung Quốc đều nhảy múa trong ngày vui; kẹo mía đến từ nước Nga, thợ chăn chiên Đan Mạch nhảy cùng những chiếc sáo; Mẹ Kẹo Gừng cùng những đứa con nhỏ xíu ùa ra từ chiếc váy khổng lồ của bà cũng tham gia; một chuỗi các bông hoa múa điệu van. Màn trình diễn cuối, nàng tiên Sugar Plum cùng Hoàng tử biểu diễn một điệu múa đôi (pas de deux).
Kết màn, tất cả cũng nhau nhảy một điệu van, sau đó Clara và Hoàng tử được trao vương miện Vương quốc Bánh Kẹo.
Các vũ khúc tập trung ở Màn II:
Angels (Thiên thần)
Sugar Plum Fairy (Tiên Nho khô)
Clara
Nutcracker Prince (Hoàng tử Kẹp Hạt dẻ)
12 Pages
Eminent members of the court (Triều thần)
Spanish dancers – Chocolat (Chocolate Tây Ban Nha)
Arabian dancers – Coffee (Cà phê Ả Rập Xê-út)
Chinese dancers – Tea (Trà Trung Quốc)
Russian dancers – Candy Canes (Kẹo Nga)
Danish shepherdesses / French mirliton players (Marzipan)
Mother Ginger (Mẹ Kẹo Gừng)
Polichinelles – Mother Ginger’s Children (các con của Mẹ Kẹo Gừng)
Dewdrop (Giọt sương)
Flowers (Các đóa hoa)
Sugar Plum Fairy’s Cavalier (Kỵ binh của Tiên Nho khô)
Dưới đây là những trích đoạn nhằm hiểu rõ nội dung từng vũ điệu trước khi xem toàn bộ vở ballet.
Màn 1
Chân trời Moskva_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=8F8XqB52R5I
Khách đến nhà Stahlbaum_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=xyjHnt7wj3Y
Búp bê Kissy của chú Drosselmeyer_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=8QIPu3fC2vU
Búp bê Harlequinn của chú Drosselmeyer_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=uP7mnuTqc44
Các búp bê Matrushka and Moor_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=diSM4q-A-PY
Vua Chuột xuất hiện_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=GfFLjXszBiQ
Bồ câu hòa bình_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=a_BOhAIWDLA
Vũ khúc của bông tuyết_Đoàn Ballet Hoàng gia, Anh Quốc:
https://www.youtube.com/watch?v=UYaIQNjAX_8
Màn 2
Vũ khúc của Tiên Nho khô, Đoàn Ballet Bolshoi:
https://www.youtube.com/watch?v=Wz_f9B4pPtg
Vũ khúc của chocolat (Tây Ban Nha)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=DJPBHDvbmbk
Vũ khúc của cà phê (Ả Rập)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=-sEgjXxjxIw
Vũ khúc của trà (Trung Hoa)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=bKNv0JGBWdU
Vũ khúc của kẹo đường (Nga)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=E-9pDVj2ejw
Vũ khúc của những ống sáo sậy (Pháp)_Đoàn Ballet Moskva:
https://www.youtube.com/watch?v=s8QryLGSZe4
Vũ khúc của những đóa hoa, Học viện Ballet Nga:
https://www.youtube.com/watch?v=3kheVh3jThs
Điệu vũ pas de deux của Tiên Nho khô và Hoàng tử_Đoàn Ballet Hoàng gia, Anh Quốc:
https://www.youtube.com/watch?v=qy6dlGpC3Ns
Dưới đây là toàn bộ các buổi trình diễn.
* Video trình diễn sống_toàn bộ vở The Nutcracker, Nhà hát Mariinsky ở Sankt Petersburg, 2012:
https://www.youtube.com/watch?v=xtLoaMfinbU
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=xtLoaMfinbU&t=1098s
Bấm chức năng SHOW MORE của YouTube rồi bấm đoạn có màu để nhảy đến đoạn đó:
0:00 Overture
29:39 Act I
52:08 (Prelude to) Act II
Dances in Act II:
55:58 Spanish Dance
1:02:29 Eastern Dance
1:07:12 Chinese Dance
1:08:36 Trepak (Russian Dance)
1:09:59 Pas de trois (Dance of the reed pipes)
1:13:38 Waltz of the Flowers
1:21:05 Pas de deux – Intrada
1:27:57 Pas de deux – Tarantella
1:29:05 Pas de deux – Dance of the sugar plum fairy
1:31:31 Pas de deux – Coda
1:33:32 Final Waltz and Apotheosis
Video trình diễn sống_toàn bộ vở The Nutcracker, Monterey Peninsula Ballet Theatre Inaugural Nutcracker, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=Vfp_ehLybN8
Hồ thiên nga – Tchaikovsky
Hồ thiên nga (tiếng Nga: Лебединое Озеро, Lebedinoye Ozero; tiếng Anh: Swan Lake) là vở ballet số 20 của Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840-1893), sáng tác khoảng năm 1875-1876. Vở ballet dựa trên những truyện cổ tích Nga cũng như một truyền thuyết xa xưa của Đức, kể về Odette, một nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga. Vở ballet được công diễn lần đầu năm 1877, tại nhà hát Bolshoi, Moskva.
Mặc dù được diễn lại với nhiều phiên bản khác nhau, hầu hết các phiên bản được dựa trên bản năm 1895 của Marius Petipa and Lev Ivanov, cả về phần âm nhạc lẫn biên đạo múa, được công diễn lần đầu tiên vào năm 1895, tại nhà hát Mariinsky ở St. Peterburg. Nhờ bản hồi sinh này, bản nhạc của Tchaikovsky được chỉnh sửa bởi nhạc trưởng của nhà hát St. Petersburg Imperial và nhà soạn nhạc Riccardo Drigo.
Cốt truyện
Theo Wikipedia, dưới đây là tóm tắt dựa trên kịch bản năm 1895 của Modest Tchaikovsky, Marius Petipa và Lev Ivanov. Swan Lake thường được thể hiện trong bốn màn, bốn cảnh (chủ yếu ngoài Nga và Tây Âu) hoặc ba màn, bốn cảnh (chủ yếu ở Nga và Đông Âu). Một số phiên bản ở phương Tây có đoạn mở đầu khi công chúa Odette lần đầu bị hóa thành một con thiên nga. Khác biệt lớn nhất giữa các phiên bản trên toàn thế giới là cảnh kết: một số có kết thúc lãng mạn, số khác là bi kịch.
Màn 1: Cảnh cung điện sang trọng. Người dân đang ăn mừng tiệc sinh nhật Hoàng tử Siegfried. Cuộc vui bị gián đoạn khi mẹ của Siegfried, người đang lo lắng về lối sống vô tư của con trai bà, thông báo rằng Siegfried phải chọn lấy một người vợ tại tiệc hoàng gia vào đêm mai. Siegfried thất vọng khi biết mình không được kết hôn vì yêu. Anh bạn Benno và thầy giáo cố gắng làm Siegfried bớt buồn. Khi hoàng hôn xuống, Benno thấy một đàn thiên nga bay trên trời nên nảy ra ý định đi săn. Siegfried cùng bạn bè lấy nỏ và chuẩn bị săn những con thiên nga.
Màn 2: Hồ thiên nga giữa tàn tích đổ nát của một nhà nguyện. Siegfried tách ra khỏi bạn bè, đến nơi trăng sáng bên bờ hồ, cùng lúc đàn thiên nga đáp ngay gần đó. Anh nhắm chiếc nỏ của mình vào đàn thiên nga định bắn, nhưng bàng hoàng khi thấy một con thiên nga biến thành thiếu nữ xinh đẹp, Odette. Ban đầu, nàng tỏ ra sợ hãi Siegfried. Khi anh hứa sẽ không làm hại, nàng mới kể rằng nàng là Nữ hoàng Thiên nga Odette. Đàn thiên nga là những nạn nhân của lời nguyền khủng khiếp do ác phù thủy Von Rothbart, kẻ trông như nửa người nửa cú, tạo ra. Ban ngày họ phải biến thành thiên nga và ban đêm, chỉ khi đứng trong hồ ma thuật – hồ được tạo ra từ những giọt nước mắt của mẹ Odette – mới trở về hình dạng con người. Lời nguyền chỉ bị phá vỡ nếu có một người chưa bao giờ yêu ai trước đây, thề sẽ yêu Odette mãi mãi. Von Rothbart đột nhiên xuất hiện. Siegfried đe dọa giết hắn nhưng Odette ngăn lại – vì nếu Von Rothbart chết trước khi hóa giải lời nguyền, thì cô sẽ mãi mãi không thoát khỏi kiếp thiên nga được nữa.
Khi Von Rothbart biến mất, các thiếu nữ thiên nga đáp xuống đầy hồ nước. Benno và mọi người cũng đến định bắn chúng. Nhưng Siegfried ngăn lại kịp lúc và khéo léo đuổi họ đi. Bây giờ, chỉ còn lại một mình với Odette và các nàng thiên nga, Siegfried gầy dựng niềm tin của Odette bằng tình yêu của chàng.
Khi bình minh đến, lời nguyền độc ác khiến Odette và các bạn của nàng trở lại hồ và lại biến thành thiên nga.
Màn 3: Hội đường sang trọng trong cung điện. Khách mời đến cung điện trong trang phục dạ hội. Mẹ của Siegfried ra lệnh cho anh nhảy với sáu nàng công chúa và chọn một trong số họ làm cô dâu. Siegfried than phiền rằng anh ta không yêu ai trong số đó. Von Rothbart ngụy trang đến cùng cô con gái xinh đẹp Odile. Ông đã biến Odile trở nên trông giống Odette y đúc. Hoàng tử nhầm Odile với Odette và nhảy cùng nàng. Odette hiện ra như ảo ảnh, nàng tuyệt vọng cố gắng cảnh báo Siegfried rằng anh đã bị lừa, nhưng Siegfried vẫn không hay biết gì. Anh tuyên bố với mọi người rằng sẽ lấy Odile làm vợ. Von Rothbart ngay lúc đó làm phép cho Siegfried được nhìn thấy Odette thật. Nhận ra sai lầm của mình, Siegfried đau buồn vội vã ra chạy ra hồ thiên nga.
Màn 4: Hồ thiên nga. Odette quẫn trí trước sự phản bội của Siegfried. Các nàng thiên nga khác cố gắng an ủi nàng, nhưng Odette từ khước cho đến chết. Khi Siegfried trở lại hồ và thấy Odette, anh thành khẩn cầu xin nàng tha thứ. Odette đồng ý tha lỗi cho anh và cả hai thề trên tình yêu của họ. Von Rothbart xuất hiện và nhất mực nói Siegfried phải giữ lời hứa, kết hôn với Odile, và Odette sẽ thành thiên nga mãi mãi. Siegfried quyết định quyên sinh cùng Odette và họ lao xuống hồ. Tình yêu chân chính của hai người đã hóa giải lời nguyền của Von Rothbart, nên những con thiên nga khác hóa thành người, khiến Von Rothbart mất quyền lực và chết. Các thiếu nữ nhìn theo Siegfried và Odette đang cùng lên thiên đàng, được ở bên nhau mãi mãi.
* Video trình diễn sống_âm nhạc tổ khúc, Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Feliks Nowowiejski, Gdansk, Ba Lan, nhạc trưởng Sylwia Anna Janiak:
https://www.youtube.com/watch?v=-tzvebu6U08&t=131s
Bấm SHOW MORE ở số có màu để nhảy đến đoạn ghi trong danh sách:
00:26 No. 1 Scene. Moderato
03:35 No. 2 Waltz. Tempo di Valse
11:08 No. 3 Swan Dance. Allegro moderato
12:46 No. 4 Scene. Andante
19:24 No. 5 Hungarian Dance. Czardas. Moderato assai
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=-tzvebu6U08&t=176s
* Video trình diễn sống_trích đoạn ballet: Vũ khúc của 4 thiên nga nhỏ, Landscape Classics:
https://www.youtube.com/watch?v=rDdcw_p3eJg
Video trình diễn sống_trích đoạn ballet: Vũ khúc của Odillia, Đoàn Ballet Hoàng gia:
https://www.youtube.com/watch?v=3SKLSOGtayE
Video trình diễn sống_trích đoạn ballet: Entrée & Adage, Đoàn Ballet Hoàng gia:
https://www.youtube.com/watch?v=p21n1xorjEs
Video trình diễn sống_trích đoạn ballet: Đoạn kết, Đoàn Ballet Hoàng gia:
https://www.youtube.com/watch?v=SXJawzOLS3k
Video trình diễn sống_toàn bộ vở Swan Lake, The Kirov Ballet, đành phải chấp nhận hình ảnh ở độ phân giải thấp, dài 1 giờ 55 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=9rJoB7y6Ncs
Act I, Scene 1 – A park near Prince Siegfried’s castle
0:00 Introduction: Moderato assai – Allegro non troppo – Tempo I
2:35 1. Scène: Allegro giusto
5:47 2. Waltz: Tempo di valse
11:37 3. Scène: Allegro moderato
15:23 4. Pas de trois
22:27 6. Pas d’action: Andantino quasi moderato – Allegro
24:00 8. Dance with Goblets: Tempo di polacca
Act I, Scene 2 – Beside a lake
27:15 10. Scene: Moderato
29:51 11. Scene: Allegro moderato, Moderato, Allegro vivo
34:26 12. Scene: Allegro, Moderato assai quasi andante
38:22 13. Dances of the Swans
50:15 IV. Dance of the Little Swans
58:06 14. Scene: Moderato
Act II – The ballroom in Siegfried’s palace
59:55 15. Scene: March – Allegro giusto
1:02:39 16. Ballabile: Dance of the Corps de Ballet and the Dwarves: Moderato assai, Allegro vivo
1:04:14 17. Entrance of the Guests and Waltz: Allegro, Tempo di valse
1:08:22 18. Scene: Allegro, Allegro giusto
1:10:07 21. Spanish Dance: Allegro non troppo (Tempo di bolero)
1:12:05 22. Neapolitan Dance: Allegro moderato, Andantino quasi moderato, Presto
1:13:56 20. Hungarian Dance: Czardas – Moderato assai, Allegro moderato, Vivace
1:16:37 23. Mazurka: Tempo di mazurka
1:19:32 05. Grand Pas d’action (The Black Swan Pas de Deux)
1:30:47 24. Scene: Allegro, Tempo di valse, Allegro vivo
Act III – Beside the lake
1:32:40 25. Entr’acte: Moderato
1:35:15 Valse des Cygnes (a.k.a. Waltz for White and Black Swans, orch. by Drigo from Tchaikovsky’s Op.72 for Piano -No.11 “Valse Bluette”)
1:40:29 28. Scene: Allegro agitato, Molto meno mosso, Allegro vivace
1:43:57 29. Scene finale: Andante
1:45:04 Scene Dansante (orch. by Drigo from Tchaikovsky’s Op.72 for Piano -No.15 “Un poco di Chopin”)
1:49:03 29. Scene finale: Allegro, Alla breve, Moderato e maestoso, Moderato
Opera
Ta khó có cơ hội thưởng thức một vở opera, và khi có cơ hội thì khó nắm bắt nội dung. Chủ yếu là ngoại ngữ hát trong các vở opera thì khó mà hiểu nổi! Nhiều người muốn có phụ đề trong nhà hát nhưng nhiều người khác phản đối, cho rằng làm như thế họ sẽ bị phân tâm. Tuy vậy, ta có thể thưởng thức phần nào đó của opera: hoặc là một đoạn nhạc, hoặc là một ca khúc (thuật ngữ trong nhạc cổ điển là aria).
Tôi giới thiệu dưới đây một số ca khúc và trích đoạn mà bạn có thể thưởng thức trước. Sau đó, khi sẵn sàng xem toàn bộ vở opera hoặc theo đường dẫn ở đây hoặc ở nhà hát, hãy tìm hiểu trước cốt truyện thì bạn mới có thể thưởng thức vở opera được trọn vẹn.
Carmen – Georges Bizet
Carmen là một vở opera của Georges Bizet (1838-1875), các ca khúc (aria) được trình bày bằng tiếng Pháp.

Một vấn đề khó khắc phục đối với các đoàn hát khi trình diễn vở nhạc kịch Carmen là vai nữ chính tên Carmen có tuổi đời rất trẻ và ngoại hình khêu gợi, cử chỉ lẳng lơ, lại là công nhân thuộc sắc tộc Bô-hê-miêng nên dáng vẻ đầy nét man dại chứ không thanh nhã, trong khi những diễn viên chính của các đoàn hát thường đã trọng tuổi (có người còn cho thấy rõ những nếp nhăn trên mặt!) và đẫy đà, khó mà lột tả nét lẳng lơ, nhanh nhẹn, man dại ở độ tuổi trẻ như vai diễn yêu cầu.
Một điểm kỳ lạ nữa, đối với tôi, là khoảng phân nửa thời gian đầu có những bài nhạc và ca khúc nghe rất hay, nhưng tôi không thể nào thưởng thức nổi những tiết tấu ở nửa thời gian sau, trừ đoạn gần cuối có bài hát của anh đấu bò.
Cốt truyện (phần in chữ nghiêng là tên ca khúc)
Màn 1: Một quảng trường tại Sevilla. Bên phải là một nhà máy quấn thuốc lá, bên trái là một trại lính, với một cây cầu ở phía sau. Moralès và các binh sĩ khác lang thang trước trại lính bình luận về những người qua đường (Sur la place, chacun passe). Micaëla xuất hiện hỏi thăm Don José, một hạ sĩ, nhưng cô được Moralès cho biết anh ta vẫn đang trực, vì thế sao cô không ở lại và chờ với họ? Cô chạy đi và nói mình sẽ quay lại sau. Zuniga và José xuất hiện với đội lính gác mới, được một đám trẻ em đường phố chạy theo và bắt chước (Avec la garde montante).
Chuông nhà máy rung và các cô gái quấn thuốc xuất hiện từ nhà máy, được các chàng trai trẻ đã tụ tập tại đó chào đón và tán tỉnh (La cloche a sonné). Các cô gái đang hút thuốc lá, và cuối cùng Carmen xuất hiện, và tất cả các chàng trai đều hỏi cô khi nào cô sẽ yêu họ (Quand je vous aimerai?). Cô trả lời bằng điệu Habanera (L’amour est un oiseau rebelle) nổi tiếng: “Tình yêu là một chú chim nổi loạn không ai có thể thuần hoá […] Chú chim không bao giờ biết tới luật lệ. Nếu anh không yêu em thì em yêu anh, nếu em yêu anh thì anh hãy giữ mình đấy!” Khi họ yêu cầu cô chọn một người trong số họ, (Carmen! sur tes pas, nous nous pressons tous!“) cô lấy một bông hoa từ áo lót của mình và ném nó vào Don José, người không hề quan tâm tới cô, trước khi quay trở lại nhà máy với những cô gái khác. José bực mình với thái độ trơ tráo của cô.
Micaëla quay trở lại và trao cho anh một bức thư —và một nụ hôn— từ mẹ anh (Parle-moi de ma mère!). José thiết tha nhớ về quê nhà, đọc bức thư và biết rằng mẹ anh muốn anh quay trở về và lấy vợ. Micaëla bối rối và đi ra, nhưng Don José tuyên bố anh sẽ cưới cô.
Ngay khi cô đi, những tiếng thét vang lên từ nhà máy và đám phụ nữ tuôn ra, hét ầm ỹ (Au secours! Au secours!). Don José và Zuniga phát hiện Carmen đã đánh nhau với một phụ nữ và dùng dao rạch mặt cô ta. Zuniga hỏi Carmen có trình bày gì không, nhưng cô trả lời một cách hỗn xược với một bài hát (Tra la la). Zuniga ra lệnh cho José canh gác cô trong khi ông viết trát bỏ tù. Các phụ nữ quay lại nhà máy và các binh sĩ về trại. Để trốn, Carmen quyến rũ José với một điệu Seguidilla (Près des remparts de Séville) về một buổi chiều cô sẽ trải qua với người tình tiếp sau của mình người “chỉ là một hạ sĩ”; José đầu hàng và cởi trói tay cho cô. Zuniga quay trở lại và Carmen giả như cho người ta dẫn mình đi nhưng bất ngờ quay trở lại, đẩy ngã José xuống đất, và khi đám các cô gái quấn thuốc vừa cười vừa vây lấy Zuniga, cô chạy trốn.
Màn 2: Buổi chiều tại quán trọ của Lillas Pastia, các bàn rải rác xung quanh; các sĩ quan và những cô gái gypsy đang ngồi thư giãn sau bữa tối. Một tháng đã qua. Carmen và các bạn Frasquita và Mercédès đang hát và nhảy (Les tringles des sistres tintaient). Lillas Pastia đang tìm cách tống khứ các sĩ quan, vì thế Zuniga mời Carmen và những người bạn của cô tới nhà hát, nhưng cô chỉ nghĩ tới José, người đã bị giáng cấp và bắt giam vì đã để cô trốn thoát, và vừa được thả ra ngày hôm trước.
Tiếng của một đám rước chạy theo Escamillo đi qua phía ngoài, và đấu sĩ được mời vào trong (Vivat, vivat le Toréro). Escamillo hát bài hát của người đấu bò (Votre toast, je peux vous le rendre), và tán tỉnh Carmen. Nhưng Carmen nói với anh ta rằng ở thời điểm hiện tại đừng mơ tới việc trở thành người tình của cô.
Khi tất cả mọi người trừ Carmen, Frasquita và Mercédès đã đi, những tay buôn lậu Dancaïre và Remendado tới và nói với các cô gái về kế hoạch sắp xếp hàng lậu họ đã mang về qua Gibraltar (Quintet: Nous avons en tête une affaire). Carmen từ chối tham gia với họ, nói trước sự kinh ngạc của họ rằng cô đang yêu.
Khi giọng của José xuất hiện (Halte là!), Dancaïre nói với Carmen cô phải tìm cách lôi kéo Don José gia nhập với họ. Một mình bên nhau, José trả lại cho Carmen một đồng xu vàng cô đã gửi cho anh trong tù và cô bảo người đi mua hoa quả và rượu.
Carmen làm José bực tức với câu chuyện cô nhảy cho các sĩ quan xem, nhưng sau đó nhảy chỉ cho riêng mình anh (Je vais danser en votre honneur… Lalala). Khi cô đang hát có tiếng kèn gọi lính về trại.
Carmen nổi giận khi José nói rằng mình phải đi, nhưng anh khiến cô phải im lặng khi đưa ra bông hoa cô đã ném vào anh, mà anh đã giữ khi đang ở trong ngục như một bằng chứng về tình yêu của mình (La fleur que tu m’avais jetée). Carmen lặng yên và hỏi anh có muốn sống cuộc đời gypsy của cô không nếu anh yêu cô (Non, tu ne m’aimes pas).
Bức tranh của cô về một cuộc sống tự do lôi cuốn anh nhưng cuối cùng anh từ chối, nói rằng mình sẽ không bao giờ là một kẻ đào ngũ. Anh bắt đầu đi ra khi Zuniga bước vào tìm kiếm Carmen. Don José chĩa kiếm vào sĩ quan của mình, nhưng trước khi họ đánh nhau, những tên buôn lậu xuất hiện và tước vũ khí cả hai người. Zuniga bị giữ làm tù nhân (Bel officier) và José không có lựa chọn nào khác phải chạy trốn với họ (Suis-nous à travers la campagne).
Màn 3: Một nơi núi đá hoang dã vào ban đêm. Những kẻ buôn lậu cùng với Carmen và José đang đi cùng hàng lậu (Écoute, écoute, compagnons), nhưng Carmen đã chán José, và không dấu giếm điều này, chế nhạo anh quay trở về làng của mình.
Carmen, Frasquita và Mercédès bói bài (Mêlons! Coupons!): Frasquita và Mercédès tiên đoán tình yêu và lãng mạn, của cải và giàu sang, nhưng những quân bài của Carmen dự báo cái chết cho cả cô và José (En vain pour éviter les réponses amères). Những kẻ buôn lậu yêu cầu các cô gái tới và quyến rũ các nhân viên hải quan (Quant au douanier, c’est notre affaire) và tất cả mọi người đi ra, để lại José ghen tức ngồi canh đống hàng.
Micaëla tới với một người dẫn đường tìm kiếm José. Cô cho người dẫn đường đi ra và thề nguyền để đưa Don José xa khỏi Carmen (Je dis que rien ne m’épouvante). Cô thấy José đang bắn một khẩu súng, và giấu nó trong đá. Chính Escamillo là người bị José bắn, nhưng khi anh ta tới José vẫn chào đón, cho tới khi anh ta nói mình và Carmen đang say đắm với nhau và nói với José câu chuyện tình cảm của Carmen với một người lính, không nhận ra người đó chính là José.
José thách Escamillo đấu dao, nhưng Escamillo đấu kiểu thế thủ, làm José tức điên. Họ đấu một lần nữa và José thua, nhưng Escamillo khoan dung tha cho anh, nói rằng công việc của anh ta là giết bò, chứ không phải giết người. Lần thứ ba họ đấu, dao của Escamillo bị gãy, nhưng anh ta được những tên buôn lậu và Carmen quay trở lại cứu sống (Holà, holà José). Escamillo ra đi, nhưng mời Carmen và những kẻ buôn lậu tới trận đấu bò tiếp theo của anh ta tại Sevilla.
Remendado tìm ra Micaëla đang núp, và cô nói với José rằng mẹ anh muốn được gặp anh. Carmen chế giễu anh và đầu tiên José từ chối ra đi (Non, je ne partirai pas!), cho tới khi Micaëla nói với anh rằng mẹ anh sắp chết. Thề nguyền rằng mình sẽ quay lại với Carmen, anh ra đi.
Khi anh đi, có tiếng hát của Escamillo ở đằng xa. Carmen vội chạy tới nơi đó, nhưng José chặn đường cô.
Màn 4: Một quảng trường phía trước vũ đài tại Sevilla: ngày diễn ra trận đấu bò; cảnh nhộn nhịp.
Đó là ngày diễn ra trận đấu mà Escamillo đã mời những kẻ buôn lậu. Quảng trường đầy ắp người, với các lái buôn, những cô gái gypsy bán các loại hàng hoá của mình (À deux cuartos!). Zuniga, Frasquita và Mercédès ngồi trong đám đông và các cô gái nói với Zuniga rằng Carmen hiện ở cùng Escamillo.
Đám đông và trẻ em hát hò và hoan hô với đám rước khi các đấu sĩ tới (Les voici! voici la quadrille). Carmen và Escamillo được đám đông chào đón và thể hiện tình yêu của họ, Carmen thêm rằng cô chưa từng bao giờ yêu một ai nhiều như thế (Si tu m’aimes, Carmen).
Sau khi Escamillo vào đấu, Frasquita cảnh báo Carmen rằng José đang ở trong đám đông (Carmen! Prends garde!), nhưng Carmen tỏ vẻ khinh bỉ sự sợ sệt của họ. Trước khi vào được vũ đài cô gặp José đang tuyệt vọng (C’est toi? C’est moi!).
Anh cầu xin cô quay lại với tình yêu của mình và bắt đầu một cuộc sống với anh ở một nơi xa khác. Cô lặng lẽ trả lời rằng mình không còn yêu anh nữa và sẽ không nhượng bộ – cô đã sinh ra trong tự do và sẽ chết trong tự do.
Có những tiếng hoan hô từ bên trong và Carmen tìm cách chạy vào, nhưng José ngăn cản cô. Anh ta hỏi một lần cuối liệu cô có quay lại hay không, nhưng cô ném trả một cách khinh bỉ chiếc nhẫn anh đã trao cho cô (Cette bague, autrefois).
José đâm Carmen (Eh bien, damnée) khi Escamillo đang được hoan nghênh ở phía trong, với giai điệu hợp xướng ‘Toreador Song’, Carmen chết. Don José quỳ xuống trong tuyệt vọng bên cạnh cô. Đám khán giả tràn ra ngoài đấu trường và thấy José (Ah! Carmen! ma Carmen adorée!), đang xưng tội của mình trên xác Carmen.
Habanera
Ca khúc L’amour est on oiseau rebelle (có nghĩa: Tình yêu là con chim nổi loạn) theo điệu habanera, nên có tên thông dụng là Habanera. Ca khúc này được yêu thích rộng rãi và thường được trình diễn riêng rẽ trong những chương trình âm nhạc cùng với ca khúc và bài nhạc khác.
Ca khúc thể hiện rõ nét con người của Carmen, cô gái người Bô-hê-miêng: lẳng lơ đến xu hưởng nổi loạn, bất chấp khuôn khổ đạo lý trong xã hội, muốn sống theo tình cảm của mình.
Ca từ gốc tiếng Pháp như sau:
L’amour est un oiseau rebelle
Que nul ne peut apprivoiser
Et c’est bien en vain qu’on l’appelle
S’il lui convient de refuser.
Rien n’y fait, menace ou prière
L’un parle bien, l’autre se tait
Et c’est l’autre que je préfère
Il n’a rien dit; mais il me plaît.
Refrain:
[with chorus]
L’amour! L’amour! L’amour! L’amour!
L’amour est enfant de Bohême
Il n’a jamais, jamais connu de loi
Si tu ne m’aime pas, je t’aime
Si je t’aime, prend garde à toi!
[chorus]
Si tu ne m’aime pas
Si tu ne m’aime pas, je t’aime!
[chorus]
Mais, si je t’aime
Si je t’aime, prend garde à toi!
[chorus]
Si tu ne m’aime pas
Si tu ne m’aime pas, je t’aime!
[chorus]
Mais, si je t’aime
Si je t’aime, prend garde à toi!
L’oiseau que tu croyais surprendre
Battit de l’aile et s’envola
L’amour est loin, tu peux l’attendre
Tu ne l’attends plus, il est là
Tout autour de toi, vite, vite
Il vient, s’en va, puis il revient
Tu crois le tenir, il t’évite
Tu crois l’éviter, et il te tient.
(Refrain)
Ca từ do Anh Thư dịch ra tiếng Việt, Diệp Minh Tâm chỉnh lý:
Ái tình như con chim nổi loạn
Không gì có thể thuần phục
Dù mời gọi vẫn vô ích
Nếu nó muốn từ chối
Dù dọa dẫm hay khẩn cầu
Kẻ nói nhiều, người lặng thinh
Em thích anh chàng lặng thinh hơn
Anh chẳng nói gì nhưng hợp ý em.
Điệp khúc:
Ái tình! Ái tình! Ái tình! Ái tình!
Ái tình như đứa trẻ sống lang thang
Chẳng bao giờ biết đến lề luật nào
Nếu anh không yêu tôi, thì tôi lại yêu anh
Nếu tôi yêu anh, hãy coi chừng đấy!
Con chim mà anh tưởng bắt được
Đã vỗ cánh bay đi
Ái tình ở xa, anh có thể chờ
Anh không chờ nữa, nó đến bên anh
Xung quanh anh, thoạt hiện, thoạt biến
Nó đến, rồi đi, rồi đến
Anh tưởng giữ được rồi, nó lại lẩn tránh anh
Anh tưởng thoát được rồi, nó lại chiếm lấy anh.
(vào Điệp khúc)
* Bản ghi âm_Overture:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/les-toreadors-from-carmen-bizet.y2BhrQVHXS.html
Video âm thanh_Overture:
https://www.youtube.com/watch?v=pmuFOuh3QHs
Video âm thanh_Les dragons d’Alcala (Kỵ binh ở Alcala):
https://www.youtube.com/watch?v=yl4TkicjdmY
Video âm thanh_La Garde montante (Lính gác thay ca):
https://www.youtube.com/watch?v=uOrBu2nyYsQ
+ * Video âm thanh_Habanera, Angela Gheorghiu, với ca từ & phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=tSsNFPk2vNA
Video trình diễn sống trích đoạn opera_Habanera, Elina Garanca, với phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=K2snTkaD64U
* Video trình diễn sống âm nhạc_Habanera, Carmen Monarcha cùng dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu:
https://www.youtube.com/watch?v=icJRTdpS2pU
Video âm thanh_Aragonaise (Điệu nhảy Aragon):
https://www.youtube.com/watch?v=6hDNCFMjyR0
Video âm thanh_Marche des Contrebandiers (Bước đi của người buôn lậu):
https://www.youtube.com/watch?v=k27L9n1jdIM
Video âm thanh_Chanson du toréador (Bài hát của người đấu bò):
https://www.youtube.com/watch?v=2fDkxQBjgFU

Video âm thanh_Danse Bohême (Vũ khúc Bô-hê-miêng):
https://www.youtube.com/watch?v=2MXVncJmEGA
Video trình diễn sống âm nhạc_Danse Bohême (Vũ khúc Bô-hê-miêng), Yakima Symphony Orchestra, Nhạc trưởng Lawrence Golan:
https://www.youtube.com/watch?v=HMbnDDsHZeU
+ * Video trình diễn sống âm nhạc_Tổ khúc Số 1, Symphony Orchestra of The Karol Szymanowski Music School, Zamosc, Nhạc trưởng Lukasz Sidoruk, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=opMCCil4Pjk
00:26 Prélude
04:12 Aragonaise III Intermezzo
07:09 Seguedille
08:51 Les Dragons d’Alcala
10:26 Les Toréadors
* Video trình diễn sống âm nhạc_Tổ khúc Số 2, Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Moniuszko, Nhạc trưởng Andrzej Kucybała, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=VQRxb7je2Mo&t=244s
00:34 Marche des contrebandiers
04:55 Habanera
07:03 Nocturne
11:35 Chanson du Toréador
14:19 La garde montante
18:09 Danse Bohème
* Video trình diễn sống_toàn bộ vở Carmen, Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn Hợp xướng Wiener Staatsoper, Nhạc trưởng Andris Nelsons, Carmen: Nadia Krasteva, dài 2 giờ 38 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=sl10z41-A7s
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=sl10z41-A7s&t=110s
Quả phụ vui tính – Franz Lehár
Quả phụ vui tính (tên gốc tiếng Đức: Die lustige Witwe; tên tiếng Anh: The Merry Widow) là vở operetta 3 màn của nhà soạn nhạc người Hungari gốc Áo Franz Lehár (1870-1948), được công diễn lần đầu tiên năm 1905.
Lehár là một trong những người có công đưa operetta, một thể loại gần giống với opera nhưng có quy mô nhỏ hơn (chỉ có một màn, hiếm khi 2, 3 màn), được khai sinh bởi Jacques Offenbach, phát triển lên tầm cao mới. Ông tiếp tục duy trì những chuẩn mực vốn có của thể loại này, từ đó thể hiện ước mơ sáng tác cho các nhà hát opera. Giacomo Puccini là người nổi bật chịu ảnh hưởng của Léhar trong thể loại này.

Nội dung vở nhạc kịch hài hước Bà quả phụ vui tính kể về một góa phụ phải loay hoay giữa vấn đề tiền bạc và tình yêu. Âm nhạc của vở diễn tuyệt hay, đến mức kể từ sau khi ra mắt công chúng tại Vienna năm 1905, vở diễn đạt thành công vang dội khắp thế giới, và thường được tái dựng cũng như được thu âm cho đến tận ngày nay. Ước tính trong vòng 60 năm sau khi ra mắt, vở operetta này được diễn đến 500.000 xuất trên toàn thế giới. Tính đến thập niên 1960s, vở này đạt mức thành công thương mại cao nhất.
Luân vũ của Quả phụ vui tính
Một bản luân vũ, được gọi là Luân vũ của Quả phụ vui tính (Anh ngữ: Merry Widow Waltz) rất được yêu thích, và vì thế thường được trình bày là tiết mục riêng rẽ trong các buổi hòa nhạc.
* Video âm thanh, Quả phụ vui tính:
https://www.youtube.com/watch?v=ELufSzviGoU
* Video trình diễn sống ca khúc, Quả phụ vui tính, dàn nhạc và ca đoàn của André Rieu, 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=x5KefBimuDg
Video trình diễn sống opera_Màn 1, nói tiếng Anh với phụ đề Anh ngữ cho ca khúc:
https://www.youtube.com/watch?v=veiCF0pblsE&t=535s
Video trình diễn sống opera_Màn 2, nói tiếng Anh với phụ đề Anh ngữ cho ca khúc:
https://www.youtube.com/watch?v=1hoYTZ4sR4Q
Video trình diễn sống opera_Màn 3, nói tiếng Anh với phụ đề Anh ngữ cho ca khúc:
https://www.youtube.com/watch?v=l6fqzUMT9tI
Đám cưới của Figaro – Mozart
Đám cưới của Figaro có tên gốc tiếng Ý là Le nozze di Figaro, ossia la folle giornata (Hôn lễ của Figaro, ngày điên rồ”) là vở nhạc kịch hài hưới gồm bốn hồi; phần nhạc do nhà soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) sáng tác năm 1786; phần lời do nhà thơ người Ý Lorenzo Da Ponte viết, dựa trên vở hài kịch La folle journée, ou le Mariage de Figaro (1784) của Pierre Beaumarchais.
Đám cưới của Figaro là một trong những vở opera hay nhất của Mozart, đặc biệt là bản Mở đầu (Overture) và ca khúc Voi che sapete che cosa e amor (có nghĩa: Hẳn người biết tình yêu là gì). Mozart viết nhạc cho vở opera này với những giai điệu đầy chất thơ. Ông còn kết hợp tài tình hát và hát nói. Ông còn phát triển song ca (duet) thành trung tâm cho những tình huống kịch tính của cả tác phẩm. Ấy là còn chưa kể ông sử dụng rất thành thạo các hợp ca ba giọng (terzet) và hợp ca bảy giọng (septet), là những chất liệu không xuất hiện trong các vở opera trước đó của ông.

Câu chuyện là phần tiếp nối của vở Người thợ cạo thành Seville (tên gốc tiếng Ý: Il barbiere di Siviglia; Anh ngữ: The Barber of Seville), vở đầu trong bộ ba tác phẩm của Beaumarchais. Trong vở thứ nhất, Figaro hợp tác cùng Bá tước Almaviva nhằm chinh phục nàng Rosina xinh đẹp. Giờ đây, sau ba năm, tuần trăng mật đã kết thúc và Bá tước nay đang để mắt đến Susannah, tình cờ lại chính là hôn thê của Figaro. Đồng minh của Bá tước bây giờ hóa thành đối thủ, và Figaro lập mưu cùng Susannah và Bá tước phu nhân nhằm lật tẩy hành vi vô đạo đức của Bá tước.
Đây là vở opera có nhiều bài hát kinh điển với những phần âm nhạc đan xen lời thoại nửa hát nửa nói kể lại câu chuyện trong một ngày duy nhất nhưng đầy những sự kiện điên rồ. Có một số đoạn nhạc quen thuộc với người đã được giới thiệu với những tác phẩm opera nổi bật. Nhạc sĩ Brahms viết: “Theo tôi, mỗi một bài hát trong vở Figaro là một điều kỳ diệu; tôi không thể hiểu nổi làm sao mà người ta có thể tạo ra một cái gì hoàn hảo đến như vậy”.
Ca khúc của Cherubino
Voi che sapete che cosa e amor (có nghĩa: Hẳn người biết tình yêu là gì) là ca khúc do Cherubino hát trong Màn 2. Ca khúc này thường được trình bày bởi giọng nữ soprano. Trong ca khúc này, Cherubino than thở tình yêu của mình không được đáp ứng.
Ca từ gốc bằng tiếng Ý:
Voi che sapete che cosa e amor
Donne, vedete, s’io l’ho nel cor
Donne, vedete, s’io l’ho nel cor.
Quello ch’io provo, vi ridiro
E per me nuovo capir nol so
Sento un affetto pien di desir
Ch’ora e diletto, ch’ora e martir.
Gelo e poi sento l’alma avvampar
E in un momento torno a gelar
Ricerco un bene fuori di me
Non so chi il tiene, non so cos’ e.
Sospiro e gemo senza voler
Palpito e tremo senza saper
Non trovo pace notte ne di
Ma pur mi piace languir cosi.
Voi, che sapete che cosa e amor
Donne, vedete, s’io l’ho nel cor
Donne, vedete, s’io l’ho nel cor
Donne, vedete, s’io l’ho nel cor
Đoạn đầu và cuối có nghĩa:
Người hẳn biết tình yêu là gì
Người ơi, hãy xem tình yêu có ở trong tim tôi hay không
Bạn có thể nghe/xem hai đoạn nổi tiếng: phần nhạc Overture và ca khúc Voi che sapete che cosa è amor, rồi khi có thời giờ xem toàn bộ vở opera có phụ đề.
* Video âm thanh_Overture, Tbilisi Symphony Orchestra:
https://www.youtube.com/watch?v=0LgkkwyUK_A
Video trình diễn sống âm nhạc_Overture, Budapest Scoring Symphonic Orchestra, Nhạc trưởng Peter Pejtsik:
https://www.youtube.com/watch?v=JIYYqKWGZCA
* Video trình diễn sống âm nhạc_Voi che sapete che cosa è amor, Camille Thomas (cello):
https://www.youtube.com/watch?v=qT_Q4n-Zp-8
Video trình diễn sống âm nhạc_Voi che sapete che cosa è amor, Hồng Nhung ft pianist Đăng Quang (hiếm khi được nghe Hồng Nhung hát opera!):
https://www.youtube.com/watch?v=qdn_3n_ucn8
Video trình diễn sống trích đoạn opera_Voi che sapete che cosa è amor, Isabel Leonard, phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=mNRF-SEl27o
* Video trình diễn sống trích đoạn opera_Voi che sapete che cosa è amor, Marianne Crébassa:
https://www.youtube.com/watch?v=qMAzppGdWlY
Video trình diễn sống_toàn bộ vở Opera, University of California Santa Barbara, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=oknX-Gi6f5k
Ca khúc nổi tiếng Voi che sapete che cosa è amor ở 53:00.
Les Contes d’Hoffmann – Offenbach
Les Contes d’Hoffmann (Những câu chuyện của Hoffmann, Anh ngữ: The Tales of Hoffmann) là vở opera do Jacques Offenbach (1819-1880) sáng tác. Cốt truyện dựa trên những truyện ngắn của E.T.A. Hoffmann, cũng là tên của nhân vật chính trong vở opera (trong truyện nhân vật chính là tác giả).
Cốt truyện (chữ nghiêng là tên ca khúc)
Dẫn nhập: Hoffmann. Quán rượu của Luther. Trong một quán rượu ở Nuremberg, Muse nàng thơ xuất hiện và tiết lộ mục đích của cô là thu hút sự chú ý của Hoffmann cho riêng mình, và Muse kêu gọi sự trợ giúp tinh thần của rượu và bia làm cho anh ta từ bỏ tất cả các niềm đam mê khác để anh hoàn toàn chỉ dành riêng cho cô: thơ.
Bên kia quán rượu, trong nhà hát Opera, người ta đang diễn vở Don Giovanni của Mozart với vị trí ca sĩ chính do cô gái Stella xinh đẹp đảm nhiệm. Stella yêu Hoffmann nhưng cô lại bị đối thủ của Hoffmann là ông hội viên hội đồng Lindorf theo đuổi. Stella nhờ người hầu Andrès mang một lá thư cho Hoffmann, trong thư cô tỏ tình với Hoffmann và đề nghị anh đến gặp mình trong phòng thay đồ sau buổi diễn. Lá thư và chìa khóa phòng bị ông hội đồng Lindorf chặn lại (Dans les rôles d’amoureux langoureux). Đây là hóa thân đầu tiên của cái ác trong vở opera này, thần báo ứng của Hoffmann. Lindorf mưu tính sẽ thay thế Hoffmann tại điểm hẹn này.
Vở diễn kết thúc, đám đông sinh viên huyên náo đổ về quán rượu. Họ cùng nâng cốc chúc mừng Stella. Hoffmann và bạn thân của anh là Nicklausse bước vào quán. Đám đông yêu cầu anh hát một bài. Hoffmann đáp lại lời yêu cầu bằng một khúc ballad kể về truyền thuyết chú lùn Kleinzach (Il était une fois à la Cour d’Eisenach), nhưng đến nửa bài thì tâm trí của anh lại lạc vào một giấc mơ về người phụ nữ anh từng yêu. Đám sinh viên cắt đứt sự mơ mộng của anh và yêu cầu anh hát tiếp bài hát về chú lùn.
Hoffmann và đám đông yêu cầu Luther mang thêm rượu và bia. Lúc này, anh bắt gặp Lindorf và nhận biết hắn là kẻ thù của mình. Hoffmann mắng hắn và gọi hắn là tay sai của quỷ dữ. Anh cho rằng quỷ dữ mang lại những điềm gỡ, và làm tổn hại đến tình yêu. Đám đông lại yêu cầu Hoffmann kể về những người tình của mình. Anh đồng ý kể cho họ nghe về 3 mối tình, người đầu tiên là Olympia.
Màn 1: Olympia. Trong nhà của tiến sĩ Spalanzani. Người yêu đầu tiên của Hoffmann là Olympia, một người máy được tạo ra bởi nhà khoa học Spalanzani. Hoffmann yêu cô ấy mà không biết rằng Olympia chỉ là một con búp bê cơ khí (Allons! Courage et confiance… Ah! vivre deux!). Nicklausse là người biết sự thật về Olympia nên hát một câu chuyện về con búp bê cơ khí nhưng trông giống như một con người để cảnh báo Hoffmann, nhưng bị anh ta phớt lờ (Une poupée aux yeux d’email). Coppélius là người đồng sáng tạo ra Olympia và trong màn này chính là hóa thân của thần báo ứng, bán cho Hoffmann một kính ma thuật, khi đeo vào thì thấy Olympia như là một người phụ nữ thực sự (J’ai des yeux).

Olympia hát một đoạn aria rất nổi tiếng của opera, Les oiseaux dans la charmille (tiếng Việt: Bài ca búp bê), trong đoạn này. Olympia đang hát thì ngừng lại và phải được lên dây cót mới có thể tiếp tục được. Hoffmann bị lừa tin rằng tình cảm của mình được đền đáp, và Nicklausse thì cố gắng cảnh báo bạn mình một cách tế nhị (Voyez-la sous son éventail). Trong khi nhảy múa với Olympia, Hoffmann làm rơi kính của mình xuống đất. Cùng lúc đó, Coppélius xuất hiện và chặt đứt Olympia làm đôi, để trả đũa vì đã bị Spalanzani lừa trong việc trả tiền công. Đám đông cười chế giễu Hoffmann và anh nhận ra rằng người yêu của mình là một người máy.
Màn 2: Antonia. Antonia hát một bài tình ca não nùng, tưởng nhớ đến người mẹ đã chết là một ca sĩ nổi tiếng. Cha cô, Crespel, đã đưa Antonia đi với hy vọng kết thúc chuyện tình cảm của cô với Hoffmann và cầu xin cô hãy ngừng hát: Antonia bị yếu tim và nếu cố sức thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hoffmann đến và Antonia cùng hát với anh cho đến khi cô gần như lả đi. Crespel trở về, lo lắng bởi sự xuất hiện của tay bác sĩ lang băm Miracle, người đã chữa cho vợ Crespel vào ngày bà qua đời. Bác sĩ tuyên bố ông ta có thể chữa cho Antonia nhưng Crespel tống khứ hắn ra khỏi nhà. Hoffmann, nghe lỏm được cuộc trò chuyện của họ nên đã đề nghị Antonia từ bỏ ca hát và cô miễn cưỡng đồng ý.
Không lâu sau thì bác sĩ Miracle quay trở lại và thuyết phục Antonia vẫn tiếp tục việc ca hát. Ông gọi hồn giọng nói của mẹ cô và cho là mẹ cô muốn con gái của bà phải sống lại những vinh quang nổi tiếng của mình. Antonia không thể cưỡng lại. Giọng ca của cô, kèm với tiếng violon điên cuồng của Miracle, càng lúc càng cuồng nhiệt cho đến khi cô ngã vật xuống. Miracle lạnh lùng tuyên bố Antonia đã chết.
Màn 3: Giulietta. Venice. Ả điếm Giulietta người vùng Veneto cùng hát với Nicklausse (cũng tức là nàng thơ Muse của Hoffmann) một khúc hát chèo đò (Barcarolle). Một bữa tiệc đang diễn ra, và Hoffmann đang ca ngợi một cách chế diễu những lạc thú của xác thịt. Khi Giulietta giới thiệu với Hoffmann người yêu hiện tại của cô là Schlémil, thì Nicklausse cảnh báo Hoffmann nên đề phòng sự quyến rũ của ả điếm này nhưng Hoffmann phủ nhận là anh ta không có bất kỳ hứng thú nào với cô ta. Thuyền trưởng gian ác Dapertutto mua chuộc Giulietta ăn cắp cái bóng (hình ảnh phản chiếu từ gương) của Hoffmann cho hắn với lời hứa sẽ thưởng cho cô một viên kim cương – cũng tương tự như việc cô đã làm với Schlémil trước đó.
Hoffmann sắp khởi hành, Giulietta dẫn dụ anh phải thú nhận tình cảm của mình đối với cô. Schlémil trở lại và buộc tội Giulietta đã rời bỏ anh để theo Hoffmann, lúc này thì Hoffmann đã phát hiện ra 1 sự thật kinh hoàng là anh đã bị mất cái bóng của mình. Schlémil thách đấu với Hoffmann và bị giết chết. Hoffmann lấy chìa khóa vào phòng của Giulietta từ Schlémil nhưng căn phòng hoàn toàn trống rỗng. Lúc trở về anh thấy Giulietta đang bỏ đi trong vòng tay của tên lùn Pitichinaccio. Hoffmann cho Dapertutto biết là người bạn Nicklausse của anh ta sẽ đến và cứu anh ta. Dapertutto chuẩn bị một ly rượu độc để giết Nicklausse, nhưng Giulietta uống nhầm và chết trong vòng tay của nhà thơ.
Phần kết. Tại quán rượu ở Nuremberg. Hoffmann đang say rượu và thề sẽ không bao giờ yêu một lần nữa. Anh giải thích rằng Olympia, Antonia, và Giulietta ba khía cạnh của cùng một người, Stella. Họ đại diện một cách tương ứng cho hình ảnh một cô gái trẻ, một ca sĩ, và một ả điếm của Stella. Khi Hoffmann nói rằng ông không muốn yêu nữa, Nicklausse tiết lộ chính anh là nàng thơ Muse và yêu cầu Hoffmann: “Hãy tái sinh thành một nhà thơ. Em yêu anh, Hoffmann! Hãy là của em!”. Sự kỳ diệu của thơ ca đến với Hoffmann và anh hát O Dieu! de quelle ivresse một lần nữa, kết thúc với “Muse, người anh yêu, anh là của em!!”
Tại thời điểm này, Stella người đang mệt mỏi vì chờ đợi Hoffmann đến điểm hẹn với mình, bước vào quán và nhìn thấy anh ta đang say rượu. Nhà thơ nói cô nên đi đi (“Vĩnh biệt, anh sẽ không theo em, bóng ma, nỗi ám ảnh của quá khứ”), và Lindorf, người đã chờ đợi trong bóng tối bước ra.
Nicklausse giải thích Stella rằng Hoffmann không còn yêu cô ấy nữa, nhưng Lindorf thì vẫn luôn mong đợi cô. Một số sinh viên vào quán để uống thêm, trong khi Stella và Lindorf cùng nhau ra về.
Vở opera này có hai bài ca (aria) rất được ưa thích là Bài ca búp bê và Barcarolle.
Bài ca búp bê
Trong vở opera, con búp bê tên Olympia hát một ca khúc nổi tiếng mang tên Les oiseaux dans la charmille (tiếng Việt: Bài ca búp bê; tiếng Anh: Doll song). Olympia đang hát thì ngừng lại và phải được lên dây cót hoặc bơm thêm hơi mới có thể tiếp tục. Bài hát ngộ nghĩnh và khôi hài này tạo sự sảng khoái cho khán giả.
Video trình diễn sống trích đoạn opera_Bài ca búp bê, Elizabeth Futral:
https://www.youtube.com/watch?v=ZbxWX5lSNTU
Video trình diễn sống trích đoạn opera_Bài ca búp bê, Kathleen KimMetropolitan Opera, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=9emRjIMZsVk
* Video trình diễn sống âm nhạc_Bài ca búp bê, soprano Patricia Janečková trình bày cùng Janáček Philharmonic Ostrava, nhạc trưởng Heiko Mathias Förster, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=mVUpKIFHqZk
Barcarolle
Barcarolle nói chung là một điệu hát chèo đò của người xứ Venice. Trong vở opera nêu trên, đoạn barcarolle mang tựa đề Belle nuit, ô nuit d’amour xuất hiện trong màn 3 (Giulietta). Vì rất được yêu thích và trở thành quen thuộc, dần dà bài hát này được gọi đơn giản bằng cái tên Barcarolle.
Ban đầu đoạn aria này được Offenbach dùng trong vở opera khác chứ không phải cho vở Les contes d’Hoffmann. Offenbach qua đời khi vở Les contes d’Hoffmann chưa được hoàn tất. Ernest Guiraud hoàn thành phần bè và viết đoạn nói lối cho buổi diễn ra mắt và tích hợp trích đoạn Barcorolle từ một vở opera đã bị lãng quên trước đó của Offenbach vào vở opera này.
Ca từ của Belle nuit, ô nuit d’amour:
Belle nuit, ô nuit d’amour
Souris à nos ivresses
Nuit plus douce que le jour
Ô, belle nuit d’amour!
Le temps fuit et sans retour
Emporte nos tendresses
Loin de cet heureux séjour
Le temps fuit sans retour
Zéphyrs embrasés
Versez-nous vos caresses
Zéphyrs embrasés
Donnez-nous vos baisers!
Vos baisers! Vos baisers! Ah!
Belle nuit, ô nuit d’amour
Souris à nos ivresses
Nuit plus douce que le jour
Ô, belle nuit d’amour!
Ah! souris à nos ivresses!
Nuit d’amour, ô, nuit d’amour!
Ah! ah! ah! ah! ah! ah! ah! ah! ah! ah!
Video trình diễn sống âm nhạc_Barcarolle, song ca nữ do Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Ryszard Bukowski ở Wroclaw, Ba Lan, trình bày năm 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=R-MbbebSQjQ
Video trình diễn sống âm nhạc_Barcarolle, song ca nữ, Opera Planet:
https://www.youtube.com/watch?v=D4Wo6BdC2r4
Video trình diễn sống âm nhạc_Barcarolle, theo phong cách đương đại, ban nhạc Attika Plucked String:
https://www.youtube.com/watch?v=zBFvHDdh7oo
Video trình diễn sống_trọn bộ vở Opera, Metropolitan Opera, phụ đề Anh ngữ, 2 giờ 51 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=lfMSlIcYFEo&t=2451s
Video trình diễn sống_trọn bộ vở Opera, Nhà hát Stuttgart, 3 giờ 17 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=zmzxhI-F2PI&t=4490s
Orphée aux enfers – Offenbach
Vở nhạc kịch nhẹ (operetta) này (tựa gốc tiếng Pháp: Orphée aux enfers có nghĩa Orpheus ở dưới địa ngục; tiếng Anh: Orpheus in the Underworld) là vở nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Đức Jacques Offenbach (1819-1880). Ông là một trong những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng nhất ở châu Âu trong thế kỷ 19.
Vở operetta này dựa theo một câu chuyện nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Câu chuyện kể rằng: Trong ngày cưới, Eurydice, vợ của Orpheus, bị chết vì bị rắn cắn. Đau buồn trước sự ra đi này, Orpheus hát lên những câu hát đau thương, khiến cho cả thần tiên, thiên nhiên cũng phải rơi lệ.
Chàng tìm đường xuống địa phủ, và với cây đàn lyre cùng với tài ca hát của mình thuyết phục được Hades và Persephone, vua và hoàng hậu của âm phủ. Họ cảm động trước tài năng và lòng thủy chung của Orpheus nên cho vợ chàng trở về, nhưng với điều kiện trên đường trở về, chàng không được nhìn mặt vợ. Orpheus chấp nhận điều đó. Nhưng tiếc thay, khi sắp về đến nhà, không thể kiềm chế nổi cảm xúc của mình, chàng quay lại nhìn mặt vợ và Eurydice lùi xa về phía địa phủ. Nàng lùi xa đến nỗi Orpheus chỉ có thể gọi nàng có 1 tiếng.
Orpheus quay lại chỗ cũ nhưng người lái đò địa phủ không cho chàng đến nữa, dù chàng có quỳ gối đến 7 ngày 7 đêm. Khi chàng trở về dương gian thì Orpheus không còn quan tâm đến cô gái nào khác nữa, vì vậy mà chàng bị người ta xem là ngạo mạn. Và rồi trong một lễ hội rượu nho của thần Dionysus, chàng bị một nhóm phụ nữ say rượu đánh đến chết, rồi quẳng xác chàng xuống sông. Kỳ lạ thay, Orpheus chết mà đàn vẫn vang lên tiếng hát tha thiết, yêu thương.
Vở opera không chỉ nổi tiếng bởi cốt truyện mà còn được yêu thích bởi phần Mở màn (Overture) và phần Kết (Final), được tách ra như một tác phẩm độc lập, giống trường hợp của Guillaume Tell của nhà soạn nhạc người Ý Gioachino Rossini. Thậm chí, nó còn có cái tên dễ nhớ: Can Can hoặc Infernal Galop (phần này được viết theo phong cách của một bản galop tức điệu tẩu mã). Dần dà điệu vũ dựa trên nền nhạc Can Can sôi động được các ban tạp kỹ trình diễn, luôn tạo sự phấn chấn cho khán giả.
Đặc biệt, đoạn Mở màn (Overture) có lẽ là đoạn mở màn gây ấn tượng mạnh nhất trong số các vở operetta và opera. Riêng người tổng hợp bài này cảm thấy mê mẩn ở những đoạn thay đổi từ vui tươi qua dịu dàng ngọt ngào đến phấn khởi, tạo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau mà tất cả đều sâm đậm.
Video âm thanh_Overture:
https://www.youtube.com/watch?v=9sq5G9u5KAU
Video trình diễn sống_âm nhạc Overture, Gimnazija Kranj Symphony Orchestra, Nhạc trưởng Nejc Bečan:
https://www.youtube.com/watch?v=vEnW5_GTooI
Video trình diễn sống_âm nhạc Overture, MÁV Symphony Orchestra, Budapest, Nhạc trưởng Balázs Bánfi:
https://www.youtube.com/watch?v=cEk8lNWFNh4
Video trình diễn sống_vũ điệu Can Can:
https://www.youtube.com/watch?v=oyeES-321xc
Video trình diễn sống_trích đoạn opera: Màn II kết thúc, Nhà hát Đại học Minnesota, với phụ đề Pháp ngữ & Anh ngữ, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=aK5tsyAkwCQ
Hoàng tử Igor – Borodin
Hoàng tử Igor là vở opera của nhà soạn nhạc người Nga Alexander Borodin (1833-1887). Thật ra soạn nhạc chỉ là nghề tay trái của Borodin. Ông là giáo sư hóa học, có 42 công trình nghiên cứu còn được tham khảo đến tận bây giờ. Thế nên có sinh viên thời hiện đại biết về Borodin là nhà nghiên cứu hóa học mà không biết gì về nhạc kịch của ông!
Khi Borodin qua đời, vở nhạc kịch vẫn còn dang dở, và được Nikolai Rimsky-Korsakov cùng Alexander Glazunov hoàn thiện. Vở opera hoàn thiện gồm đoạn mở màn và bốn hồi. Buổi công diễn đầu tiên là ở Thành phố Sankt Peterburg, vào năm 1890.
Các Vũ khúc Polovtsian
Các Vũ khúc Polovtsian được trình bày trong màn 1 hoặc màn 2 của vở opera (tùy phiên bản). Đó là khi Hãn vương Polovts Kontchak, người đã bắt làm tù binh Hoàng tử Nga Igor, đối xử với ông hoàng một cách kính trọng vì lòng hiếu khách, và tổ chức những cuộc nhảy múa do các nữ nô lệ trẻ trình bảy để ông hoàng giải trí. Phần âm nhạc rất được yêu thích và vì thế nhiều khi được trình bày trong các buổi hòa nhạc mà không trình bày múa. Vũ khúc kéo dài 11-14 phút, gồm những đoạn sau:
1/ Dạo đầu – Vũ khúc của các trinh nữ nô lệ – Vũ khúc của thanh niên hoang dã
2/ Vũ khúc tập thể – Vũ khúc của nô lệ Polovtsian
3/ Vũ khúc của các cậu bé – Vũ khúc của thanh niên – Vũ khúc của trinh nữ
4/ / Vũ khúc của các cậu bé – Vũ khúc của thanh niên – Vũ khúc tập thể
Các Vũ khúc Polovtsian cống hiến một thí dụ gây ấn tượng mạnh nhất về màu sắc âm nhạc Nga, tính chất nhục cảm gay gắt hoang dã và kỳ tài hiếm thấy về dàn nhạc.
Vở opera cũng còn có Hành khúc Polovtsian (Anh ngữ: Polovtsian March). Khi nhạc cho vũ khúc được gồm trong chương trình hòa nhạc, người ta có thể tạo nên một tổ khúc (Anh ngữ: suite) gồm có Dạo đầu, Vũ khúc Polovtsian và Hành khúc Polovtsian.
Nếu bạn nghĩ có một ca khúc đương đại mang âm điệu của Vũ nhạc Polovtsian thì bạn nghĩ đúng. Đó là ca khúc Stranger in Paradise dựa theo đoạn mở đầu của Vũ nhạc Polovtsian.
* Bản ghi âm_Stranger in Paradise, Sarah Brightman:
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/stranger-in-paradise-sarah-brightman.MtR0SR3pIi.html
Video âm thanh_Các Vũ khúc Polovtsian, Dàn nhạc Giao hưởng Berlin, Đức, với nhạc trưởng Herbert von Karajan:
https://www.youtube.com/watch?v=QWU1uj9WmOM
Video trình diễn sống_âm nhạc: Các Vũ khúc Polovtsian, Dàn nhạc Korea Wind Philharmony, Hàn Quốc, với nhạc trưởng Dong-sin Lee, gồm 4 đoạn vũ nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=7rafhS7_u1w
* Video trình diễn sống_âm nhạc: Các Vũ khúc Polovtsian, Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Gdansk, Ba Lan, với Nhạc trưởng Sylwia Anna Janiak và Adam Kałduńsk (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=wjhBUZ3vsmE
* Video trình diễn sống_trích đoạn vở Opera: Các Vũ khúc Polovtsian, Nhà hát Bolshoi, Nga, với phụ đề Pháp ngữ và Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=xsnf2vski5c
Video trình diễn sống_trích đoạn vở Opera: Các Vũ khúc Polovtsian, Kirov (Mariyinksky) Opera Company, với phụ đề Anh ngữ:
https://www.youtube.com/watch?v=gVURal-QYsA
Cavalleria rusticana – Mascagni

Cavalleria rusticana (tiếng Việt: Hiệp sĩ làng quê) là tên vở opera 1 màn của nhà soạn nhạc người Ý Pietro Mascagni (1863-1945). Với bối cảnh cuộc sống thôn quê ở đảo Sicily (Ý) vào thế kỷ 19, Hiệp sĩ làng quê thể hiện một cách độc đáo về câu chuyện ngắn, cô đọng nhưng chứa đựng đầy kịch tính, trong những mâu thuẫn nội tâm cực điểm xoay quanh sự hy sinh, sự phản bội và sự trả giá, được truyền tải qua những giai điệu, ca từ và kỹ thuật thanh nhạc chuẩn mực.
Vở opera được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1890 tại Rome. Chỉ trong vòng 40 năm, tác phẩm được trình diễn tới 13000 lần.
Tóm tắt nội dung
Turiddu, người vừa trở về từ quân ngũ, sống với mẹ, người có một cửa hàng bán rượu vang tại chợ làng. Anh đã hứa hôn với Lola, một cô gái cùng làng trước khi đi lính. Tuy nhiên, khi trở về thì Lola đã lấy anh thợ đánh xe Alfio. Turiddu tự an ủi mình bằng cách tìm kiếm tình yêu với Santuzza, cũng là một cô gái ở trong làng. Nhưng anh ngay lập tức phản bội và ruồng bỏ Santuzza. Vì Alfio thường xuyên vắng nhà nên Lola và Turiddu đã nối lại mối quan hệ. Tình hình này tồn tại cho đến trước khi tấm màn sân khấu được vén lên.
Khi tấm màn vén lên cũng là lúc bình minh xuất hiện trên một ngôi làng nhỏ ở Sicili. Từ đằng xa vang lên giọng hát của Turiddu ca ngợi Lola, vợ của anh chàng đánh xe ngựa Alfio (O Lola, bianca come fior di spino). Hôm nay là ngày lễ Phục sinh, những người dân thành thị và nông dân hòa vào nhau trên quảng trường rồi tản dần (Gli aranci olezzano). Cô gái Santuzza tiến lại quán rượu của Mamma Lucia để hỏi thăm về con trai Turiddu của bà; bà già trả lời Turiddu đang bận đi mua rượu. Alfio tiến vào cùng những người bạn, khoe khoang về những con ngựa và người vợ mới Lola của mình (Il cavallo scalpita).
Alfio cùng với những người trong làng đi theo đám rước thánh. Santuzza tiến đến bên Mamma Lucia để than thở với bà về chuyện Turiddu đã ruồng bỏ mình để chạy theo mối tình cũ (Voi lo sapete). Mamma Lucia đi theo đám rước thánh, Turiddu trở về và Santuzza đối mặt với anh (Tu qui, Santuzza?)
Đúng lúc đó, Lola đi thơ thẩn ngoài đường và làm cho Santuzza tức điên lên vì vẻ mặt ngạo mạn, trơ tráo của mình. Lola đến nhà thờ và Santuzza tiếp tục cầu xin Turiddu nhưng anh bỏ ngoài tai hết. Đẩy cô ngã xuống đất, Turiddu chạy đến nhà thờ. Santuzza nguyền rủa Turiddu. Khi Alfio đến, Santuzza đã tiết lộ chuyện ngoại tình của Lola vớI Alfio. Alfio thề sẽ trả thù và lao đi, theo sau là Santuzza với lương tâm cắn rứt.
Intermezzo
Những người nông dân rời khỏi nhà thờ, Turiddu cùng họ uống rượu và hát hò (Viva il vino spumeggiante) nhưng không khí trở nên căng thẳng khi Alfio xuất hiện, sỉ nhục Turiddu và thách anh đấu tay đôi. Turiddu thừa nhận tội lỗi và nhận lời thách đấu.
Chạy về nhà, Turiddu xin mẹ ban phước lành và nhờ mẹ chăm sóc Santuzza nếu như anh không trở về (Mamma, quel vino). Turiddu chạy đi đối mặt với Alfio. Những người phụ nữ hét lên khi chứng kiến Turiddu bị giết chết.
Khúc Intermezzo
Mascagni viết khúc Intermezzo (Trung gian) năm 1888. Khúc Intermezzo này trở thành cơ sở để hai năm sau Mascagni sáng tác phần Intermezzo trong Cavalleria rusticana. Khúc Intermezzo rất được yêu thích, mà bạn nên thưởng thức.
* Video âm thanh_Intermezzo, Dàn nhạc Giao hưởng Thành phố Prague với hình ngoại cảnh của Tuscany, nước Ý:
https://www.youtube.com/watch?v=BIQ2D6AIys8
Video trình diễn sống_Intermezzo, Dàn nhạc Giao hưởng Wiener trình bày ngoài trời (Official Music Video):
https://www.youtube.com/watch?v=9sw9efeUJng
* Video trình diễn sống_Intermezzo, Dàn nhạc Filarmonica della Scala, nhạc trưởng Myung-Whun Chung, ở ngoại cảnh:
https://www.youtube.com/watch?v=K8YXU0ZuE_k
Guillaume Tell – Gioachino Rossini

Guillaume Tell (viết bằng tiếng Pháp; tiếng Anh: William Tell) là vở opera cuối cùng và là một trong những vở opera hay nhất của nhà soạn nhạc người Ý Gioachino Rossini (1792-1868). Vở opera này được sáng tác vào năm 1829, lấy đề tài là người anh hùng Guillaume Tell của đất nước Thụy Sĩ thế kỷ 14. Đây là vở opera mang phong cách sôi nổi vốn là phong cách âm nhạc của Rossini.
Với độ dài 4 tiếng cùng vai nam chính đòi hỏi thể lực khủng, vở opera Guillaume Tell hiếm khi được trình diễn. Tuy vậy, khúc Khởi đầu (Anh ngữ: Overture) lại được phổ biến vô cùng rộng rãi và có ảnh hưởng lớn trong văn hóa đại chúng.
Khúc Khởi đầu
Khúc Khởi đầu (Overture) tả cảnh vùng núi Alpes tại Thụy Sĩ, được chia thành bốn phân đoạn:
- Dạo đầu (Prelude) hay Bình minh: nhạc chậm và thấp, dùng bè dây như cello và bass, như gợi tả về khung cảnh yên bình tại vùng núi, điểm lặng trước bão tố.
- Bão tố: rất sống động, với sự tham gia của tất cả các nhạc cụ trong dàn nhạc nhằm tả cảnh bão tố kinh hoàng.
- Tiếng gọi đàn bò: mở đầu bằng kèn ô-boa, mô tả cuộc sống của con người sau cơn bão.
- Đoạn cuối (Finale): khúc nhạc nổi tiếng nhất, Hành khúc quân Thụy Sĩ (tiếng Anh: March of the Swiss soldiers), rất hào hùng, kèn trumpet đi đầu và toàn bộ dàn hòa tấu theo sau. Đoạn này mô tả khúc diễu hành của quân Thụy Sĩ dưới quyền Guillaume Tell sau khi đánh thắng quân Áo và giành được độc lập.
* Video âm thanh_Hành khúc quân Thụy Sĩ:
https://www.youtube.com/watch?v=xoHECVnQC7A
Video trình diễn sống_âm nhạc: Hành khúc quân Thụy Sĩ, Dàn nhạc Giao hưởng Milwaukee:
https://www.youtube.com/watch?v=YIbYCOiETx0
Video trình diễn sống_âm nhạc: Hành khúc quân Thụy Sĩ, Dàn nhạc Giao hưởng Tokyo:
https://www.youtube.com/watch?v=j3T8-aeOrbg
Video trình diễn sống_âm nhạc: Overture, Dàn nhạc Giao hưởng Trung học Santa Monica:
https://www.youtube.com/watch?v=H_6_71G7xyM
Dạo đầu, 0.01
Bão tố, 2:47
Tiếng gọi đàn bò, 5:50
Finale, 8:26.
Video trình diễn sống_toàn bộ vở Guillaume Tell, Ambrosian Opera Chorus/Royal Philharmonic Orchestra/Lamberto Gardelli, 3 giờ 14 phút, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=cvvnsgZQr14
Nabucco – Verdi
Nabucco, tên đầy đủ là Nabuccodonosor, là một vở opera bốn màn của nhà soạn nhạc người Ý Giuseppe Verdi (1813-1901), lời viết bởi Temistocle Solera dựa trên kinh thánh và một vở kịch viết năm 1836 của Auguste Anicet-Bourgeois và Francis Cornue. Verdi viết vở opera này vào năm 1841. Nabucco kể lại đời sống khổ cực đọa đày của người Do Thái, khi vua Nabucco của Babylon tấn công và chiếm đóng Jerusalem năm 586 trước Công nguyên, và đuổi họ ra khỏi quê huơng, bắt đi đày bên xứ Babylon. Vở opera này thấm đượm tinh thần dân tộc Ý, thể hiện tình yêu tự do và độc lập dành cho Ý trước ách đô hộ của quân xâm lược.
Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái
Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái (nguyên ngữ: Va Pensiero, có nghĩa: “Hãy bay đi, những ý tưởng của ta”, Anh ngữ: Chorus of Hebrew slaves) được trình bày trong màn 3 của vở nhạc kịch. Bài hát lấy theo ý của bài thánh vịnh (Psalm) 137, diễn tả nỗi nhớ nhà của người Do Thái đang bị lưu đày ở Babylon.
Dịch lời Việt của Nguyễn Sĩ Hạnh:
Bay trên đôi cánh vàng
về lại trên những đồi và núi ở quê nhà
ở nơi đó, dịu dàng và mát mẻ
khí trời ngọt ngào thơm ngát một mùi hương!
Xin chào mừng bờ sông Jordan cũ
và những tháp xưa của Zion cao vòi vọi…
Ôi quê hương yêu dấu nay còn đâu!
Ôi ký ức sao thân thương mà ngập tràn tuyệt vọng
Cây đàn hạc của nhà tiên tri
sao lại treo im lìm trên nhành dương liễu?
Gợi nhớ lại những kỉ niệm êm đềm
và nhắc về những tháng ngày xưa cũ!
Nghĩ về số phận của Jerusalem
muốn rên xiết lên những lời than buồn bã
hay là xin Thương đế ban cho chúng con
sức mạnh để âm thầm chịu đựng nỗi đau khổ này!
* Video trình diễn sống_âm nhạc: Overture, Berlin Philharmonic Orchestra, 2006:
https://www.youtube.com/watch?v=jGhd5kGM7dk
Video trình diễn sống_âm nhạc: Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái, Orchestra e Coro del Teatro La Fenice, Nhạc trưởng Claudio Marino Moretti, 2016:
https://www.youtube.com/watch?v=aiSSz0snWzA
* Video trình diễn sống_âm nhạc: Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái, hợp xướng: Dàn hợp xướng Parme, âm nhạc: Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Montpellier, Nhạc trưởng Luciano Acocella, trình diễn ở Théâtre Antique d’Orange, 2017:
https://www.youtube.com/watch?v=yanGeMXWuLk
Video trình diễn sống_trích đoạn opera: Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái, Dàn nhạc Giao hưởng Milan, Nhạc trưởng Riccardo Muti:
https://www.youtube.com/watch?v=y73i8YejSCU
Video trình diễn sống_toàn bộ vở Nabucco, diễn ở Hí trường Verona, phụ đề Anh ngữ, 2 giờ 10 phút, 1981:
https://www.youtube.com/watch?v=VwVtPlIO5L8&t=2049s
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=VwVtPlIO5L8&t=5647s
Bấm chức năng SHOW MORE của YouTube rồi bấm đoạn có màu để nhảy đến đoạn đó:
17:21 – Prode guerrier… Lo t’amava! (Abigaille, Fenena, Ismaele – Proud warrior… I loved you!)
28:30 – Tremin gl’insani del mio furore! (Sextet – Let the madmen tremble at my anger!)
32:56 – Mio furor, non più costretto (Sextet – My anger, no longer restrained)
40:01 – Ben io t’invenni… Anch’io dischiuso un giorno (Abigaille – Good that I found… I too once had opened…)
48:27 – Salgo già del trono aurato (Abigaille – Ascend to the gilded throne’s blooded seat)
56:33 – Che si vuol? (Ismaele, chorus – What can be wanted?)
1:00:54 – S’appressan gl’istanti (Quartet – The moment of a deadly anger )
1:07:02 – Chi mi toglie il regio scettro?.. (Nabucco – Who is taking the sceptre ?)
1:23:45 – Oh di qual onta… Deh perdona (Nabucco, Abigaille – Oh what shame… Alas, pardon)
1:32:05 – Va, pensiero (Chorus – Go, thoughts)
1:36:51 – Oh chi piange? (Zaccaria, chorus – Oh who weeps?)
1:46:40 – Dio di Giuda!… (Nabucco – God of the Jews!)
1:52:52 – Cadran, cadranno i perfidi… (Nabucco, chorus – The traitors shall fall)
2:01:25 – Su me… morente… (Abigaille – On me..dying..).
Video trình diễn sống_toàn bộ vở Nabucco, St. Margarethen, Áo, phụ đề Anh ngữ, 2 giờ 01 phút, 2007:
https://www.youtube.com/watch?v=JVdxqovI7wo&t=1497s
hoặc:
https://www.youtube.com/watch?v=JVdxqovI7wo
41:10 Act II
1:46:22 Act IIII
+ * Video trình diễn sống_toàn bộ vở Nabucco, Orchestra E Coro Del Teatro Dell’opera di Roma, Nhạc trưởng Riccardo Muti, 2 giờ 20 phút, 2013, hình ảnh và âm thanh đều xuất sắc:
https://www.youtube.com/watch?v=U7MfTChg2_Y
Aida – Verdi
Aida là vở opera nổi tiếng của Giuseppe Verdi (1813-1901) viết bằng tiếng Italia, thuật lại thiên tình sử giữa tướng trẻ Ai Cập Radames và thị tỳ của công chúa Ai Cập Amrenis là Aida.
Để khánh thành kênh đào Suez đồng thời khánh thành nhà hát mới xây ở Cairo, phó vương Ai Cập Ismail đặt Verdi viết một vở opera truyền tải được tinh thần Ai Cập. Verdi tìm đến nhà nghiên cứu về Ai Cập tên Ghislazoni – một người hiểu biết khá sâu sắc về văn hóa lịch sử Ai Cập. Sự hợp tác giữa hai người cho ra đời Aida, được công diễn lần đầu ở Cairo vào năm 1871.
Aida thường được dàn dựng cực kỳ hoành tráng với những khung cảnh tường thành, tượng điêu khắc hoặc phù điêu, các loại trang phục lạ mắt của vua chúa, tướng lĩnh và bộ lạc thời cổ đại, đội kỵ sĩ có hẳn ngựa thật, đôi lúc có voi…
Cốt truyện
Vở Aida gồm 4 cảnh, diễn trong 135 phút.
Cảnh 1: Đế chế Ai Cập hùng mạnh đánh Ethiopia, bắt công chúa Ethiopia là Aida về Ai Cập, bắt làm thị tỳ cho công chúa Ai Cập Amrenis. Công chúa Ai Cập Amrenis có tình cảm đơn phương với viên tướng Ai Cập Radames, nhưng giữa tướng trẻ này và Aida đã nảy sinh tình yêu. Trong lúc quân Ethiopia phản công lại quân Ai Cập, Radames được cử làm tướng tiên phong, viên tướng trẻ này hy vọng chiến thắng trở về vua Ai Cập sẽ ban Aida cho mình mà không hay biết vua Ethiopia Amonaros chính là cha đẻ của Aida. Trong lúc đó Aida đau đầu với những suy nghĩ về tổ quốc và mối tình với Radames.
Cảnh 2: Quân Ai Cập thắng, nhưng công chúa Ai Cập Amneris lại bảo Aida, tướng Radames đã tử trận và ra lệnh thị tỳ Aida đi cùng tới dự lễ mừng chiến thắng. Vua Ai Cập ra tận cổng thành Theben đón tướng Radames cùng quân chiến thắng trở về. Nhà vua ra lệnh dẫn tù binh ra trước hàng quân. Trong số tù binh có vua Ethiopie Amonasro. Tù binh Amonasro và tướng Radames cùng xin lãnh tụ tinh thần Ramphis và nhà vua thả tù binh và được chấp thuận. Tưởng thưởng cho chiến thắng là việc vua Ai Cập gà con gái là Amneris cho tướng Radames và Radames sẽ là người được truyền ngôi nếu nhà vua băng hà.
Cảnh 3: Đêm khuya, bên bờ sông Nil, công chúa Amneris được lãnh tụ tinh thần Ramphis làm lễ chứng giám cho cuộc hôn nhân của nàng. Aida được cha đẻ dặn hỏi Radames co biết con đường hành quân từ Ai Cập sang Ethiopie. Aida chờ Radames trước cổng đền, gặp được Radames liền dò hỏi. Không thể từ chối, Radames tiết lộ. Vua Ehiopie Amonasro xuất hiện, định giết công chúa Ai Cập, nàng hô lớn “Quân phản bội!” Radames rút kiếm ngăn. Chuyện vỡ lở, Radames từ chối trốn chạy với Aida, nộp kiếm cho lãnh tụ tinh thần Ramphis để bị bắt làm tù nhân. Nhân lúc mọi người bối rối, cha con vua Ethiopie trốn thoát.
Cảnh 4: Tướng Radames bị dẫn ra trước tòa án. Công chúa Ai Cập Amneris bị giằng xé giữa tình yêu, giận dữ, đau đớn. Nàng nghĩ mình sẽ cứu Radames trước tòa, nhưng Radames không sao quên được mối tình với Aida, nghĩ, Amneris sẽ giết mình. Radames ba lần im lặng thú tội. Tướng trẻ Radames bị kết án tử hình, bị chôn sống trong tầng hầm. Trước lúc viên gạch cuối cùng được xây, Radames thấy bóng hình Aida, còn nghe thấy tiếng thở dài của công chúa Ai Cập Amneris, nghe thấy lời cầu nguyện của các tu sĩ mong “Radames yên nghỉ nơi suối vàng!”
Hành khúc Chiến thắng
Hành khúc Chiến thắng (Anh ngữ: Triumphal March hoặc Grand March) là khúc nhạc nổi tiếng trong vở Aida, và thường được chọn để trình bày riêng rẽ trong các buổi hòa nhạc.
Gloria all’ Egitto là bản hợp xướng đi cùng với hành khúc trên.

* Video trình diễn sống_âm nhạc: Hành khúc Chiến thắng & Gloria all’ Egitto, của Dàn nhạc Philharmonic Youth Winds & Vocal Associates Festival Chorus and Children’s Choir, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=owRdwU7CYCA
* Video trình diễn sống_trích đoạn vở Opera: Hành khúc Chiến thắng & Gloria all’ Egitto, The Metropolitan Opera, với phụ đề Anh ngữ, 2009:
https://www.youtube.com/watch?v=czEfHr8YGPA
Video trình diễn sống_trích đoạn vở Opera: Hành khúc Chiến thắng & Gloria all’ Egitto, Chor der Wiener Staatsoper/Wiener Philharmoniker/Herbert von Karajan:
https://www.youtube.com/watch?v=JXMdei-UTfw
+ * Video trình diễn sống_toàn bộ vở Opera, Orchestra e Coro del Teatro La Fenice, Nhạc trưởng Riccardo Frizza 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=BQ0UYvWqqIU
La traviata – Verdi
La Traviata (theo tiếng Ý) là một vở opera ba màn của Guiseppe Verdi (1813-1901), lời của Francesco Maria Piave, nội dung dựa trên cuốn tiểu thuyết La Dame aux Camélias (ta gọi là Trà hoa nữ) của Alexandre Dumas, xuất bản năm 1848. Tên La Traviata có nghĩa đen là “người đàn bà hư hỏng”. Lúc đầu vở opera được đặt tên là Violetta theo tên nhân vật chính. Piave và Verdi muốn bắt chước Dumas dàn dựng vở opera vào thời đương đại (thế kỷ 19), nhưng nhà hát La Fenice đề nghị là dựng với bối cảnh thời xưa, quãng năm 1700. Mãi cho tới thập niên 1880 thì mong ước của họ mới được thỏa mãn.
Ngày nay, vở opera này rất được yêu thích, và là một trong những vở diễn cốt cán của các nhà hát opera khắp thế giới. Vở này đứng hàng thứ ba trong danh sách các vở opera được trình diễn nhiều nhất ở Bắc Mỹ, sau Madama Butterfly và La bohème.
Nội dung
Địa điểm: Paris và vùng phụ cận.
Thời điểm: Đầu thế kỉ 18.
Màn 1: Phòng khách nhà Violetta. Violetta Valéry, một kỹ nữ nổi tiếng, tổ chức một bữa tiệc xa hoa ở nhà cô ở Paris để ăn mừng việc cô khỏi bệnh. Bá tước Gastone mang tới một người bạn, nhà quý tộc trẻ Alfredo Germont, người đã thầm yêu Violetta từ lâu. Khi tới buổi gặp mặt, Gastone cho Violetta biết Alfredo yêu cô, và trong khi cô ốm, anh ngày nào cũng đến hỏi thăm. Alfredo gia nhập cuộc chuyện trò và xác nhận lời của Gastone.
Ở bữa tiệc, nam tước Douphol được đề nghị phát biểu uống mừng nhưng ông từ chối. Đám đông đề nghị Alfredo và anh đồng ý hát bài Brindisi (Alfredo, Violetta, dàn hợp xướng: Libiamo ne’ lieti calici).
Trong phòng bên cạnh, dàn nhạc bắt đầu chơi và khách đi sang đó khiêu vũ. Violetta cảm thấy chóng mặt và mời khách qua trước trong khi cô nghỉ một lát để hồi phục. Trong khi khách khiêu vũ ở phòng kế bên, Violetta trông thấy khuôn mặt xanh xao của mình trong gương. Alfredo đi vào, biểu hiện sự quan tâm của anh tới sức khỏe mong manh của cô và thổ lộ tình yêu của anh đối với cô (Alfredo, Violetta: Un dì, felice, eterea). Đầu tiên, cô từ chối anh nhưng có điểm gì đó ở Alfredo lay động đến trái tim cô. Khi anh sắp đi, cô đưa cho anh một bông hoa và bảo anh trở lại khi hoa đã tàn. Cô hứa sẽ gặp anh vào ngày hôm sau.
Sau khi khách ra về, Violetta băn khoăn không biết Alfredo có phải người yêu định mệnh của cô (Violetta: Ah, fors’è lui). Nhưng rồi cô kết luận mình cần tự do để sống lối sống của cô (Violetta: Sempre libera). Từ ngoài sân khấu, có thể nghe thấy tiếng Alfredo hát về tình yêu trong khi anh đi ngoài phố.
Màn 2, Cảnh 1: Nhà Violetta ở ngoài Paris. Ba tháng sau, Alfredo và Violetta đang sống cùng nhau ở một ngôi nhà nông thôn gần Paris. Violetta yêu Alfredo và từ bỏ hoàn toàn đời sống cũ. Alfredo hát về cuộc sống hạnh phúc của họ (Alfredo: De’ miei bollenti spiriti / Il giovanile ardore). Annina, tì nữ của Violetta, trở về từ Paris, và khi Alfredo hỏi, cho anh biết cô đi Paris để bán ngựa, xe, và toàn bộ tài sản của Violetta để chi trả cho cuộc sống của họ ở nông thôn.
Alfredo bị sốc khi biết điều này và đi Paris ngay tức thì để tự giải quyết chuyện tiền bạc. Violetta về nhà và nhận được thư từ bạn cô Flora mời tham dự một bữa tiệc ở Paris tối hôm đó. Cha Alfredo, ông Giorgio Germont, xuất hiện và yêu cầu cô từ bỏ Alfredo. Ông giải thích rằng quan hệ giữa Violetta và Alfredo cản trở hôn ước của con gái ông với người cô yêu (Giorgio: Pura siccome un angelo). Ông cũng có ấn tượng tốt về phẩm chất cao quý của Violetta khi cô thổ lộ tình cảm với Alfredo và tiết lộ việc đã bán hết tài sản của mình. Giorgio nhất quyết cầu xin cô vì lợi ích gia đình ông và Violetta cuối cùng cũng đồng ý (Violetta, Giorgio: Dite alla giovine sì bella e pura).
Violetta viết thư và bảo Annina gửi cho Flora nói cô chấp nhận lời mời dự tiệc. Sau đó, cô đang viết thư tạm biệt Alfredo thì anh bước vào. Cô không kìm nổi nỗi đau và nước mắt cô. Cô lặp đi lặp lại với anh tình yêu của cô (Violetta: Amami, Alfredo, amami quant’io t’amo). Sau đó cô vội vã bỏ đi Paris và trên đường đi, gửi thư tạm biệt cho Alfredo.
Một lát sau, Alfredo nhận được thư và ngay khi anh vừa đọc xong, ông Giorgio trở lại và cố gắng an ủi anh, nhắc nhở anh về gia đình ở Provence (Giorgio: Di Provenza il mar, il suol chi dal cor ti cancellò?). Alfredo nghi ngờ nam tước Douphol là nguyên nhân dẫn đến việc Violetta bỏ đi. Anh tìm ra thư mời dự tiệc và nó càng củng cố nghi ngờ của anh. Anh quyết tâm đi gặp Violetta ở tiệc. Giorgio cố gắng ngăn cản anh, nhưng anh lao ra ngoài.
Màn 2, Cảnh 2: Tiệc ở nhà Flora. Hầu tước cho Flora biết Violetta và Alfredo đã bỏ nhau, khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Cô gọi các nghệ sĩ vào để biểu diễn cho khách (hợp xướng: Noi siamo zingarelle venute da lontano; Di Madride noi siam mattadori). Gastone và các bạn anh cùng hát với các matador (Gastone, hợp xướng, vũ công: È Piquillo un bel gagliardo Biscaglino mattador).
Violetta tới tiệc cùng nam tước Douphol. Họ gặp Alfredo ở bàn đánh bạc. Khi thấy họ, Alfredo lớn tiếng tuyên bố anh sẽ đưa Violetta về nhà cùng anh. Nam tước thấy khó chịu và gia nhập bàn đánh bạc để đánh với anh. Alfredo liên tục thắng lớn cho tới khi Flora tuyên bố bữa ăn đã sẵn sàng. Alfredo dời bàn với rất nhiều tiền.
Khi mọi người dời phòng, Violetta yêu cầu Alfredo gặp cô. Sợ rằng sự tức giận của nam tước có thể dẫn tới việc ông thách đấu Alfredo, cô yêu cầu Alfredo đi về. Alfredo hiểu nhầm nỗi lo của cô và yêu cầu cô tuyên bố cô yêu nam tước. Trong nỗi đau cô thực hiện việc đó. Alfredo tức giận và gọi khách khứa vào chứng kiến điều anh sắp nói (Questa donna conoscete?). Anh hạ nhục Violetta trước mặt mọi người và ném tiền thắng cược của anh để trả cho dịch vụ của cô cho anh. Violetta bất tỉnh gục xuống sàn. Mọi người khiển trách Alfredo: “Di donne ignobile insultatore, di qua allontanati, ne desti orror!“.
Đúng lúc đó, Giorgio đi vào và lên án hành vi của con ông (Giorgio, Alfredo, Violetta, chorus: Di sprezzo degno sè stesso rende chi pur nell’ira la donna offende).
Flora và các cô gái cố gắng thuyết phục Violetta rời phòng nhưng Violetta quay sang Alfredo: Alfredo, Alfredo, di questo core non puoi comprendere tutto l’amore….
Màn 3: Phòng ngủ của Violetta. Bác sĩ Grenvil cho Annina biết Violetta không còn sống được lâu vì bệnh lao của cô đã xấu đi. Một mình trong phòng, Violetta đọc thư của cha Alfredo cho cô biết nam tước chỉ bị thương trong cuộc đấu với Alfredo, ông đã cho Alfredo biết sự hi sinh của cô cho anh và cho em gái anh, và anh sẽ quay về nhanh chóng để xin sự tha thứ của cô. Tuy nhiên, Violetta cảm thấy đã quá muộn (Violetta: Addio, del passato bei sogni ridenti).
Annina chạy vào phòng cho Violetta biết Alfredo đã đến. Họ được đoàn tụ và Alfredo đề xuất họ cùng rời Paris (Alfredo, Violetta: Parigi, o cara, noi lasceremo).
Tuy nhiên, lúc này đã quá muộn: Violetta nhận thấy thời gian của cô đã hết (Alfredo, Violetta: Gran Dio!… morir sì giovane). Cha Alfredo đi vào cùng bác sĩ, và ông rất hối hận về việc mình làm. Sau khi hát với Alfredo, Violetta bỗng nhiên sống dậy, tuyên bố nỗi đau của cô đã biến mất. Ngay sau đó, cô chết trong vòng tay của Alfredo.
Brindisi
Brindisi là một tửu khúc thường được hát lên để cùng nâng ly trong những bữa chè chén. Brindisi thường được dùng trong opera, thường thì một nhân vật mở đầu lời chúc rượu bằng cách đơn ca một giai điệu, và đến đoạn điệp khúc cùng hợp xướng.
Ca khúc Brindisi được trình bày trong Màn 1 của vở La traviata, rất được yêu thích.
Video trình diễn sống_trích đoạn Opera: Brindisi (Tửu khúc), Dàn nhạc Giao hưởng London, 1994:
https://www.youtube.com/watch?v=UZvgmpiQCcI
Video trình diễn sống_trích đoạn Opera: Brindisi (Tửu khúc), Dàn Hợp xướng Met Chorus, nhạc trưởng Yannick Nézet-Séguin, 2018:
https://www.youtube.com/watch?v=afhAqMeeQJk
+ Video trình diễn sống_âm nhạc: Brindisi (Tửu khúc), ba giọng tenor nổi tiếng José Carreras, Plácido Domingo, và Luciano Pavarotti với nhạc trưởng huyển thoại Zubin Mehta chỉ huy L.A. Philharmonic, 1994:
https://www.youtube.com/watch?v=l7eHO_PEWLk
+ Video trình diễn sống_toàn bộ vở Opera, phụ đề Anh ngữ, phim nhựa nên độ phân giải kém:
https://www.youtube.com/watch?v=tog9KGlPW4Q
+ Video trình diễn sống_toàn bộ vở Opera, Nhạc trưởng Renato Palumbo, Orchestra and chorus of the Teatro real, Madrid, dài 2 giờ 6 phút:
https://www.youtube.com/watch?v=Mz5S0cqf8xM
Nhạc cổ điển Việt Nam
Bèo dạt mây trôi
Bèo dạt mây trôi là một bài hát dân ca Việt Nam, với nội dung thể hiện nỗi nhớ của người con gái đối với người yêu ở phương xa. Chưa có nghiên cứu xác định được chính xác nguồn gốc của bài, nhưng một số website âm nhạc Việt Nam phần lớn đều cho rằng bài xuất xứ từ quan họ Bắc Ninh, trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng lại nhận định bài là dân ca đồng bằng Bắc bộ, thậm chí là dân ca Nghệ Tĩnh.
Bài dân ca này được Ngô Hoàng Quân chuyển thể cho dàn nhạc giao hưởng, và đã được trình bày trong thể giao hưởng nhiều lần ở Việt Nam.
Video trình diễn sống trong buổi Hòa nhạc Toyota 2013 ở Tp HCM:
https://www.youtube.com/watch?v=6dTHyyaqX_w
Video trình diễn sống cho một chuyển thể khác dành cho piano:
https://www.youtube.com/watch?v=fb_Su9o4W3g
Flashmob
Đây là cách trình diễn ngẫu hứng ở nơi công cộng như ngoài đường phố, nhà hàng, trung tâm thương mại, thậm chí sảnh trong sân bay hoặc nhà ga. Nói là ngẫu hứng nhưng thật ra những người tham gia cần diễn tập và dàn dựng trước một cách công phu. Vì thế, các video ghi hình thường có hình ảnh và âm thanh khá tốt.
Đây là những cơ hội mang nhạc cổ điển đến với đại chúng trong khung cảnh không bắt buộc phải trang nghiêm, giữ im lặng, nên rất được hoan nghênh.
Khải hoàn ca trong Giao hưởng số 9 của Beethoven
Video trình diễn sống, Ban Hợp xướng Hans-Sachs và Dàn nhạc Giao hưởng Nuremberg, 2014:
https://www.youtube.com/watch?v=a23945btJYw
Video trình diễn sống của Dàn nhạc Giao hưởng Wayzata và Ban Hợp xướng Edina Chorale, ở Trung tâm Bách hóa IDS Crystal Court, Mineapolis, 2015:
https://www.youtube.com/watch?v=cIiTdsvCjYo
Arlésienne trong nhạc kịch Carmen
Video trình diễn sống của 60 nhạc công ở Nhà ga Paris Bắc ngày 17/11/2011:
https://www.youtube.com/watch?v=1F74gOxUNeA
Habanera trong nhạc kịch Carmen
Video trình diễn sống ở Nhà hàng số 5, Grenoble, Pháp, ngày 20/3/2011:
https://www.youtube.com/watch?v=Upu96iQH_d0
Brindisi trong nhạc kịch La Traviata
Video trình diễn sống ở Siêu thị Drakes Fulham Foodland ngày 26/7/2013:
https://www.youtube.com/watch?v=iwN2r8Lma_8
Video trình diễn sống của sinh viên Viện Cao đẳng Âm nhạc và Sư phạm Namur, ngày 16/5/2013, có cách phối khí độc đáo:
https://www.youtube.com/watch?v=pbSOlpFliFg
Video trình diễn sống ở Trung tâm Bách hóa Posadas Plaza Shopping ngày 18/4/2015:
https://www.youtube.com/watch?v=4kJt2CRzCYE
Bài hợp xướng của nô lệ Do Thái trong nhạc kịch Nabucco
Video trình diễn sống của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia (Orquesta Sinfónica Nacional) ở Peru ngày 12/5/2015:
https://www.youtube.com/watch?v=-L9tzUT6sAY
Liên khúc Habanera, O sole mío & Brindisi
Video trình diễn sống, Natalia Bocco (soprano), María Josefina Bertossi (mezzo), Eduardo Mecozzi and Pablo Parente (tenor), Trung tâm Bách hóa Alto Rosario ngày 26/6/2014:
https://www.youtube.com/watch?v=yEqifb-rXL4
Rondo Alla Turca – Mozart
Video trình diễn sống của Fazil Say, biến tấu theo thể Jazz:
https://www.youtube.com/watch?v=HG4wPVysgxM
Tổng hợp
Video trình diễn sống của Nicole Pesco Nghệ sĩ piano trình diễn điệu nhạc Chúc mừng Sinh nhật (Happy Birthday) dựa theo tiết tấu của các nhà soạn nhạc cổ điển: Beethoven, Chopin, Brahms, Bach, Mozart:
https://www.youtube.com/watch?v=S75gYhODS0M
Kết luận
Bạn hãy dành tâm tư để nghe qua những đoạn nhạc và ca khúc được giới thiệu ở trên. Người tổng hợp tin rằng đây là tinh túy của nhạc cổ điển. Tôi tin rằng nghe qua rồi thì bạn sẽ yêu thích nhạc cổ điển, hoặc đã yêu thích thì sẽ yêu thích thêm.
Từ lúc ấy, bạn có thể tự khai phá thêm. Có thể khởi đầu việc này bằng cách thưởng thức toàn bộ các bản concerto và giao hưởng được giới thiệu ở đây. Đó là giá trị nghệ thuật đỉnh cao của nhân loại, đang chờ bạn khai phá.
Vì muốn để tự bạn khai phá thêm, người tổng hợp chỉ giới thiệu chút ít về ý nghĩa và bối cảnh của các đoạn nhạc và ca khúc. Nghe qua rồi, tìm hiểu thêm, bạn sẽ cảm nhận thêm giá trị của tiếng hát và âm hưởng.
Tiến thêm bước nữa: nên mua đĩa CD ghi bản nhạc bạn thích. Dĩ nhiên là đĩa CD không có tạp âm, lại ghi chất lượng trình bày âm nhạc tuyệt vời, giúp bạn thưởng thức được trọn vẹn. Lấy ví dụ như các đĩa CD có những tác phẩm sau:
- Giao hưởng Số 9 “From the New World” của Dvorak (chọn lựa hàng đầu của tôi)
- Giao hưởng Số 40 và Số 41 của Mozart
- Tấu khúc The Four Seasons của Vivaldi
- Giao hưởng Số 3 và Số 5 của Beethoven
- Concerto cho Piano Số 5 của Beethoven
- Concerto cho Piano Số 1 của Tchaikovsky
- Các đĩa CD chọn lọc có những bài nhạc khác, như Minuetto của Boccherini, Eine Kleine Nachtmusik, Andante Cantabile…
- Một vài đĩa tập hợp những khúc nhạc ngắn, thường được cho là “best” (hay nhất), không được giới thiệu ở đây.
Đôi điều cơ bản
Các thời kỳ chính của nhạc cổ điển
Nói chung, nhạc cổ điển theo nghĩa rộng được phân chia theo các thời kỳ chính sau:
Trung cổ: 500-1450, đặc trưng bởi đơn âm với các ca khúc thế tục.
Phục hưng: 1450-1600, đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều cách phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
Baroque: 1600-1750, đặc trưng bởi việc dùng đối âm, cùng việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn. Các nhà soạn nhạc nổi tiếng là Pachelbel (sinh 1653), Vivaldi (1678), Johann Sebastian Bach (1685), và Handel (1685).
Cổ điển đúng nghĩa: 1730-1820, một thời kỳ quan trọng, đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách. Các nhà soạn nhạc nổi tiếng trong giai đoạn này là Gluck (sinh 1714), Haydn (1732), Boccherini (1743), Mozart (1756), và Rossini (1792). Riêng Beethoven (1770) và Schubert (1797) có tác phẩm kéo dài qua thời kỳ sau.
Lãng mạn 1815-1910: có phần trùng lặp với thời kỳ trên tùy nguồn phân tích. Âm nhạc vào sâu hơn đời sống văn hóa, nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc ra đời. Khởi đầu có hai nhà soạn nhạc với tác phẩm bắt đầu từ giai đoạn trước: Beethoven (1770) và Schubert (1797). Kế tiếp có Berlioz (1803), Mendelssohn (1809), Robert Schumann (1810), Chopin (1810 ), Liszt (1811), Verdi (1813), Wagner (1813), Johann Strauss II (1825), Brahms (1833), Tchaikovsky (1840), Dvořák (1841), Grieg (1843), và Mendelssohn (1847). Sau đó là Puccini (1858), Mahler (1860), Richard Strauss (1864), Sibelius (1865), và Rachmaninoff (1873) thuộc giai đoạn cuối Lãng mạn.
Bài này giới thiệu các bản nhạc và ca khúc được sáng tác từ năm 1920 trở về trước.
Giới thiệu về nhịp độ
Từ chậm đến nhanh, ta thường nghe những nhịp độ cơ bản sau:
- Largo: khá chậm, trang nghiêm, 40-60 nhịp mỗi phút
- Larghetto: tương đối chậm, 60–66 nhịp mỗi phút
- Adagio: thong thả, tạo cảm xúc, 66–76 nhịp mỗi phút
- Andante: thư thái, như theo nhịp bước đi, 76-108 nhịp mỗi phút
- Moderato: vừa, 108–120 nhịp mỗi phút
- Allegro moderato: nhanh trong khoảng trên, 116–120 nhịp mỗi phút
- Allegro: khá nhanh, 120–156 nhịp mỗi phút
- Molto allegro: rất nhanh, nằm trong khoảng cao ở trên, 140–156 nhịp mỗi phút.
- Vivace: sống động, 156–176 nhịp mỗi phút
- Presto: rất nhanh, 168–200 nhịp mỗi phút
Tuy rằng các nhà soạn nhạc ghi nhịp độ họ mong muốn, nghệ sĩ vẫn có thể trình diễn theo nhịp nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy cảm xúc của họ. Vì thế, nhịp độ ghi trên tựa bài nhạc hoặc chương chỉ là để tham khảo.
Giới thiệu về giọng hát
Một số giọng hát ta thường nghe là như sau:
- Soprano: giọng nữ cao
- Mezzo-soprano: giọng nữ trung
- Alto: giọng nữ trầm
- Tenor: giọng nam cao
- Baritone: giọng nam trung
- Basso: giọng nam trầm
Giới thiệu về loại hình nhạc
Air
Từ tiếng Ý, aria (Anh ngữ: air) có nghĩa bài hát có hoặc không kèm nhạc đệm, đặc biệt trong một opera.
Bài hát ngắn được gọi là arietta.
Ballet
Múa ba lê (hay múa ballet, bắt nguồn từ tiếng Ý balletto) là một loại hình múa có nguồn gốc xuất xứ từ triều đình Ý và được phát triển tại Pháp, Nga, Mỹ và Anh thành dạng múa phối hợp. Đây là một dạng múa kỹ thuật hình thể với ngôn từ riêng của mình. Loại hình nghệ thuật này có tầm ảnh hưởng toàn cầu và được giảng dạy tại các trường múa trên khắp thế giới. Múa ballet được dàn dựng bao gồm nhạc (được dàn nhạc biểu diễn nhưng đôi khi được ca sĩ hát), lời ca, và diễn xuất của dàn múa. Loại hình biểu diễn ballet cổ điển nổi tiếng nhất là ballet cổ điển với động tác uyển chuyển và chính xác. Sau này biến thể của ballet cổ điển có múa ballet tân cổ điển và múa ballet đương đại.
Vở ballet
Có khi thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt là “vũ kịch”, nhưng như thế dễ gây lầm lẫn với các loại hình vũ kịch khác. Vở ballet có nghĩa đặc biệt trong âm nhạc cổ điển ở chỗ sử dung nghệ thuật múa ballet thường là xuyên suốt cả vở, nhưng đôi khi có pha trộn loại múa khác.
Concerto
Concerto là một tác phẩm âm nhạc thường gồm có 3 phần (movement): khoan thai, chậm, rồi nhanh. Một nhạc cụ giữ vai trò trình diễn đơn (solo) ví dụ: piano, violin, cello hay sáo, giao hưởng cùng một giàn nhạc (orchestra or concert band). Vì thế, tựa của concerto chỉ ra nhạc cụ solo, như guitar concerto, hoặc piano concerto, flute (sáo) concerto, violin concerto…
Một đặc điểm khác của concerto là tạo cơ hội để nghệ sĩ solo thể hiện tài năng diễn tấu (virtuoso) của mình. Đó là trong những bản concerto có trường đoạn với yêu cầu kỹ thuật cao để nghệ sĩ solo biểu diễn (và thường cũng là trường đoạn cao trào của bản concerto).
Một bản concerto thường có 3 phần:
- Phần 1: giới thiệu chủ đề của bản concerto. Người nghe có thể nhận ra niềm vui, cảm xúc ngọt ngào, hoặc cũng có thể là hùng tráng hay bi thương.
- Phần 2: thường là phần thể hiện của nhạc cụ solo. Thính giả nghe thấy những nỗi niềm của tác giả được giải bày qua cung điệu. Đôi khi dàn nhạc cùng hòa điệu với tiếng nhạc solo, để làm nền mạnh mẽ cho chủ đề. Đây là phần sâu xa, lắng đọng của bản concerto.
- Phần 3 của bản concerto là lúc nhạc cụ solo và dàn nhạc cùng tìm được tiếng nói đồng điệu. Bản nhạc thường kết thúc trong giai điệu vui.
Mozart có công lớn trong việc xây dựng thể loại nhạc concerto. Hiện nay, concerto được biểu diễn và ưa thích trên toàn thế giới.
Cung
Tên các cung và ký hiệu trong ngoặc là như sau: Do(C), Re(D), Mi(E), Fa(F), Sol(G), La(A), Si(B). Cung có thể thăng tức lên cao nửa cung, hoặc giáng tức xuống thấp nửa cung.
Mỗi cung gồm có hai loại: trưởng (tức major, có xu hướng cho âm điệu vui tươi) và thứ (tức minor, có xu hướng cho âm điệu dịu dàng). Ký hiệu cho cung trưởng không cần nêu là trưởng, ví dụ cung E tức Mi trưởng; ký hiệu cho cung thứ được thêm mẫu tự “m”, ví dụ cung Em tức Mi thứ.
Divertimento
Đây là một thể loại nhạc thế tục (không có tính chất tôn giáo) dành cho khí nhạc có nội dung vui tươi với mục đích giải trí.
Dàn nhạc giao hưởng
Dàn nhạc giao hưởng là một tổng thể về biên chế các nhạc cụ được sử dụng theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ cho việc diễn tấu một tác phẩm giao hưởng. Hình thành từ thế kỷ 17, dàn nhạc giao hưởng trưởng thành cùng với âm nhạc giao hưởng. Qua các tác phẩm của Haydn, Mozart, Beethoven, Richard Wagner, Johannes Brahms, Tchaikovsky… dàn nhạc giao hưởng dần phát triển và được Maurice Ravel, Claude Debussy… hoàn thiện như ngày nay.
Với bốn bộ nhạc khí dây, gỗ, đồng, gõ và thêm một số nhạc cụ bổ sung, dàn nhạc giao hưởng là dàn nhạc cỡ lớn, biên chế trên 50 nhạc công, đôi khi lên tới 100 nhạc công.
Số lượng và chủng loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng có thể thay đổi, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bốn bộ nhạc khí chính: bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và bộ dây. Ngoài ra còn một số nhạc cụ có thể bổ sung như piano, đàn harp, guitar, saxophone…
Một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ (Anh ngữ: symphony orchestra hoặc philharmonic orchestra) là dàn nhạc hai quản, tức mỗi nhóm nhạc cụ hơi – bộ gỗ và bộ đồng – gồm hai cây kèn. Tương tự có dàn nhạc ba quản và dàn nhạc bốn quản. Biên chế dàn nhạc được cân bằng theo nguyên tắc về âm lượng các nhạc cụ: nếu số lượng kèn hơi tăng lên thì số lượng nhạc cụ dây và trống định âm cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng. Trong dàn nhạc giao hưởng, violon được chia làm hai bè: violon I và violon II.
Trong một số trường hợp, dàn hợp xướng trình diễn cùng với dàn nhạc giao hưởng, ví dụ như khi trình diễn Khải hoàn ca trong bản Giao hưởng Số 9 của Beethoven.
Giao hưởng
Giao hưởng (Anh ngữ: symphony) là những bản nhạc dài, thường được viết cho dàn nhạc giao hưởng.
Ngày 05/08/2016, Tạp chí Âm nhạc của Đài BBC loan báo Bản Giao hưởng Số 3 của Ludwig van Beethoven đứng đầu danh sách các bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại. Cụ thể, danh sách 10 bản giao hưởng đứng đầu là:
1/ Giao hưởng Số 3 (Anh hùng ca / Eroica) của Beethoven (1803)
2/ Giao hưởng Số 9 của Beethoven (1824)
3/ Giao hưởng Số 41 của Mozart (1788)
4/ Giao hưởng Số 9 của Mahler (1909)
5/ Giao hưởng Số 2 của Mahler (1894, viết lại 1903)
6/ Giao hưởng Số 4 của Brahms (1885)
7/ Giao hưởng Fantastique của Berlioz (1830)
8/ Giao hưởng Số 1 của Brahms (1876)
9/ Giao hưởng Số 6 của Tchaikovsky (1893)
10/ Giao hưởng Số 3 của Mahler (1896)
Đây là kết quả thăm dò ý kiến của 151 nhạc trưởng lớn lao nhất thế giới hiện nay, do Tạp chí Âm nhạc của Đài BBC tiến hành. Mỗi nhạc trưởng được đề nghị nêu lên 3 bản giao hưởng hàng đầu theo thẩm định riêng của mình, từ đó Tạp chí Âm nhạc sẽ xếp hạng căn cứ theo số phiếu bầu của các nhạc trưởng.
Trong số 9 bản giao hưởng mà người tổng hợp thích nhất và chọn giới thiệu trong bài này, chỉ có 3 bản lọt vào danh sách trên. Từ đó cho thấy, thẩm định chuyên môn và cảm quan tự nhiên có thể cách biệt nhau rất xa. Vì thế, thậm chí bản Giao hưởng Số 9 “Từ thế giới mới” của Dvorak mà tác giả bài này mê nhất còn không lọt vào danh sách 20 bản giao hưởng được đánh giá cao nhất.
Điều làm người ta có chút ngạc nhiên là bản Giao hưởng Số 41 của Mozart đứng thứ 3, trong khi bản Giao hưởng Số 40 của ông, vốn nổi tiếng hơn, chỉ đứng thứ 15. Oliver Condy, biên tập viên của Tạp chí Âm nhạc, nói:
Tôi không rõ tại sao các nhạc trưởng không thấy giao hưởng số 40 của Mozart quyến rũ. Nhưng đừng quên rằng họ, các nhạc trưởng, là những người hiểu các bản giao hưởng rõ nhất, sâu sắc nhất, họ đi sâu vào các bản nhạc này, nắm vững cấu trúc, bố cục và cách phối âm cho dàn nhạc.
Cũng có một chút ngạc nhiên khi bản Giao hưởng Số 5 của Beethoven, một bản giao hưởng rất nổi tiếng và được đánh giá rất cao, cũng không lọt vào Top 10, mà chỉ đứng thứ 11.
Bình chọn khác
Chuyên trang bình chọn của những người yêu nhạc đưa ra danh sách 20 bản giao hưởng hàng đầu mọi thời đại như sau:
1/ Beethoven’s 9th (Choral) Symphony
2/ Beethoven’s 5th (Fate) Symphony
3/ Beethoven’s 3rd (Eroica) Symphony
4/ Dvorak’s 9th (New World) Symphony
5/ Beethoven’s 7th Symphony
6/ Mozart’s Symphony No. 41
7/ Tchaikovsky’s 6th Symphony
8/ Mozart’s 40th (Great) Symphony
9/ Mahler’s 2nd Symphony
10/ Shostakovich’s 5th Symphony
11/ Beethoven’s 6th (Pastoral) Symphony
12/ Tchaikovsky’s 5th Symphony
13/ Schubert’s 9th Symphony
14/ Mahler’s 5th Symphony
15/ Brahms’ Symphony No. 4
16/ Brahms’ Symphony No. 1
17/ Schubert’s 8th Unfinished Symphony
18/ Rachmaninov’s 2nd Symphony
19/ Berlioz’s Symphony Fantastique
20/ Sibelius’ 2nd Symphony
https://www.ranker.com/list/best-symphonies-of-all-time/ranker-music
Cá nhân tôi đồng cảm với danh sách này. Nếu bạn muốn đi sâu vào giao hưởng, hãy khám phá những giao hưởng được liệt kê ở đây.
Hợp xướng
Hợp xướng là một loại hình của thanh nhạc gồm nhiều bè, là đỉnh cao của nghệ thuật đồng ca, trong đó mỗi bè do một loại giọng trình diễn. Hợp xướng quy tụ một số lượng lớn ca sĩ biểu diễn.
Minuet / Menuet / Minuetto
Minuet hay menuet là một điệu nhảy có nguồn gốc từ Pháp ở nhịp 3/4 (giống như điệu valse), và loại nhạc đệm cho điệu nhảy này. Dần dà, minuet phát triển thành loại nhạc dài hơn. Vào cuối thế kỷ 17, minuet được soạn cho các tổ khúc, đôi khi được viết ở nhịp 3/8 hoặc 6/8.
Nhạc thính phòng
Nhạc thính phòng (Anh ngữ: chamber music) là nhạc viết cho nhạc cụ hòa tấu, thường có trên dưới 10 người chơi, mỗi người chơi một bè và mọi bè đều có tầm quan trọng ngang bằng. Nhạc thính phòng từ khoảng năm 1750 phần lớn dành cho tứ tấu đàn dây (2 violin, viola và cello), mặc dù các ngũ tấu đàn dây cũng như các tam tấu và các ngũ tấu cho 4 đàn dây cùng với 1 piano hay 1 nhạc cụ hơi cũng đã phổ biến. Gọi là nhạc thính phòng là bởi vì ban đầu nó ngụ ý là nhạc dành cho biểu diễn riêng, điển hình là trong một sảnh nhỏ hoặc các phòng riêng của cá nhân. Các buổi hòa nhạc các tác phẩm thính phòng trước công chúng chỉ bắt đầu vào thế kỉ 19.
Một bản nhạc được soạn cho dàn nhạc giao hưởng cũng có thể được trình bày bởi một nhóm nhỏ. Vì thế, thuật ngữ “thính phòng” không hẳn chỉ loại nhạc, mà chỉ cách diễn tấu thì đúng hơn.
Nocturne
Nocturne (là từ tiếng Pháp, có nghĩa là “thuộc về ban đêm”; từ tiếng Latinh: nocturnus; tiếng Hán Việt: dạ khúc, là khúc nhạc đêm) là một thể loại nhạc được lấy cảm hứng từ hoặc liên tưởng đến đêm. Nocturne lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ thứ 18.
Opera
Có khi thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt là “nhạc kịch”, nhưng như thế dễ gây lầm lẫn với các loại hình nhạc kịch khác. Nhạc kịch nói chung thể hiện hành động và tâm trạng của các nhân vật hầu hết qua âm nhạc và giọng hát mà có rất ít lời thoại tự nhiên.
Opera có nghĩa đặc biệt trong âm nhạc cổ điển ở chỗ sử dụng sức mạnh của các nhạc điệu và sự hòa nhịp của kỹ thuật âm thanh điêu luyện, vì thế có những đòi hỏi khó khăn hơn các loại nhạc kịch khác.
Ca sĩ trình bày tác phẩm cùng với sự đệm nhạc của một dàn nhạc được sắp xếp từ một nhóm các nhỏ cho đến cả một dàn giao hưởng đầy đủ. Thêm vào đó, opera cũng có thể được kết hợp với khiêu vũ và nhảy múa (đây là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước Pháp). Và cuối cùng, opera được biểu diễn trong một nhà hát riêng biệt cùng với những trang bị thiết yếu cho việc biểu diễn, mà ta được biết đến dưới tên gọi là nhà hát opera (Anh ngữ: opera house).
Opera bắt đầu xuất hiện và biết đến nhiều vào tầm khoảng những năm 1600. Nhìn chung nó có sự liên kết với âm nhạc cổ điển của phương Tây.
Operetta
Operetta là một dạng opera nhẹ nhàng với những đoạn lời thoại xen lẫn giữa những ca khúc và vũ điệu. Nhấn mạnh vào âm nhạc giàu tính giai điệu đồng thời dựa vào các phong cách opera thế kỷ 19, thể loại operetta không ngừng phát triển suốt nửa cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20. Sau đó, operetta nhường chỗ cho loại hình musical đương đại.
Musical
Thể nhạc kịch thế chỗ cho opera và operetta. Ví dụ: các vở nhạc kịch của Andrew Lloyd Webber: Bóng ma trong nhà hát, Evita…
Nhạc cổ điển
“Cổ điển” thường có nghĩa như xưa cũ, nhưng “nhạc cổ điển” (tiếng Anh: classical music) có nghĩa đặc biệt. Ví dụ như Việt Nam có loại hình nhạc cung đình khá xưa cũ, nhưng đó không được gọi là nhạc cổ điển.
Nhạc cổ điển đúng nghĩa là dòng nhạc nghệ thuật được sáng tác, hoặc bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục. Nhạc cổ điểm bao gồm một khoảng thời gian dài từ khoảng thế kỷ 11 đến gần thời hiện tại.
Nhạc cổ điển chủ yếu xuất phát từ Châu Âu, được phân biệt rõ ràng với nhiều loại nhạc không có nguồn gốc từ Châu Âu và nhạc thị trường bởi những hệ thống ký hiệu âm nhạc của chính nó được sử dụng từ thế kỷ 16. Riêng Mỹ cũng có nhạc cổ điển, ban đầu là do những người từ Châu Âu di cư mang sang Mỹ.
Ký hiệu nhạc cổ điển được các nhà soạn nhạc sử dụng để quy định cho người biểu diễn về cao độ, tốc độ, phách, nhịp điệu riêng, và cách thể hiện chính xác của một đoạn nhạc.
Opus
Số opus – viết tắt Op. – là “số tác phẩm” ghi trong tiêu đề của một tác phẩm để chỉ ra thứ tự sáng tác theo thời gian của nhà soạn nhạc. Nhằm giữ bài viết này dễ đọc, số opus không được thể hiện ngoại trừ khi thật cần thiết. Bạn chỉ cần biết về tiêu đề là đủ.
Quartet
Quartet (tứ tấu) là nhóm gồm bốn nhạc công.
Trong nhạc cổ điển, thường có nhóm tứ tấu đàn dây (tiếng Anh: string quartet) gồm có hai violon (vĩ cầm), một viola (vĩ cầm trầm, hơn lớn hơn vĩ cầm một chút và tạo âm trầm hơn vĩ cầm, và một cello (hồ cầm). Cũng thường có nhóm tứ tấu piano (tiếng Anh: piano quartet), gồm có violin, viola, cello, và piano.
Có tứ tấu nhạc khí hơi (tiếng Anh: wind quartet), gồm các loại kèn giống nhau hoặc khác nhau, nhưng ít phổ biến.
Đôi lúc một nhóm tứ tấu đóng vai trò đệm cho một nhạc cụ chủ đạo như violon hoặc piano nhưng lúc đó vẫn được gọi là tứ tấu.
Quintet
Quintet (ngũ tấu) là nhóm gồm năm nhạc công.
Trong nhạc cổ điển, thường có tứ tấu (hai violin, một viola, một cello) cộng thêm một piano thì thành ngũ tấu piano (tiếng Anh: piano quintet), hoặc cộng thêm một kèn clarinet thì thành ngũ tấu clarinet (tiếng Anh: clarinet quintet). Nhưng cũng có những kết hợp khác
Rhapsody
Bài nhạc rhapody chỉ có một chương nhưng có kết cấu phóng khoáng (thay vì kết cấu chặt chẽ trong mỗi chương của concerto hoặc symphony). Rhasody thường có âm điệu mạnh mẽ nên còn được gọi là “khúc cuồng tưởng”, nhưng thật ra tiết tấu thay đổi về tình ý, lúc nhanh lúc chậm, lúc lên cao lúc xuống thấp.
Sonata
Đây là thuật ngữ chỉ định một loạt các hình thức sáng tác, đến thời kỳ Cổ điển có tầm quan trọng ngày một tăng và đầu thế kỷ 19 đại diện cho một nguyên tắc sáng tác các tác phẩm quy mô lớn. Sau thời kỳ Baroque hầu hết các tác phẩm được thực hiện bởi một nhạc cụ độc tấu, thường là một nhạc cụ chính (solo), hoặc bởi một nhạc cụ độc tấu (solo) đi kèm với một nhạc cụ phụ họa.
Về hình thức, một sonata giống như concerto là từ 2 đến 4 phần, thường thường là 3 (movement). Một nhạc cụ solo chính và có khi cùng một nhạc cụ phụ. Bài Moonlight Sonata nổi tiếng chính là phần thứ hai của bài Piano sonata thứ 14 của Beethoven.
Tổ khúc
Tổ khúc (Anh ngữ: suite) là một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm biểu diễn riêng một mạch, thường chỉ có một cung. Trong các thế kỷ 16-19, có những tổ khúc dành cho khiêu vũ. Trong thời kỳ Baroque tiếp theo, tổ khúc là một thể loại khí nhạc bao gồm một số chương có cùng điệu thức, một vài hay tất cả dựa trên các hình thức và phong cách vũ khúc. Ví dụ: Tổ khúc L’Arlésienne Georges Bizet, Tổ khúc The four seasons của Antonio Vivaldi, Tổ khúc Water Music của George Frideric Handel…
Trong các buổi hòa nhạc, người ta có thể gộp một số bài nhạc của một vở opera hoặc một vở bullet để làm thành một tổ khúc có hoặc không có giọng hát hoặc điệu vũ. Vì thế ta có Tổ khúc Carmen, Tổ khúc The Nutcraker, Tổ khúc Peer Gynt, Tổ khúc Swan Lakes, v.v.
Người tổng hợp: Diệp Minh Tâm – Cập nhật tháng 9/2020
Bạn là người hiểu biết, ham hiểu biết và cần mẫn mới có thể tổng hợp được như thế. Cảm ơn bạn nhiều lắm. Cho em xin….
chữ ký của anh
[…] Thưởng thức nhạc cổ điển – https://tamdiepblog.wordpress.com/2019/02/25/thuong-thuc-nhac-co-dien/ […]